Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình thu mua và xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu petro...

Tài liệu Quy trình thu mua và xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu petrolimex - chi nhánh bình dương

.PDF
41
1564
95

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC MÔÛ BAÙN COÂNG TP. HOÀ CHÍ MINH KHOA KINH TEÁ VAØ QUAÛN TRÒ KINH DOANH ^ ] CHUYEÂN ÑEÀ THÖÏC TAÄP TOÁT NGHIEÄP Ñeà taøi: SVTH: Phaïm Thò Ngoïc Tuyeàn MSSV: 40260195 Lôùp: Qt02Qt1 GVHD: Thaïc só Ngoâ Vaên Phong Tp.Hoà Chí Minh Thaùng 05 - 2006 Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương [\]^ Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, trước hết em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại Học Mở-Bán Công Tp.HCM khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích. Đặc biệt là em xin bày tỏ lòng biết ơn với thạc sĩ Ngô Văn Phong đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn các chú, các anh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex – Chi nhánh Bình Dương đã tạo điều kiện tốt nhất cho em tiếp cận với thực tế để hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn. Tp.HCM, tháng 05-2006 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Tuyền 3Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong i Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương [\ ]^ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PETROLIMEX – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG I. Lịch Sử Hình Thành..................................................................... 01 II. Phạm Vi, Nhiệm Vụ, Phương Hướng Kinh Doanh Và Quyền Hạn Của Chi Nhánh 1. Phạm Vi Kinh Doanh.............................................................. 03 2. Nhiệm Vụ Kinh Doanh ........................................................... 03 3. Quyền Hạn Của Chi Nhánh ................................................... 04 4. Phương Hướng Kinh Doanh .................................................. 05 III. Sơ Đồ, Cơ Cấu Tổ Chức 1. Trách Nhiệm, Quyền Hạn Của Giám Đốc Chi Nhánh........ 06 2. Trách Nhiệm, Quyền Hạn Của Kế Toán Trưởng................ 06 3. Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Phòng Kinh Doanh ................. 07 IV. Những Lợi Thế, Khó Khăn Hiện Nay Của Chi Nhánh 1. Lợi Thế ..................................................................................... 07 2. Khó khăn.................................................................................. 08 V. Tình Hình Kinh Doanh Của Chi Nhánh Bình Dương Trong Năm 2005 1. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu ................................................ 08 2. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu ............................................ 10 3. Doanh Thu Xuất Khẩu ........................................................... 11 4. Tình Hình Doanh Thu, Lợi Nhuận........................................ 12 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THU MUA VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CHI NHÁNH I. Quy Trình Thu Mua Nông Sản 3Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong ii Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương 1. Tiêu Chuẩn Của Các Mặt Hàng Nông Sản .......................... 15 2. Thu Mua Nông Sản................................................................. 16 3. Ký Kết Hợp Đồng Mua Bán................................................... 17 4. Thuê Kho Bãi........................................................................... 19 5. Nhập Hàng Vào Kho............................................................... 19 II. Quy Trình Xuất Khẩu Nông Sản 1. Chuẩn Bị Và Ký Kết Hợp Đồng Ngoại Thương .................. 20 1.1 Lựa Chọn Thị Trường ........................................................... 20 1.2 Lựa Chọn Khách Hàng .......................................................... 21 1.3 Đàm Phán Giao Dịch.............................................................. 21 1.4 Ký Kết Hợp Đồng Ngoại Thương ......................................... 22 2. Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu 2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu theo yêu cầu của hợp đồng ........ 25 2.2 Kiểm tra hàng xuất khẩu ....................................................... 25 2.3 Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá............ 26 2.4 Kiểm tra, đóng hàng vào container ...................................... 26 2.5 Làm thủ tục Hải quan ............................................................ 27 2.6 Giao hàng cho người vận tải.................................................. 28 2.7 Lấy vận đơn............................................................................. 29 2.8 Xin giấy chứng nhận xuất xứ ................................................ 29 2.9 Thông báo kết quả giao hàng ................................................ 30 2.10 Lập bộ chứng từ thanh toán ................................................ 30 2.11 Quyết toán ............................................................................. 31 CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH I. Nhận Xét........................................................................................ 32 II. Giải Pháp Và Kiến Nghị 1. Kết Cấu Hàng Xuất Khẩu...................................................... 33 2. Chất Lượng Hàng Xuất Khẩu ............................................... 34 3. Đối Tác ..................................................................................... 34 4. Bộ Máy Tổ Chức ..................................................................... 35 3Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong iii Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PETROLIMEX – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG I. Lịch Sử Hình Thành Ngày 17-04-1995 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập theo quyết định số 224/TTG và hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt theo quyết định số 1232/2000/QĐ/BTM ngày 01/09/2000.Tổng Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, được Nhà nước giao vốn, đất đai cùng các nguồn lực khác để thực hiện kinh doanh. Tổng Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao, chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, là đại diện chủ sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại Tổng Công ty. Theo quyết định số 0806/1999/QĐ-BTM ngày 03-07-1999 và 0853/1999/QĐ-BTM ngày 12/07/1999 của Bộ Thương mại Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập, kinh doanh các ngành nghề: - Kinh doanh các mặt hàng: nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ và các hàng hoá do Việt Nam sản xuất. - Kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải xăng dầu, đầu tư, đại lý và gia công, chế biến hàng xuất khẩu. - Nhập khẩu hàng hoá, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Tên giao dịch: Petrolimex International Trading Company Tên viết tắt: Pitco Trụ sở chính: 54-56 Bùi Hữu Nghĩa Q5, Tp.HCM Tổng vốn: 60.000.000.000 VND Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 1 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Trong đó:   Vốn cố định: 20.000.000.000 VND Vốn lưu động: 40.000.000.000 VND Ngày 20-09-2000 theo Quyết định số 1299/2000/QĐ – TM của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Giấy phép số 332/GP – VB ngày 26-10-2000 của UBND Tp.HCM cho phép Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Petrolimex, kinh doanh thêm ngành nghề khoáng sản , hàng hoá kim loại màu. Nhằm bắt kịp với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào Nghị định số 64/2002/NĐ – CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, xét đề nghị của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam tờ trình số 0988/XD – HĐQT ngày 11/06/2004, ngày 23/06/2004 Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Petrolimex được cổ phần hoá theo Quyết định số 0838/2004/QĐ – BTM. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex Tên giao dịch: Petrolimex International Trading Joint Stock Company Tên viết tắt: Pitco Trụ sở chính: 54-56 Bùi Hữu Nghĩa Q5, Tp.HCM Mã số thuế: 0301776741 Số đăng ký kinh doanh: 103419 Vốn điều lệ: 60.000.000.000 VND Trong đó:   Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ trị giá 30.600.000.000 VND Người lao động trong doanh nghiệp giữ 17,18% vốn điều lệ trị giá 10.310.900.000 VND  Bán ra ngoài 31,82% vốn điều lệ trị giá 19.089.100.000 VND Trong những năm gần đây, Bình Dương nổi trội lên thành một tỉnh năng động với những lợi thế sẵn có như gần với Thành phố Hồ Chí Minh; lưu thông thuận tiện với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; có đường sông, cảng; diện tích đất rộng…Bình Dương đã thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Nhận thấy việc đầu tư ở Bình Dương sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 2 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương xuất nhập khẩu của công ty như gần nguồn cung cấp là nông sản và gần nơi tiêu thụ, có kho bãi rộng thuận tiện cho việc tồn trữ bảo quản hàng hoá. Ngày 28/10/2004 chi nhánh Bình Dương được thành lập, đặt văn phòng tại: Đường D1, ấp Bình Phú, xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Mã số thuế: 0301776741002 Taì khoản số: 0281000122997- ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Bình Dương Chi nhánh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu độc lập với công ty, có trách nhiệm và quyền hạn riêng, có bộ máy tổ chức chặt chẽ, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. II. Phạm Vi, Nhiệm Vụ, Phương Hướng Kinh Doanh Và Quyền Hạn Của Chi Nhánh 1. Phạm Vi Kinh Doanh Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản như sắn lát, hồ tiêu, bắp hạt, sắt thép, hạt nhựa. 2. Nhiệm Vụ Kinh Doanh Tổ chức, thực hiện các loại hình kinh doanh: + Xuất khẩu: Mua hàng trong nước, bán xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài. + Nhập khẩu: Mua hàng tại nước ngoài, bán cho thị trường trong nước. + Tạm nhập tái xuất: Mua hàng từ nước ngoài, bán cho khách nước ngoài. + Nội địa: Mua hàng trong nước, bán tại thị trường trong nước. + Dịch vụ: Đại lý mua bán hàng hoá, xuất mhập khẩu uỷ thác. Xây dựng các phương án kinh doanh thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương hàng năm trung hạn và dài hạn, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Nắm bắt kịp thời tình hình nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng, cung cấp kịp thời cho công ty về giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của các đơn vị khác trong địa bàn. Tổ chức tốt công tác thông tin quảng cáo theo kế hoạch chỉ đạo của công ty. Tuân thủ quy trình, thủ tục mua bán hàng hoá theo quy định về quản lý kinh doanh của công ty. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 3 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng và hao hụt hàng hoá theo đúng các tiêu chuẩn, định mức, quy định hiện hành của Nhà nước và công ty. Thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định. Chủ động ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong nước và hợp đồng xuất nhập khẩu với các tổ chức nước ngoài các mặt hàng sắn lát, hồ tiêu, bắp hạt, sắt thép, hạt nhựa với hạn mức tối đa là 110.000 USD. Thực hiện đúng các chính sách, chế độ quản lý tài sản, quản lý tài chính, lao động tiền lương do công ty đề ra theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Chấp hành đầy đủ các chế độ thông tin báo cáo theo quy định của công ty và các cơ quan chức năng Nhà nước tại địa phương. 3. Quyền Hạn Của Chi Nhánh Được ký kết các hợp đồng có hạn mức tối đa 110.000 USD/ hợp đồng đối với tất cả các mặt hàng chi nhánh đăng ký kinh doanh với công ty. Đối với các mặt hàng mới, ngành hàng mới chưa được chi nhánh đăng ký kinh doanh, các hợp đồng có giá trị lớn hơn hạn mức quy định phải báo cáo với công ty và được công ty phê duyệt bằng văn bản mới được thực hiện. Được công ty giao vốn để chủ động sản xuất kinh doanh. Tổng mức vốn và tài sản được giao là 5.000.000.000 VND Được vay vốn của các ngân hàng, các tổ chức tài chính để đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng mức vốn vay tối đa là 5.000.000.000 VND. Trong trường hợp cần thiết chi nhánh sẽ được công ty bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Điều động tài sản trong nội bộ chi nhánh và nhận thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện Hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và công ty. Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị mới phù hợp với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý chặt chẽ và khai thác các loại tài sản, trang thiết bị kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng, phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 4 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Đề nghị công ty thành lập, sát nhập, tách, giải thể, đổi tên đơn vị hoặc đổi cấp quản lý. Chi nhánh không được đầu tư ra bên ngoài; không được sử dụng hàng hoá, tài sản của mình để cho thuê, cầm cố, thế chấp; không được bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức vay vốn, thanh toán chậm trả; không được nhượng bán tài sản. Căn cứ nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch cơ bản nhằm phát triển kinh doanh, đảm bảo kinh doanh đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn; trình công ty xem xét cân đối trong kế hoạch tổng thể của công ty và xác định nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch. Đề nghị công ty xem xét, ký kết hợp đồng, tiếp nhận, điều động, nâng bậc lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi học, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, nghĩ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với các cán bộ thuộc trực chi nhánh quản lý. 4. Phương Hướng Kinh Doanh Từng bước chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần một cách vững chắc. Từng bước tiếp cận và thâm nhập thị trường trong nước cũng như khai thác thị trường thế giới. Thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí, giữ vững và làm tăng uy tín của PITCO, tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. III. Sơ Đồ, Cơ Cấu Tổ Chức BAN GIÁM ĐỐC PHÒNH KINH DOANH Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN 5 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương 1. Trách Nhiệm, Quyền Hạn Của Giám Đốc Chi Nhánh Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty và pháp luật về hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản và bảo toàn, phát triển vốn và tài sản được giao, bảo đảm bù đắp đủ 100% số lỗ nếu kinh doanh không có hiệu quả. Tổ chức, điều hành các hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh để việc kinh doanh được thông suốt. Ký kết lại hợp đồng lao động; điều động, bố trí, sắp xếp nhân sự; nâng bậc lương; cử đi học; khen thưởng; kỷ luật; thực hiện các chế độ chính sách khác đối với các nhân viên thuộc quyền quản lý của giám đốc chi nhánh theo phân cấp. 2. Trách Nhiệm, Quyền Hạn Của Kế Toán Trưởng Làm nhiệm vụ công tác kế toán, thống kê giúp Giám đốc quản lý tài chính của đơn vị. Tham gia cùng với nhân viên phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng trong trường hợp hợp đồng có giá trị lớn hoặc các hợp đồng dịch vụ ( vận tải, bảo hiểm, thuê kho) theo quy định cụ thể của từng ngành hàng bằng văn bản. Soát xét tính chính xác, đầy đủ của các đơn mở L/C và thực hiện mở L/C nhập khẩu kịp thời. Kiểm tra tính chính xác, pháp lý và nhận bộ chứng từ nhập khẩu. Nhận và kiểm tra tính chính xác, pháp lý, phù hợp với hợp đồng và thông lệ quốc tế của L/C xuất khẩu. Kiểm tra và có ý kiến trong tất cả các phương án kinh doanh, các hợp đồng mua bán, tờ trình về giá bán hàng tồn trữ. Những ý kiến phải kịp thời để không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất kinh doanh. Chỉ đồng ý thanh toán các khoản chi phí hợp lý đã thể hiện trong phương án kinh doanh. Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn cụ thể của công ty. Thanh toán quyết toán và lập báo cáo kế toán tài chính, thống kê chính xác, kịp thời, kê khai nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. Đảm bảo đủ nguồn vốn SXKD cho các phương án kinh doanh đã được duyệt, thanh toán cho khách hàng nhanh chóng chính xác theo quy định trong hợp đồng. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 6 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Phối hợp với phòng kinh doanh giải quyết công nợ và những tranh chấp về công nợ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Chủ trì và phối hợp với phòng kinh doanh trong việc kiểm kê cân đối hàng hoà tồn kho. 3. Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Phòng Kinh Doanh Nghiên cứu xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng. Phải trực tiếp tìm hiểu chi tiết, cụ thể nhận định đánh gía khả năng kinh doanh và tài chính và uy tín của khách hàng trên thương trường. Tự tổ chức quá trình giao nhận, đưa hàng hoá về kho, bảo quản hàng hoá trong kho an toàn, đúng chủng loại, đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo đúng thời gian quy định của các hợp đồng. Kinh doanh đúng chức năng, ngành hàng mà công ty đã quy định cho chi nhánh. Giới thiệu khách hàng và mặt hàng không cùng chức năng kinh doanh của mình cho đơn vị khác trong công ty. IV. Những Lợi Thế, Khó Khăn Hiện Nay Của Chi Nhánh 1. Lợi Thế Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng (sắn lát, tinh bột mì, tiêu, bắp hạt, sắt thép, hạt nhựa) đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng nước ngoài. Cán bộ, nhân viên của chi nhánh đều có trình độ đại học, thành thạo ngoại ngữ, tin học, có tinh thần học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Nội bộ chi nhánh đoàn kết. Nhận được sự giúp đỡ tận tình của công ty và các đơn vị khác thuộc sự quản lý của công ty. Thương hiệu, uy tín Pitco được xây dựng, định hình vững chắc, có khả năng cạnh tranh cao. Các ngân hàng mà chi nhánh có mở tài khoản như ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank có uy tín lớn Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 7 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương trong quan hệ tín dụng nên chi nhánh có thể vay vốn và được hỗ trợ bởi các ngân hàng lớn khác. Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với các công ty trung gian nên có được nguồn hàng có chất lượng cao, ổn định, giá cạnh tranh. 2. Khó khăn Các nguồn hàng như sắn lát, bắp hạt đang ngày càng ít, tính cạnh tranh ngày càng cao. Bên cạnh đó, mặt hàng sắt thép cũng đang lên giá làm cho mức tiêu thụ chậm lại. Không đủ chi phí để tiến hành khảo sát trực tiếp thị trường, tìm kiếm khách hàng mà chỉ tiến hành giao dịch qua mạng Internet hoặc dựa vào số khách hàng cũ sẵn có. Công ty chỉ cấp cho chi nhánh số vốn nhất định nên chi nhánh phải tự xoay sở kinh doanh bằng cách vay vốn ngân hàng khi cần thiết nên phải chịu mức lãi suất. Xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực kinh doanh từ khâu nhập hàng đến khâu xuất khẩu. V. Tình Hình Kinh Doanh Của Chi Nhánh Bình Dương Trong Năm 2005 1. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Bảng 1: Cơ cấu ngành hàng nông sản xuất khẩu KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG (VND) TIÊU BẮP HẠT SẮN & CÁC SẢN PHẨM TỪ SẮN % 26.380.228.127 85,89 317.122.200 1,03 4.015.283.204 13,08 Nguồn: Phòng Kế toán Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 8 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương TIEÂU BAÉP HAÏT SAÉN & CAÙC SAÛN PHAÅM TÖØ SAÉN Biểu đồ 1: Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Nhận xét Qua bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản của chi nhánh vào năm 2005 chúng ta nhận thấy rằng trong cơ cấu này mặt hàng hồ tiêu có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất tới 85,89%, nhiều gấp 83,39 lần so với bắp hạt và nhiều gấp 6,57% so với mặt hàng sắn lát và các sản phẩm từ sắn, tiêu trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chi nhánh hiện nay. Bên cạnh đó, nhu cầu về mặt hàng hồ tiêu trên thế giới ngày càng cao, ngay cả đất nước được xem là “cái nôi” của hồ tiêu và có sản lượng sản xuất hồ tiêu có chất lượng tốt đứng hàng đầu trên thế giới là Ấn Độ vẫn phải nhập hồ tiêu. Một trong những thị trường, khách hành quen thuộc của chi nhánh là Ấn Độ và một số công ty của Ấn Độ. Do đó chi nhánh đã tiến hành dự trữ một số lượng lớn hồ tiêu, sẵn sàng xuất khẩu khi có khách hàng. Dự đoán trong thời gian tới, cụ thể là trong năm 2006 mặt hàng này vẫn có sức mua cao và vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chi nhánh. Đứng thứ hai trong bảng cơ cấu ngành hàng nông sản xuất khẩu xét về khía cạnh kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng sắn lát và các sản phẩm từ sắn, chiếm 13,08%, nhiều gấp 12,7% so với mặt hàng bắp hạt. Nguyên nhân là do khách hàng của mặt hàng này không nhiều và có nhu cầu ít, bên cạnh đó còn do mặt hàng này rất dễ bị hao hụt, hư hại khi tồn trữ, bảo quản nên khối lượng thực nhập lúc sau thường sẽ giảm so với lúc mới nhập kho. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 9 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Cuối cùng là mặt hàng bắp hạt, chiếm 1,03%. Nguyên nhân do lượng hàng nhập kho của mặt hàng này ít, công dụng của bắp hạt là chế biến thành bột dinh dưỡng hoặc làm thức ăn gia súc, những sản phẩm như bột dinh dưỡng từ bắp ít được khách hàng sử dụng, không như sản phẩm từ tiêu được dùng làm gia vị nên có nhu cầu thường xuyên và ổn định hơn bắp, thức ăn gia súc phần lớn được chế biến từ sắn lát có hàm lượng tinh bột cao, bắp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành phần của thức ăn gia súc. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao nhu cầu nhập hàng của các nhà nhập khẩu về mặt hàng này không nhiều dẫn tới kim ngạch xuất khẩu của bắp hạt trong năm 2005 vừa qua đứng thứ ba trong cơ cấu ngành hàng nông sản xuất khẩu của chi nhánh. 2. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Bảng 2: Thị trường xuất khẩu Thị trường Kim ngạch ( USD ) Tỉ trọng (%) Dubai 529.372,00 35,00 Malaysia 434.467,00 28,70 Korea 105.135,69 6,95 China 172.027,48 11,37 Thailand 111.770,52 7,39 Philippin 74.100,00 4,50 Italia 86.214,789 6.09 Nguồn: Phòng Kinh doanh Tæ troïng Dubai Malaysia Korea China Thailand Philippin Italia Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 10 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Nhận xét Theo bảng 2 ta thấy, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Châu Á. Hiện nay thị trường chủ lực của chi nhánh là thị trường Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc. Những thị trường ở Châu Á tương đối dễ tính so với Châu Âu tuy nhiên cũng xuất hiện sự cạnh tranh rất gay gắt. Điển hình như thị trường Ấn Độ có sự cạnh tranh từ thị trường nội địa về mặt hàng hồ tiêu, đối với thị trường Trung Quốc, gia nhập vào WTO, Trung Quốc đã tăng hạn ngạch nhập khẩu cho các nước thành viên WTO, điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt cho các nhà xuất khẩu khi kinh doanh ở thị trường Trung Quốc. Tại thị trường Malaysia mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hồ tiêu, chi nhánh chủ yếu chỉ dựa vào các khách hàng truyền thống nên kim ngạch của thị trường này chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng. Những thị trường còn lại như Nhật Bản, Thái Lan, Italia…chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. 3. Doanh Thu Xuất Khẩu Bảng 3: Doanh Thu xuất khẩu (VND) Quý Doanh thu xuất khẩu Quý I Quý II Quý III Quý IV 2.603.913.300 3.710.595.090 5.308.007.957 12.284.265.780 Nguồn: Phòng Kế toán Bảng 3.1: So sánh So sánh Tuyệt đối Chỉ tiêu Quý II so Quý I Tương đối (%) Quý III so Quý Quý IV so II Quý III Quý II so Quý I Quý III so Quý Quý IV so Quý III II Doanh thu xuất 1.106.681.790 1.597.412.867 6.976.257.823 42,50 43,05 131,29 khẩu Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 11 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương 14000000 12000000 10000000 8000000 doanh 6000000 th u 4000000 2000000 Q uyù I Q u y ù II Q u y ù III Q u y ù IV 0 quyù Biểu đồ 3: Doanh thu xuất khẩu nông sản năm 2005 Nhận xét Qua bảng 2 và 2.1 cho ta thấy tình hình doanh thu xuất khẩu nông sản có xu hướng ngày càng tăng. Quý II năm 2005 doanh thu đạt 3.710.595.090 VND, tăng 42,50% so với quý I doanh thu là 2.603.913.300 VND. Sang quý III doanh thu đạt 5.308.007.957 VND, tăng 43,05% so với quý II. Tới quý IV, doanh thu tiếp tục tăng, đạt 12.284.265.780 VND, tăng 131,29% so với quý III. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang từng bước phát triển kinh doanh, có những điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc cho sau này. 4. Tình Hình Doanh Thu, Lợi Nhuận Bảng 4: Tình hình doanh thu, lợi nhuận ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế Quý I Quý II Quý III Quý IV 5.286.489.430 7.136.696.810 180.059.857 206.152.674 407.610.748 800.370.988 6.751.677 -1.657.195 32.432.701 225.005.742 6.292.279.957 14.739.158.695 Nguồn: Phòng Kế toán Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 12 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Bảng 4.1: So sánh So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Chỉ tiêu Quý II Quý IV Quý III Quý II so Quý Quý III so Quý IV so I Quý II Quý III 1.850.207.380 -844.416.853 8.446.878.783 34,5 -11.83 134.24 26.092.817 201.458.074 392.760.240 14,49 97,72 96,36 -8.408.872 34.089.896 192.573.041 -124.54 20.636,15 593.76 so Quý I so Quý II so Quý III Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế 16000000000 14000000000 VND 12000000000 10000000000 Quý I 8000000000 Q u ý II 6000000000 Q u ý III 4000000000 Q u ý IV 2000000000 0 -2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng doanh th u Tổng chi phí Lợ i n h u ận s au th u ế Biểu đồ 4: Tình hình Doanh thu, Lợi nhuận Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 13 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Nhận xét Qua bảng 3 và 3.1 ta thấy rằng tình hình tổng doanh thu của chi nhánh không ngừng tăng lên trong năm 2005. Tuy nhiên, vào quý III doanh thu có sự sụt giảm,quý III doanh thu đạt 6.292.279.957VND, giảm 11,83% so với quý II là 7.136.696.810 VND. Nguyên nhân là vào quý này thường bị ảnh hưởng của thời tiết, nên việc nhập kho nông sản cũng như việc đóng hàng xuất hoặc vận chuyển bằng tàu thường chịu nhiều ảnh hưởng do mưa bão, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Xét các quý khác thì tình hình doanh thu khả quan hơn, quý II doanh thu đạt 7.136.696.810 VND, tăng 34,5% so với quý I đạt mức doanh thu là 5.286.489.430 VND. Tiếp theo đà trưởng, quý IV có mức doanh thu 14.739.158.695VND tăng 134.24% so với quý III. Tình hình tổng chi phí cũng không ngừng tăng lên do chi nhánh mới thành lập, phải đầu tư rất nhiều vào việc cũng cố bộ máy quản lý, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tổng chi phí của quý II là 206.152.674 VND tăng 14,49% so với quý I là 180.059.857VND. Sang quý III, chi phí 407.610.748VND tăng 97,72% so với quý II. Quý IV tổng chi phí là 800.370.988 VND tăng 96,36% so với quý III. Xét yếu tố tổng lợi nhuận sau thuế, tình hình tổng lợi nhuận tăng rất nhanh nhưng nhìn tổng quát là lợi nhuận ít. Vấn đề này phù hợp với quy luật kinh doanh: “có rất ít lợi nhuận trong những năm đầu của hoạt động kinh doanh”, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, dễ dàng thấy rõ nhất là do tổng chi phí cao. Vào quý II, lợi nhuận sau thuế bị âm, tức là kết quả kinh doanh trong quý này là lỗ mặc dù doanh thu có tăng, lý giải nguyên nhân của vấn đề này là do giá vốn hàng bán cao, chi phí cho hoạt động tài chính tăng và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng, đó là những nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh của quý này lỗ. Tuy nhiên ở những quý sau tình hình được cải thiện, quý III có múc lợi nhuận là 32.432.701VND, tăng 20.636,15% so với quý II, và quý IV mức lợi nhuận là 225.005.742 VND tăng 593.76% so với quý III, một tốc độ tăng rất nhanh chứng tỏ sự nổ lực, cố gắng của chi nhánh. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 14 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THU MUA VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CHI NHÁNH I. Quy Trình Thu Mua Nông Sản Quy trình thu mua nông sản của chi nhánh thường đươc tiến hành theo thứ tự của sơ đồ sau: Tiêu Chuẩn Của Các Mặt Hàng Nông Sản Thu Mua Nông Sản Ký Kết Hợp Đồng Mua Bán Thuê Kho Bãi Nhập Hàng Vào Kho 1. Tiêu Chuẩn Của Các Mặt Hàng Nông Sản Đây là bước đầu tiên và được chuẩn bị trước nhằm: Để các mặt hàng nông sản không bị hư hại, tiêu hao nhiều trong quá trình bảo quản, tồn trữ chi nhánh đã đưa ra các tiêu chuẩn cho các mặt hàng nông sản như sau: Sắn lát: - Tinh bột: 70% tối thiểu - Độ ẩm: 14% tối đa - Xơ: 5% tối đa - Tạp chất: 1% tối đa - Đóng bao PP 40 kg/bao Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 15 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền Quy trình Thu Mua & Xuất Khẩu Nông Sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PetrolimexChi nhánh Bình Dương Bắp hạt: - Độ ẩm: 14% - 14,5%tối đa - Tạp chất: 1,5% tối đa - Hạt bẻ gãy, hạt khác màu: 12% tối đa - Không có mùi lạ, khói nấm mốc, nhiễm hoá chất - Đóng bao PP 60 kg/bao Tiêu đen: - Độ ẩm: 13,5% tối đa - Tạp chất: 1% tối đa - Dung trọng: 300g/l, 480g/l,490g/l, 500g/l, 550g/l, 560g/l, 570g/l hoặc 630g/l – 650g/l đối với tiêu trắng - Đóng bao đay mới, khâu chắc hai đầu 2. Thu Mua Nông Sản Nguồn cung cấp nông sản chủ yếu cho chi nhánh là ở các tỉnh Bình Phước, Daklak, Tây Ninh. Trước đây chi nhánh tự mình đi tìm trực tiếp các đầu mối, đại lý thu mua để có nguồn hàng nhập kho nhưng hiệu quả không cao do hầu như các đầu mối, đại lý đều có nơi thu mua là các công ty trung gian, bên cạnh đó chi nhánh còn phải bỏ ra nhiều chi phí như chi phí điện thoại để gọi hàng, mất nhiều thời gian đi chuyển đến đầu mối, đại lý để khảo sát, kiểm tra chất lượng hàng hoá, nhân sự không đủ, khả năng tiền mặt của chi nhánh có hạn…vì vậy công ty quyết định nhập hàng thông qua các công ty trung gian. Các công ty trung gian được xem là đầu mối, đại lý chính cung cấp nguồn hàng cho chi nhánh vì họ có khả năng huy động được nguồn hàng với số lượng nhiều. Với mức giá chênh lệch không cao, tương ứng với các khoản chi phí phải bỏ ra khi đặt hàng trực tiếp nhưng hiệu quả lại tăng rõ rệt như có được nguồn hàng nhập kho ổn định, chất lượng cao. Các công ty trung gian tìm mua nông sản dựa trên các tiêu chuẩn mà công ty đưa ra cho từng mặt hàng, các công ty đó kiểm tra hàng hoá và giao tại kho bãi của chi nhánh theo giá đã được thoả thuận ở hợp đồng mua bán giữa công ty trung gian và chi nhánh đã được ký kết trước đó. Giá mua được chi nhánh tham khảo thông qua các đối thủ cạnh tranh, giá trên thị trường và đưa ra mức giá hợp lý với tình hình tài chính của công ty và tình hình thị trường hiện tại. Gvhd: Thạc sĩ Ngô Văn Phong 16 Svth: Phạm Thị Ngọc Tuyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan