Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản hiến pháp việt nam luận văn ths. pháp...

Tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản hiến pháp việt nam luận văn ths. pháp luật và quyền con người (chương trình đào tạo thí điểm)

.DOCX
123
148
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỪ VĂN TUYÊN QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘIQUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫnkhoa học: PGS.TS.CHU HỒNG THANH HÀ NỘI-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỪ VĂN TUYÊN QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘIQUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫnkhoa học: PGS.TS.CHU HỒNG THANH HÀ NỘI-2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi cóthể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOANLừ Văn Tuyên MỤC LỤC TrangTrang phụ bìaLời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt trong luận văn MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ HIẾN PHÁP............................................6 1.1.Khái quát về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội...................................6 1.1.1. Quan niệm về quyền con người...........................................................6 1.1.2. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người...................................12 1.2. Hiến pháp và quyền con người.......................................................22 1.2.1. Khái niệm về Hiến pháp.....................................................................22 1.2.2. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người.............................24 Chương2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUYỀN KINH TẾ , VĂN HÓA, XÃ HỘI QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM........29 2.1. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp trước Hiến pháp 2013.................................................................................29 2.1.1. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1946.......................29 2.1.2. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1959.......................32 2.1.3. Quyền kinh tế, vănhóa, xã hội trong Hiến pháp 1980.......................35 2.1.4. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1992.......................38 2.2. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013.................45 2.2.1. Quyền kinh tế.....................................................................................46 2.2.2. Quyền văn hóa....................................................................................48 2.2.3. Quyền xã hội......................................................................................50 2.2.4. Một số nhận xét về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013...........................................................................................51 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG HIẾN PHÁP 2013..................................66 3.1. So sánh các quy định về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013 với các bản Hiến pháp trước và quy định của Luật nhân quyền quốc tế.................................................66 3.1.1. Quyền kinh tế.....................................................................................66 3.1.2. Quyền văn hóa....................................................................................71 3.1.3. Quyền xã hội......................................................................................75 3.2. Một số kiến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013.................................................................................79 3.2.1. Về bảo hiểm xã hội.............................................................................82 3.2.2. Bảo đảm an sinh xã hội với một số nhóm yếu thế trong xã hội.........86 KẾT LUẬN..................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................110 PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắtTên/ cụm từ đầy đủ CEDAWCông ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đỗi xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women) CRCCông ước về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child, CRC) ICCPRCông ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị(International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCRCông ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) UDHRTuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) UPRCơ chế đánh giá Định kỳ toàn thể (Universal Periodic Review) WHOTổ chức y tế thế giới (World Health Organization) MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tàiQuyền con người là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc. Đây không chỉ là “ngôn ngữ chung” mà còn là “sản phẩm chung”, “mục tiêu chung” và “phương diện chung” của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các quyền con người đều được ghi nhận trong Hiến phápở những mức độ khác nhau. Như vậy, với hiệu lực pháp lý tối cao của nó, Hiến phápđang đóng vai trò là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người ở các quốc gia.Ở nước ta, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội để thông qua Hiến phápghi nhận các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Người chi rõ: “Nước ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến phápdân chủ”[5].Như vậy trong tư tưởng của Người, quyền con người luôn gắn liền với Hiến pháp, Hiến phápchính là công cụ để đảm bảo quyền con người. Vì vậy, không chỉ trong việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp1946 –bản Hiến phápđầu tiên của nước ta mà các bản Hiến phápsau này đều có những quy định về các quyền con người.Cho đến nay Việt Nam đã có năm bản Hiến pháp: Hiến pháp1946, Hiến pháp1959, Hiến pháp1980, Hiến pháp1992, và hiện nay là Hiến pháp2013.Mặc dù ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau,nhưng cả năm bản Hiến pháptrên đềuđãcó quy định về quyền con người, đặc biệt là những quy định về nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hộiphù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.Hiến phápnăm 1992 được đánh giá là Hiến phápcủa thời kỳ đầu đổi mới, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phản ánh bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hiến phápnăm 1992 cũng đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân cơ bản trong đó cócác quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.Góp phần quan trọng thể chế hóa đường lối của Đảng. Tuy nhiên, sau 20 năm thi hành, Hiến phápnăm 1992 đã bộc lộ một số điểm hạn chế không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13ngày 06 tháng 8 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến phápnăm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992.Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào tháng 5/2012 đã nêu định hướng sửa đổi Hiến phápnăm 1992 trong đó chỉ rõ cầntiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dânTại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến phápmới được ban hành có một điểm nhân dân cả nước rất đồng tình ủng hộ và coi đây là một điểm sáng.Đó là hiến chương về quyền con người.Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Quyền kinh tế,văn hóa, xã hộiqua các bản Hiến phápViệt Nam” sẽ góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quy định về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộitrong Hiến pháp, qua đó góp phần hiểu sâu hơn về việc hiến định và sự phát triển của nhóm quyền quan trọng này ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tàiQuyền con người là một phạm trù đa diện, đòi hỏi cách tiếp cận và nghiên cứu đa ngành, liên ngành, song tiếp cận và nghiên cứu luật học là một hướng chính. Các hoạt động nghiên cứu,giảng dạy về quyền con người ở Việt Nam những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu về quyền con người nói chungnhư: Quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tư liệu thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1993; Chu Hồng Thanh, Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người,NXB Chính trị quốc gia, 1997;Tường Duy Kiên,Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam, Hà Nội,2004; Phạm Văn Khánh, Góp phần tìm hiểu quyền con người,NXB Khoa học xã hội, 2006...Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận và bảo đảm trong luật pháp quốc tế và pháp luật của quốc gia. Các quyền này được ghi nhận ngay trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, sau đó được cụ thể hóa tại một trong hai Công ước cơ bản nhất về nhân quyền là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966.Việt Nam cũng đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa từ rất sớm (năm1982). Mặc dù vậy, do một số lý do khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu về quyền con người nói chung, về các quyền kinh tế,văn hóa, xã hộinói riêng ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc hiểu biết chưa đầy đủ hoặc sai lệch về nhóm quyền này.Đối với việc nghiên cứu các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, hiện chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu như: Trần Thị Hòe, Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay,2002; Nguyễn Duy Sơn, Quyền phát triển của con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung tâm Thông tin Tư liệu trực thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2005; Tường Duy Kiên, Trần Thị Hòe, Bảo đảm quyền của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, 2007; Trần Thị Hòe, Vũ Công Giao, Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, 2011...Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu góc độ nhất định về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và nhóm quyền này trong pháp luật nói riêng, chưa có đề tài nào đi sâu phân tích và so sánh nội dung các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháptrên thế giới và các bản Hiến phápcủa Việt Nam. Luận văn này sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống đó. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu-Phân tích so sánh các quy định về các quyền kinh tế, văn hóa,xã hội trong các bản Hiến phápcủa Việt Nam.-Đánh giá sự phát triển của các quyền hiến định vềkinh tế, văn hóa, xã hộiở Việt Nam với Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966.-Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về các quyền kinh tế, văn hóa,xã hội trong Hiến phápvà pháp luật Việt Nam. 3.2.Phạm vi nghiên cứuLuận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích quy định về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong các Hiến phápViệt Nam và trongCông ước về các quyền kinh tế,xã hội, văn hóanăm 1966 của Liên hiệp quốc. 4.Phương pháp nghiên cứu luận vănLuận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duyvật biện chứng, duy vật lịch sửcủa Chủ nghĩa Mác –Lê nin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng pháp luật và nhânquyền.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... 5.Những nét mới của luận vănLuận văn làm rõ mối quan hệ giữa Hiến phápvới quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế,văn hóa, xã hội. Đánh giá vai trò của Hiến pháptrong việc bảo vệ các quyền con người.Luận văn cũng nêu và phân tích hệ thống các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người được các Hiến phápViệt Nam ghi nhận và bảo vệ. Trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, luận văn nêu ra những đề xuất nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam. 6.Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận vănKết quả nghiên cứu là một bản luận văn từ 80-150 trang.Luậnvăn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến phápvà là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học, đặc biệt là chuyên ngành pháp luật về quyền con người và chuyên ngành luật Hiến pháp. 7.Kếtcấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đềlý luận về quyền kinh tế, văn hóa, xã hộivà Hiến pháp Chương 2: Sự phát triển củacác quyền kinh tế,văn hóa, xã hộiqua các bản Hiến phápViệt Nam Chương 3: Một số kiến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hộitrong Hiến pháp2013. Chương1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀQUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA,XÃ HỘIVÀHIẾN PHÁP 1.1. Khái quát về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội 1.1.1. Quan niệm về quyền con người 1.1.1.1.Nguồn gốc về quyền con ngườiKhát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm quyền con người. Nó coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên một hệ thống toàn cầu giá trị phổ biến nhằm hướng đến những giá trị cao quý của cuộc sống và tạo ra một khuân khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Ý tưởng về nhân phẩm con người đã có từ thời xa xưa đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau, trong tất cả các nền văn hóa và tôn giáo.Trong thời kỳ cổ đại, các nhà chính trị, tư tưởng, tôn giáo đã có những tư tưởng, giáo luật thể hiện sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ con người, đặc biệt là những nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật....) đề cao sự bình đẳng...Đây có thể coi là những tư tưởng đầu tiên của nhân loại có tính hệ thống và nội dung rõ ràng về quyền con người.Quyền conngười gắn liền với lịch sử loài người. Đó là những sản phẩm của điều kiện lịch sử kinh tế -xã hội nhất định và chịu sự chi phối của các cơ sở kinh tế -xã hội đó. Tuy nhiên, do tính độc lập tương đối của tư tưởng, quan niệm về quyền con người còn phụ thuộc một phần quan trọng vào sự phát triển của tư duy về xã hội nói chung, đặc biệt là tư duy triết học,chính trị, của mỗi thời đại nóiriêngNhìn lạilịch sử, các quốc gia trên thế giới cũng đã hình thành và ban hành pháp luật làm phương tiện cai trị, các văn bản pháp luật từ thời cổ đại thông qua các quy định một phần thể hiện các giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, pháp lý nhưng một phần cũng phản ánh nhận thức quan niệm về công bằng, giá trị của nhân phẩm, và quyền lợi ích chính đáng của con ngườiCóthể kể đến như Luật Hammurabi, Luật Manu, Luật Kautilya, Luật Asoka...Ví dụ trong Luật Hammurabi là văn bản luật cổ nhất của nhân loại còn được bảo tồn tốt. Bộ luật này được ban hành vào khoảng thập niên 1760 TCN, Bộ luật thể hiện tư tưởng đề cao pháp luật,coi pháp luật là phương tiện hữu hiệu để bảo đảm các quyền con người, vì vậy mà vua xứ Babylonlà Hammurabi (18101750 TCN) đã nói rằng mục đích của việc ban hành đạo luật cổ nối tiếng này là để: “...ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”[30]. Bộ luật quyđịnh nhiều hình phạt đối với những tội vi phạm tự do ngôn luận, vu khống người vô tội, hay những hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Đặc biệt tư tưởng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật còn được thể hiện rất rõ nétsức mạnh của hình phạt, khi được thực thi một cách công bằng tương ứng với mức độ phạm tội và bất chấp kẻ bị chừng phạt là con vua hoặc kẻ thù, là bảo vệ xã hội này và xã hội sau.Trong những giai đoạn sau này, tư tưởng đề cao pháp luật với việc bảo đảm quyền con người cũng được sự phát triển bởi nhiều nhà tư tưởng nối tiếng của nhân loại, và được minh chứng bằng sự ra đời của ngày càng nhiều các văn bản pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về các quyền tự do của con người, quyền con người thực sự trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu và dần được thể chế hóa toàn diện, có tính hệ thống vào pháp luật và đời sống chính trị quốc tế, từ Đại hiến chương Magna Carta (the Magna Carta, 1251), Bộ luật về các quyền (the Bill of rights, 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration Independence, 1766) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1789/1791) của nước Mỹ cho đến Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền conngười năm 1948 và hệ thống đồ sộ hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên Hợp Quốcvà các tổ chức quốc tế khác thông qua từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tất cả đã cho thấy pháp luật đã có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người.Có hai trường phái trái ngược nhau về nguồn gốc của nhân quyền mà đôi khi chi phối khá mạnh mẽ quan điểm và cách thức thực hiện quyền con người của các quốc gia. Trường phái thứ nhất -những người theo thuyết về quyền tự nhiên (natural rights)-cho rằng nhân quyền là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân từ khi sinh ra đều đã được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là con người. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. Xuất phát từ thuyết pháp quyền tự nhiên, không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tùy tiện tước bỏ các quyền con người. Ngược lại, trường phái thứ hai -những người theo thuyết về quyền pháp lý(legal rights) -cho rằng, quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nó chỉ nảy sinh khi các nhà nước quy định trong pháp luật. Xuất phát từ thuyết này, phạm vi, giới hạn của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và bị chi phối bởi các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa...của các xã hội.Thực tế cho thấy, quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ thuyết nào kể trên đều không phù hợp, bởi lẽ nếu không được thể chế hóa vào pháp luật thì các quyền tự nhiên của con người không thể được thực hiện; song nếu cực đoan hóa vai trò của nhà nước, của pháp luật sẽ dẫn đến tùy tiện, lạm dụng, vi phạm các quyền tự nhiên của con người.Kể từ khi Liên Hợp Quốcchính thức thừa nhận quyền con ngườivào năm 1948, với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người,và nhiều văn kiện chính trị, pháp lý quốc gia về nhân quyền đều thừa nhận nguồn gốc tự nhiên song cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước và pháp luật trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, từ đóquyền con người đã phát triển như một khuân khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một định hướng nhằm phát triển thế giới tự do khỏi sự sợ hãi và tự do làm điều mong muốn.Trong lời nói đầu của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948 đã nhấn mạnh: “Việc thuần nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới” [9].Như vậy trong lời nói đầu của Tuyên ngôn, quyền con người được hiểu là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể tách rời, không thể chuyển nhượng được của cá nhân. Tuyên ngôn không đưa ra định nghĩa về quyền con người mà nói về nội hàm đưa ra các quyền chính trên cơ sở sự đồng thuận của đông đảo các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. 1.1.1.2.Khái niệm quyền con ngườiNgày nay, quyền con người được thừa nhận là một khái niệm toàn cầu như được ghi nhận trong tuyên bố của hội nghịthế giớiWien (Áo)về quyền con người năm 1993 và các nghị quyết của Liên Hợp Quốcđãđược thông qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (1948-1998).Tuy nhiên cho đến nay cách hiểu về quyền con người vẫn chưa có sự thống nhất, Một mặt, đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của quyền con người. Mặt khác, quyền con người được xem dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, đạođức, chính trị, pháp luật...Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm tất cả các thuộc tính của quyền con người. Tùy vào tính chủ quan của mỗi người, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà quyền con người được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa phổ biến nhất vẫn là định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốcvề quyền con người (OHCHR). Theo định nghĩa này:Quyền con người(human rights)là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệcác cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sựbỏmặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sựđược phép (entitlements) và tựdo cơ bản (fundamental freedoms) của con người[39, tr.8].Liên quan đến các khái niệm trên, cũng cần lưu ý, thuật ngữ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (theo tiếng thuần Việt) hoặc nhân quyền (theo Hán-Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”[37], Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa, và hoàn toàn có thể sử dụngtrong nghiên cứu, và hoạt động thực tiến về quyền con ngườiMộtsố tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, định nghĩa về quyền con người cũng không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”[14,tr.37].Như vậy, trong hai định nghĩa trên thì quyền con người là những quyền vốn có của con người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc, hay quốc gia, dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ một thân phận nào khác. Mọi người được hưởng các quyền của mình một cách bình đẳng không có sự phân biệt đối xử. Những quyền này có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời. 1.1.1.3.Đặc tính của quyền con ngườiTheo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các tính chất cơ bản là: “tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau”[14,tr.41]Các quyền con người đều khôngthể phân chia và có tính phụ thuộc lẫn nhauthể hiện ở chỗ bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.Ví dụ, để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cứ (các quyền dân sự chính trị cơ bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinhtế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng...vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ bệnh tật hay mù chữ. Vì vậy mà các quyền con người được đảm bảo theo quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước, cam kết, thỏa thuận hoặc tập quán quốc tế. Vàluật quốc tế cũng đặt ra với các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, và thực hiện các quyền con ngườicốt yếu để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.Xét bản chất và từ lịch sử phát triển của quyền con người, có thể khẳng định nhânquyền là sự kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp nhất trong nền văn hóa của mọi dân tộc. Đó là sản phẩm chung của toàn nhân loại, không phải là sáng kiến hay phát minh riêng của bất kỳ giai cấp, dân tộc, quốc gia hay khu vực nào.Từnhữngtưtươngvêquyênconngươixuâthiêntưrấtlâutronglịchsử nhân loại, thể hiện qua những bộ luật, thư tịch cổ của nhiều quốc gia và trongcackinhđiểncủatấtcảcáctôn giáo lớn trên thế giới. ĐếnthơikyPhucHưng, những tư tưởng đó được kế thừa, phát triển thành các học thuyết về quyền bởi một số nhà tư tưởng nổi tiếng ở châu Âu. Những học thuyết này tác động đến sự ra đời của các văn kiện pháp lý nổi tiếng về nhân quyền, bao gồm Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp (1789) và một loạt Hiến phápở châu Âu và Bắc Mỹ. TừđầuthêkyXIX, nhânquyênbắtđầuđượcđềcậptrongmộtsốđiềuước của Hội Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, HôiQuôcliênvaTôchưcLaođôngquôctê, tuy nhiên, chỉ sau sự ra đời của Liên Hợp Quốc(1945), vấn đề nhân quyền mới nổi lên thành một vấn đề chi phối một cách ngày càng mạnh mẽ và toàn diện đời sống chính trị quốc tế. Một ngành luật quốc tế mới –luật nhân quyền quốc tếđã ra đời từ sau 1945, do những nỗ lực của Liên Hợp Quốc. Hiện nay, ngành luật này đã bao gồm hàng trăm văn kiện, đề cập đến một phạm vi rộng lớn các quyền áp dụng chung cho mọi cá nhân và các quyền đặc thù áp dụng riêng cho một số nhóm xã hội nhất định. Ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng, không một dân tộc, quốc gia nào trên thế giới có thể đứng ngoài sự tác động của luật nhân quyền quốc tế.Xem xét sự phát triển của vấn đề nhân quyền trong lịch sử nhân loại, năm 1977, Karel Vasakđưa ra ý tưởng về ba “thêhêquyềnconngười”(generationsof human rights)[14, tr.58],trongđóthêhêthưnhât(bắt đầu từ các thế kỷ XVII-XVIII) thể hiện ởsựghinhậncacquyêndânsư, chínhtrị; thế hệ thứ hai (bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX) đánh dấu bằng việc thừa nhận cácquyênkinhtê, xãhội, văn hóa; cònthêhêthứba(bắt đầu từ giữa thế kỷ XX) với đặc trưng là mở rộng sự ghi nhận các quyền tập thể,tiêubiêunhưquyêntưquyêtdântôc,quyênphattriên, quyênđươcsôngtronghoabinh. 1.1.2. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người 1.1.2.1. Khái quátchung về quyền kinh tế, văn hóa, xã hộiNhư đã nêu ở phần trên, nhóm quyền kinh tế,văn hóa, xã hộilà thế hệ quyền thứ hai, hướng vào việc tạo lập các điều kiện và sựđối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội.Quyền kinh tế,văn hóa, xã hộicó một vị trí rất quan trọng trong hệ thống quyền con người. Do vậy trongquá trình nghiên cứu về quyền con người, chúng ta không thể đi sâu nghiên cứu quyền kinh tế, văn hóa, xã hộinhư một bộ phận cơ bản, thiết yếutrong tổng thể quyền con người. Về lịch sử pháp điển hóa quyền con người, các tiêu chuẩn quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hộiđược coi là ra đời muộn hơn các quyền dân sự, chính trị. Tuy nhiên, về lịch sử nhân loại nói chung, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộiđược quan tâm đề cập đồng thời thậm chí là sớm hơn các quyền dân sự chính trị. Bởi điều đó thể hiện ở khát vọng giải phóng con người khỏi đói rét, dịch bệnh...được phản ánh trong nhiều học thuyết, tôn giáo chủ yếu.Quyềnkinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong trong pháp luật của nhiều quốc gia thời kỳ Cổ -Trung đại thông qua những quy định về sự bảo vệ nhà nước và cộng đồng đối với nhóm cư dân yếu thế trong xã hội.Theo dòng chảy của lịch sử, chúng được đề xướng và vận động mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu được quan tâm bởi một số Chính phủ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các quyền tiêu biểu thuộc nhóm quyền này bao gồm: quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở...Động lực chính thúc đẩysự hình thành của nhóm quyền này được cho là từ cuộc khủng hoảng của xã hội tư bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thếkỷ XX, dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Trong bối cảnh đó, những người theo chủ nghĩa tự do mới đã đưa ra ý tưởng cải tổ các xã hội tư sản nhằm giảm bớt những bất công xã hội và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Do tác động của cuộc đấu tranh này, một số nhà nước tư sản đã ban hành những chính sách về phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống của người dân. Một ví dụ điển hình trong số đó là chính sáchxã hội của thủ tướng Đức Bismarck. Trên cơsở Tuyên ngôn Keider (1881), nước Đức dưới sự lãnh đạo của Bismarckđã thiết lập một hệ thống bảo trợ xã hội thống nhất trên toàn quốc mà trọng tâm là bảo hiểm xã hội. Từ năm 1919, Hiến phápcủa nước này đã quy định quyền được bảo hiểm xã hội trong các trường hợp già yếu, bệnh tật...Có hai sự kiện tác động hết sức quan trọng đến sự phát triển của nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự kiệnthứ nhất là sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới –nước Nga Xô viết vào năm 1917. Ngay từ Hiến pháp1918, Nước Nga Xô viết đã ghi nhận các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộicơ bản của con người như quyền có việc làm, quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế...Các quyền này tiếp tục được khẳng định, mở rộng và bổsung, trở thành một trong những nội dung chính của các Hiến phápnăm 1924, 1936, 1977 của Liên Xô (tương tự là trong Hiến phápcủa các nước xã hội chủ nghĩa). Sự kiện thứhai là việc thành lập hai tổ chức liên chính phủ quốc tế lớn là Hội Quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế, hai tổ chức này,đặc biệt là Tổ chức Lao động quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các quyền về lao động, việc làm của người lao động[14,tr.60].Cùng với hệ thống quyền con người nói chung, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộiđược chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với việc Liên Hợp Quốcthông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Trong vấn đề này, sự đóng gópcủa hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa là hết sức to lớn. Chính do sự đấu tranh kiên quyết và kiên trì của phe các nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô trên diễn đàn Liên Hợp Quốctrong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã buộc khối các nước tư bản chủ nghĩa phải nhượng bộ, dẫn đến việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốcthông qua cả hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cùng vào năm 1966 –mà hiện đóng vai trò là hai điều ước nền tảng của luật nhân quyền quốc tế. 1.1.2.2. Nội dung cơ bản các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộicơ bản trong luật nhân quyền quốc tếCác quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội tạo thành ba bộ phận có mối liên kết vớinhau trong mối quan hệ tổng thểcủa một nhóm quyền, đồng thời, tất cả các bộ phận nàylại có mối liên kết với một nhóm các quyền về dân sự và chính trị.Trên thực tế, hiện vẫn còn có những tranh luận xung quanh hệ thống các quyền con người được gọi là các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, bởi lẽ một số quyền con người (tùy theo bối cảnh và hoàn cảnh) có thể xếp vào nhiều hơn một nhóm.Xét ở góc độ pháp điển hóa, các quyền và tự do này đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), sau đó, được tái khẳng định và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tếkhác mà đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) (được Đại hội đồng Liên Hợp Quốcthông qua vào năm 1966).Dựa trên cách tiếp cận liên kết mà theo đó các quyền kinh tế, văn hóa, và xã hộiđược chia thành ba nhóm, cụ thể như sau:-Nhóm quyền kinh tế (economic rights), bao gồm:a) Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đángb) Quyền lao động-Nhóm quyền xã hội (social rights), bao gồm:c) Quyền được hưởng an sinh xã hội.d) Quyền được hưởng sức khỏe về thể chấtvà tinh thấn.-Nhóm quyền văn hóa (cultural rights), bao gồm:e) Quyền giáo dụcf) Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học.Cũng cần lưu ý rằng, để phục vụ mục đích nghiên cứu và trong quá trình áp dụng, một số quyền thuộc các nhóm ở trên đôi khi còn được chia tách thành những quyền khác cụ thể hơn.Dưới đây là khái quát nội dung cốt lõi của những quyền này.a) Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đángQuyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng hàm nghĩa việc đáp ứng nhữngnhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở vàchăm sóc y tế, v.v...cũng như được cải thiện không ngừng điều kiện sống. Trong đó quan trọng nhất là quyền có đủ lương thực, thực phẩm và quyền có nhà ở thích đáng.Quyền này được ghi nhận tại Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, trong đó có nêu rằng: Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụxã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ[32, Điều 25]Ngoài ra quyền này còn được ghinhận tại Điều 11 ICESCR, Điều 27, Công ước quyền trẻ em và một số văn kiện khác. Quyền này cũng đồng thời được ghi nhận trong một số văn kiện nhân quyền khu vực (ví dụ, Khoản 1 Điều 12 Nghị định thư bổ sung Công ước của Châu Mỹ về quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa).Uỷ ban giám sát ICESCR đã giải thích nội hàm của quyền có mức sống thích đáng trong các Bình luận chung số 4 (năm 1991), số 7 (năm 1997), số 12 (năm 1999), số 14 (năm 2000) và số 15 (năm 2002).b) Quyền lao động, việc làmQuyền về lao động, việc làm là một nội dung quan trọng trong hệ thống các quyền kinh tế, xã hội cơ bản của con người. Quyền này bao gồm các khía cạnh như quyền có việc làm, tự do lựa chọn nghề nghiệp, được trả lương công bằng, xứng đáng, được bảo đảm các điều kiện lao động an toàn, tôn trọng nhân phẩm...Trước khi được ghi nhận trong các Điều 6,7,8 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR), quyền này được đề cập trong nhiều công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Một số khía cạnh của quyền này, cụ thể như vấn đề cấm lao động cưỡng bức, còn được đề cập trong các điều ước quốc tế khác về quyền con người của Liên Hợp Quốcnhư Công ước về cưỡng bức lao động năm 1930; Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho mộtcông việc có giá trị như nhau năm 1957; Công ước vê chính sách việc làm năm 1964; Công ước vềquyền dân sự chính trịnăm1966;c)Quyền được hưởng an sinh xã hộiNội dung cơ bản của quyền được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội bao gồm các khía cạnh: chăm sóc sức khỏe và trợ cấp cho người lao động và gia đình khi gặp khó khăn; trợ cấp tàn tật và bảo đảm phúc lợi cho người lao động khi cao tuổi, nghỉ hưu, bệnh tật hoặc bị tai nạn khi làm việc. Đối tượng được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội là tất cả mọi người, trong đó đặc biệt chú trọng đến những người cao tuổi, bệnh tật, thất nghiệp, những người góa bụa và trẻ mồ côi.Quyền được hưởng an sinh xã hội được quy định trong UDHR đãnêu rằng: “...mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội...”[32, Điều 22]; Điều 9ICESCR có nêu một cách ngắn gọn rằng, “các quốc gia thành 18viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội” [19, Điều9]; Điều 26, Công ước về quyền trẻ em;Điều 11,Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và nhiều điều ước quốc tế khác.d)Quyền được hưởng sức khỏevề thể chất và tinh thầnSức khỏe được hiểu bao gồm cả về thể chất và tinh thần ở mức độ cao nhất có thể được. Trên thực tế có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ví dụ như đói nghèo, dịch bệnh, môi trường sống, dịch vụ y tế, vệ sinh cá nhân...Do đó, trách nhiệm bảo đảm quyền về sức khỏe không chỉ thuộc về nhà nước mà còn về các cá nhânVới ý nghĩa như vậy, trong những năm gần đây, quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ngày 11 tháng 5 năm 2000, Uỷ ban Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã thông qua khuyến nghị chung về vấn đề này. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 49 của Uỷ ban nhân quyền LiênHợp Quốcngày 22 tháng 4 năm 2002 cũng đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ của Báo cáo viên đặc biệtvề quyền được những tiêu chuẩn cao nhất cho sức khỏe, thể chất và tinh thần của tất cả mọi người.Thực tế, quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe mang ý nghĩa là một quyền cơ bản của con người lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện thành lập của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau đó được pháp điển hóa trong UDHR, theo đó“mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏevà phúc lợi của bản thân và gia đình về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết...Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” [32, Điều 25]Quy định của Điều 25 UDHR sau đó được cụ thể hóa trong các Điều 7,11,12 ICESCR; Điều 10,12,14 CEDAW, Điều 24 CRC, Điều 5 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Tuyên bố Viên và Chương trình hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Ngoài ra, quyền về sức khỏe còn được ghi nhận trong một số văn kiện khi vực về quyền con người, chẳng hạn như Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi (Điều 11), Hiến chương châu Phi về quyền con người và các quyền của các dân tộc năm 1981 (Điều 16), Nghị định thư bổ sung Công ước Châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1988 (Điều 10)...e)Quyền được giáo dụcQuyền này đầu tiên được đề cập trongĐiều 26 UDHR, trong đó nêu rõ:Mọi người đều có quyền được học tập, Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ởcác bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giao dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng chobất cứ ai có khả năng.Mục tiêu của giáo dục, trong đó nêu rõ: Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốcvề duy trì hòa bình. Theo Khoản 3 Điều này, cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ[32, Điều 26].Điều 26 UDHR được cụ thể hóa trong các Điều13 và 14 ICESCR. Điều 13 ICESCR đề cập đến quyền được giáo dục nói chung, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập. Các quốc gia nhất trí rằng giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Các quốc gia cũng nhất trí rằng giáo dục cần giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc.Liên quan đến Điều 13 ICESCR, Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chi tiết về quyền này trong Bình luận chung số 13 (năm 1999). Theo văn kiện này, mọi hình thức giáo dục, cho dù là công lập hay tư thục, chính quy hay không chính quy, đều phải hướng tớinhữngmục tiêuđược xác định trong Điều 13 (Khoản 1) ICESCR. Mặc dù mức độ và cách thức thực hiện quyền này phụ thuộc vào điều kiện hiện tại của mỗi quốc gia thành viên, song mỗi quốc gia cần bảo đảm giáo dục dưới mọi hình thức và ở tất cả các cấp.Điều 14 cụ thể hóa vấn đề quyền phổ cập giáo dục tiểu học, theo đó, mỗi quốc gia thành viên. Công ướcmà lúc trở thành thành viên chưa thể bảo đảm thực hiện được việc giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí trong phạm vi lãnh thổ nước mình hoặc các cùng lãnh thổ khác thuộc quyền tài phán của nước mình, cam kết, trong vòng hai năm sẽ lập ra và thông qua một kế hoạch hành động chi tiết, nhằm thực hiện từng bước nguyên tắc giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí cho mọi người trong một khoảng thời gian hợp lý đã được ấn định trong kế hoạch đó.Liên quan đến Điều 14 ICESCR, Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóađã giải thích thêm trong Bình luận chung số 11 (năm 1999). Theo Uỷ ban, yêu cầu bắt buộc nêu trong nội dung của quyền này hàm ý không một bậc phụ huynh, người giám hộ pháp lý hoặc quốc gia nào có thể chối bỏ trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em có thể tiếp cận giáo dục ở bậc cơ sở. Yêu cầu miễnphí hàm ý giáo dục cơ sở phải luôn rộng mở cho mọi trẻ em và không được yêu cầu trẻ em hay các bậc phụ huynh, ngườigiám hộ pháp lý phải đóng bất kỳ một khoản học phí nào. Việc quy định một số khoản phí gián tiếp (ví dụ như thu lệ phí xây dựng mà được ngụy trang dưới hình thức tình nguyện đóng góp, hoặc quy định mua và mặc đồng phục có giá cao của nhà trường....) là vi phạm yêu cầu này.f) Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa họcQuyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 27 UDHR. Theo Điều này:Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sang tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả[32, Điều 27]Điều 15 ICESCR cụ thể hóa nội dung Điều 27 UDHR, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều có quyền:a) Được tham gia vào đời sống văn hóa; b) Được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; c) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan