Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại hoa kỳ dưới thời tổng thống barack obam...

Tài liệu Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại hoa kỳ dưới thời tổng thống barack obama (2008 2016)

.PDF
241
1
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ NGÔ THỊ BÍCH LAN QUYỀN LỰC MỀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2008 -2016) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- NGÔ THỊ BÍCH LAN QUYỀN LỰC MỀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2008 -2016) Ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. ĐÀO MINH HỒNG 2. TS. LÊ PHỤNG HOÀNG PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN TẬN 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN KIM PHẢN BIỆN: 1. PGS. TS. NGÔ MINH OANH 2. PGS. TS. NGUYỄN TIẾN LỰC 3. TS. TRẦN THANH NHÀN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008 – 2016)” là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thị Bích Lan LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đào Minh Hồng và TS. Lê Phụng Hoàng, cảm ơn hai Thầy/Cô đã tận tình giúp đỡ, định hướng và hỗ trợ trong suốt quá trình tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin cảm ơn TS. Đào Minh Hồng đã luôn bám sát và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thiện các Chuyên đề & Luận án tiến sĩ. Sự chỉ dạy tận tình và định hướng của các Thầy/Cô là cơ hội tốt nhất để tôi có thể mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao năng lực nghiên cứu và đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của ngành Lịch sử thế giới tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Tôi xin được cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế, Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học TP. HCM (HUFLIT) đã luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành Luận án Tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô lãnh đạo, giảng viên, chuyên viên của Khoa Lịch sử và Phòng Sau đại học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về học tập, nghiên cứu và thủ tục hành chính để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành & bảo vệ Luận án. Đồng thời, tôi cảm ơn sự nhiệt tình ủng hộ, khích lệ, động viên của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh và dành cho tôi sự quan tâm đặc biệt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận án Ngô Thị Bích Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ..............................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................4 5. Nguồn tài liệu............................................................................................................7 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................7 7. Bố cục .......................................................................................................................8 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................11 1.1. Về quyền lực mềm Hoa Kỳ ....................................................................................11 1.1.1. Tài liệu nước ngoài .............................................................................................. 11 1.1.2. Tài liệu trong nước .............................................................................................. 24 1.2. Về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ............................................................................26 1.2.1. Tài liệu nước ngoài .............................................................................................. 26 1.2.2. Tài liệu trong nước .............................................................................................. 34 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................37 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN LỰC MỀM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ (2008 – 2016) .......................38 2.1. Tổng quan về quyền lực mềm ................................................................................38 2.1.1. Khái niệm quyền lực............................................................................................ 38 2.1.2. Phân loại quyền lực ............................................................................................. 40 2.1.3. Lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye .....................................................42 2.2. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Barack Obama (2008 – 2016) ...............................................................................................................56 2.2.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................................56 2.2.1.1.Khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 ....................................................................56 2.2.1.2.Suy giảm quyền lực lãnh đạo của Hoa Kỳ ........................................................59 2.2.1.3.Sự trỗi dậy của Trung Quốc ..............................................................................61 2.2.2.Tình hình trong nước ............................................................................................ 63 2.2.2.1.Kinh tế ...............................................................................................................63 2.2.2.2.Chính trị .............................................................................................................66 2.2.2.3.Văn hóa – xã hội ................................................................................................ 69 2.3. Những điểm chính trong chính sách đối ngoại của B. Obama (2008 – 2016) .....73 2.3.1. Nhiệm kỳ thứ nhất ............................................................................................... 73 2.3.1.1.Giải quyết chiến tranh và đảm bảo an ninh .......................................................74 2.3.1.2.Củng cố trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo ....................................................76 2.3.1.3.Tăng cường vị thế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ................................ 79 2.3.1.4.Nhân rộng các giá trị Mỹ ...................................................................................82 2.3.2.Nhiệm kỳ thứ hai ..................................................................................................84 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................90 Chương 3: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI QUYỀN LỰC MỀM TRONG ..............91 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ DƯỚI THỜI BARACK OBAMA (2008 – 2016) .............................................................................................................................. 91 3.1. Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (2008 – 2016) ....................91 3.1.1.Sử dụng quyền lực mềm của Hoa Kỳ trong lịch sử .............................................91 3.1.2.Tổng thống B. Obama và định hướng sử dụng quyền lực mềm .......................... 95 3.1.2.1.Định hướng của Barack Obama ........................................................................95 3.1.2.2.Hoạt động của Hillary Clinton ..........................................................................99 3.1.3.Các nguồn lực và biện pháp thực hiện ...............................................................103 3.1.3.1.Nguồn lực quyền lực mềm ..............................................................................103 3.1.3.2.Biện pháp thực hiện .........................................................................................106 3.2. Triển khai quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (2008 – 2016) .120 3.2.1.Giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình ...............................................120 3.2.1.1.Rút quân và hỗ trợ tái thiết Iraq .......................................................................120 3.2.1.2.Nỗ lực kết thúc chiến tranh tại Afghanistan ....................................................123 3.2.2.Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ................................................126 3.2.2.1. Hợp tác với các quốc gia ................................................................................126 3.2.2.2.Thiết lập chương trình hợp tác với APEC .......................................................130 3.2.2.3.Xây dựng TPP .................................................................................................132 3.2.3.Phổ biến các giá trị Mỹ trên phạm vi toàn cầu ...................................................135 3.2.3.1.Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền ........................................................................135 3.2.3.2.Trao đổi văn hóa – giáo dục ............................................................................147 3.2.3.3.Xây dựng nền ngoại giao công chúng .............................................................151 3.2.4.Mở rộng phạm vi hợp tác an ninh – quốc phòng................................................153 3.2.4.1.Tăng cường hiện diện quân sự.........................................................................153 3.2.4.2.Hỗ trợ nhân đạo và thiên tai ............................................................................158 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN ..............164 LỰC MỀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ (2008 - ..................164 2016) ............................................................................................................................164 4.1. Những kết quả nổi bật .........................................................................................164 4.2. Hạn chế .............................................................................................................174 4.2.1.Sự đối đầu giữa sức mạnh cứng Trung Quốc và sức mạnh mềm Hoa Kỳ .........174 4.2.2.Những hạn chế khác ...........................................................................................178 4.3. Một số nhận xét về việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama ...............................................................................................182 4.3.1.Quy mô rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực ........................................................182 4.3.2.Tập trung chủ yếu vào các quốc gia, khu vực bất ổn và kém phát triển ............185 4.3.3.Sử dụng kết hợp sức mạnh mềm với sức mạnh cứng .........................................189 4.3.4.Kế thừa lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ ....................................................................191 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................................193 KẾT LUẬN ................................................................................................................194 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................198 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Việt ANQG An ninh quốc gia CSĐN Chính sách đối ngoại KHKT Khoa học kỹ thuật QHQT Quan hệ quốc tế Tiếng Anh ECA FDI FMF G2 G20 IMF ISAF ISF Bureau of Educational and Cục Giáo dục & Văn hóa Hoa Cultural Affairs Kỳ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment Foreign Military Financing Quỹ Tài chính quân sự nước ngoài Group of two Hoa Kỳ & Trung Quốc Group of twenty Nhóm các nền kinh tế lớn thế giới International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế The International Security Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế Assistance Force Iraq Security Forces Lực lượng an ninh Iraq ITEF Iraq Training & Equip Fund Quỹ Trang bị & Đào tạo Iraq HRDF Human Rights Defenders Fund Quỹ bảo vệ Nhân quyền Middle East Partnership Sáng kiến Quan hệ Đối tác Initiative North Atlantic Treaty Trung Đông Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Organization National Council for Peace and Hội đồng Hòa bình và Trật tự Order Non-governmental Quốc gia Thái Lan Các tổ chức phi chính phủ MEPI NATO NCPO NGOs OWS SPDC Organizations Occupy Wall Street Phong trào chiếm phố Wall The State Peace and Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang Myanmar Development Council TPP UNHCR USAID Trans-Pacific Hiệp định Đối tác xuyên Thái Partnership Agreement Bình Dương United Nations High Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Commissioner for Refugees U.S. Agency for International Cơ quan Phát triển Quốc tế WB Development World Bank Hoa Kỳ Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organiztion Tổ chức Thương mại thế giới Young Southeast Asian Leaders Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Initiative Nam Á YSEALI DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 2.1.3. 2 3.2.3.1a Chi phí hoạt động nhân quyền của Hoa Kỳ (2011 – 2016) 3 3.2.3.1b Viện trợ hoạt động nhân quyền của Hoa Kỳ tại Thái Lan (2011 – So sánh nguồn lực tạo nên sức mạnh giữa các quốc gia 2016) 4 3.2.3.1c Viện trợ hoạt động nhân quyền của Hoa Kỳ tại Myanmar (2011 – 2016) 5 3.2.3.1d Viện trợ hoạt động nhân quyền của Hoa Kỳ tại Trung Quốc (2011 – 2016) 6 3.2.3.1e So sánh mức viện trợ hoạt động nhân quyền của Hoa Kỳ tại một số nước châu Á (2011 – 2016) 7 3.2.3.2. Thống kê mức độ lan tỏa về văn hóa - giáo dục Hoa Kỳ sau các chương trình trao đổi (2015 – 2016) 8 3.2.4.1. Hỗ trợ nâng cao năng lực hàng hải của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á 9 3.2.4.2a Hỗ trợ nhân đạo của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế tại một số nước Hồi giáo năm 2013 10 3.2.4.2b So sánh chỉ tiêu và kết quả đạt được về tốc độ phản ứng trợ giúp thiên tai của USAID (2014 – 2016) 11 4.1a Thống kê tỉ lệ ủng hộ của thế giới đối với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ (2008 – 2016) 12 4.1b Thống kê tỉ lệ ủng hộ của thế giới đối với sự lãnh đạo của một số cường quốc (2008 – 2016) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền lực mềm là quyền lực “khiến người khác muốn những thứ mà mình muốn thông qua hợp tác hơn là ép buộc”1. Trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, quyền lực mềm là một công cụ được sử dụng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, để công cụ này trở thành một khái niệm mang tính khoa học và trở thành một lý thuyết độc lập thì Joseph S. Nye là người đầu tiên nghiên cứu, giải thích và kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, quyền lực mềm được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Rõ nét nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng quyền lực mềm như một công cụ chiến lược trong ngoại giao nhằm thực hiện những mục tiêu quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Năm 1919, Tổng thống Wilson đề xuất Chương trình 14 điểm tại Hội nghị Versailles. Đây là văn kiện lần đầu tiên thiết lập các nguyên tắc mới trong quan hệ quốc tế dựa trên các giá trị của Hoa Kỳ như dân chủ, quyền tự quyết, tự do thương mại, các thỏa thuận mở2. Về cơ bản, Hoa Kỳ muốn xác lập con đường ngoại giao hòa bình trong xử lý các vấn đề quốc tế với mong muốn thay đổi cách thức giải quyết tranh chấp và xung đột bằng bạo lực và chiến tranh truyền thống. Hoa Kỳ chủ trương xác lập các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế bằng cách thuyết phục các quốc gia khác chia sẻ, theo đuổi các giá trị của Hoa Kỳ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Roosevelt đưa ra chiến lược ngoại giao “nói chuyện nhẹ nhàng và mang theo cây gậy lớn”3 với chủ trương ngoại giao ôn hòa nhưng đồng thời vẫn sử dụng bạo lực khi cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh này, sức mạnh cứng vẫn là sức mạnh chủ đạo của Hoa Kỳ để đảm bảo cho sự thắng lợi. Phải đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quyền lực mềm mới được Hoa Kỳ sử dụng hiệu quả nhằm xác lập ảnh hưởng và thế bá quyền của mình ở châu Âu và trên toàn thế giới thông qua viện trợ kinh tế và dẫn dắt các giá trị tự do, dân chủ. Trong chiến tranh Lạnh, các nguồn lực mềm của Hoa Kỳ đã định vị các giá trị văn hóa của hệ thống tư bản chủ nghĩa đối đầu với hệ tư tưởng và văn hóa xã hội chủ 1 Joseph S. Nye, 2004, tr. 5 Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (cb), 2013. 3 Grant, George E. 1997. 2 2 nghĩa. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy những nỗ lực không nhỏ của Hoa Kỳ nhằm phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng quyền lực văn hóa. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, những hệ lụy của các cuộc chiến tranh thế giới đã làm cho các chính phủ nhìn nhận lại bản chất của quyền lực và sức mạnh quốc gia. Trong bối cảnh đó, Joseph S. Nye – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Bill Clinton đã có những nghiên cứu và đề xuất chuyển đổi phương thức lãnh đạo của Hoa Kỳ trên phạm vi thế giới bằng cách sử dụng nhiều hơn nữa “bộ mặt thứ hai” của quyền lực. Điều này góp phần giải thích cho việc thúc đẩy khuynh hướng ngoại giao ôn hòa và dân chủ dưới thời Bill Clinton. Từ sau nghiên cứu của Joseph S. Nye, khái niệm “quyền lực mềm” được chính thức được xem như một nguồn sức mạnh quan trọng của các quốc gia, được cân nhắc điều chỉnh để sử dụng trong quan hệ quốc tế. Có thể thấy, sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại không phải là chiến lược ngoại giao mới của Hoa Kỳ, nó đồng hành xuyên suốt trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua nhiều giai đoạn, ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ quyền lực mềm là quyền lực quốc gia, song hành cùng quyền lực cứng thì ngoại giao Hoa Kỳ hiện đại ghi nhận việc sử dụng quyền lực mềm mạnh nhất và nhiều nhất là dưới thời Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama. Ngoài ra, chính quyền B. Obama còn phát triển quyền lực mềm trở thành “quyền lực thông minh” nhằm phù hợp với tình hình quốc tế và mục tiêu quốc gia trong đối ngoại. Sau sự kiện 11/9/2001, dư luận thế giới và trong nước bày tỏ quan ngại về việc sử dụng sức mạnh cứng của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Cùng với nó là chính sách đơn phương của Tổng thống G. Bush trong cuộc chiến tại Trung Đông đã làm dấy lên sự nghi ngại của quốc tế lẫn các nước đồng minh khi Hoa Kỳ lạm dụng sức mạnh cứng để giải quyết các vấn đề quốc tế. Tổng thống G. Bush kết thúc hai nhiệm kỳ với nhiều di sản không mấy tích cực đã đặt Hoa Kỳ vào tình thế khó khăn, đối mặt với suy giảm quyền lực, uy tín và hình ảnh trên trường quốc tế. Năm 2009, Barack Obama trở thành Tổng thống đời thứ 44 của Hoa Kỳ, xác định con đường ngoại giao ôn hòa, sử dụng quyền lực mềm như là quan điểm chủ đạo trong suốt quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại. Năm 2016, Barack Obama kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống với nhiều dấu ấn và thành tựu, đồng thời cũng vấp phải 3 nhiều ý kiến trái chiều khi được đánh giá rằng chủ trương ngoại giao của B. Obama đã làm cho quyền lực của nước Mỹ trở nên suy yếu và hèn nhát. Năm 2017, khi Donal Trump bước vào Nhà Trắng, quyền lực Hoa Kỳ dưới thời Trump đã mang một dấu ấn khác hẳn với B. Obama. Khái niệm và phạm vi quyền lực Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi giữa hai đời tổng thống, hay nói cách khác, Trump muốn thay Obama để “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” 3 theo cách của Trump. Như vậy, việc đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả trong việc sử dụng quyền lực mềm của Tổng thống B. Obama là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ đó có thể so sánh và đối chiếu với việc sử dụng quyền lực Hoa Kỳ qua các đời tổng thống, xem xét mục tiêu “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”5 của B. Obama đã thực hiện như thế nào. Đồng thời, qua đó cũng khẳng định được bản chất cốt lỗi của ngoại giao Hoa Kỳ, rằng việc điều chỉnh chính sách và phương thức thực hiện có làm thay đổi mục tiêu và lợi ích của quốc gia hay không. Với những ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008 – 2016)” để thực hiện luận án tiến sĩ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Luận án được hoàn thành với hai mục đích nghiên cứu chính: Một là: Xác định rõ vai trò của quyền lực mềm trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama (2008 – 2016). Hai là: Tìm ra bản chất và đánh giá kết quả sử dụng quyền lực mềm Hoa Kỳ dưới thời B. Obama (2008 – 2016). - Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: + Phục dựng khách quan những nội dung chính trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama (2008 – 2016). + Phân tích các nhân tố tác động đến việc tạo dựng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama. + Phục dựng lại quá trình triển khai quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua 8 năm cầm quyền của Tổng thống B. Obama. 3 5 Margolin, Emma. (2016). Barack Obama, 2007b. 4 + So sánh việc sử dụng quyền lực mềm dưới thời B. Obama và các giai đoạn trước đó, từ đó đánh giá mức độ thành công và hạn chế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama (2008 – 2016). - Phạm vi: + Thời gian: Qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama, bắt đầu từ năm 2008 khi B. Obama chuẩn bị tư tưởng và đường lối ngoại giao cho quá trình tranh cử cho đến cuối năm 2016 khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai. + Không gian: Dựa trên bối cảnh lịch sử thế giới và Hoa Kỳ giai đoạn 2008 – 2016, phân tích trường hợp sử dụng quyền lực mềm Hoa Kỳ ở một số quốc gia chịu ảnh hưởng rõ nét ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đối với đề tài về lịch sử, luận án sử dụng phương pháp luận sử học Marxist trong quá trình nghiên cứu. Trong đó, xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và đặt các sự vật, hiện tượng khách quan vào quá trình vận động và phát triển. Cụ thể, khi phân tích và đánh giá việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama, luận án sẽ bố cục theo quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử xảy ra trong suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama (2008 – 2016), bao gồm: nguyên nhân và nguồn gốc của vấn đề; quá trình hình thành và phát triển; kết quả, thành tựu và hạn chế của việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama. Bên cạnh đó, luận án xem xét việc sử dụng quyền lực mềm trong giai đoạn này với lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ nhằm rút ra kết luận về bản chất quyền lực của quốc gia này. Ngoài ra, khi nghiên cứu quyền lực mềm Hoa Kỳ, luận án đồng thời sử dụng lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye để làm cơ sở lý luận. Dựa trên nền tảng lịch sử, luận án khái quát quá trình hình thành và những nội dung chính trong lý thuyết về quyền lực mềm của Joseph S. Nye theo bối cảnh lịch sử thế giới và thực tế nền ngoại giao Hoa Kỳ. Từ đó rút ra những điểm chính về khái niệm, nội hàm quyền lực mềm từ 5 lý thuyết của Joseph S. Nye để làm cơ sở phân tích quyền lực mềm Hoa Kỳ dưới thời B. Obama. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành một đề tài nghiên cứu lịch sử, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính và phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn liên quan đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nên luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, luận án còn kết hợp sử dụng một số cách tiếp cận liên ngành. Thứ nhất, phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong luận án nhằm phục dựng lại các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong suốt 8 năm qua 2 nhiệm kỳ tổng thống B. Obama tại Nhà Trắng; Đặt các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nói trên trong bối cảnh lịch sử, phân kỳ theo 2 nhiệm kỳ của B. Obama; Đồng thời xem xét sự tác động qua lại giữa các nhân tố trên. Trên cơ sở đó, luận án xác định những vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng và mang tính đặc thù liên quan đến quyền lực mềm trong CSĐN Hoa Kỳ. Các phương pháp lịch sử cụ thể bao gồm: + Phương pháp sử liệu: Các nguồn tư liệu được sử dụng cho luận án gồm nguồn tài liệu gốc và các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Về tài liệu gốc, luận án đề sử dụng các thông tin liên quan đến CSĐN Hoa Kỳ được Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố qua các văn bản và số liệu chính thức tại webite https://obamawhitehouse.archives.gov và https://www.state.gov và website các cơ quan có liên quan. Trong số rất nhiều thông tin được công bố, luận án chắt lọc, xem xét và đánh giá các nội dung cần thiết cho luận án, không sử dụng tràn lan tất cả các sự kiện. + Phương pháp phân kỳ: Sau quá trình tìm kiếm và xử lý, các tư liệu lịch sử được sắp xếp theo các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đúng trình tự thời gian; phân kỳ theo 2 nhiệm kỳ của B. Obama, từ 2008-2012 và 2012 – 2016. Luận án trình bày, phân tích và đánh giá các sự vật, hiện tượng và vấn đề lịch sự theo đúng niên đại, tránh việc hiện đại hóa lịch sử. + Phương pháp so sánh: luận án không trình bày đơn lẻ, riêng biệt các sự vật, sự kiện, hiện tượng diễn ra trong CSĐN Hoa Kỳ dưới thời B. Obama mà đặt chúng trong mối liên hệ, tương quan lẫn nhau. Phương pháp so sánh được luận án sử dụng bao gồm so sánh về đồng đại (chiều ngang) và lịch đại (chiều dọc). Về chiều dọc, luận án so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình thực thi CSĐN Hoa Kỳ theo trình 6 tự thời gian. Về chiều ngang, luận án so sánh, đối chiếu các vấn đề theo nội dung từng lĩnh vực trong CSĐN, giữa lĩnh vực này và lĩnh vực khác, sự tương quan và mối liên hệ, tính hiệu quả giữa chúng. Thứ hai, phương pháp logic. Phương pháp logic được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu tổng quát quá trình lịch sử, vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng của các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong CSĐN Hoa Kỳ giai đoạn (2008 – 2016). Thông qua hoạt động và chính sách của các nhân vật quan trọng như tổng thống B. Obama, ngoại trưởng Hillary Clinton; những sự kiện và văn bản được công bố bởi Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ… luận án phân tích sự tác động qua lại, những đặc điểm nổi bật và đặc thù về đường lối, phương pháp thực hiện CSĐN Hoa Kỳ của chính quyền B. Obama. Qua đó, luận án so sánh việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ giai đoạn này với các giai đoạn trước nhằm xem xét tính logic và rút ra bản chất, quy luật trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ. Về cơ bản, phương pháp lịch sử và phương pháp logic không thể tách rời khi vận dụng nghiên cứu một quá trình lịch sử. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, luận án sử dụng song song cả hai phương pháp trên. Thứ ba, phương pháp phân tích chính sách đối ngoại ở ba cấp độ: quốc gia, quốc tế và cá nhân. Vì đề tài có liên quan đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và các mối quan hệ quốc tế nên luận án đồng thời sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, phân tích vai trò quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ở cả 3 cấp độ là cấp độ quốc gia, cấp độ hệ thống quốc tế và cấp độ cá nhân. Cấp độ quốc gia bao gồm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chế độ chính trị, mục tiêu và sức mạnh quốc gia, dư luận xã hội, nhân tố văn hóa – lịch sử của Hoa Kỳ và bối cảnh quan hệ quốc tế tại thời điểm 2008 – 2016. Về cấp độ cá nhân, tác giả lưu ý đến vai trò của lãnh đạo trong thời kỳ này là Tổng thống B. Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton. Về cấp độ hệ thống quốc tế, tác giả xem xét vị trí của Hoa Kỳ trong hệ thống quốc tế và các chủ thể khác có liên quan trong các mối quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Thứ tư, cách tiếp cận liên ngành: Đối với đề tài, luận án kết hợp sử dụng những thành tựu và nội dung nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội nhân văn khác như chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, văn hóa, truyền thông, giáo dục… 7 5. Nguồn tài liệu 5.1. Tài liệu gốc Nhóm tài liệu gốc luận án sử dụng bao gồm 2 nguồn chính: - Tài liệu công bố chính thức từ Nhà Trắng, mục lưu trữ về nhiệm kỳ Tổng thống B. Obama tại website https://obamawhitehouse.archives.gov - Tài liệu về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ được công bố bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại website https://www.state.gov 5.2. Tài liệu thứ cấp Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng tư liệu từ các nguồn: - Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama và quyền lực mềm của Hoa Kỳ được xuất bản tại Việt Nam. - Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quyền lực mềm Hoa Kỳ dưới thời B. Obama được xuất bản bằng tiếng Anh, không bị cấm lưu hành trong nước. - Các bài viết trên các tạp chí: Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, … Bài viết trên các website: -  Tạp chí Foreign Policy: http://foreignpolicy.com/  Tạp chí Foreign Affairs: https://www.foreignaffairs.com/  Tư liệu học thuật chuyên ngành QHQT: http://nghiencuuquocte.org/ 6. Đóng góp của đề tài - Về phương diện khoa học: Trên cơ sở nguồn tư liệu được tập hợp và xử lý từ các công trình có giá trị trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn tư liệu tiếng Anh từ các nhà ngoại giao, các nhà nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại Hoa Kỳ cũng như tài liệu gốc từ Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các số liệu chính thức được công bố, đề tài cung cấp một cách hệ thống tư liệu khoa học chuyên ngành Lịch sử, Quan hệ quốc tế và các ngành có liên quan về quyền lực mềm và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống B. Obama (2008 – 2016). Đồng thời, đề tài tiếp cận và đi sâu phân tích, lý giải các vấn đề về quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới góc nhìn lịch sử. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá về tính hiệu quả của nhân tố quyền 8 lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ giai đoạn này, so sánh với các giai đoạn trước và dự báo xu hướng cho thời gian tới. - Về phương diện thực tế: Đề tài được hoàn thành sẽ bổ sung nguồn tư liệu khoa học về chính trị, lịch sử, quan hệ quốc tế liên quan đến quyền lực mềm và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (2008 – 2016) nhằm phục vụ cho sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu, các học giả có quan tâm đến lĩnh vực này. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận án đóng góp ít nhất 5 bài báo khoa học. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục của luận án gồm 4 chương: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nội dung của chương 1 trình bày khái quát tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, được chia thành 2 nhóm chính: các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền lực mềm Hoa Kỳ và các công trình liên quan đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Thông qua việc phân tích tóm lược nội dung các công trình chủ yếu đã có trước đó, NCS khái quát những luận điểm mà các tác giả đi trước đã nghiên cứu về quyền lực mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, từ đó chọn lọc thông tin và dữ liệu kế thừa để phục vụ luận án. Do tính chất đặc thù của đề tài luận án, phần lớn các công trình chủ yếu do các tác giả nước ngoài thực hiện. Đây là nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và có giá trị thực tiễn cao cho luận án. Bên cạnh đó, NCS còn tham khảo một số công trình trong nước liên quan để có góc nhìn đa chiều khi phân tích, đánh giá quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Barack Obama. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN LỰC MỀM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ (2008 – 2016) Chương 2 gồm 3 nội dung chính: Một là, Tổng quan các khái niệm, phân loại quyền lực và lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye; Hai là: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và việc sử dụng quyền lực mềm dưới thời Tổng thống B. Obama (2008 – 2016); Ba là: Những điểm chính trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua 2 nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama. Dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye, chương 2 giải quyết mục tiêu thứ nhất của luận án là làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua 2 nhiệm kỳ 9 Tổng thống B. Obama (2008 - 2016). Để đạt được mục tiêu này, chương 1 làm rõ các khái niệm như quyền lực, quyền lực cứng, quyền lực mềm và quyền lực thông minh; phân tích những thay đổi lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye qua các giai đoạn dựa trên bối cảnh lịch sử, từ đó rút ra kết luận bản chất của quyền lực mềm, làm cơ sở nghiên cứu và phân tích quyền lực mềm dưới thời B. Obama. Các nội dung chính trong trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống B. Obama được phân kỳ qua 2 giai đoạn 2008 – 2012 và 2012 -2016; phân tích và đánh giá dựa trên nền tảng chính trị Hoa Kỳ hiện đại cũng như bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế lúc bấy giờ. Chương 3: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI QUYỀN LỰC MỀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ DƯỚI THỜI BARACK OBAMA (2008 – 2016) Chương 3 thực hiện mục tiêu chính của luận án là rõ vai trò của quyền lực mềm trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời B. Obama. Để thực hiện mục tiêu này, chương 3 sẽ bao gồm các nội dung: Một là: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền lực mềm, tập trung vào nhân tố cá nhân (Tổng thống B. Obama và Ngoại trưởng H. Clinton) và sự kế thừa lịch sử sử dụng quyền lực mềm trong ngoại giao Hoa Kỳ, các nhân tố về bối cảnh trong và ngoại nước đã được trình bày ở chương 2; Hai là: xác định rõ các nguồn lực và biện pháp thực hiện quyền lực mềm được thể hiện qua các văn bản ngoại giao chính thức của Hoa Kỳ dưới thời B. Obama; Ba là: Làm rõ quá trình triển khai quyền lực mềm trong giai đoạn này ở một số lĩnh vực tiêu biểu như giải quyết chiến tranh bằng biện pháp ôn hòa, hợp tác kinh tế, quân sự, văn hóa-giáo dục, thúc đẩy các giá trị Mĩ, xây dựng nền ngoại giao công chúng… tại các quốc gia, khu vực chủ yếu thể hiện rõ ảnh hưởng của quyền lực mềm Hoa Kỳ như châu Á, châu Phi và Trung Đông. Chương 4: KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN LỰC MỀM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HOA KỲ (2008-2016) Mục tiêu cuối cùng của luận án được thể hiện trong chương 4. Nội dung chương 4 đánh giá kết quả thực hiện quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua 2 nhiệm kỳ của B. Obama, bao gồm những kết quả khả quan đã đạt được như khôi phục và ổn định kinh tế, rút quân và chống khủng bố, thay đổi hình ảnh Hoa Kỳ trên trường quốc tế, ngăn ngừa sự hình thành trật tự lưỡng cực… và những hạn chế, tồn tại như quyền lực Hoa Kỳ trở nên mềm yếu trong lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ... Dựa trên kết quả 10 đó, NCS đưa ra những nhận xét về đặc điểm của việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ giai đoạn này, kết hợp phân tích và so sánh với các giai đoạn trước để rút ra kết luận về bản chất của nền ngoại giao Hoa Kỳ. Qua đó cho thấy, việc sử dụng quyền lực mềm dưới thời B. Obama mang dấu ấn nhất định của chính quyền B. Obama nhưng đồng thời cũng kế thừa lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của quốc gia này trên trường quốc tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất