Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền học tập của người thuộc dân tộc ít người ở việt nam...

Tài liệu Quyền học tập của người thuộc dân tộc ít người ở việt nam

.PDF
157
199
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN MINH PHỤNG QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƢỜI THUỘC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 62 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Ngọc Vƣợng Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Phan Minh Phụng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANAR Tỷ lệ đi học đúng tuổi có điều chỉnh DTIN Dân tộc ít người DTNT Dân tộc nội trú ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa NCS Nghiên cứu sinh GDSNTCSTMĐ Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú TENNT Trẻ em ngoài nhà trường THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8 1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 21 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƢỜI THUỘC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM ....................................................................... 24 2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam ............................................................................................................................... 24 2.2. Quyền học tập của người thuộc DTIN trong pháp luật quốc tế và Việt Nam ....... 38 2.3. Các điều kiện bảo đảm quyền học tập của người người thuộc DTIN ở Việt Nam 47 2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN . 53 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƢỜI THUỘC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM................................................................................. 62 3.1. Thực tiễn thực hiện quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam................ 62 3.2. Thực trạng bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam ............... 73 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN HỌC TẬP CỦA NGƢỜI THUỘC DÂN TỘC ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ................................................. 103 4.1. Sự cần thiết phải tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ............................................................................. 103 4.2. Phương hướng tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam ..................................................................................................................... 107 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ............................................................... 113 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................... 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 145 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc. Giáo dục làm tăng quyền năng cho mọi cá nhân, nhờ đó, người lớn và trẻ em, những người bị gạt ra ngoài lề cả về mặt kinh tế và xã hội, có thể tự mình thoát khỏi nghèo đói và nắm bắt được những phương tiện để tham gia đầy đủ vào đời sống cộng đồng. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ, bảo vệ trẻ em không bị bóc lột lao động, không phải làm việc trong môi trường độc hại và không bị lạm dụng tình dục, thúc đẩy quyền con người và dân chủ, bảo vệ môi trường và kiểm soát tăng trưởng dân số [87]. Xuất phát từ vai trò to lớn đó, nên ngay từ trước khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) ra đời, tức là trước khi vấn đề xác định các quyền con người được đặt ra, giáo dục đã được coi như một trong những quyền tự nhiên của con người. Đến năm 1948, Liên Hiệp quốc thông qua UDHR, trong số các quyền con người cơ bản mà Tuyên ngôn ghi nhận có quyền học tập. Quyền học tập được coi là quyền trao quyền [108]. Quyền này giúp con người phát triển đầy đủ nhân cách, hướng đến cải thiện địa vị của cá nhân trong xã hội, tăng cường đối với các quyền và tự do cơ bản của con người, đặc biệt, kiểm soát được tác động các hành vi của nhà nước đối với cá nhân. Kể từ khi được chấp nhận trên bình diện quốc tế đến nay, quyền học tập của công dân đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế. Nhiều quốc gia đã xây dựng được những cơ chế giám sát, thúc đẩy việc thực hiện và bảo vệ quyền này đồng thời chủ động trợ giúp các Chính phủ trên thế giới thực hiện những trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền học tập tại các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau; một số quốc gia có sự phát triển quyền học tập rất mạnh mẽ, nhưng cũng có những quốc gia đang phải từng bước thực hiện việc phổ cập tiểu học bắt buộc và miễn phí cho mọi người. Và trong quá trình các quốc gia thực thi quyền học tập, các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng, có một số nhóm phải đối diện với những khó khăn trong tiếp cận đầy đủ quyền học tập trên cơ sở bình đẳng. Các nhóm này bao gồm phụ nữ, bé gái, người 1 khuyết tật, người thuộc dân tộc ít người (DTIN).v.v. và họ đã trở thành tâm điểm của mối quan tâm và hành động quốc tế, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTIN, chiếm khoảng 13,8% dân số cả nước [66]. Nhà nước Việt Nam ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của các DTIN, trong đó có quyền học tập. Song song với việc ghi nhận quyền, Đảng và Nhà nước ta còn ban hành các chủ trương, chính sách, chiến lược nhằm ưu tiên phát triển giáo dục DTIN, tăng cường các bảo đảm nhằm tạo điều kiện cho người DTIN thực hiện quyền đi học, tiếp nhận và thụ hưởng chất lượng giáo dục, giảm thiểu tình trạng trẻ em DTIN ngoài nhà trường và tăng cơ hội học tập suốt đời cho người thuộc DTIN. Sau ba mươi năm đổi mới, việc thực thi quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, so với dân tộc Kinh (dân tộc chiếm đa số) thì việc tiếp nhận và thụ hưởng quyền học tập của người thuộc các DTIN ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Trên thực tế, vẫn còn tình trạng trẻ em DTIN đi học muộn hơn so với tuổi quy định, phải bỏ học và thậm chí vẫn còn một tỷ lệ trẻ bị loại trừ khỏi giáo dục; thanh thiếu niên thuộc DTIN bị mù chữ, tái mù chữ hoặc không thể tiếp cận giáo dục bậc cao; người lao động DTIN không có cơ hội học nghề, thậm chí lãng quên quyền học tập của bản thân mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, đó là các rào cản và vướng mắc đến từ hai phía có liên quan mật thiết với nhau: từ bản thân người được thụ hưởng quyền và gia đình họ chưa thực sự nhận thức đúng về vai trò của giáo dục, chưa tự nguyện thực hiện quyền học tập và từ phía nhà nước, chưa bảo đảm được các điều kiện thực thi quyền cũng như chưa giải quyết được nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh từ thực tiễn. Làm gì để tăng cường quyền học tập cho người thuộc DTIN ở Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta mà đây còn là vấn đề của toàn xã hội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề “Quyền học tập của người thuộc dân tộc ít người ở Việt Nam” trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đang là vấn đề thời sự và mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là lý do tác giả quyết định chọn nội dung này làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra các định hướng, các luận cứ khoa học nhằm kiến nghị các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định ba nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, phân tích một cách có hệ thống, khoa học cơ sở lý luận về quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền học tập của người thuộc DTIN; cơ sở pháp lý và các điều kiện bảo đảm quyền học tập; phân tích kinh nghiệm một số quốc gia về bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN. - Thứ hai, phân tích, đánh giá thực tiễn tiếp nhận, thụ hưởng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam; thực trạng bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Qua đó, làm sáng tỏ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, đặc biệt là những thách thức, rào cản trong quá trình tiếp nhận, thụ hưởng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong thời gian qua. - Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng bảo đảm quyền học tập, luận án xác định phương hướng tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận quyền học tập của người thuộc DTIN; thực trạng tiếp nhận, thụ hưởng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt 3 Nam; thực trạng bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quyền học tập của người thuộc DTIN tại một số địa phương có đông đồng bào DTIN sinh sống thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam; các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT); các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT); các Trường Dự bị Đại học Dân tộc (DBĐHDT). Luận án tập trung xem xét vấn đề từ những năm 2000 trở lại đây. Thời điểm trong nước đang thi hành một số văn bản có tính chất nền tảng, như: Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000; Luật Giáo dục (1998); Luật Dạy nghề; Luật Bình đẳng giới...Trên thế giới, vấn đề quyền học tập được nghiên cứu và phát triển theo xu hướng mới: Khung hành động Dakar – Giáo dục cho mọi người được thông qua tại Diễn đàn giáo dục thế giới (2000) tại Senegal; Hội đồng thiên niên kỷ: Giáo dục tiểu học và tiếp cận công bằng cho tất cả trẻ em (2000); Thập kỷ biết chữ của Liên Hiệp quốc (2003). Đặc biệt, phần thực trạng tập trung nghiên cứu vấn đề có liên quan đến quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm năm gần đây, 2010-2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của đề tài 4.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiếp cận dựa trên quyền; phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống liên ngành, luật học so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia, chuyên khảo…để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong phạm vi luận án. Theo đó, từng phạm vi cụ thể trong luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Ở Chương 2, Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các điều kiện 4 bảo đảm, cơ sở pháp lý trong bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN từ góc độ Luật Hiến pháp, Luật Hành chính; sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử trong nghiên cứu sự hình thành, phát triển quyền học tập của công dân nói chung và quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam nói riêng; sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những ưu điểm trong bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN từ kinh nghiệm quốc tế. Ở Chương 3, ngoài phương pháp phân tích và tổng hợp, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phương pháp luật học so sánh, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và phương pháp chuyên gia, chuyên khảo…để làm sáng tỏ mối quan hệ tương tác giữa lý luận quyền học tập và khung pháp lý, chính sách và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Ở Chương 4, Luận án sử dung phương pháp chủ đạo là phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống để xác định các yêu cầu, định hướng cơ bản và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 4.2. Hướng tiếp cận của đề tài Luận án kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đây trên cơ sở tập hợp, hệ thống một cách đầy đủ nhất có thể đối với các công trình khoa học có liên quan đến quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn bảo đảm, bảo vệ quyền học tập từ phía nhà nước và thực tiễn tiếp nhận và thụ hưởng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là 5 năm gần đây (2010-2015). Từ đó đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được cùng với những khó khăn, rào cản phát sinh làm trở ngại việc thực hiện quyền học tập của người thuộc DTIN; đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Do đó, so với các công trình nghiên cứu 5 đã được công bố trước đó, Luận án sẽ có những điểm mới đóng góp cho khoa học pháp lý như sau: - Một là, Luận án sử dụng quan điểm tiếp cận là đặt các vấn đề nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền. Đây là phương pháp tiếp cận mới, có ý nghĩa thiết thực trong đánh giá mức độ bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN trên thực tế. - Hai là, từ lý luận về quyền học tập của người thuộc DTIN nói chung, luận án đưa ra các khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền học tập và những điều kiện để bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Qua đó, luận án khái quát các quy định pháp luật quốc tế và trong nước về quyền học tập của người thuộc DTIN; trình bày một số kinh nghiệm quốc tế trong bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN. - Ba là, bằng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam, luận án đã phân tích, làm rõ thực tiễn tiếp nhận, thụ hưởng quyền học tập và thực trạng bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam đồng thời luận án đánh giá một cách khách quan những thành tựu và hạn chế, những thách thức và rào cản phát sinh làm trở ngại việc thực hiện quyền học tập của người thuộc DTIN. - Bốn là, từ thực tiễn thực thi quyền, luận án nghiên cứu về sự cần thiết phải tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN; xác định các định hướng cơ bản tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN và đưa ra các luận chứng khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học: Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp, bổ sung các luận chứng khoa học cho việc nghiên cứu về quyền học tập của công dân nói chung và của người thuộc DTIN ở Việt Nam nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền học tập của công dân nói chung và của người thuộc DTIN ở Việt Nam nói riêng. Các kết quả nghiên cứu của luận án 6 còn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, vận dụng trong quá trình hoạch định các chủ trương, chính sách, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm tăng cường bảo đảm quyền học tập cho người thuộc DTIN ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được cơ cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Chương 3: Thực trạng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Trong các quyền con người, quyền học tập là một quyền cơ bản. Các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa chỉ có thể thực hiện đúng nghĩa khi cá nhân con người có được trình độ giáo dục tối thiểu. Với vai trò quan trọng như vậy, quyền học tập nói chung và quyền học tập của các đối tượng dễ bị tổn thương nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quyền học tập được công bố. Qua nghiên cứu, NCS tổng lượt tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án theo các nhóm vấn đề tương ứng với các chương trong nội dung luận án như sau: * Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về lý luận quyền học tập Kể từ khi quyền học tập được ghi nhận trong một số văn kiện quyền con người khu vực và quốc tế, đặc biệt là từ khi UDHR được Liên Hiệp quốc thông qua năm 1948 thì các vấn đề lý luận quyền học tập được nhiều học giả thế giới quan tâm nghiên cứu. Một số công trình có liên quan đến quyền học tập có thể kể đến: (1) Delbruck, Jost, 1992, The right to education as an international human right (Quyền giáo dục như là một quyền con người). Trong: Niên giám Đức về Luật quốc tế, tập 35, trang 92-104. Trong công trình này, tác giả đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quyền giáo dục; vì sao quyền giáo dục được xem là một quyền cơ bản của con người. (2) Fernadez, Alfred và Siegfried Jenkner, 1995, International Declarations and Conventions on the Right to education and the Freedom of Education (Các tuyên bố và công ước quốc tế về quyền giáo dục và tự do giáo dục). Frankfurt am Main, Info3-Verlag. Tài liệu này giới thiệu các tuyên bố và công ước quốc tế liên quan đến quyền giáo dục. 8 (3) Douglas Hodgson, 1998, The Human Right to Education (Quyền về giáo dục của con người), 233 trang, do Nhà xuất bản: Dartmouth Pub Co phát hành. Đây là một công trình chuyên khảo cung cấp một cái nhìn tổng quát về nội dung, sự phát triển của quyền được giáo dục. Cuốn sách cũng đề cập đến các nghĩa vụ của các quốc gia trong bảo đảm quyền học tập; vai trò của cha mẹ trong các quyết định liên quan đến việc giáo dục con cái của họ. Tác giả cũng xem xét và nghiên cứu các vấn đề cụ thể cản trở việc thực hiện đầy đủ hơn về quyền được giáo dục trong bối cảnh của nhiều các nước kém phát triển và cả ở các nước công nghiệp. (4) Nowak, Manfred, 2001, The right to education in the economic, social and cultural (Quyền giáo dục trong các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa). Trong: Eide, Asbjorn, Catarina Krause và Allan Rosas (Chủ biên). Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Hague: Nhà xuất bản Martinus Nijhoff. Trong công trình này, tác giả tập trung làm rõ quy định của pháp luật quốc tế về quyền học tập; nội dung, ý nghĩa quyền học tập - một quyền cơ bản trong các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. (5) Coomans, Fons, 1995, Identifying the Key Elements of the Right to Education (Xác định những thành tố cơ bản của quyền giáo dục). Trong Coomans, Fons và Fried Van Hoof. Quyền được khiếu nại về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Utrecht: Viện quyền con người Hà Lan. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về các yếu tố tạo nên nội dung cốt lõi của quyền giáo dục được quy định tại Điều 13 và Điều 14 ICESCR; làm rõ các yêu cầu thiết yếu của quyền giáo dục về tính sẵn có, khả năng tiếp cận, chấp nhận và thích ứng. (6) Coomans, Fons, 1998, Identifying Violations of the Right to Education, Right to Education (Xác định những vi phạm về quyền giáo dục). Trong Van Boven, Theo Cees Flinterman và Ingrid Westerdorp (chủ biên). Hướng dẫn maastricht về những vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Utrecht: Viện quyền con người Hà Lan. Trong công trình này, tác giả dẫn chiếu các nguyên tắc, các quy định của pháp luật quốc tế về nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền học tập; xác định các hành vi bị xem là vi phạm quyền học tập. (7) Wolfgang Benedek, 2006, Understanding human rights (Tìm hiểu về quyền con người), Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC), Graz. Tài liệu này nghiên cứu về quyền con người nói chung và các 9 quyền cơ bản của con người, trong đó có các nội dung cốt lõi của quyền học tập, tại trang 253-277. Những tác phẩm này rất có giá trị trong việc cung cấp cho luận án cơ sở lý luận của quyền học tập dưới góc độ là một quyền con người như: lịch sử hình thành; những thành tố cơ bản của quyền học tập; vấn đề bảo vệ quyền học tập thông qua Luật quốc tế; các tuyên bố và công ước quốc tế về quyền giáo dục; xác định những vi phạm về quyền giáo dục.v.v. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập, nghiên cứu một cách khái quát vấn đề quyền học tập của người thuộc DTIN như khái niệm, đặc điểm, nội dung, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền, cũng như một số vấn đề khác có liên quan đến quyền học tập của người thuộc DTIN. * Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về thực tiễn quyền học tập (1) Katarina Tomasevski, 2001, Removing Obstacles in the Way of the Right to Education (Loại bỏ các rào cản trong thực hiện quyền giáo dục); Katarina Tomasevski, 2001, Free and Compulsory Education for all Children: the Gap between Promise and Performance (Giáo dục miễn phí và bắt buộc cho tất cả các trẻ em: khoảng cách giữa lời hứa và hiệu suất). Đây là hai ấn phẩm về quyền được giáo dục do Katarina Tomasevski – báo cáo viên đặc biệt về quyền giáo dục thực hiện. Các ấn phẩm này tập trung làm sáng tỏ các rào cản quan trọng liên quan đến giáo dục; việc xác định và loại bỏ những rào cản, đặc biệt là rào cản về tài chính, nghèo đói trong việc thực hiện quyền giáo dục. Tác giả cũng làm sáng tỏ yêu cầu cốt yếu của quyền được giáo dục là đảm bảo giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em nhưng điều này có sự khác nhau giữa cam kết của Chính phủ với thực tế. (2) Unesco – Unicef, 2007, A Human Rights Based Approach to Education for All (Một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền để đạt giáo dục cho tất cả mọi người). Tài liệu này giới thiệu các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền; phân tích tầm quan trọng của các hỗ trợ chính trị, kinh tế và pháp lý từ phía các Chính phủ để thực hiện đạt các mục tiêu giáo dục cho mọi người (GDCMN) trong thực tế. (3) Factsheets & Briefs, 2007, Why Can't I Afford to Go to School? (Tại sao tôi không thể đến trường). Trong Free Education; Girls & Women. Tài liệu này nêu ra các vấn đề trong thực tiễn thực hiện quyền giáo dục. Giáo dục được nâng lên như 10 những chiến lược quan trọng để trao quyền cho trẻ em gái và phá vỡ các chu kỳ của đói nghèo nhưng vẫn còn nhiều trẻ em, bé gái không thể đến trường. Vấn đề đặt ra là các Chính phủ cần loại bỏ chi phí trực tiếp và gián tiếp cho các trường tiểu học và thực hiện các bước để làm cho trường học dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. (4) Sách xanh về giáo dục Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học giáo dục, Bắc Kinh, 2001. Cuốn sách này cung cấp một số thực tiễn về nền giáo dục Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu này đã giúp NCS hiểu thêm về thực trạng quyền học tập ở một số nước; xác định được phương pháp để đánh giá thực trạng tiếp nhận quyền học tập. Tuy nhiên, trong các tài liệu, nghiên cứu này, chưa có tài liệu nào đề cập, nghiên cứu đến thực trạng quyền học tập của người thuộc DTIN. Ngoài ra, một số bài viết, báo cáo liên quan đến việc quyền học tập có giá trị khoa học và thực tiễn có thể kể đến như bài viết Watkins, Kevin, 1999, Giáo dục từ bây giờ. Phá vỡ nghèo đói. Oxford: OXFAM International; Sen, Amartya, 2002, Giáo dục cơ bản và an ninh con người, từ nguồn http://humansecuritychs.org/activities/outreach/kolkata.pdf; Tổ chức theo dõi quyền con người (HRM) năm 2005, Bỏ quyền con trẻ: rào cản đối với quyền giáo dục, từ nguồn http://hrm.org/reports/2005/education0905; Báo cáo giám sát toàn cầu EFA 2002, năm 2001, Giáo dục cho mọi người – Thế giới vẫn đang đeo đuổi?. Paris: UNESCO; Báo cáo giám sát toàn cầu EFA 2003/04, năm 2003, Giới và giáo dục cho mọi người – Buớc nhảy đến bình đẳng. Paris: UNESCO; Báo cáo giám sát toàn cầu EFA 2005, năm 2004, Giáo dục cho mọi người – Chú ý đến chất lượng. Paris: UNESCO; Báo cáo giám sát toàn cầu EFA 2006, Biết chữ vì cuộc sống. Paris: UNESCO; UNICEF, năm 2006, Các thành tựu về giới và viễn cảnh giáo dục: Báo cáo Khoảng cách (Phần I); UNICEF, năm 2005, tình hình trẻ em thế giới 2006, Bị loại trừ và không nhìn thấy; UNICEF, năm 2004, Thúc đẩy tiến bộ giáo dục dành cho trẻ em gái.v.v. Các bài viết, báo cáo này có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, đánh giá phần thực trạng của đề tài, đặc biệt là phần thực trạng giáo dục đối với trẻ em, bé gái trong đời sống thực tiễn; vấn đề bình đẳng giới khi thực thi quyền học tập trong các điều kiện kinh tế, chính trị khác nhau. Tuy nhiên, trong các bài viết, nghiên cứu 11 này, chưa có tài liệu nào đề cập, nghiên cứu đến thực trạng quyền học tập của người thuộc DTIN ở Việt Nam. * Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp tăng cường quyền học tập (1) Beiter, Klaus-Dieter. 2006. The Protection of the Right to Education by International Law (Bảo vệ quyền học tập thông qua luật quốc tế), Nhà xuất bản Leiden: Martinus Nijhoff Publishers. Cuốn sách này giới thiệu các nội dung cơ bản về quyền học tập, khẳng định học tập là một "quyền con người" và miêu tả các nghĩa vụ mà nhà nước phải thực thi để bảo đảm quyền học tập. (2) UNESCO, 2008, The Right to Primary Education Free of Charge for All: ensuring compliance with international obligations (Quyền Giáo dục Tiểu học Miễn phí cho tất cả: đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế), do UNESCO xuất bản. Tài liệu này giới thiệu quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến quyền giáo dục tiểu học miễn phí cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đã đề cập vấn đề quyền học tập của trẻ em thuộc DTIN hoặc các cộng đồng bản địa; vấn đề phổ cập giáo dục, cung cấp giáo dục tiểu học miễn phí chất lượng tốt, không phân biệt đối xử trong giáo dục và giải pháp đặt ra là nhà nước cung cấp nguồn lực và một khuôn khổ pháp lý để đạt giáo dục tiểu học miễn phí cho tất cả mọi người. NCS cũng đã tiếp cận được toàn văn Tuyên bố INCHENON – Diễn đàn giáo dục toàn cầu 2015. Tuyên bố đã tái khẳng định tầm nhìn của xu hướng toàn cầu về Giáo dục cho mọi người đã được khởi xướng tại Jomtien năm 1990 và khẳng định lại bằng các cam kết tại Dakar năm 2000 – một cam kết quan trọng nhất về giáo dục cho mọi người trong các thập kỷ gần đây, nhờ đó đã có những tiến bộ đáng kể trong giáo dục. Tuyên bố cũng tái khẳng định tầm nhìn và quan điểm chính trị sẽ được phản ánh trong một loạt các công ước nhân quyền quốc tế, khu vực nhằm thúc đẩy quyền thụ hưởng giáo dục và mối quan hệ tác động qua lại với các quyền khác. Tuyên bố Incheon cũng ghi nhận các nỗ lực đã đạt được, tuy nhiên cũng nhận thấy một quan ngại lớn là còn xa mới đạt được các mục tiêu giáo dục cho mọi người. Trên cơ sở tích lũy những tiến bộ đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người từ năm 2000 - các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ liên quan đến giáo dục và xét đến những thách thức còn tồn tại, 12 Tuyên bố đã khẳng định tầm nhìn là thay đổi cuộc sống thông qua giáo dục. Theo đó, giáo dục đến năm 2030: Hướng tới một nền giáo dục bình đẳng, hoà nhập, chất lượng và học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Các tài liệu NCS tiếp cận được trong phần này có giá trị tham khảo, giúp NCS định hướng được xu hướng của quyền học tập mà thế giới đang hướng đến cũng như các giải pháp mà các nghiên cứu thế giới đặt ra để đạt mục tiêu bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền học tập cho mọi người. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Trong phạm vi của Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến quyền học tập. Phần lớn những tài liệu mà NCS tiếp cận được hiện nay chủ yếu là nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền học tập chỉ được tiếp cận nghiên cứu sơ lược với tính chất là một quyền trong số các quyền cơ bản của con người về kinh tế, văn hóa, xã hội. Gần đây, đã có một số luận văn nghiên cứu về quyền con người hoặc quyền học tập của trẻ em; quyền học tập của trẻ em DTIN; bảo đảm quyền học tập trong cơ chế thị trường.v.v... Liên quan đến đề tài Luận án, có thể kể đến một số công trình, tài liệu sau: * Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến lý luận quyền học tập Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người, trong đó quyền học tập gồm có các công trình: (1) GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2009, Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách tập trung những bài tham luận nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quyền con người dưới góc độ tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học. (2) Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), 2009, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bên cạnh khối lượng kiến thức trọng tâm về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người. Giáo trình còn bao gồm một lượng kiến thức nhất định lý luận (triết học, xã hội học, đạo đức học…) về quyền con người (trong đó có quyền học tập), mà được coi là những kiến thức nền tảng, không thể thiếu trước khi tiếp cận với pháp luật về quyền con người. Lấy luật học làm trọng tâm nhưng vẫn 13 không xã rời cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khi đề cập các vấn đề về quyền con người chính là nội dung chính của giáo trình. (3) UNIFEM, 2009, Quyền của người thiểu số và dân tộc bản địa. Cuốn sách được dịch sang Tiếng Việt, do Công ty cổ phần phát triển báo chí in. Nội dung cuốn sách đã trình bày một số nội dung cơ bản về người bản địa và người thiểu số. Đó là những nhóm người thiệt thòi, dễ bị tổn thương nhất trong các nhóm dân cư và quyền của họ thường dễ bị vi phạm nhất. Cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc bản dịch tiếng Việt hai văn kiện cơ bản của Liên Hiệp quốc về quyền của người bản địa và người thiểu số hiện đang được nhiều quốc gia tham khảo sử dụng để đưa vào luật pháp và chính sách quốc gia. (4) GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2010, Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học (tập I, II), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài tham luận nghiên cứu những vấn đề lý luận và lịch sử về quyền con người, khái quát pháp luật quốc tế về quyền con người, mô hình bộ máy nhân quyền quốc tế và quốc gia, hiến pháp quyền con người; cơ chế quốc tế bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; cơ chế khu vực bảo đảm, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; mối quan hệ giữa Luật quốc tế về quyền con người và một số ngành luật quốc tế; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về quyền con người; chuyển hóa và nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người trong pháp luật Việt Nam; thực hiện quyền con người ở Việt Nam. (5) GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2011, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền Kinh tế, Văn hóa và Xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm nhiều tham luận của học giả trong nước tập trung vào một số vấn đề: khái niệm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về các quyền kinh tế văn hóa xã hội; các điều kiện bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; cơ chế bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; thúc đẩy, bảo đảm và bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là những nghiên cứu tạo tiền đề cho luận án có cơ sở tiếp cận và nghiên cứu về quyền học tập với tính chất là một quyền trong nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. 14 (6) GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2011, Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Quyển sách là tập hợp những bài tham luận tại Hội thảo Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, tập trung nghiên cứu về khái niệm cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người; Cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia bảo đảm và bảo vệ quyền con người; Cơ chế chính trị, cơ chế pháp lý, cơ chế xã hội bảo đảm và bảo vệ quyền con người; Chính sách bảo vệ quyền con người ở Liên minh Châu Âu, cơ chế bảo vệ quyền con người ở Đông Nam Á, cơ chế bảo vệ quyền con người ở một số nước; thực trạng của các cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển. Đây là những nghiên cứu tạo tiền đề cho luận án có cơ sở tiếp cận và nghiên cứu về quyền học tập. (7) Bộ Tư pháp (Viện Khoa học pháp lý), 2014, Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Cuốn sách là công trình nghiên cứu rất được thực hiện bởi tập thể tác giả là những chuyên gia pháp lý nghiên cứu sâu về Hiến pháp, Quyền con người. Cuốn sách giới thiệu khá toàn diện về quan điểm mới, cách tiếp cận mới về vấn đề quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu Luận án dưới góc nhìn khoa học Luật Hiến pháp về quyền học tập. (8) Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2011. Cuốn sách này đã khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của nhóm người dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV/AID, người khuyết tật, người lao động di trú, người thiểu số và một số nhóm người dễ bị tổn thương khác; cơ chế chế quốc tế giám sát việc thực thi. (9) Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2012. Cuốn sách này được chia làm ba phần: phần thứ nhất mô tả quá trình soạn thảo ICESCR tại Liên Hiệp quốc dưới dạng tóm tắt các sự kiện chính theo niên biểu và chủ đề; phần thứ hai phân tích tóm tắt nội hàm của các quyền được ghi nhận trong Công ước, trong đó có quyền học tập; phần thứ ba mô tả cơ chế giám sát việc thực 15 thi Công ước, bao gồm cấu trúc và vận hành của CESCR cũng như các thủ tục và cơ chế báo cáo tại Ủy ban. (10) PGS.TS. Mai Hồng Quỳ (Chủ biên), TS. Phạm Trí Hùng, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Biên soạn), Tìm hiểu về quyền học tập như quyền cơ bản của con người, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2011. Cuốn sách là tập hợp những thông tin và quan điểm góp phần nâng cao nhận thức về quyền học tập, cung cấp những thông tin về hành trình lịch sử của quyền học tập, quy định pháp luật quốc tế về quyền học tập và thực tiễn thực hiện quyền học tập ở Việt Nam. Đến thời điểm này, đây là cuốn sách có thể được xem là một công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về quyền học tập của công dân tại Việt Nam. (11) Vũ Ngọc Phương, 2015, Quyền được học tập của trẻ em dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, luận văn thạc sĩ Luật học. Trong công trình này, tác giả đã làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với quyền được học tập của trẻ em DTIN, đánh giá thực trạng thực hiện quyền được học tập của trẻ em DTIN từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy, bảo vệ quyền được học tập của trẻ em DTIN. (12) Nguyễn Thị Tố Như, 2014, Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Luật học. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, đưa ta một số chuẩn mực quốc tế về quyền học tập của trẻ em. Từ những chuẩn mực quốc tế so sánh pháp luật Việt Nam hiện hành và làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền học tập của trẻ em hiện nay. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, luận văn đề xuất các giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền học tập của trẻ em Việt Nam. (13) Nguyễn Thị Hòa (2011), Đảm bảo quyền học tập trong cơ chế thị trường, luận văn cử nhân Luật học. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quyền học tập như khái niệm quyền học tập, vai trò quyền học tập, quy định pháp luật về quyền học tập; thực tiễn bảo đảm quyền và đề xuất một số kiến nghị để đảm bảo quyền học tập trong cơ chế thị trường ở Việt nam hiện nay. Đây là những tư liệu rất quý, giúp NCS tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu những nội dung về lý luận và các quy định pháp luật quốc tế, trong nước về quyền học tập tại Chương 2 của luận án. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất