Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình tổ chức chuyên trang văn hóa của báo Công an thành phố Hồ Chí Minh...

Tài liệu Quy trình tổ chức chuyên trang văn hóa của báo Công an thành phố Hồ Chí Minh

.PDF
139
423
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGÔ THỊ GIANG Quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp phát triển (Khảo sát Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010-2012). LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Thành phố Hồ Chí Minh-2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGÔ THỊ GIANG Quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp phát triển (Khảo sát Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010-2012). Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái Thành phố Hồ Chí Minh-2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: VẤN ĐỀ CHUYÊN TRANG TRONG XU HƯỚNG BÁO IN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XXI 1.1 Những khái niệm chung về chuyên trang báo in 1.2 Vai trò của chuyên trang Văn hóa trong báo in Việt Nam 1.3 Chuyên trang Văn hóa trong xu hướng phát triển báo in hiện đại Tiểu kết chương 1 Chương 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRANG VĂN HÓA CỦA BÁO CÔNG AN TP.HCM 2.1 Tổng quan trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM 2.2 Đặc thù chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM 2.3 Quy trình tổ chức trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM 2.4 Thành công và hạn chế trong tổ chức quản lý và thực hiện trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM Tiểu kết chương 2 Chương 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRANG VĂN HÓA BÁO CÔNG AN TPHCM 3.1 Kinh nghiệm nghề nghiệp báo in nhìn từ quy trình tổ chức trang 3.2 Đề xuất giải pháp đổi mới quy trình tổ chức trang Văn hóa Báo Công An TPHCM 3.3 Mô hình tổ chức chuyên trang Văn hóa trên báo in Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh: Báo Công An TPHCM Ban Biên Tập: BBT Ban Thư ký Tòa soạn: Ban TKTS Biên tập viên: BTV Phóng viên: PV Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM Văn hóa nghệ thuật: VHNT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Sơ đồ quy trình tổ chức trang Văn hóa Báo Công An TPHCM Bảng 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số bài có tính phê phán, đấu tranh với mặt trái trong hoạt động văn hóa nghệ thuật trên trang Văn hóa Báo Công An TPHCM. Bảng 2.3: Tỷ lệ tin bài giữa các lĩnh vực nghệ thuật trên trang Văn hóa Báo Công An TPHCM Bảng 2.4: Tỷ lệ chênh lệch giữa tin và bài trên trang Văn hóa Báo Công An TPHCM Bảng 2.5: Số lượng tin bài được chuyển tải trên trang Văn hóa Báo Công An TPHCM và trên trang Văn hóa-Xã hội của Báo Pháp Luật TPHCM Bảng 3.1: Tỷ lệ tin bài các lĩnh vực nghệ thuật trên trang Văn hóa Báo Tuổi Trẻ Bảng 3.2: Tỷ lệ tin bài các lĩnh vực nghệ thuật trên trang Văn hóa Báo Công An TPHCM 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Với số lượng phát hành xấp xỉ 300.000 tờ mỗi kỳ báo (lúc cao điểm lên đến hơn 500.000 tờ/kỳ báo), Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh (Báo Công An TPHCM) đã tạo dựng được tên tuổi trong làng báo của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong 36 năm qua, chứng tỏ ưu thế trong việc chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, báo chí luôn vận động phát triển không ngừng cả về nội dung và hình thức để đáp ứng nhu cầu độc giả, Báo Công An TPHCM cũng không nằm ngoài qui luật của quá trình vận động này. Trong tổng thể nội dung và hình thức của tờ Báo Công An TPHCM, trang Văn hóa có vai trò và vị trí đặc biệt. Là tờ báo của lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tôn chỉ mục đích, mục tiêu hoạt động của Báo Công An TPHCM là thông qua nội dung các trang báo góp phần giữ gìn tình hình an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm bình yên cuộc sống. Tính chiến đấu trong nội dung tờ báo thể hiện rõ trong việc Báo Công An TPHCM xông pha vào những địa bàn nguy hiểm và khai thác không ít đề tài gai góc trong thể loại phóng sự, bài điều tra. Và với trang Văn hóa, tính chiến đấu cũng không thể vắng bóng. Do đặc thù đây là trang báo chuyển tải các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nên văn phong, câu chữ có phần uyển chuyển mềm mại hơn các trang báo khác, nhưng đích đến cuối cùng của trang báo này vẫn không xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo. Vì thế, trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM không chỉ cung cấp những thông tin văn hóa nghệ thuật (VHNT) kịp thời, mà quan trọng nhất, chính là nơi để chuyển tải những tin bài mang tính đấu 4 tranh với những hiện tượng không lành mạnh trong lĩnh vực VHNT, góp phần giữ gìn sự lành mạnh trong hoạt động VHNT. Hai tiêu chí hàng đầu của trang Văn hóa Báo Công An TPHCM là vừa mang tính chiến đấu, vừa góp phần làm mềm mại tổng thể tờ báo nhờ đặc thù về văn phong và chủ đề văn hóa văn nghệ của trang báo này. Hai tiêu chí này tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất biện chứng trong nội dung trang báo. Và quy trình tổ chức trang Văn hóa được vận hành một cách có ý thức nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ này. Với ưu thế về số lượng báo phát hành mỗi kỳ, trang Văn hóa Báo Công An TPHCM có sức mạnh trong việc chuyển tải thông tin cũng như quan điểm về lĩnh vực văn hóa văn nghệ của tòa soạn đến với bạn đọc. Theo số lượng phát hành hiện nay, mỗi năm có xấp xỉ 57.000.000 trang Văn hóa Báo Công An TPHCM đến tay độc giả. Vì thế, đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao, và đổi mới quy trình tổ chức trang báo này là nhiệm vụ nghiên cứu cần thiết. Quy trình này cần được nhìn nhận và xây dựng trên cơ sở lý thuyết chuyên trang hiện đại để chuyên trang Văn hóa có thể đổi mới linh hoạt, nhằm thích ứng với sự phát triển không ngừng của báo chí hiện đại. Bên cạnh đó, từ một quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa đặc thù trong một tờ báo địa phương có số lượng phát hành cao, có thể đưa đến những kinh nghiệm có ích với những người làm báo quan tâm đến công việc tổ chức một chuyên trang báo in. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn cung cấp một quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa mà ở đó vừa có nét chung của quy trình thực hiện một chuyên trang báo in, vừa có nét riêng mang tính đặc thù chuyên trang của một tờ báo ngành Công an trong làng báo TP.HCM. Quy trình này bên cạnh ưu điểm vẫn còn những hạn chế nhất 5 định, và luận văn góp phần tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện tích cực quy trình này. Như vậy, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến quy trình tổ chức chuyên nghiệp một chuyên trang Văn hóa, đặc biệt là quy trình tổ chức một chuyên trang của tờ báo đang có lượng độc giả cao như Báo Công An TPHCM. Ngoài ra, quy trình tổ chức trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM được xây dựng trên nền tảng lí thuyết tin –bài thuộc lĩnh vực VHNT trong bối cảnh xã hội hiện đại thập niên đầu thế kỷ XXI, do vậy ngoài việc ứng dụng trong quá trình tổ chức tin–bài tại Báo Công An TPHCM, quy trình này còn có thể áp dụng với công việc của các tòa soạn và phóng viên ở những cơ quan báo chí khác tại Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Qua nghiên cứu quy trình tổ chức trang Văn hóa Báo Công An TP.HCM, luận văn nhằm phân tích sự vận hành của quy trình, đánh giá thành công và tìm ra mặt hạn chế của các khâu trong quy trình này, từ đó phát huy những ưu điểm của quy trình, khắc phục hạn chế và hướng tới một quy trình tổ chức trang Văn hóa tốt nhất có thể, đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn của Báo Công An TP.HCM. Luận văn trình bày những khái niệm, cách hiểu về chuyên trang Văn hóa như cơ sở lý thuyết nhằm mang đến một cái nhìn mới về quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa ở thời điểm hiện nay, trong xu hướng tổ chức bài vở và biên tập trang Văn hóa của nền báo chí hiện đại ở Việt Nam. Tính ưu việt của xu hướng tổ chức và biên tập theo cách mới, và việc cần thiết phải có sự thích ứng của tin-bài trong lĩnh vực VHNT là phù hợp tiến trình phát triển của báo chí hiện đại. 6 Qua nghiên cứu thực tiễn trên hệ thống tin-bài lĩnh vực VHNT của trang Văn hóa Báo Công An TPHCM, luận văn cung cấp một cái nhìn biện chứng về việc thực hiện tin –bài theo xu hướng hiện đại cho phóng viên, biên tập viên. Từ đó, đội ngũ PV, BTV lĩnh vực VHNT có thể áp dụng để quá trình tác nghiệp, tổ chức tin-bài ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn. Luận văn cũng nêu những ưu điểm và hạn chế để làm cơ sở cho quy trình tổ chức trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM ngày càng trở nên tối ưu, đảm bảo tính thống nhất và độ tin cậy, chính xác về chất lượng của một cơ quan báo chí lớn tại Việt Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về các đề tài đã được thực hiện có nội dung liên quan đến quy trình tổ chức và chất lượng chuyên trang lĩnh vực VHNT trên báo in, chúng tôi thấy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Thông tin liên quan đến nội dung này hiện có ba góc nhìn chủ yếu, gồm: 3.1. Một số luận văn cao học đi sâu tìm hiểu tác giả và tác phẩm văn học mà trong đó, các tác phẩm này đã từng xuất hiện trên trang Văn hóa các tờ báo in, có luận văn nghiên cứu về một số loại hình nghệ thuật truyền thống mà một phần tư liệu là các bài báo được trích dẫn từ trang văn hóa nghệ thuật trên báo in: - Luận văn Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật của Lê Thu Phương, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Luận văn này đã nghiên cứu một cách hệ thống và khá toàn diện các bài in trên báo Nhân văn – Giai phẩm; tìm hiểu thơ Nhân văn – Giai phẩm dưới góc độ tư duy nghệ thuật nhằm khám phá những nét mới mẻ trong thế giới nghệ thuật nói chung và thế giới thơ Nhân văn – Giai phẩm nói riêng; nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng, ngôn 7 ngữ, nhằm tìm ra những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của thơ Nhân văn – Giai phẩm. - Luận văn Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX của Phạm Thị Minh Dương, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Với đề tài Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX, người viết tìm hiểu những đóng góp của tác giả này, trong so sánh với những cây bút khác của Đông Dương tạp chí, cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam, đồng thời cũng tìm cách lí giải hoạt động đó của ông, như một cách ứng xử, đối diện với chính sách thực dân (trong văn hoá) của lớp trí thức cựu học Việt Nam. -Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam của Trần Thị Thuý, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Thành công của thể loại tiểu thuyết đã đem lại cho văn học Việt Nam đương đại một sức sống mới, kích thích sự sáng tạo của nhà văn trong phản ánh, khám phá và tái hiện hiện thực đời sống và con người, góp phần đưa văn học Việt Nam hoà nhập vào con đường hiện đại của tiến trình văn học thế giới. - Luận văn Hoạt động tổ chức sự kiện văn hoá-văn nghệ trên báo in Việt Nam đầu thế kỉ XXI của Phạm Thành Huyên, chuyên ngành Báo chí học. Việc tìm ra và lên mô hình chung cho hoạt động tổ chức sự kiện văn hoá văn nghệ của báo chí có thể làm nền tảng để từ đó, mỗi cơ quan báo chí sẽ áp dụng thành khung xương sống cho mình khi tổ chức sự kiện. Luận văn đã bước đầu thống kê khá đầy đủ các khái niệm, lí thuyết hiện đang song song tồn tại trên thế giới và Việt Nam về PR và event. Từ thực tiễn khảo sát ba tờ báo Thanh Niên, Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh, Tiền Phong qua một số sự kiện, luận văn đã chỉ ra 8 những ưu điểm, nhược điểm của báo in Việt Nam hiện nay trong quá trình tổ chức sự kiện. - Luận văn Quá trình truyền thông về di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trên báo in (khảo sát báo Bắc Ninh, Văn hoá, Văn hoá Nghệ thuật, Văn hoá dân gian và Heritage từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2011) của HVCH Võ Biên Thuỳ, chuyên ngành Báo chí học. Luận văn này làm rõ vai trò và vị trí của báo chí Việt Nam nói chung, loại hình báo in nói riêng là diễn đàn của văn hoá Việt Nam. Khẳng định truyền thông là một sản phẩm văn hoá, do đó, văn hoá truyền thông là một vấn đề rất quan trọng đối với các di sản văn hoá của Việt Nam. 3.2. Chuyên trang Văn hóa của nền báo chí hiện đại nói chung là đối tượng nghiên cứu của một số bài báo đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến thực trạng thiếu và yếu về chất lượng của bài viết phê bình các mảng âm nhạc, điện ảnh, văn học trên chuyên trang này. -Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài Báo chí và phê bình văn học đăng ngày 10.01.2011tại trang web http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghiencuu-phe-binh/huynh-nhu-phuong-bao-chi-va-phe-binh-van-hoc.html đã viết: “Đời sống văn học thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông qua hoạt động phê bình. Mảng phê bình này thường được gọi là phê bình báo chí hay phê bình thông tấn. Đây chủ yếu là hoạt động của những cây bút làm việc ở các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình; đồng thời cũng có sự tham gia của những người sáng tác, những nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu và các trường đại học”. -Tác giả Huỳnh Dũng Nhân trong bài Phê bình hàn lâm và phê bình truyền thông cần xích lại gần nhau đăng ngày 01.01.2011 trên trang web 9 http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/huynhdung-nhan-phe-binhcan-xich-lai.html cho rằng: “Phải nhìn nhận báo chí truyền thông là phương tiện chính để chuyên chở các bài LLPB, cái hay ở đó mà cái dở cũng ở đó, với thế mạnh và cách tuyên truyền đại chúng của mình, phương tiện truyền thông cũng đã tạo ra một hiệu quả mạnh mẽ cho bạn đọc trước mỗi tác phẩm chứ không chỉ toàn hạn chế như một vài ý kiến đã nhận định”. - Tác giả Nguyễn Trọng Tạo trong bài Phê bình thơ cần những cặp mắt xanh (đăng ngày ngày 06/07/2012 tại địa chỉ: http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/371474) đã đề cập đến thực trạng chất lượng của tác phẩm phê bình thơ: “Thơ gửi về tòa soạn luôn luôn đầy, nhưng phê bình thơ – những cặp mắt xanh – thì thường rất khiêm tốn”. -Tác giả Tường Vy trong bài Lý luận phê bình VHNT trên báo chí - Yếu kém, vì sao? trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 03/08/2012 viết: “Lý luận phê bình đang bị đánh giá là yếu kém. Tuy nhiên, việc yếu kém này thời gian gần đây đang có xu hướng dồn lên các công cụ truyền thông nhất là báo chí (báo giấy, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử…)”. -Tác giả bài viết Thực trạng phê bình văn nghệ trên báo chí đăng ngày 04/06/2007 tại trang web http://suckhoedoisong.vn/638p0c15/thuc-trang-phebinh-van-nghe-tren-bao-chi.htm, đã nhận định: “Trong hội nghị bàn về thực trạng lý luận phê bình văn nghệ trên báo chí, trong đó lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổng kết một nghịch lý là sáng tác thì có trần nhưng phê bình thì không có trần, dẫn đến tình trạng trên công luận xuất hiện nhiều bài phê bình văn nghệ yếu kém về chất lượng chuyên môn và không khách quan, không đúng mực về thái độ. Sau hội nghị đó, chất lượng phê bình văn nghệ trên báo chí có thay đổi, nhưng trồi sụt không đều. Và cho đến nay chất lượng nhiều bài báo 10 trong lĩnh vực này vẫn thiếu tính chuyên môn, thiếu tầm chuyên nghiệp và thiếu tính khách quan”. - Tác giả Tường Vy viết bài Lý luận phê bình VHNT trên phương tiện truyền thông: Nặng quyền lợi - Nhẹ trách nhiệm trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/12/2010: “Kinh nghiệm nhiều năm vừa làm báo vừa tham dự trực tiếp trong lĩnh vực lý luận phê bình chuyên nghiệp, nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long nêu một thực trạng buồn: “Các nhà báo, nhất là những nhà báo tuổi đời, tuổi nghề còn non, kiến thức xã hội và nghệ thuật còn chưa được trang bị nhiều nhưng lại được trao một quyền quá lớn là phán xét tác phẩm, gây tác động định hướng xã hội. Tiêu cực cũng dễ phát sinh từ đây, bởi lĩnh vực văn học nghệ thuật không như các lĩnh vực khác có sự phân định rạch ròi mà thường phải dựa vào sự cảm nhận tinh tế từ tâm hồn”. - Tác giả Hạnh Phương trong bài Đi xem phim tư nhân bị chê là "dân trí thấp” trên báo điện tử Vietnamnet ngày 17/10/2012 khẳng định: “Công tác phê bình 1 số lĩnh vực như văn học, âm nhạc, điện ảnh trên báo chí hiện nay được đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu. Đây cũng là lý do thiếu vắng những bài viết phê bình thực sự trên báo chí khiến công chúng thiếu định hướng thẩm mỹ và không phân biệt được cái hay cái dở, từ đó không tự chọn được cho mình những tác phẩm thực sự có chất lượng. - Tác giả Nguyễn Lưu viết bài Đâu rồ i , các cây bút phê bình ? trên Tạp chí Thể Thao ngày 31/10/2012 đã cho rằng: “Số lượng những nhà phê bình nghệ thuật nói chung có tên tuổi tại nước ta hiện chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Các nhà phê bình chuyên về âm nhạc hay điện ảnh nói riêng thì con số còn hạn chế hơn nhiều” 11 - TS. Nguyễn Thị Tố Mai trong bài Hội thảo khoa học Lý luận phê bình âm nhạc của Nội san Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương ngày 27/02/2012 nhận định: “Bây giờ sách báo giấy, sách báo mạng tràn ngập, người ta thích đọc những truyện ly kỳ hấp dẫn, mấy ai đọc những bài viết về âm nhạc ngoài những người học âm nhạc đọc để nắm thông tin? Phê bình âm nhạc ở Việt Nam lại càng khó, nếu “bình” thì được, còn “phê” thì... dường như người ta ngại ngùng”. - Tác giả Cao Sơn viết bài Thúc đẩy hoạt động phê bình sân khấu: Cỗ xe tam mã chờ người ra roi trên báo Đại biểu nhân dân ngày 04/07/2012 viết: “Thời gian gần đây dẫu đã làm được khá nhiều việc nhưng cỗ xe tam mã của nghệ thuật sân khấu vẫn vì thiếu người ra roi, chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Một trong những giải pháp được các nhà quản lý và chuyên môn đưa ra là khuyến khích, thúc đẩy hoạt động phê bình sân khấu, trong đó chú trọng phê bình trên báo chí, bởi đích đến của sân khấu là công chúng” 3.3 Sách và giáo trình giảng dạy đề cập đến những kiến thức tổng quát về lĩnh vực VHNT cũng như hướng dẫn cách viết các bài báo giới thiệu, phê bình trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, còn có các cuốn sách tập hợp các bài viết phê bình văn hóa nghệ thuật có chất lượng đặc sắc đã được đăng trên trang Văn hóa các tờ báo in của các tác giả có tên tuổi. - Nguyễn Thị Minh Thái (2011), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đưa ra các nội dung liên quan đến lý luận về tác phẩm văn học nghệ thuật; thực hành viết phê bình tác phẩm văn học trên báo chí; thực hành bài viết phê bình nghệ thuật trên báo chí, trong đó bao gồm các bài viết phê bình tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh trên báo chí. 12 - Phan Thị Vàng Anh (2011), Tạp văn Phan Thị Vàng Anh, Nxb Trẻ Cuốn sách tập hợp những bài đã đăng trong mục Tôi nghe, đọc, xem, thấy của báo Thể thao-Văn hóa năm 2002, 2003, 2004 dưới bút danh Thảo Hảo; Có thể các đại biểu chưa biết của báo Đại biểu Nhân dân năm 2005, 2006 dưới bút danh An Bàng và trên các tờ Tuổi trẻ, Tia sáng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn… Trong số này, có những bài báo bình luận phim, sách cũng như đề cập đến đời sống văn hóa nghệ thuật đã đăng trên trang Văn hóa Nghệ thuật của các tờ báo trên. Như vậy, chưa có đề tài nào đi sâu khảo sát cụ thể chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM, mà phần lớn là những bài báo lẻ, hoặc những nghiên cứu văn học nghệ thuật trên những vấn đề chung. Cái mới và cái không trùng lặp của luận văn này chính là việc phân tích quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM, từ đó, rút ra những kinh nghiệm nghề nghiệp, và đề xuất các giải pháp để nâng cao, đổi mới chất lượng trang báo đặc thù này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là Quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM, xu hướng biên tập của chuyên trang này, và cuối quy trình, người viết cũng cố gắng đề cập đến nhận xét, đánh giá của công chúng về chất lượng của trang báo này. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát hơn, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu thêm về chất lượng nội dung của trang báo khi so sánh với một số tờ báo có tôn chỉ mục đích và đối tượng phục vụ tương tự Báo Công An TPHCM. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bản sắc VHNT truyền thống; các tài liệu, giáo 13 trình, sách tham khảo, báo và tạp chí trong và ngoài nước… có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này sử dụng những phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp phân tích văn bản - Phương pháp phỏng vấn các nhà báo, độc giả, văn nghệ sĩ. - Phương pháp tổng hợp tư liệu, thống kê và phân tích so sánh. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vấn đề chuyên trang trong xu hướng báo in hiện đại ở Việt Nam thế kỷ XXI Chương này tập trung giải quyết 3 vấn đề gồm: Những khái niệm chung về chuyên trang báo in, vai trò của chuyên trang Văn hóa trong phạm vi báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung và chuyên trang Văn hóa trong xu hướng phát triển của báo in hiện đại. Đó là cơ sở lý luận để phân tích quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM sẽ được đề cập trong chương 2. Chương 2: Phân tích quy trình tổ chức trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM Trong chương này trình bày tổng quan trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM, chỉ ra đặc thù chuyên trang văn hóa của Báo Công An TPHCM, trình bày và phân tích Quy trình tổ chức trang Văn hóa Báo Công An TPHCM cũng như sự vận hành của quy trình này, đồng thời chỉ ra thành công và hạn chế trong tổ chức quản lý và thực hiện trang Văn hóa Báo Công An TPHCM. Chương 3: Kinh nghiệm và giải pháp đổi mới quy trình tổ chức trang Văn hóa Báo Công An TPHCM. 14 Dựa trên các phân tích ở chương 2, đồng thời so sánh trang Văn hóa Báo Công An TPHCM với trang Văn hóa một số tờ báo khác có cùng tôn chỉ mục đích như Pháp Luật TPHCM, An Ninh Thế Giới, luận văn tổng kết và đề xuất những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng nội dung trang báo. Chúng tôi cũng so sánh trang Văn hóa Báo Công An TPHCM với trang Văn hóa Nghệ thuật Giải trí của Báo Tuổi Trẻ, một ấn phẩm dành cho thanh niên được yêu thích và được cả người làm báo lẫn công chúng đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, đặc biệt trong thời điểm báo in đang khủng hoảng như hiện nay. Cũng trong chương này, tác giả nêu ra những kinh nghiệm nghề nghiệp và một vài suy nghĩ về công việc tổ chức thực hiện chuyên trang Văn hóa trên báo in. 15 Chương 1: VẤN ĐỀ CHUYÊN TRANG TRONG XU HƯỚNG BÁO IN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XXI 1.1 Những khái niệm chung về chuyên trang báo in Các tiến bộ, đột phá về mặt kỹ thuật, công nghệ đã giúp các phương tiện truyền thông đại chúng có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức. Cùng với phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử, báo in đã khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Là kênh thông tin truyền thống, báo in đã và đang góp phần trong việc nâng cao dân trí, nâng cao khả năng tư duy lý luận cũng như khả năng tham gia vào các vấn đề thời sự và thời cuộc của người dân. Trong mỗi tờ báo in có tên gọi, thứ tự và số lượng trang báo nhất định, ít thay đổi trong một thời gian dài. Tùy vào tiêu chí làm báo của từng tòa soạn, đối tượng phục vụ của tờ báo, nội dung cụ thể của từng tờ báo và tùy vào quan điểm của BBT mà mỗi tòa soạn báo có cách đặt tên cho từng trang báo trong tổng thể tờ báo. Trong phạm vi luận văn này, từ “chuyên trang” dùng để chỉ một trang báo trong một tờ báo mà ở đó, tập hợp tin và bài trong trang báo đó đều tập trung chuyển tải nội dung thời sự trong một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Số lượng trang báo dành cho mỗi chuyên trang được các tòa soạn định lượng phụ thuộc vào mức độ quan trọng của lĩnh vực ấy, phụ thuộc vào sự quan tâm của xã hội dành cho lĩnh vực ấy. Mỗi tòa soạn có số lượng trang báo khác nhau dành cho các chuyên trang. Chuyên trang về một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội có thể xuất hiện nhiều hay ít ở tờ báo này nhưng có thể hoàn toàn không xuất hiện ở những tờ báo khác. Tuy nhiên có những chuyên trang xuất hiện trong hầu hết các tờ báo có mặt trong đời sống báo chí ở Việt Nam, trong đó có chuyên trang văn hóa. 16 Nói về tính chất của từng trang báo, tác giả Grabennhicốp viết trong cuốn Báo chí trong kinh tế thị trường như sau: “ Mỗi một trang báo đều có những chức năng riêng, một nội dung nhất định. Ví dụ, theo truyền thống, ở trang nhất người ta in những thông tin quan trọng nhất, cấp bách có tính chất chiến lược. Trang hai và ba của báo chính trị bốn trang, nói chung đều đưa những bài phân tích, các vấn đề chủ yếu mang chủ đề chiến lược và tình hình quốc tế. Trang cuối in phần lớn các thông báo và các bài không quá lớn về chủ đề văn hóa, thể thao, hỏi đáp và quảng cáo” [47, tr. 231]. Để duy trì thói quen thưởng thức tờ báo và theo dõi thông tin của độc giả, chuyên trang thường được đặt cố định về mặt thứ tự ở những trang báo nhất định. Tuy nhiên, trong xu thế làm báo hiện đại ngày nay, chuyên trang đã không còn nữa tính chất cố định. Tùy theo số lượng và tầm quan trọng của sự kiện diễn ra trong đời sống, tòa soạn có thể quyết định tăng hoặc giảm số lượng trang báo dành cho chuyên trang trong từng số báo. Có thể thấy rõ điều này ở chuyên trang Văn hóa-Nghệ thuật-Giải trí của Báo Tuổi Trẻ. Thông thường, trang Văn hóaNghệ thuật-Giải trí của tờ báo này nằm ở trang thứ 13. Nhưng có những ngày tòa soạn tăng thêm một trang Văn hóa-Nghệ thuật-Giải trí nằm ở trang 12 để chuyển tải hết nội dung lĩnh vực văn hóa trong ngày. Sự vận động tích cực này, theo sát tình hình văn hóa văn nghệ hàng ngày hàng tuần của chuyên trang đã thúc đẩy tòa soạn linh hoạt hơn trong việc làm báo và việc này có lợi cho độc giả trong việc được tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết. Để có thêm cách nhìn cũng như quan điểm về một “chuyên trang” của một tờ báo, chúng tôi đã phỏng vấn một số nhà báo về khái niệm này. Bàn về “chuyên trang”, nhà báo-nhạc sĩ Đào Văn Sử, Trưởng Văn phòng đại diện báo Quân Đội Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Khái niệm “chuyên 17 trang” hay “trang chuyên đề” cũng chỉ nhằm thông tin cho bạn đọc rằng : Đây là trang có chủ đề nội dung cụ thể, không lẫn với trang khác. Hay nói cách khác, những nội dung không liên quan đến chủ đề này, không có ở đây. Còn cách cấu trúc chuyên trang thì có lẽ rất đa dạng, linh hoạt, không nên khuôn sáo. Miễn sao nêu bật chủ đề, nhìn trang thấy rõ nội dung chính và phụ, càng đa dạng thể loại báo chí càng tốt, thậm chí nên thêm vào trang cả các sáng tác văn học nghệ thuật ( với tỷ lệ nhỏ) như: thơ, tiểu phẩm, tranh, nhạc... Một số báo có thể có một hoặc nhiều chuyên trang, tùy thuộc vào tình hình chính trị, xã hội, tuy nhiên không lạm dụng nhiều chuyên trang dẫn tới nặng nề”. Nhà thơ - nhà báo Hồ Thi Ca (từng công tác tại Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, Báo điện tử VietNamNet, Báo Công an TPHCM, hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM) thì quan niệm: “Trong mỗi tờ báo dù là thời sự tổng hợp hay tạp chí đều có những chuyên trang nhằm khu biệt nội dung, đề tài, thành phần độc giả. Ví dụ: chuyên trang Giáo dục của báo Sài Gòn Giải Phóng, chuyên trang Nhịp sống trẻ của báo Tuổi Trẻ, chuyên trang Văn hóa của Báo Công An TPHCM… Tuy nhiên, mỗi chuyên trang ở một tờ báo có khuynh hướng tin bài khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí tờ báo, chỉ đạo của BBT và đối tượng bạn đọc mà khai thác đậm nhạt, nông sâu các vấn đề thuộc các đề tài trong các chuyên trang. Có thể định nghĩa chuyên trang trên một tờ báo in là trang báo được dành riêng cho một nội dung trong một lĩnh vực nhất định. Với báo chí hiện đại, chuyên trang có thể được phân biệt sâu sắc hơn do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống chi phối làm mọi lĩnh vực đa dạng hơn lên. Do đó, trong phần “đất” dành cho chuyên trang (ví dụ: chuyên trang VHNT) có thể còn được BBT hoặc BTV phân nhỏ theo các chuyên đề (ví dụ: chuyên đề Điện ảnh 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan