Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam...

Tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty tnhh kiểm toán afc việt nam

.PDF
85
325
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM MSSV: 1054031080 Lớp: 10DKKT3 TP. Hồ Chí Minh, 2014 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM MSSV: 1054031080 Lớp: 10DKKT3 TP. Hồ Chí Minh, 2014 ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, tất cả số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam, không sao chép bất cứ nguồn dữ liệu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2014 Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ KIM TRÂM iii LỜI CẢM ƠN  Trong suốt khoảng thời gian hoàn thành luận văn về đề tài “Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam”, những kiến thức và kỹ năng được hình thành trong khi thực tập tại AFC cùng với những chỉ dẫn hết sức nhiệt thành của các anh chị Kiểm toán viên đã giúp tôi có những định lực hết sức to lớn để cải thiện và hoàn thành luận văn dựa trên Báo cáo thực tập mà tôi đã thực hiện. Vì thế nên qua bài viết này tôi mong muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả mọi người, đặc biệt là: Giảng viên TS. Nguyễn Thanh Nam – người hướng dẫn và cũng là người giúp tôi chỉ ra những thiếu sót, những điều cần bổ sung để tôi có thể hoàn thiện bài luận này. Chị Hoàng Lan Hương – Trưởng phòng nghiệp vụ 5 (AFC) đã giúp tôi có những cái nhìn toàn diện về nghề Kiểm toán và những công việc cần làm. Chị Trần Thị Bích Châu, anh Nguyễn Minh Đăng – Trưởng nhóm Kiểm toán cùng các anh chị Kiểm toán viên trong phòng nghiệp vụ 5 đã dìu dắt và chỉ dạy cho tôi từng bước tiếp cận và làm quen với công việc. Và cũng nhân đây tôi xin cảm ơn sâu sắc tới tập thể giảng viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã giúp tôi có những kiến thức về chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thông qua các bộ môn mà các các thầy các cô đã giảng dạy, cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội vận dụng những kiến thức ấy vào việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp lần này. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2014 Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ KIM TRÂM iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2014 Giảng viên hướng dẫn TS. NGUYỄN THANH NAM v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  Báo cáo kiểm toán BCKT Báo cáo tài chính BCTC Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Công nhân viên CNV Đơn vị tính ĐVT Kiểm toán viên KTV Kinh phí công đoàn KPCĐ Việt Nam đồng VNĐ vi DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng năm 2012 – 2013 .......................... 3 Bảng 1.2: Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng năm 2014 trở đi ............................. 3 Bảng 1.3: Nội dung và kết cấu của TK.334 “Phải trả người lao động” ..........................10 Bảng 1.4: Nội dung và kết cấu của TK.338 “Phải trả, phải nộp khác” ...........................10 Bảng 1.5: Nội dung và kết cấu của TK.335 “Chi phí phải trả”. .....................................11 Bảng 2.1: Kiểm tra nhân viên có thực trên bảng lương. .................................................36 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi phí lương tháng và lương tháng 13 ..................................38 Bảng 2.3: Tổng hợp chi phí tiền lương và các tài khoản đối ứng ...................................38 Bảng 2.4: Phân tích biến động chi phí lương ..................................................................40 Bảng 2.5: Phân tích chi phí lương tháng 13 ....................................................................42 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ  Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp khoản phải trả cho người lao động ................................11 Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương ............................................12 Sơ đồ 1.3: Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép ...................................................12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của AFC .....................................................................26 viii MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƢƠNG ..........2 1.1. Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương ............................................2 1.1.1. Khái niệm chung về tiền lương và các khoản trích theo lương ...........................2 1.1.2. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương .....................................3 1.1.3. Chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương ...............................4 1.1.4. Nguyên tắc hạch toán, chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương .......4 1.1.4.1. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.............4 1.1.4.2. Phân loại lao động ...................................................................................5 1.1.4.3. Các chế độ tiền lương ..............................................................................5 1.1.4.3.1. Tiền lương theo sản phẩm ................................................................5 1.1.4.3.2. Tiền lương theo thời gian .................................................................7 1.1.4.3.3. Tiền lương khoán .............................................................................8 1.1.5. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ......................................9 1.1.5.1. Hạch toán tiền lương................................................................................9 1.1.5.2. Tài khoản hạch toán .................................................................................9 1.1.5.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ..............................................11 1.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí tiền lương ......................................................................13 1.3. Quy triǹ h kiể m toán chi phí tiề n lương .....................................................................13 1.3.1. Lâ ̣p kế hoa ̣ch kiể m toán .....................................................................................13 1.3.1.1. Chuẩ n bi ̣kế hoa ̣ch kiể m toán .....................................................................14 1.3.1.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ...........................................................14 1.3.1.3. Thu thâ ̣p thông tin cơ sở.............................................................................15 1.3.1.4. Thu thâ ̣p thông tin về nghiã vu ̣ pháp lý khách hàng ..................................15 1.3.1.5. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán .................................16 1.3.1.6. Thiế t kế chương trình kiể m toán ................................................................16 ix 1.3.2. Thực hiê ̣n kiể m toán chi phí tiề n lương ............................................................17 1.3.2.1. Thực hiê ̣n thử nghiệm kiể m soát chi phí tiề n lương ..................................17 1.3.2.2. Các nghiệp vụ khảo sát chi phí tiền lương .................................................18 1.3.2.3. Thực hiê ̣n phân tić h chi phí tiề n lương ......................................................19 1.3.1.4. Thực hiê ̣n kiể m tra chi tiế t chi phí tiề n lương ............................................20 1.3.3. Kế t thúc kiể m toán .............................................................................................21 1.3.3.1. Xem xét các sự kiê ̣n xảy ra sau ngày kế t thúc niên đô ̣ ..............................21 1.3.3.2. Tổ ng hơ ̣p và đánh giá kế t quả kiể m toán ...................................................22 1.3.3.3. Lâ ̣p báo cáo kiể m toán ...............................................................................22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM ...................................................25 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam .........................................25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................................25 2.1.2. Bộ máy tổ chức ..................................................................................................26 2.1.3. Các loại hình dịch vụ của AFC..........................................................................27 2.1.4. Kinh nghiệm và thành tựu .................................................................................27 2.1.5. Phương châm hoạt động của AFC .....................................................................28 2.1.6. Quy trình kiểm toán chung do công ty thực hiện ..............................................28 2.1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị .....................................................................................28 2.1.6.2. Giai đoạn thực hiện ....................................................................................30 2.1.6.3. Giai đoạn hoàn thành .................................................................................31 2.2. Thực trạng kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH ABC do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện ...................................................................32 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .....................................................................................32 2.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi phí tiền lương .............................................33 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát ................................................................................34 2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi phí tiền lương ..........................................35 2.2.3. Kết thúc kiểm toán: ...........................................................................................44 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................47 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán chi phí tiền lương do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện .................................................................................................47 x 3.1.1. Về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.................................................................47 3.1.2. Về giai đoạn thực hiện kiểm toán ......................................................................48 3.1.3. Về giai đoạn kết thúc kiểm toán. .......................................................................48 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................................48 KẾT LUẬN .....................................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52 PHỤ LỤC 1 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM LỜI MỞ ĐẦU  Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán độc trở thành bộ phận cần thiết và không thiếu trong việc góp phần quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo quy định hay không và các thông tin đó có trung thực hợp lý hay không? Một trong những dịch vụ chủ yếu mà các công ty Kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng của mình đó chính là kiểm toán Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là một tài liệu phản ánh tổng hợp kết quả tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinh doanh. Trên Báo cáo tài chính có nhiều chỉ tiêu và “chi phí tiền lương” là một trong số ấy. Trong doanh nghiệp, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn và xảy ra thường xuyên. Chính vì thế các vấn đề về tiền lương thường liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC. Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục này, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu “Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp lần này. Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán chi phí tiền lương trong kiểm toán BCTC vào thực tế công tác kiểm toán tại AFC. Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí tiền lương do AFC thực hiện. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nội dung của bài luận bào gồm những phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán chi phí tiền lương. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán chi phí tiền lương do Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 2 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƢƠNG 1.1. Tổng quan về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.1.1. Khái niệm chung về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Từ khi xuất hiện nền kinh tế, có lao động là có tiền lương, tiền lương xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, bởi vậy quan điểm cũng như cách nhận thức về tiền lương ở mỗi cá nhân, mỗi quốc gia là không giống nhau. Ở Việt Nam, nhiều khái niệm về tiền lương cũng đã được đưa ra như “tiền lương là giá cả của sức lao động”, “tiền lương là khoản lợi ích mà người chủ doanh nghiệp trả cho người làm công theo công việc mà họ làm được”..v..v.. Theo chương VI – Bộ luật lao động do Quốc hội ban hành có nêu rõ: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và phải đảm bảo được sự bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.” Bên cạnh tiền lương còn có các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội mà Nhà nước đảm bảo cho toàn thể người dân trước pháp luật dưới sự tham gia đóng góp của họ. BHXH thực hiện chức năng: - Trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau. - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật. Bảo hiểm y tế là khoản trợ cấp cho người lao động khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại đơn vị. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 3 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM Bảo hiểm thất nghiệp là khoản trợ cấp dự phòng khi người lao động bị mất việc làm. Kinh phí công đoàn là kinh phí xây dựng nên các Quỹ công đoàn với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Theo Luật Bảo hiểm xã hội, luật Bảo hiểm y tế và các văn bản pháp quy khác có liên quan. Tỷ lệ các khoản trích theo lương được áp dụng năm từ năm 2012 – 2013 và từ năm 2014 trở đi như sau: Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng áp dụng năm 2012-2013 Đvt: % BHXH BHYT BHTN KPCĐ Bảo hiểm Tổng Doanh nghiệp 17 3 1 2 24 Ngƣời lao động 7 1,5 1 0 10,5 Cộng 26 4,5 2 2 34,5 Bảng 1.2: Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng áp dụng năm 2014 trở đi Đvt: % BHXH BHYT BHTN KPCĐ Bảo hiểm Tổng Doanh nghiệp 18 3 1 2 24 Ngƣời lao động 8 1,5 1 0 10,5 Cộng 26 4,5 2 2 34,5 (Theo www.danluat.thuvienphapluat.vn) 1.1.2. Vai trò của tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Lương và các khoản trích theo lương có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi người lao động nói riêng và đối với doanh nghiệp nói chung. Đối với hầu hết người lao động trong xã hội, tiền lương ảnh hưởng đến mức sống của bản thân họ và những người phụ thuộc. Vì thế, nổ lực để nâng cao mức lương luôn là mục tiêu trọng yếu của tất cả mọi người. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một phần cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của công ty vì vậy nên tiền lương luôn được quản lý chặt chẽ để đảm bảo được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 4 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM 1.1.3. Chức năng của tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Tiền lương liên quan mật thiết đến lợi ích của người lao động. Hiện nay đã có rất nhiều chức năng của tiền lương được liệt kê ra, trong đó phải kể đến bộ đầy đủ những chức năng quan trọng sau đây của chúng: Thứ nhất đó là chức năng tái sản xuất sức lao động, trong chức năng này nêu rõ ràng rằng sức lao động là một sản phẩm đặc biệt của xã hội, nó luôn luôn được bồi dưỡng, tích lũy phát triển cả về chất và lượng. Do thế, tiền lương phải đảm bảo chức năng này để khôi phục và duy trì nguồn lao động kể trên. Thứ hai đó là chức năng đòn bẩy kinh tế, đúng vậy – đây chính là chức năng quan trọng không thể thiếu của tiền lương. Bản thân mỗi cá nhân khi làm việc và cống hiến sức lao động của mình cho công ty đều mong muốn nhận được một khoản báo đáp phù hợp với cái giá mà họ bỏ ra. Trả lương, khen thưởng xứng đáng sẽ khuyến khích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi. Thứ ba đó là chức năng điều tiết lao động, Nhà nước sử dụng chính sách tiền lương đối với các vùng miền khác nhau để giúp phân tán lực lượng lao động có hiệu quả, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Thứ tư đó là chức năng thước đo hao phí lao động xã hội, Nhà nước dựa trên tổng quỹ lương thanh toán cho người lao động của doanh nghiệp để từ đó xác định mức hao phí trong công tác thanh toán lương đê thiết kế mức lương tối thiểu phù hợp. Và cuối cùng đó là chức năng công cụ quản lý Nhà nước, dưới việc ép lương người lao động của các doanh nghiệp, Nhà nước ban hành Bộ luật lao động quy định về quyền và lợi ích người lao động được hưởng, giúp ổn định các mối quan hệ lao động. 1.1.4. Nguyên tắc hạch toán, chế độ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.1.4.1. Nguyên tắc hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Đối với tiền lương, kế toán dùng tài khoản 334 “phải trả người lao động” để theo dõi các khoản phải trả người lao động chi tiết từng trường hợp: về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 5 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM Đối với các khoản trích theo lương , kế toán dùng tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi chi tiết từng loại BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. Ngoài ra, kế toán dùng tài khoản TK.335 “Chi phí phải trả” để theo dõi các khoản trích trước về tiền lương, sữa chữa TSCĐ, bảo hành sản phẩm,… 1.1.4.2. Phân loại lao động Trong doanh nghiệp, công nhân viên được chia ra làm 4 loại như sau: - Công nhân trực tiếp sản xuất là những người lao động trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm. - Nhân viên bán hàng là những người lao động tham gia công tác phục vụ bán hàng. - Nhân viên quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những người tham gia vào công việc quản lý và điều hành chung toàn bộ doanh nghiệp như Ban Giám đốc, nhân viên các phòng ban tại công ty (Phòng kế toán, kinh doanh,…), tài xế, nhân viên tạp vụ văn phòng… - Nhân viên quản lý phân xưởng là những người làm việc gián tiếp ở phân xưởng sản xuất sản phẩm như quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng, nhân viên phục vụ phân xưởng,... 1.1.4.3. Các chế độ tiền lƣơng 1.1.4.3.1. Tiền lƣơng theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ hoàn thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm sau: Vì dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra nên thu nhập của họ phụ thuộc vào việc họ có thực hiện tốt hay không. Điều này khuyến khích người lao động tăng năng suất kết hợp rèn luyện, nâng cao trình độ để có những sản phẩm hoàn thiện và thu nhập cao hơn. Ngoài ra, sản phẩm làm ra sẽ đảm bảo được các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính chủ động và tự giác trong công việc của mọi người. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 6 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM Có các chế độ trả lương sản phẩm như sau: Trả lƣơng theo sản phẩm trực tiếp: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện lao động mang tính độc lập tương đối, có thể nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt và dễ dàng. Trả lƣơng theo sản phẩm có thƣởng có phạt: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm có gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất. Cách tính như sau: Tiền lương trực tiếp Tiền lương = (gián tiếp) theo sản Tiền + thưởng  Tiền phạt phẩm Ví dụ minh họa: Chị Nguyễn T.T.Mai trong tháng: - Thực hiện dán tem được 10,000 sản phẩm, cứ 10 sản phẩm được trả 1,500VNĐ. - Nghỉ không phép 1 ngày bị phạt 100,000VNĐ. - Phát hiện ra bộ sản phẩm lỗi và báo cho quản lý kịp thời thưởng 50,000VNĐ. Như vậy, lương của chị Mai được tính: TL = 10,000*1,500/10 + 50,000 – 100,000 = 1,450,000VNĐ Trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến, tiền lương gồm có 2 phần: - Căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức, tính tiền lương phải trả cho người lao động trong định mức. - Căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính tiền lương phải trả theo tỷ lệ lũy tiến, tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao bao nhiêu thì tỷ lệ lũy tiến càng nhiều bấy nhiêu. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 7 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM 1.1.4.3.2. Tiền lƣơng theo thời gian Tiền lƣơng trả theo thời gian: Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lí, công nhân sữa chữa, phục vụ,… Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn hình thức trả lương theo sản phẩm, vì nó chưa gắn thu nhập của người lao động với kết quả mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc. Hình thức trả lương theo thời gian có hai chế độ sau: - Trả lương theo thời gian đơn giản. - Trả lương theo thời gian có thưởng.  Trả lƣơng theo thời gian đơn giản: Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ tiền lương mà tiền lương nhận được của công nhân là do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định. Chế độ trả lương này chi áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động, khó đánh giá mức độ công việc. Tiền lương thực tế được tính như sau: Tiền lương thực tế người lao động nhận được. Tiền lương cấp = bậc tính theo x Thời gian làm việc thời gian. Có ba loại tiền lương theo thời gian đơn giản: - Lương giờ: tính theo lương cấp bậc và số giờ làm việc. - Lương ngày : tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực tế trong tháng. - Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng. Ví dụ minh họa: Bạn Nguyễn M.Đăng đang làm việc bán thời gian cho tiệm gà rán KFC. Theo hợp đồng lao động nhân viên được trả 12,000VNĐ/1h , mỗi ngày bạn Đăng làm việc 2 ca: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 8 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM - Ca 1: Từ 8h00 đến 11h00. - Ca 2: Từ 7h00 đến 10h00. Như vậy, Đăng làm việc 6h/ngày và nhận được số tiền: TL = 12,000*6 = 72,000VNĐ/ngày.  Trả lƣơng theo thời gian có thƣởng: Khi người lao động đạt được chỉ tiêu mà công ty đề ra thì hình thức lương này được áp dụng. Công thức tính như sau: Tiền lương Tiền lương phải trả cho người = trả theo thời lao động. + Tiền thưởng gian. Chế độ trả lương này có nhiều ưu đãi hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Chế độ này chỉ xét trên chỉ tiêu đã đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và công tác của mình hơn. Ví dụ minh họa: Anh Dương V.Đông làm trình dược viên cho công ty Dược phẩm HV, theo quy định được ký kết trong hợp đồng lao động, lương cứng được trả cho anh Đông là 5,000,000/tháng. Trong tháng, anh bán được 200,000,000 VNĐ tiền thuốc, theo quy đinh, anh sẽ được hưởng thêm 5% mức doanh thu đó. Như vậy, lương của anh Đông nhận được trong tháng: = 5,000,000 + 200,000,000*5% = 15,000,000 VNĐ 1.1.4.3.3. Tiền lƣơng khoán Hình thức trả lương theo khoán này áp dụng cho những công việc mà nếu giao cho từng chi tiết , từng bộ phận sẽ không có lợi, phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong một thời gian nhất định. Hình thức trả lương theo khoán bao gồm: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM 9 Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THANH NAM - Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. - Trả lương khoán quỹ lương: theo hình thức này doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành khối lượng công việc. - Trả lương khoán thu nhập: tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà hình thành quỹ lương để chia cho người lao động. Trả lương theo hình thức lương khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian công việc, hoàn thành công việc giao khoán. 1.1.5. Hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.1.5.1. Hạch toán tiền lƣơng Đối với tiền lƣơng - Bảng chấm công -01a-LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ - 01b-LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành -05-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương - 02-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng - 03-LĐTL - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - 06-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - 11-LĐTL Đối với các khoản trích theo lƣơng - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương-10-LĐTL - Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH 1.1.5.2. Tài khoản hạch toán Đối với tiề n lƣơng: Tài khoản 334 - Tài khoản “phải trả người lao động”, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: - TK.3341 “phải trả công nhân viên” - TK.3348 “phải trả người lao động khác” Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan