Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình công nghệ sản xuất bia...

Tài liệu Quy trình công nghệ sản xuất bia

.DOC
97
236
114

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾ T TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC........................................................1 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty.......................................1 1.1.1. Tổng quan về công ty...............................................................................1 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.........................................2 1.1.3. Sứ mệnh hoạt động của công ty hiện nay.................................................4 1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty.......................................5 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường.............................................................5 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.......................................................................7 1.2.3. Nguồn nhân lực........................................................................................9 1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị...............................................................14 1.2.5. Các quy trình hoạt động và quy trình công nghệ....................................16 1.2.6. Vốn.........................................................................................................19 1.2.7. Một số hoạt động quản trị.......................................................................20 1.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2009......................................................................................................23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TẠI CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC. 27 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.............................................27 2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại công ty Kinh Đô miền Bắc....................................................................................................33 2.2.1. Tạo động lực thông qua các công cụ tài chính........................................33 2.2.2. Tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính........................................50 2.3. Đánh giá công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên trong công ty.........63 2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................63 2.3.2. Những hạn chế.......................................................................................67 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................68 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TẠI CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC................................................................70 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới............................70 3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty...............................................70 3.1.2. Định hướng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên......................71 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại công ty................................................................................................72 3.2.1. Hoàn thiện công tác trả lương...............................................................72 3.2.2. Đổi mới công tác trả thưởng...................................................................74 3.2.3. Hoàn thiện và đa dạng hóa các chế độ phúc lợi và các dịch vụ..............76 3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc..................................77 3.2.5. Cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả...83 3.2.6. Hoàn thiện và phát triển văn hóa công ty...............................................84 3.2.7. Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.....................................85 LỜI KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CTCP TNHH BHXH BHYT THPT THCS Nội dung đầy đủ Công ty cổ phần Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Trung học phổ thông Trung học cơ sở Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 - 2009.............................10 Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009..............11 Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009...................................12 Bảng 1.4: Cơ cấu nhân lực theo cấp bậc chức vụ giai đoạn 2004 – 2009................13 Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004 - 2009...............13 Bảng 1.6: Kết quả hoạt động của công ty Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004 – 2009....23 Bảng 1.7: Số lượng lao động của CTCP Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004 – 2009......26 Bảng 1.8: Thu nhập bình quân trên một lao động qua các năm...............................26 Bảng 2.1: Quỹ lương, thưởng và quỹ khen thưởng phúc lợi giai đoạn 2004 – 2009......28 Bảng 2.2: Quỹ tiền lương của công ty giai đoạn 2004 – 2009.................................35 Bảng 2.3: Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 - 2009..............36 Bảng 2.4: Mức phụ cấp về cước phí sử dụng điện thoại của công ty hiện nay........37 Bảng 2.5: Chỉ tiêu về thưởng của công ty giai đoạn 2004 – 2009..........................39 Bảng 2.6: % Quỹ thưởng trong tổng quỹ lương, thưởng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009............................................................................................40 Bảng 2.7: Quỹ đóng BHXH của công ty giai đoạn 2004 - 2009.............................42 Bảng 2.8: Mức trợ cấp kết hôn................................................................................43 Bảng 2.9: Mức trợ cấp tang chế...............................................................................44 Bảng 2.10: Tình hình đào tạo bên ngoài công ty năm 2009.....................................59 Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2004 – 2009...................................................................................................66 Bảng 3.1: Bảng tiêu chí đánh giá thực hiện công việc.............................................79 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc..7 Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm...................................................9 Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý........................................................10 Hình 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 – 2009.............................11 Hình 1.5: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009..............12 Hình 1.6: Cơ cấu về trình độ nhân lực của công ty năm 2009.................................14 Hình 1.7: Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án...................................................15 Hình 1.8: Sơ đồ các quá trình..................................................................................18 Hình 1.9: Tình hình vốn điều lệ qua các năm..........................................................19 Hình 1.10: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2004-2009....24 Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc...................................27 Hình 2.2: Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 – 2009..............36 Hình 2.3: Thưởng bình quân 1 lao động/năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009...40 Hình 2.4: Quy trình cấp thuốc hàng ngày cho cán bộ công nhân viên có nhu cầu...46 Hình 2.5: Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên công ty...47 Hình 2.6: Quy trình đào tạo.....................................................................................61 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU “Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý giá nhất của tổ chức” – đây là câu nói của Soichiro Honda, ông là người đã lập lên công ty số một thế giới về sản xuất moto. Trải qua các thời đại kinh tế khác nhau, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn là nhân tố trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các tổ chức. Đặc biệt là trong môi trường đầy thách thức, cạnh tranh như hiện nay, khi mà khoảng cách về địa lý không còn là quan trọng. Xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế trong thời đại ngày nay càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của con người. Việt Nam cũng đang đi cùng với sự phát triển của thời đại kinh tế toàn cầu, gia nhập vào các tổ chức quốc tế, vấn đề nhân lực cũng đang rất được quan tâm. Do các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực trong sự tồn tại và phát triển của mình. Hiện nay, nguồn nhân lực của nước ta đang trong tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa. Các tổ chức, doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau về vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Để có thể đứng vững trên thị trường trong nước cũng như có thể cạnh tranh được với các tổ chức nước ngoài với đầy kinh nghiệm, các tổ chức trong nước luôn phải quan tâm đến vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài. Họ là những người thật sự quyết định đến sự phát triển của một tổ chức. Thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện đang rất phát triển, do những nhu cầu tiêu dùng mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây những mặt hàng bánh kẹo nội đang dần lên ngôi. Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng sản phẩm các bánh kẹo nội. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là một trong những công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bánh kẹo phía Bắc và cũng là một thương hiệu mạnh trên thị trường bánh kẹo miền Bắc. Những sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ trên thị trường trong nước, mà nó còn được tiêu thụ trên thị trường các nước như: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc,… Để có thể tiếp tục phát triển hơn nữa thương hiệu của công ty, Kinh Đô miền Bắc rất quan tâm đến vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài, đội ngũ nhân sự chủ chốt của công ty. Đặc biệt là vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động, để họ cống hiến và gắn bó hơn nữa với công ty, đi cùng với sự phát triển của công ty. Vấn đề tạo động lực lao động tại công ty Kinh Đô miền Bắc đã được quan tâm, nhưng còn những hạn chế trong việc Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 triển khai, thực hiện vấn đề này. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc”. Nội dung chính mà tôi trình bày trong đề tài này bao gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc; Chương II: Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc; Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Thị Đông, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban lãnh đạo công ty, phòng phát triển nguồn nhân lực và các phòng ban của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Sinh viên Nguyễn Thị Kim Phượng Chuyên đề thực tập 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty 1.1.1. Tổng quan về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28 Fax: +84-(0)321-94.31.46 Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô): http://www.kinhdo.vn Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000 Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng VN Tổng số lao động: 2.200 người Ngày niêm yết: 15/12/2004 Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh chính: - Sản xuất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại. Mua bán lương thực, thực phẩm, rượi bia các loại, sản xuất trong nước và cho thuê nhà xưởng. - Các sản phẩm chính: bánh kẹo cao cấp các loại gồm: bánh Bakery, bánh Snack, bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là công ty thành viên của Tập đoàn Kinh Đô (Kinh Đô Group). Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa chỉ tại 534-536 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong đó công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc chiếm 75.73% quyền sở hữu. Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 2 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tính đến nay, công ty đã có mặt trên thị trường được gần 10 năm. Thương hiệu Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước biết đến. Nhắc đến Kinh Đô người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm bánh kẹo cao cấp, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý, hệ thống kênh tiêu thụ rộng khắp. Công ty cổ phần (CTCP) Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô (hiện nay là CTCP Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc lộ 13 phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh. Thương hiệu Kinh Đô hiện đang được đánh giá là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngày sản xuất bánh kẹo Việt Nam, với nhiều năm liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Vào trung tuần tháng 8 năm 2009, Kinh Đô tự hào tham dự đêm Gala Thương Hiệu Nổi Tiếng tại Hà Nội để đón nhận danh hiệu Thương Hiệu Nổi Tiếng Nhất ngành hàng thực phẩm. Theo cuộc bình chọn, thương hiệu Kinh Đô xếp hạng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, chỉ sau HonDa, Omo và Nokia. Sau khi đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường các tỉnh phía Nam, công ty TNHH Kinh Đô đã mở rộng thj trường hoạt động ra các tỉnh phía Bắc qua việc thành lập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/01/2000. Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó công ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập. Công ty đã xác định ngay từ đầu phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính. Công ty đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 – trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đã đầu tư của tỉnh Hưng Yên. Để có thể cạnh tranh được với những loại bánh kẹo vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu,… công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá cả, chính sách khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa cũng như các loại bánh kẹo ngoại nhập đang ngày càng tràn lấp trên thị trường trong nước. CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được thành lập theo quyết định số 139/QĐ – UB ngày 19/08/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 3 hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt những dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường, xây dựng kênh phân phối, đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động được tiến hành để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2001. Ngày 31/12/2004, Kinh Đô miền Bắc đã trở thành một trong những công ty tư nhân đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vỡi mã chứng khoán giao dịch là NKD, tổng vốn cổ phần lúc đó alf 5.000.000 cổ phần. Tại thời điểm này, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng Việt Nam. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng là một lời khẳng định cho khả năng phát triển của Kinh Đô miền Bắc. Sau khi niêm yết, cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý và giá giao dịch liên tục tăng. Công ty đã đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 do tổ chức BVQI cấp và năm 2004, và hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp vào năm 2005. Mức trả cổ tức hàng năm ổn định là 18%, được đánh giá là mức trả cổ tức khá cao trên thị trường. Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ lợi nhuận giữ lại chưa phân phối và các quỹ của công ty. Nâng vốn điều lệ của công ty lên 107 tỷ đồng Việt Nam. Cũng trong thời gian này công ty cùng với Công ty Tribeco Sài Gòn đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m2. Vào tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP là phần mềm hàng đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống. Trong năm 2008, tổng số cửa hàng Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội là 9 cửa hàng. Loại hình kinh doanh Bakery này đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển trong thời gian gần đây. Đặc biệt là tại các thành phố lớn. Việc khai thác và phát triển hệ thống Bakery là rất có tiềm năng. Năm 2009 là năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “chết” do không có được những bước đi đúng. Kinh Đô miền Bắc vẫn giữ được vị thế trên thị trường, với những kết quả vượt bậc: lợi nhuận trước thuế là 109 tỷ đồng, trong khi kế hoạch của năm là 60 tỷ đồng. Nhưng đó cũng không phải hoàn toàn là do công ty có những bước đi chiến lược đúng đắn mà là do công ty ăn “xác chết”. Nghĩa là khi Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 4 các công ty trong ngành thực phẩm không có uy tín trên thị trường trước đây, sản xuất kinh doanh mang tính tự phát, “chộp dật” không thể đứng vững trên thị trường, thì công ty đã hưởng được phần lợi từ đó. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, hiện nay CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía Bắc. Các sản phẩm bánh kẹo của công ty chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước. Công ty đang có những hướng đi riêng cho mình để phát triển bền vững trên thị trường trong nước cũng như hướng ra thị trường các nước trên Thế Giới. 1.1.3. Sứ mệnh hoạt động của công ty hiện nay Hiện nay, công ty cũng xác định sứ mệnh hoạt động của mình đó là tiếp tục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường các nước trên Thế Giới. Tập đoàn Kinh Đô xác định rõ tầm nhìn cũng như sứ mệnh hoạt động chung của cả hệ thống Kinh Đô. Tầm nhìn của tập đoàn Kinh Đô: “Cho cuộc sống đẹp hơn mỗi ngày”. Sứ mệnh hoạt động của Tập đoàn Kinh Đô: “Tập đoàn Kinh Đô là một hệ thống tích hợp và đồng bộ gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, địa ốc và tài chính nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho cổ đông. Sự tin cậy, tầm nhìn, tính sáng tạo, sự năng động, niềm tự hào và sự phát triển không ngừng của đội ngũ nhân viên là những giá trị cốt lõi làm nền tảng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ, góp phần đưa Kinh Đô trở thành tên tuổi hàng đầu trên thị trường”. Với tầm nhìn và sứ mệnh chung của tập đoàn Kinh Đô như trên, CTCP Kinh Đô miền Bắc cũng xác định riêng cho mình tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động trong thời gian tới phù hợp với định hướng chung của cả Tập đoàn Kinh Đô. Tầm nhìn của Kinh Đô miền Bắc là: “Hương vị cho cuộc sống” (Flavor your Life). Với tầm nhìn đó Kinh Đô đem hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo. Mong ước của công ty là mang những tâm huyết và sáng tạo để tô điểm thêm hương vị cho cuộc sống hạnh phúc của mọi gia đình. Sứ mệnh hoạt động của CTCP Kinh Đô miền Bắc hiện nay được xác định rõ với từng nhóm đối tượng: + Với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Công Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 5 ty cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm; + Với cổ đông, sứ mệnh của công ty không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư của họ; + Với đối tác, sứ mệnh của công ty là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn mong ước của khách hàng. Công ty luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Đồng thời, công ty chủ động tạo ra và mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội. 1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường Công ty có dòng sản phẩm chủ yếu là bánh, kẹo các loại. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty: + Snack Foods: Bánh snack các loại; + Breads, Buns: Bánh mỳ công nghiệp, Sandwich; + Fresh Cakes: Bánh tươi các loại; + Cookies: Bánh bơ; + Moon Cakes: Bánh trung thu; + Superior Cakes: Bánh bông lan công nghiệp; + Chocolate coatingpie: Bánh phủ Chocolate; + Candys: các loại kẹo. Ngay từ đầu công ty Kinh Đô đã xác định phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính. Do vậy đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 - trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh Hưng Yên. Để bước vào cuộc cạnh tranh với nhiều loại bánh kẹo vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu... Công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá bán, chính sách khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa và nhiều loại bánh kẹo ngoại nhập. Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 6 CTCP Kinh Đô miền Bắc không chỉ đáp ứng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc mà đã vươn ra thị trường xuất khẩu bằng các sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, hương vị hấp dẫn và chủng loại phong phú bao gồm các nhóm hàng chính như: bánh bích quy, cracker, snack; kẹo chocolate, kẹo cứng, mềm; bánh mì và bánh bông lan công nghiệp, bánh tươi, bánh trung thu... Các hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện định kỳ với mục tiêu nhận biết nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Hoạt động quảng cáo được chú trọng đúng mức nhằm duy trì hình ảnh và phát triển thương hiệu Kinh Đô. Để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi nhất, công ty đã phát triển hệ thống kênh phân phối sâu rộng, gồm các cửa hàng bakery, các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ tới các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện. Công ty áp dụng cả hai hệ thống kênh phân phối đó là: hệ thống kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Hệ thống phân phối trực tiếp của Kinh Đô được thông qua hệ thống các Bakery và các siêu thị. Tại kênh phân phối này các sản phẩm của Kinh Đô được đưa trực tiếp từ công ty đến tay người tiêu dùng. Hệ thống kênh phân phối gián tiếp hay còn gọi là kênh phân phối truyền thống. Tại kênh phân phối này, sản phẩm của công ty qua các trung gian thương mại rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công ty thực hiện kênh phân phối này thông qua các nhà phân phối, điểm bán lẻ. Tính đến năm 2009, hệ thống phân phối của Kinh Đô miền Bắc đã phủ khắp 28 tỉnh phía Bắc, 53 nhà phân phối, 17.000 điểm bán và 40 siêu thị tại Hà Nội và Hải Dương. Cùng với 9 Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với công ty, các Bakery không chỉ để phân phối trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng mà nó còn là kênh giới thiệu sản phẩm chuẩn mực và cũng là hình ảnh của Kinh Đô. Hiện nay hệ thống Bakery đang rất phát triển cho thấy hướng đi đúng của công ty. Với vùng sâu, vùng xa, công ty hỗ trợ giá vận chuyển để người tiêu dùng ở mọi nơi được hưởng giá mua như nhau. Hiện nay, các sản phẩm bánh kẹo thương hiệu Kinh Đô chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước. Năm 2006, số điểm bán lẻ của công ty tăng hơn 30%. Đây chính là cơ sở để công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn tới. Trên thị trường bánh kẹo phía Bắc hiện nay có một số công ty bánh kẹo là đối thủ cạnh tranh của công ty như: CTCP bánh kẹo Hải Hà, CTCP bánh kẹo Hải Châu, CTCP Bibica, công ty bánh kẹo Hữu Bình, CTCP bánh mứt kẹo Hà Nội, CTCP thực phẩm Hữu Nghị,… Đó là những công ty bánh kẹo là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường miền Bắc. Trong đó, nhìn chung công ty Kinh Đô vẫn là Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 7 công ty chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,3%. Sau đó là đến những công ty như: Hải Hà, Hữu Nghị, Bibica, công ty bánh mứt kẹo Hà Nội. Công ty Kinh Đô cần có những chiến lược, những kế hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường để giữ vững được vị trí hiện tại. Như vậy, công ty đã tạo ra một hệ thống kênh phân phối sâu rộng và hiệu quả. Điều đó dự báo khả năng phát triển công ty là lớn. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty cổ phần. Bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám Đốc. Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8, thông qua vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006. Các hoạt động của công ty được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông của Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt động của công ty. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc UỶ BAN ĐIỀ ĐIỀU HÀNH (EMC) Kinh Doanh Marketing NgànhBUN Bán hàng Hỗ Trợ Trợ Sản Xuấ Xuất P.Ncứu và phát triển,… P.X Cơ khí.. P.Hthống, … P.PTNNL, … Kế toán …..CAKE …. SNACK FIRST PIE …. CANDY BAKERY COOKIESCRACKER (Nguồn: http://www.kinhdo.vn) Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 8 Trước đây, cơ cấu tổ chức của Kinh Đô là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, nhưng do mô hình này thể hiện nhiều nhược điểm trong vấn đề quản lý. Mô hình này có ưu điểm là: hiệu quả tác nghiệp cao với những nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày; phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề; đơn giảm hóa việc đào tạo; tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. Nhưng mô hình trực tuyến – chức năng này cũng có những ưu điểm không phù hợp với nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của công ty hiện nay đó là: thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng; hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung; trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung gánh lên vai cấp lãnh đạo cao nhất; thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các dơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược. Vì vậy, để phù hợp với những hướng đi mới cũng như những mục tiêu mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Kinh Đô miền Bắc đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình ma trận. Mô hình cơ cấu tổ chức này đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn hẳn cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng đó là: định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng; tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu; tạo điều kiện đáp ứng nhanh với những sự thay đổi của môi trường; kết hợp năng lực của các phòng ban một cách hiệu quả hơn. Nhưng mô hình tổ chức ma trận này cũng có những nhược điểm mà công ty cần hạn chế một cách tối đa như: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh; tốn kém hơn. Theo mô hình cơ cấu tổ chức này, công ty quản lý bằng việc phân ra từng ngành hàng chuyên biệt, mỗi một ngành hàng được coi là một SBU. Từ đó tạo ra tính năng động cho việc giải quyết các vấn đề có phát sinh của từng ngành hàng. Theo mô hình này, từng phòng ban chức năng sẽ có những nhân sự chuyên về một hoặc một vài ngành hàng, giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành hàng đó. Mỗi một ngành hàng lại có một người làm Trưởng ngành hàng, quản lý và chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan trực tiếp tới ngành hàng đó. Hiện nay công ty có hai Trưởng ngành hàng. Uỷ ban điều hành (EMC) bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cung ứng vật tư, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc Bakery, Phó Tổng Giám đốc sản xuất, Phó Tổng Giám đốc tài chính. Riêng ngành hàng Bakery, do nó hoạt động mang tính chất độc lập, chuyên biệt hơn những ngành hàng kia nên có một Phó Tổng Giám đốc riêng để điều hành trực tiếp ngành hàng này. Sơ đồ tổ chức này đảm bảo sự phát triển của từng ngành hàng, đảm bảo cho các ngành hàng phát triển một cách hiệu quả hơn. Nếu khi có sự cố, sự cố này Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 9 chỉ có ở một hay một vài ngành hàng, khi đó với cơ cấu tổ chức này sẽ đảm bảo đi sâu vào giải quyết vấn đề của ngành hàng đó, chứ không áp đặt cho những ngành hàng khác. Như vậy, tính hiệu quả sẽ cao hơn. Các phòng ban cũng vừa độc lập trong việc giải quyết vấn đề hơn và cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong nội bộ công ty hơn. 1.2.3. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chủ yếu là nhân lực trẻ, với độ tuổi chủ yếu trong khoảng từ 21 tuổi đến 35 tuổi. Vì vậy, nguồn nhân lực công ty nhiệt tình, năng động với tuổi trẻ, nhiệt huyết. Nguồn nhân lực của công ty ngày càng được đảm bảo cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm (Đvt: Người) (Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được số lượng lao động của công ty qua các năm liên tục tăng. Do công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty. Năm 2001 nhân lực của công ty chỉ có 422 nhân lực, đến năm 2003 nguồn nhân lực của công ty đã tăng lên hơn gấp đôi. Hai năm sau, tức là năm 2005 tổng nhân lực của công ty là 1494 nhân lực, đến năm 2007 là 1840 nhân lực và đến năm 2009 thì tổng nhân lực của công ty đã tăng lên 2.200 nhân lực. Như vậy, sau 8 năm, từ năm 2001 đến năm 2009 tổng nhân lực của công ty đã tăng gấp hơn 5 lần. Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 10 Mức tăng bình quân là gần 53%/năm. Đây là mức tăng khá cao, cho thấy công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý (Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Xét về mặt cơ cấu lao động theo khu vực địa lý ta thấy, tuy trụ sở chính của Kinh Đô miền Bắc nằm ở Hưng Yên. Nhưng tỷ lệ lao động ở Hưng Yên cũng chỉ chiếm quá nửa (chiếm 56,5%), còn tỷ lệ lao động từ các tỉnh khác cũng chiếm tới 43,5%. Vì công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp, nên sẽ có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực tại khu vực đó. Dẫn đến công ty phải tuyển lao động từ khu vực khác. Điều này cũng làm tăng chi phí của công ty, do phải tổ chức đưa đón cán bộ nhân viên đi làm. Do đó, công ty cũng gặp phải một vài cản trở từ vấn đề này. Cơ cấu lao động theo giới tính nhìn chung số lao động nữ nhiều hơn lao động nam qua các năm. Mức chênh lệch này là không lớn. Vì công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực ngành thực phẩm nên cơ cấu lao động theo giới tính cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty. Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 - 2009 (Đvt: Người) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nam 420 660 838 885 915 1014 Nữ 607 834 977 955 841 1186 Tổng lao động 1027 1494 1815 1840 1856 2200 (Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại P.PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 11 Hình 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 – 2009 (Đvt: Người) (Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại P.PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Kinh Đô Miền Bắc luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa. Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tư tưởng cầu tiến, công ty đã có những chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm phát huy khả năng, tính sáng tạo, giúp họ đạt được những thành công và tính chuyên nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cho công ty cũng như chính bản thân mỗi nhân viên. Theo loại hình lao động, cơ cấu lao động của công ty được chia thành: trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất. Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009 (Đvt: Người) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trực tiếp SX 550 771 896 1106 1035 1290 Gián tiếp SX 477 723 919 734 821 910 Tổng lao động 1027 1494 1815 1840 1856 Nguyễn Thị Kim Phượng 2200 QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 12 (Nguồn: Thống kê lao động tại phòng PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Hình 1.5: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009 (Đvt: Người) (Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc) Nhìn vào bảng và hình trên ta thấy rằng lực lượng lao động gián tiếp tương đối ổn định. Còn lao động trực tiếp sản xuất thì tăng qua các năm, mức tăng cao hơn mức tăng của lao động gián tiếp sản xuất. Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009 Tỉ lệ Số lượng Ban TGĐ 0,36% 8 Khối Kinh doanh 26,37% 580 15% 330 Khối Sản xuất 58,27% 1282 Tổng 100% 2290 Khối hỗ trợ (Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc) Kể từ khi thành lập và phát triển, tỉ lệ về số lượng nhân lực trong các khối kinh doanh, khối hỗ trợ, khối sản xuất và quản lý tương đối ổn định. Đó là do cơ Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C Chuyên đề thực tập 13 cấu tổ chức quyết định mối tương quan giữa những bộ phận trên chuỗi giá trị của sản phẩm và sự phân công lao động hiệu quả. Hiện nay, cơ cấu nhân sự theo cấp bậc chức vụ của công ty cũng đã có những thay đổi. Bảng 1.4: Cơ cấu nhân lực theo cấp bậc chức vụ giai đoạn 2004 – 2009 (Đvt: Nhân lực) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lãnh đạo & QL cấp cao 4 5 5 5 5 8 QL cấp trung 14 19 29 31 38 46 Nhân viên 372 581 738 698 666 699 Lao động PT 637 889 1043 1106 1147 1447 1027 1494 1815 1840 1856 2200 Cơ cấu theo cấp bậc chức vụ Tổng (Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc) Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy được, các cấp bậc chức vụ cùng tăng lên với sự tăng lên của tổng lao động. Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động của công ty trong những năm qua đã có sự thay đổi nhưng chưa có sự thay đổi lớn: Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004 - 2009 (Đvt: Nhân lực) Cơ cấu theo trình độ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thạc Sỹ 0 0 0 0 0 2 ĐH, CĐ 31 59 119 169 204 292 TC, Bằng nghề 365 556 657 574 516 220 THPT, THCS 631 879 1039 1097 1136 1686 (Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, trình độ của người lao động trong công ty đã có sự thay đổi qua các năm, nhưng sự thay đổi này chưa lớn. Đến năm Nguyễn Thị Kim Phượng QTKDTH48C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan