Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUY MÔ CHÍNH PHỦ, THÀNH PHẦN, BIẾN ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...

Tài liệu QUY MÔ CHÍNH PHỦ, THÀNH PHẦN, BIẾN ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

.DOCX
38
153
55

Mô tả:

Bài viết này phân tích những tác động về mặt quy mô và biến động của tổng thu và chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng ở các nước OECD và các nước EU. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai biến đều gây bất lợi cho tăng trưởng. Đặc biệt, tìm hiểu sâu hơn vào tác động của mỗi thành phần trong tổng thu và chi tiêu chính phủ, kết quả chỉ ra rằng i) thuế gián thu (quy mô và biến động); ii) đóng góp xã hội (quy mô và biến động); iii) chi tiêu dùng của chính phủ (quy mô và biến động); iv) trợ cấp (quy mô); và v) đầu tư của chính phủ (biến động) có ảnh hưởng đáng kể, ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng.
PAPER 1 PAPER “GOVERNMENT SIZE, COMPOSITION, VOLATILITY AND ECONOMIC GROWTH” António Afonso, Davide Furceri NHÓM 3 LỚP TÀI CHÍNH CÔNG K25: 1. Khổng Minh Đạt 2. Đỗ Thị Thu Hoài (Nhóm trưởng) 3. Đỗ Thị Thúy Hồng MỤC LỤC TÓM TẮT....................................................................................................... 3 1. Giới thiệu................................................................................................... 3 2. Động lực và các nghiên cứu trước đây......................................................5 3. Phương pháp luận........................................................................................ 9 4. Phân tích thực nghiệm............................................................................... 12 4.1 Dữ liệu..................................................................................................... 12 4.2 Kết quả và thảo luận................................................................................ 15 4.3 Phân tích Robustness............................................................................... 21 5. Kết luận..................................................................................................... 27 Lời cảm ơn.................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 33 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, THÀNH PHẦN, BIẾN ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TÓM TẮT Bài viết này phân tích những tác động về mặt quy mô và biến động của tổng thu và chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng ở các nước OECD và các nước EU. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai biến đều gây bất lợi cho tăng trưởng. Đặc biệt, tìm hiểu sâu hơn vào tác động của mỗi thành phần trong tổng thu và chi tiêu chính phủ, kết quả chỉ ra rằng i) thuế gián thu (quy mô và biến động); ii) đóng góp xã hội (quy mô và biến động); iii) chi tiêu dùng của chính phủ (quy mô và biến động); iv) trợ cấp (quy mô); và v) đầu tư của chính phủ (biến động) có ảnh hưởng đáng kể, ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng. 1. Giới thiệu Chi tiêu công được nhiều người coi là có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, mức độ thấp hơn của chi tiêu ngụ ý rằng tổng thu ít hơn, lúc này việc chi tiêu ít là cần thiết để đạt cân bằng ngân sách, có nghĩa là mức thuế thấp hơn có thể được áp dụng, do đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và việc làm 1. Mặt khác, trong khi đó mức độ cao hơn của chi tiêu công thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng cao hơn2, quy mô chính phủ cao hơn (đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ theo GDP) có liên quan đến tốc độ tăng trưởng thấp hơn3. Tổng thu và chi tiêu công cũng là các biến quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững của tài chính công thông qua các tác động trên bảng cân đối tài khóa và nợ chính phủ, và điều này liên quan đến sự thành công của khu vực tiền tệ chung như Liên minh tiền tệ châu Âu. Ngoài ra, trong Liên minh châu Âu, Lisbon Agenda cũng được giao giữ một vai trò có liên quan đến cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì những lý do này, một sự quản lý chặt chẽ, giảm chi tiêu công ở vị trí thích hợp là quan trọng và cần phải có sự cân 3/38 Nguồn thông tin tác giả. Tổng cục Kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Kaiserstrasse 29, D60.311 Frankfurt am Main, Đức. Địa chỉ E-mail: [email protected], [email protected] (A. Afonso). 1 Một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy tác động tiêu cực của các mức thuế đến tăng trưởng. Xem ví dụ, Easterly và Rebelo (1993), Daveri và Tabellini (2000), Romer và Romer (2007), Furceri và Karras (2009). 2 Xem ví dụ, Aschauer (1989), Evans và Karras (1994), Munnel (1990). 3 Xem ví dụ, Fölster và Henrekson (2001) Bassanini cùng các cộng sự (2001) và EC (2006). bằng giữa giảm thiểu nợ công, cắt giảm thuế và tài trợ đầu tư công trong lĩnh vực then chốt. Hơn nữa, một sự kiểm soát tốt hơn các biến tài khóa sẽ loại bỏ hay ít nhất làm giảm khả năng mà bản thân chính sách tài khóa là nguồn gốc của bất ổn kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, nếu chúng ta chấp nhận chính sách tài khóa trong một số trường hợp được quyết định mà không xem xét đến sự ổn định kinh tế vĩ mô (theo chính sách chủ quan), có thể là khi hạn chế các hành động như vậy xã hội sẽ ít biến động kinh tế hơn (cả về sản lượng và đầu tư) và nhờ đó tăng trưởng kinh tế cao hơn. Nói chung, người ta sẽ muốn chuyển chi tiêu công theo hướng gia tăng tầm quan trọng của sự tích lũy vốn - cả về vật chất và nhân lực và hỗ trợ các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển và đổi mới (EC, 2006). Tuy nhiên, để hiểu làm thế nào hạn chế được biến động chính sách tài khóa và kiểm tra quy mô của chính phủ, điều quan trọng là phải hiểu được rằng các thành phần nào trong tổng thu và chi của chính phủ là bất lợi nhất cho sự tăng trưởng. Trong thực tế, biết được kênh truyền dẫn mà thông qua đó chính sách tài khóa ảnh hưởng đến tăng trưởng có thể giúp chúng ta hiểu được làm thế nào để chuyển hướng tổng thu và chi tiêu công, và các thành phần nào nên được hạn chế. Vì vậy, trong những đóng góp chính của bài nghiên cứu, chúng tôi cung cấp một số câu trả lời cho vấn đề về thành phần này, và chúng tôi xem xét những tác động của quy mô chính phủ và biến động chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng biến động mang tính chu kỳ của các thành phần trong các biến ngân sách. Hơn nữa, chúng tôi cũng xem xét các thành phần của tổng thu ngân sách trong phân tích, một điều mà hiếm khi được thực hiện trong các nghiên cứu. Chúng tôi phân tích đối với bộ dữ liệu OECD 4 và những quốc gia EU, từ 1970 đến 2004, ảnh hưởng của tổng thu và tổng chi tiêu công và các thành phần của chúng lên tăng trưởng. Đặc biệt, đối với mỗi thành phần này chúng ta xem xét hai thước đo của hoạt động tài khóa: quy mô tương đối của mỗi biến tài khóa được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm trên GDP, và biến động chu kỳ kinh doanh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều thành phần trong tổng thu và chi ngân sách 4/38 Các nước EU có thể khác với phần còn lại của OECD về hành vi tài khóa (do việc chấp nhận Hiệp ước Maastricht, thực hiện Hiệp ước ổn định tăng trưởng, sự tồn tại của khung tài khóa chung và áp lực liên quan) và mối quan tâm gần đây trong việc chuyển hướng cả tổng thu và chi đối với các nước này (EC, 2006). 4 cả về quy mô và biến động đều tác động ngược chiều (âm) lên tăng trưởng, và kết quả còn cho thấy sự giới hạn của các biến này nên được xem là thuận lợi. Phần còn lại của bài nghiên cứu được trình bày như sau. Trong phần 2, chúng tôi đặt bài nghiên cứu trong mối liên hệ với các bài nghiên cứu trước đây. Trong phần 3 chúng tôi giải thích phương pháp luận. Trong phần 4, chúng tôi trình bày các phân tích thực nghiệm và thảo luận về kết quả. Phần 5 tổng kết những phát hiện chính của bài nghiên cứu và cung cấp một số gợi ý chính sách. 2. Động lực và các nghiên cứu trước đây Một trong những trích dẫn hay sử dụng khi nói đến kinh tế khu vực công là "Luật Wagner" về xu hướng dài hạn của chi tiêu công đối với tăng trưởng tùy theo tổng thu nhập quốc dân như GDP 5. Điều này ngụ ý rằng chi tiêu công có thể được xem là một kết quả, hoặc một yếu tố nội sinh, chứ không phải là một nguyên nhân của sự tăng trưởng trong thu nhập quốc dân. Mặt khác, các mệnh đề của Keynes xem chi tiêu công là một yếu tố ngoại sinh, có thể được dùng như một công cụ chính sách. Trong cách tiếp cận trước đây, các quan hệ nhân quả đi từ thu nhập quốc dân đến chi tiêu công trong khi ở các cách tiếp cận sau này, quan hệ nhân quả đi từ chi tiêu công thông qua nhu cầu trong nước đến thu nhập quốc dân. Bằng chứng liên quan đến chủ đề này là không thuyết phục6. Ngoài ra, Lucas (1988) lập luận rằng đầu tư công trong giáo dục làm tăng nguồn vốn nhân lực và điều này có thể được xem như là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế dài hạn. Hơn nữa, Barro (1990) đề cập đến tầm quan trọng của chi tiêu chính phủ trong cơ sở hạ tầng công đến tăng trưởng kinh tế và Romer (1990) nhấn mạnh sự liên quan của chi tiêu dành cho nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, thành phần của chi tiêu công cũng là một vấn đề cần chú ý, và nếu mục đích là để thúc đẩy tăng trưởng, nên chú ý vào các thành phần ngân sách, thậm chí là sự cân bằng giữa các thành phần chức năng của ngân sách có thể khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể và ưu tiên của mỗi quốc gia (ví dụ, các nước có những ưu đãi khác nhau nhằm mục đích để phân phối lại)7. 5/38 5 Wagner (1883) phát biểu vào thế kỷ 19 "luật" liên quan đến việc mở rộng của quy mô chính phủ. Dựa trên các dữ liệu ông lập luận rằng sự giàu có của xã hội tăng lên, quy mô của chính phủ cũng tăng tương đối (xem Buchanan và Tullock, 1977, và Peacock và Scott, năm 2000, đưa ra các thảo luận liên quan). 6 Một số nghiên cứu thực nghiệm theo chuỗi thời gian trong quá khứ ủng hộ Luật của Wagner. Tuy nhiên, những điều này không đáng tin cậy do sai số và bởi vì họ đã không sử dụng các bài kiểm định đồng liên kết để thiết lập tính dừng của các biến có liên quan (xem ví dụ, Peacock và Wiseman, 1961, Musgrave, 1969, Bird, 1971, và Beck (1982). Nghiên cứu gần đây dường như chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa thu nhập bình quân đầ u người và chi tiêu công (xem Martinez-Mongay, 2002). 7 Nghiên cứu về chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế trong bài Zagler và Durnecker (2003), trong khi Hemming cùng các cộng sự (2002) xem xét tính hiệu quả của chính sách tài khóa trong hoạt động kinh tế. Sự gia tăng trong tổng chi tiêu ở hầu hết các quốc gia phát triển (minh họa ở Bảng 1) phải được nhìn nhận dựa vào hoàn cảnh mà các chính phủ đó cố gắng thực hiện mục tiêu "Musgravian": ổn định kinh tế vĩ mô, phân phối lại thu nhập và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Trong thực tế, khoảng thời gian từ những năm 1970 đến 1980 hầu hết các nước châu Âu đều gia tăng phúc lợi xã hội như bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, trợ cấp hưu trí liên quan đến bảo hiểm hưu trí công cũng đã được củng cố trong năm 1970 và trong những năm 1980. Mặt khác, Bảng 1 từ năm 1995 trở đi, tỷ lệ chi tiêu giảm ở hầu hết các nước có tỷ lệ nợ công tăng. Khi dân số tăng người ta kỳ vọng quy mô của khu vực công tăng để đáp ứng yêu cầu mở rộng chế độ phúc lợi ở hầu hết các quốc gia. Ví dụ, Alesina và Wacziarg (1998) cho thấy rằng quy mô tương đối của chính phủ có thể gia tăng cùng dân số nếu hàng hóa công và tư có tính thay thế cao. Tuy nhiên, một khu vực công lớn, được đo lường bằng phần trăm chi tiêu chính phủ trong GDP, không nhất thiết phải bao hàm một sự thỏa mãn cao hơn về các yêu cầu công hoặc một cách tiếp cận hiệu quả hơn là cung cấp các lợi ích cần thiết tối thiểu của chế độ phúc lợi8. Bảng 1: Tổng số chi tiêu công theo % của GDP (chính phủ nói chung). Nguồn: OECD (bổ sung với AMECO và dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Bỉ) 6/38 Afonso cùng các cộng sự (2005a) cho thấy "chính phủ lớn" dường như thể hiện sự kém hiệu quả hơn "chính phủ nhỏ hơn." Xem thêm Afonso cùng các cộng sự (2005a, b) thảo luận về thành phần chi tiêu và tăng trưởng trong khi Katsimi (1998) xem xét quy mô của khu vực công, biểu thị bằng tỷ lệ công đến tổng số việc làm, biến động sản lượng. 8 Biến động tài khóa là một vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách tài khóa và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Theo quan điểm lý thuyết, hạn chế biến động chi tiêu của chính phủ có thể có tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng dài hạn. Một biến quan trọng để xác định các dấu hiệu của những tác động này là biến động chu kỳ kinh doanh9. Thứ nhất, chính phủ có thể làm trơn biến động chu kỳ kinh doanh bằng việc sử dụng những thay đổi chủ quan trong chính sách tài khóa và bằng việc sử dụng các bộ ổn định tự động10, chính sách tài khóa tác động cùng chiều đến đầu tư tư nhân và tăng trưởng dài hạn. Mặt khác, bản thân chính sách tài khóa là một nguồn gốc của biến động chu kỳ kinh doanh và làm trầm trọng thêm bất ổn kinh tế vĩ mô, ví dụ trong trường hợp đo lường thuận chu kỳ11. 7/38 9 Trong thực tế, như tài liệu của một số nghiên cứu, biến động chu kỳ kinh doanh là bất lợi đối với tăng trưởng và các yếu tố quyết định tăng trưởng. Xem ví dụ, Altman (1992, 1995), Aghion cùng cộng sự (2005), Fatás (2002) và Furceri (2010), Ramey và Ramey (1995). 10 Xem ví dụ, Sachs và Sala-i-Martin (1991), Bayoumi và Mason (1995), Asdrubali cùng cộng sự (1996), von Hagen (1998), Afonso và Furceri (2008a). Ngoài ra, Carmignani cùng cộng sự (2007) cũng xem xét vai trò của thương mại và các định chế trong các mối quan hệ giữa biến động sản lượng và chi tiêu chính phủ, trong khi Schnabl (2008) nghiên cứu về vai trò của biến động tỷ giá hối đoái trong mối liên hệ giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng. 11 Trong trường hợp chi tiêu chính phủ (tổng thu) tăng (giảm) trong thời kỳ bùng nổ và giảm (tăng) trong thời kỳ suy thoái. Ngược lại, nếu sự ổn định tự động xảy ra, các khoản thanh toán xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, có thể được dự kiến sẽ tăng và các khoản thu thuế, đóng góp xã hội được dự kiến sẽ giảm tự động trong thời kỳ suy thoái và ngược lại trong thời kỳ bùng nổ. Một số bài nghiên cứu đã xem xét các cơ chế cụ thể mà thông qua đó chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh. Hầu hết các bài nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng trong giới hạn chi tiêu chính phủ đến khả năng làm trơn các biến động kinh tế. Ví dụ, Roubini và Sachs (1989), Alt và Lowry (1994), Poterba (1995), Levinson (1998) và Lane (2003) cho rằng giới hạn chi tiêu chính phủ sẽ gây ra ít biến động trong chi tiêu hơn, dẫn đến một sự điều chỉnh chậm hơn của nền kinh tế trước những cú sốc bất ngờ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu khác đã trực tiếp xem xét các ảnh hưởng của những giới hạn tài khóa đến sự biến động của chu kỳ kinh doanh và cung cấp những kết quả trái ngược nhau. Ví dụ, Alesina và Bayoumi (1996) cho thấy rằng xu hướng giới hạn chính sách tài khóa có ảnh hưởng không đáng kể đến chu kỳ kinh doanh, và họ lập luận rằng những tác động tích cực và tiêu cực thảo luận ở trên triệt tiêu lẫn nhau 12. Ngoài ra, Canova và Pappa (2005) cho thấy, ở các tiểu bang Hoa Kỳ thì sự hiện diện của các ràng buộc ngân sách chặt chẽ hơn, những giới hạn về thể chế hoặc giới hạn liên quan đến nợ, không có ý nghĩa đối với biến động chu kỳ kinh doanh. Ngược lại, Fatás và Mihov (2006) cho thấy rằng cả hai tác động có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng tác động thứ nhất trội hơn hẳn. Đặc biệt, Fatás và Mihov (2003) cho thấy sự biến động của sản lượng là do những thay đổi chủ quan trong chính sách tài khóa làm giảm tăng trưởng kinh tế hơn 0,8 phần trăm đối mỗi phần trăm gia tăng biến động. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng không chỉ những thay đổi chủ quan mà còn những thay đổi tạm thời (và mang tính chu kỳ) trong chính sách tài khóa có thể làm tăng biến động sản lượng và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng. Trong thực tế, theo Ayagari và các cộng sự (1992), những thay đổi tạm thời trong chính sách tài khóa có thể có tác động đáng kể vào biến động lãi suất và điều này, đến lượt nó, sẽ làm giảm tăng trưởng dài hạn 13. Đến thời điểm này, Furceri (2007) phân tích dữ liệu bảng gồm 99 quốc gia từ năm 1970 đến năm 2000, cho thấy khi biến động chu kỳ kinh doanh trong chi tiêu chính phủ tăng 1%, thì tăng trưởng dài hạn giảm 0,78%. 8/38 Ví dụ, một báo cáo của EC (2007) khu vực đồng euro cho thấy điều kiện tài khóa, hiệp ước ổn định và tăng trưởng đã làm giảm biến động tăng trưởng ở châu Âu và Liên minh tiền tệ (EMU). 12 13 Ví dụ, ông Bernanke (1983), Pindyck và Solimano (1993), và Blackburn và Varvarigos (2005) cho thấy trong các mô hình với sự không đảo ngược đầu tư và mâu thuẫn tài chính, sự không chắc chắn cao hơn về giá cả đầu tư sẽ quyết định mức đầu tư và tăng trưởng thấp hơn. Mặc dù ảnh hưởng của biến động chi tiêu chính phủ đã được phân tích mở rộng nhưng ảnh hưởng của biến động các thành phần phụ trong tổng thu và chi tiêu công không được đề cập trong các nghiên cứu trước đây 14. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống này. Đặc biệt, bài nghiên cứu mở rộng và cung cấp một đóng góp mới trong tài liệu bằng cách phân tích ảnh hưởng của một số mục chi tiêu chính phủ và tổng thu, cả về quy mô chính phủ lẫn sự biến động đến tăng trưởng. 3. Phương pháp luận Một số nghiên cứu trong các tài liệu về tăng trưởng đã tìm thấy mối quan hệ hai biến ngược chiều giữa tăng trưởng và quy mô chính phủ 15. Người ta thấy rằng việc bao gồm các biến kiểm soát cụ thể trong hồi quy tăng trưởng có thể loại trừ mối quan hệ giữa hai biến này (ví dụ, Easterly và Rebelo, 1993). Vì vậy, cần xem xét những thông tin với vai trò là các biến kiểm soát để đưa vào hồi quy tăng trưởng. Sala-i-Martin (1997) chạy hai triệu hồi quy và thấy rằng ít nhất trong 1 hồi quy tăng trưởng có đến 60 biến có ý nghĩa. Trong phân tích robust, Levine và Renelt (1992), áp dụng Phân tích cực ràng buộc (Extreme Bound Analysis), được đưa ra lần đầu bởi Leamer (1983), thấy rằng các yếu tố tác động mạnh đến tăng trưởng của các quốc gia là: (i) tỷ lệ đầu tư trung bình trên GDP; (ii) log ban đầu của GDP bình quân đầu người; (iii) nguồn nhân lực ban đầu; và (iv) tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân. Mức GDP ban đầu không chỉ là một biến mạnh mẽ và quan trọng cho sự tăng trưởng (về tính hội tụ có điều kiện, Barro và Sala-i-Martin,2004), mà nhìn chung sản lượng còn tương quan với nguồn thu thuế và chi tiêu chính phủ. Độ mở nền kinh tế là một biến khác được tìm thấy là quan trọng trong nhiều hồi quy tăng trưởng của các quốc gia, liên quan phần nào đến chính sách tài khóa. Trong thực tế, nếu nền kinh tế mở đặc biệt được tiếp xúc với những cú sốc, như lập luận của Rodrick (1998), có thể rất quan trọng đối với chính phủ tạo điều kiện bôi trơn tiêu dùng cá nhân bằng cách điều hành một chính sách phản chu kỳ. Mặt khác, thị trường tài chính quốc tế hội nhập có thể cung cấp phạm vi rộng hơn để hấp thu 9/38 . Brunetti (1998) và Công và Zou (2002), thấy rằng chi tiêu công biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng, nhưng không đi sâu vào tìm hiểu thành phần biến động nào trong chi tiêu công bất lợi hơn cho tăng trưởng. 15 Xem Plosser (1993). 14 các cú sốc thông qua chia sẻ rủi ro, điều này cho thấy ít cần đến sự can thiệp của chính phủ. Tương tự như vậy biến động sản lượng (được định nghĩa là độ lệch chuẩn của sản lượng chu kỳ kinh doanh) có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng (ví dụ Ramey và Ramey, 1995) và thường tương quan với biến động chi tiêu của chính phủ (ví dụ Gali, 1994; Zimmermann, 1995; Fatás và Mihov, 2001; Koskela và Viren, 2003; Lane, 2003; Debrun et al., 2008). Hơn nữa, do biến động chi tiêu của chính phủ là một sự kết hợp giữa biến động sản lượng và các biện pháp chính sách nên chúng ta cần phải xem xét biến động sản lượng để xác định ảnh hưởng của biến động chi tiêu của chính phủ đến tăng trưởng. Vì vậy, để đánh giá độ mạnh của các yếu tố quyết định tăng trưởng, và để kiểm soát đồng thời biến động của tăng trưởng, quy mô của chính phủ, tăng trưởng và chính sách tài khóa, trong mô hình thực nghiệm, chúng tôi đưa thêm vào các biến tài khóa như biến động sản lượng (σY), độ mở kinh tế (OPEN), và các biến mà Levin-Renelt tìm thấy là có liên quan mạnh nhất đối với sự tăng trưởng: log GDP bình quân đầu người ban đầu(Y0), tỷ lệ đầu tư trung bình trên GDP (I /Y), vốn nhân lực ban đầu (h), và tỷ lệ tăng trưởng trung bình của dân số (n) 16. Chúng tôi cũng đưa một biến giả quốc gia cho Đức và Phần Lan 17 để giải thích cho các điểm gãy, và một biến giả năm cho EMU và thị trường duy nhất EU (SM), để xem xét liệu EMU và sự ra đời của thị trường duy nhất có phải là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của EMU và các quốc gia châu Âu EU 18. Một vấn đề khác có liên quan sẽ được thảo luận khi sử dụng hồi quy tăng trưởng giữa các quốc gia là khoảng thời gian dùng để hồi quy. Thường những bài nghiên cứu về tăng trưởng sử dụng khoảng thời gian rộng (30-40 năm) và xem xét các giá trị trung bình của yếu tố quyết định tăng trưởng trong khoảng thời gian này. Tuy 10/38 Xem Phụ lục A về cách chúng tôi xây dựng biến động sản lượng đầu ra, chi tiêu công và nguồn thu. 17 Các biến giả giả định bằng 1 vào năm 1990 trường hợp của Đức, và vào năm 1991 trường hợp của Phần Lan, để tính toán điểm gãy trong dữ liệu phát sinh từ cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 1990. Kết quả không thay đổi về mặt định tính nếu chúng ta loại trừ các biến này 18 Cuối cùng, sự kiện như EMU cũng có thể được coi là kết quả nội sinh tăng trưởng. Các kết quả của 16 nghiên cứu không thay đổi về mặt định tính nếu chúng ta loại bỏ biến giả. nhiên, khi các biến tài khóa và biến chính sách khác được bao gồm, điều này có thể gia tăng một số vấn đề, chẳng hạn như nội sinh và đồng thời có ý nghĩa. Cụ thể, liên quan đến chính sách tài khóa, trong khoảng thời gian dài mức độ chi tiêu và nguồn thu của chính phủ có khả năng bị ảnh hưởng bởi nhân khẩu học, cụ thể là tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng. Do đó, sai số trong biến tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến GDP, nhân khẩu học, và các loại thuế, chi tiêu chính phủ. Kết quả là, các biến độc lập, nguồn thu chính phủ hoặc chi tiêu của chính phủ được thể hiện dưới dạng phần trăm GDP, tương quan với các sai số trong hồi quy tăng trưởng, và điều này sẽ dẫn đến ước lượng bị sai lệch. Vấn đề thứ hai là những nghiên cứu giữa các quốc gia, sử dụng thời gian quan sát dài, gây ra hiện tượng nội sinh trong chính sách tài khóa 19. Ví dụ, trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng có thể ảnh hưởng nguồn thu thuế. Các nước ban đầu tăng thuế và phải chịu tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong thời gian quan sát có nhiều khả năng sau này sẽ giảm thuế. Tương tự như vậy, các nước tăng thuế mà không bị tác động tăng trưởng tiêu cực thì vẫn tiếp tục giữ mức thuế cao. Điều này có nghĩa là các nghiên cứu giữa các quốc gia qua thời gian dài có thể không nắm bắt tác động nhân quả của tăng trưởng đến thuế. Một vấn đề quan trọng thứ ba là hồi quy tăng trưởng trong dài hạn có thể không hiệu quả vì chúng loại bỏ tất cả các thông tin về sự biến động trong nước của tăng trưởng và sản xuất, và cả về quy mô chính phủ. Hơn nữa, việc đưa thêm vào biến giả thời kỳ giúp kiểm soát một vấn đề là hầu hết các nước đã trải qua sự giảm tỷ lệ tăng trưởng trong những năm 1970 và 1980. Biến giả quốc gia đánh giá những tác động cụ thể liên quan đến quốc gia. Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào việc hồi quy kết hợp dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo, sử dụng dữ liệu trong 7 thời kỳ, mỗi thời kỳ 5 năm 1970-2004 (ví dụ 1970-1974, ..., 2000-2004), và chúng tôi sử dụng gộp các hiệu ứng cố định thời gian và cố định quốc gia, và sai số chuẩn robust để kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi giữa các quốc gia. 19 11/38 Để kiểm tra cho độ mạnh của các kết quả, chúng tôi đi tới Phần 4.3 các vấn đề của sự đồng thời sử dụng các thông số kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Do đó, chúng tôi ước lượng hai phương trình tăng trưởng như sau, tương ứng với nguồn thu và chi tiêu của Chính phủ 20: 2 R gi,t = α1 + β1Ri,t + γ1 Ri ,t + ∂1 σ i ,t + ϑ1Xi,t + ϕ1Tt + υ1Si + εi,t (1) 2 E gi.t = α2 + β2Ei,t + γ2 E i ,t + ∂2 σ i ,t + ϑ2Xi,t + ϕ2Tt + υ2Si + ξi,t (2) Trong đó, chỉ số i (i = 1, ..., 28) biểu thị các quốc gia, chỉ số t (t = 1970-1974, 1975-1979, ..., 1999-2004) cho thấy khoảng thời gian, và α 1 và α2 đại diện cho hiệu ứng riêng được ước lượng cho mỗi quốc gia i, g là tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người, R là tập các biếnnguồn thu của chính phủ theo tỷ lệ phần trăm của GDP, E là tập hợp các biến chi tiêu chính phủ theo tỷ lệ phần trăm của GDP, σR là vector của các biến biến động nguồn thu và σE là vector của các biến biến động chi tiêu, X là tập các biến kiểm soát (mức sản lượng bình quân đầu người ban đầu, biến động sản lượng, tỷ trọng đầu tư, nguồn nhân lực, tăng trưởng dân số, và độ mở nền kinh tế), T và S là biến giả thời kỳ và biến giả quốc gia. Ngoài ra, hồi quy (1) và (2) cũng bao gồm bình phương của R và E để xem xét tác động có thể có của các quy mô chính phủ khác nhau và sự tồn tại của quy mô chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế. 4. Phân tích thực nghiệm 4.1 Dữ liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các nước OECD và các nước EU. Các quốc gia trong phân tích là những thành viên EU15, sau đây là các nước EU (Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ý, Ireland, Luxembourg, Hà 20 12/38 Chúng tôi phân tích hai phương trình riêng do nguồn thu và chi tiêu thường khá tương quan (tương quan là 0,91 cho tổng thu và tổng chi, nhưng thấp hơn đối với các thành phần phụ), và điều này sẽ tạo ra những vấn đề nghiêm trọng về đa cộng tuyến và sẽ không cho phép xác định được vấn đề về các biến chi tiêu và biến nguồn thu (xét cả về tỷ trọng và biến động) trong tăng trưởng. Đối với mối tương quan giữa các biến chi tiêu và biến nguồn thu sẽ tìm thấy trong bài nghiên cứu Afonso và Furceri (2008a, b). Hơn nữa, ít nhất là khi xét về tổng chi và tổng thu, nên biết rằng nếu hai biến này đều liên quan đến tăng trưởng thì có thể xảy ra hiệu ứng đối xứng đối với hai biến này. Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Anh), và cho phần còn lại làcác nước OECD: Úc, Canada, Cộng hòa Séc, Hungary,Iceland, Nhật Bản, Hàn Quốc,New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Slovakia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra hai mẫu về các quốc gia trên cung cấp nhiều lợi thế. Thứ nhất, khoảng dữ liệu với thời gian dài có sẵn cho các nước OECD và EU hơn là tập dữ liệu các quốc gia ở phạm vi rộng hơn bao gồm các nước đang phát triển. Thứ hai, chất lượng dữ liệu và tính so sánh giữa các quốc gia cũng có thể sẽ là một tiêu chuẩn cao hơn ở các nước OECD, và điều này là cực kỳ quan trọng khi chúng ta xem xét cách đo lường biến động tài khóa, vì biến động sẽ tăng lên thể hiện sai số trong phép đo. Thứ ba, như lập luận của Grier và Tullock (1989), dữ liệu từ các nước OECD và phần còn lại của thế giới không có sự tương đồng bộ hệ số chung trong hồi quy tăng trưởng các quốc gia và do đó không được gộp chung lại. Dữ liệu tài khóa của chính phủ được lấy từ các cơ sở dữ liệu từ các bài nghiên cứu kinh tế về OECD.21 Để tính toán biến động, tất cả các biến tài khóa được quy đổi ra giá so sánh bằng cách sử dụng GDP giảm phát, vì chúng tôi không muốn loại bỏ bất kỳ sự tăng trưởng nào trong chi tiêu chính phủ mà chứa đựng hình thức tăng giá trong sản lượng khu vực công, và hầu hết các tổng hợp không xác định chính xác được chỉ số giảm phát. Xét về chi tiêu công, chúng ta xem xét các biến sau: Tổng chi tiêu (E) và sự thất bại trong chuyển đổi (TRA), Trợ cấp (SUB), đầu tư của Chính phủ (GINV), và tiêu dùng của Chính phủ (GCON). Đối với các biến sau đó chúng ta cũng phân ra thành lương (GWAGE) và các thành phần không phải lương (GNONWAGE). Xét về các biến liên quan đến nguồn thu, chúng tôi phân tích Tổng thu(R), và các thành phần chính: Thuế trực thu (DIR), Thuế gián thu (IND) và đónggóp xã hội (SOC). Đối với tất cả các biến này chúng ta xây dựng hai phương pháp đo lường. Đầu tiên là quy mô tương đối của mỗi biến được tính bằng tỷ lệ phần trăm của nó trên GDP. Thứ hai xem xét biến động theo chu kỳ, được tính là độ lệch chuẩn của thành phần 13/38 21 Xem Phụ lục B mô tả về các nguồn lấy biến. mang tính chu kỳ của mỗi biến 22. Trong Bảng 2 chúng tôi thể hiện kết quả về biến động trung bình. Vốn con người (h) được lấy từ bộ dữ liệu của Barro và Lee (2001). Phần còn lại của các biến kiểm soát được mô tả trong phần tiếp theo lấy từ dữ liệu Heston cùng các cộng sự. (2006) (Penn World Bảng 6.2). Bảng 2: Biến động trung bình của biến sản lượng và biến tài khóa Bảng 3: Tổng thu chính phủ và tăng trưởng (bao gồm biến giả quốc gia và biến giả thời kỳ) 22 14/38 Xem Phụ lục B thảo luận chi tiết hơn về các phương pháp lọc. Ghi chú: thống kê t trong ngoặc đơn. Sai số chuẩn robust để kiểm soát các biến ngẫu nhiên. *, **, *** - Theo thống kê có ý nghĩa ở mức 10, 5, và 1%. FIN - biến giả giả định bằng1 cho giai đoạn năm 1990. GER - biến giả giả định bằng 1 cho giai đoạn năm 1991. SM - biến giả giả định bằng 1 sau năm 1991 cho các nước EU15. EMU- biến giả giả định bằng 1 sau năm 1998 cho các nước EMU. Bộ lọc HP6.25 đã được sử dụng để phân rã dữ liệu. 4.2 Kết quả và thảo luận Bảng 3 trình bày các ước lượng về ảnh hưởng của tổng thu chính phủ theo phần trăm GDP và sự biến động trong GDP đối với tăng trưởng sản lượng (bằng cách sử dụng lọc HP cho dữ liệu hàng năm với tham số làm trơn λ = 6,25). Kết quả cho thấy tổng thu trên GDP dường như có tác động ngược chiều (âm) lên tăng trưởng 15/38 GDP bình quân đầu người thực cả ở các nước OECD và các nước EU. Cụ thể khi tổng thu trên GDP tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng sản lượng 0,12% ở cả các nước OECD và EU. Ngược lại, biến động trong tổng thu dường như không ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng23. Ngoài ra, ảnh hưởng của bình phương tỷ số tổng thu của chính phủ có vẻ không phụ thuộc vào quy mô tương đối của chính phủ. Bảng 4: Tổng chi tiêu chung của chính phủ và tăng trưởng (bao gồm biến giả quốc gia và biến giả thời kỳ) Chú ý: Thống kê t trong ngoặc đơn. Sai số chuẩn Robust kiểm soát các biến ngẫu nhiên. *, **, *** đại diện cho ý nghĩa thống kê tại mức 10%, 5%, 1% FIN – Biến giả giả định có giá trị bằng 1 đối với giai đoạn năm 1990 16/38 Ảnh hưởng của các biến kiểm soát nhìn chung là đáng kể (ngoại trừ biến giả EMU và SM), và dấu hiệu này là phù hợp với một trong các kết quả kỳ vọng) 23 GER – Biến giả giả định có giá trị bằng 1 đối với giai đoạn năm 1991 SM - Biến giả giả định có giá trị bằng 1 cho giai đoạn sau năm 1991 đối với các nước EU15. EMU - Biến giả giả định có giá trị bằng 1 cho giai đoạn sau năm 1999 đối với các nước EMU. Lọc HP 6.25 được sử dụng để phân tách chuỗi dữ liệu. Những tác động tương tự xuất hiện từ việc phân tích tác động của tổng chi tiêu chính phủ. Bảng 4 trình bày các ước lượng về tác động của tổng chi theo phần trăm GDP và biến động trong GDP đối với tăng trưởng sản lượng. Cũng giống với trường hợp của tổng thu, các quốc gia có tỷ lệ chi tiêu công trên GDP cao hơn có xu hướng tăng trưởng chậm hơn. Cụ thể, ở các nước OECD (EU) khi tỷ số tổng chi tiêu chính phủ trên GDP tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng sản lượng 0,13% (0,09%). Độ lớn của hệ số này gần bằng giá trị tuyệt đối của hệ số thể hiện tác động của tổng vốn đầu tư lên tăng trưởng. Một lần nữa, tác động của bình phương tỷ lệ chi tiêu chính phủ dường như không phụ thuộc vào quy mô của chính phủ. Một mẫu hình khác xuất hiện trong biến động chi tiêu chính phủ. Trong khi biến động chi tiêu chính phủ không ảnh hưởng đến tăng trưởng ở các nước OECD thì nó lại có tác động ngược chiều đáng kể ở các nước EU. Đối với các nước này, khi biến động trong chi tiêu chính phủ tăng 1% (Trung bình) sẽ làmgiảm tăng trưởng 0.76 %.24 Phân tích tác động của từng thành phần trong tổng thu chung của chính phủ lên tăng trưởng (Bảng 5), chúng ta có thể thấy cả thuế gián thu và các đóng góp xã hội được thể hiện bằng phần trăm theo GDP có tác động ngược chiều lên tăng trưởng ở cả các nước OECD và EU. Đặc biệt khi tăng 1% thuế gián thu làm tăng trưởng giảm 0.3 (0.4)% đối với các nước OECD (EU); với mức tăng tương tự trong tỷ lệ đóng góp của xã hội làm giảm tăng trưởng 0,34 (0,38)% đối với các nước OECD (EU). Như vậy, trong khi ở các nước OECD đóng góp xã hội gây bất lợi cho tăng trưởng hơn thì ở các nước EU thuế gián thu gây hại cho tăng trưởng nhiều hơn. Ngược lại, thuế trực thu và quy mô chính phủ dường như không có ảnh hưởng 24 17/38 Ảnh hưởng lên tăng trưởng được tính toán bằng cách nhân các hệ số ước lượng của biến động trung bình với giá trị biến động trung bình (Xem bảng 2). Gía trị trong bài và các giá trị thu được bằng phép nhân có thể khác nhau do làm tròn số. đáng kể đến tăng trưởng của các quốc gia ở 2 khu vực 25. điều này có thể cho thấy rằng các loại thuế trực thu (như thuế thu nhập) thì ít bóp méo hơn các loại thuế gián thu (như thuế GTGT, thuế tổng thu, thuế hàng hóa và dịch vụ) và đóng góp xã hội.26 Bảng 5: Thành phần tổng thu chung của chính phủ và tăng trưởng (bao gồm biến giả quốc gia và biến giả thời kỳ) Ghi chú: thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn. Sai số chuẩn Robust điều chỉnh cho các biến ngẫu nhiên. *, **, *** ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. n.r – Không được trình bày. Các kết quả đầy đủ của các biến này được cung cấp khi có yêu cầu. Lọc HP 6.25 được sử dụng để phân rã các chuỗi dữ liệu. Trong điều kiện biến động, cho thấy biến động trong các loại thuế gián thu tác động ngược chiều đến tăng trưởng ở các nước OECD, biến động trong đóng góp xã hội có tác động ngược chiều lên tăng trưởng đối với các nước EU. Đặc biệt, khi 25 26 18/38 Chúng tôi đang nghiên cứu dựa trên gánh nặng thuế trung bình chứ không phải gánh nặng thuế biên; Tác động ngược chiều của đóng góp xã hội lên tăng trưởng cũng được xác nhận đáng chú ý trong bài nghiên cứu bởi Romer và Romer (2007) và Furceri và Karras (2009) biến động trong thuế gián thu tăng 1% (đóng góp xã hội)làm giảm tăng trưởng ở các nước OECD (EU) khoảng 0.07 (0.27)%. Lặp lại các phân tích tương tự đối với các thành phần chính trong chi tiêu chính phủ chung, chúng ta có thể quan sát cho cả 2 bộ dữ liệu các nước, các khoản trợ cấp và chi tiêu của chính phủ thể hiện bằng phần trăm trong GDP có tác động ngược chiều đáng kể lên tăng trưởng 27. Tác động ngược chiều này có thể được giải thích bởi thực tế rằng các khoản trợ cấp có thể cung cấp trong một số trường hợp không được khuyến khích và bị bóp méo. Từ cột 1 và 3 trong bảng 6, có thể thấy rằng khi tăng 1% trợ cấp sẽ làm giảm tăng trưởng khoảng 0.22 (0.71)% ở các nước OECD (EU), khi tăng 1% chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng 0.23 (0.31)%. Như vậy, mặc dù các tác động là rõ rệt hơn ở các nước EU như các khoản trợ cấp dường như có hại hơn cho tăng trưởng so với chi tiêu chính phủ. Hơn nữa, ở các nước OECD, mặc dù chi tiêu chính phủ cản trở tăng trưởng nhưng dường như nó gây ra tác động tiêu cực ít hơn ở các nước có quy mô chính phủ tương đối lớn.28 Tuy nhiên, sự cải thiện này khá đáng kể về độ lớn, với kết quả ở ngay cả những nước có chi tiêu chính phủ gây cản trở cho tăng trưởng. Ngược lại, trong khi đầu tư của chính phủ dường như không ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng ở cả 2 bộ dữ liệu, các chuyển nhượng có tác động dương (tích cực) và có ý nghĩa ở các nước EU. Trong điều kiện biến động, trong khi tất cả các biện pháp gây biến động chi tiêu công không ảnh hưởng đáng kể ở các nước OECD, cả biến động trong chi tiêu chính phủ và biến động trong đầu tư đều có tác động ngược chiều (tiêu cực) và có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng ở các nước EU. Đối với các nước này, khi có sự tăng lên 1% trong biến động chi tiêu chính phủ (đầu tư) làm giảm tăng trưởng 0.41 (0.46)%. Điều này có thể được giải thích là do thực tế, biến động trong chi tiêu chính phủ và đầu tư cao hơn sẽ làm tăng sự biến động của kinh tế vĩ mô, do đó làm giảm tăng trưởng và đầu tư tư nhân, từ đó làm tăng tác động lên lãi suất (Ayagari và cộng sự 1992). Chi tiêu chính phủ được chia thành các thành phần gồm tiền lương và các khoản không phải tiền lương, cả 2 biến được thể hiện dưới dạng phần trăm theo GDP lần 19/38 Chúng ta nên biết rằng có thể có quan hệ nhân quả ngược chiều giữa tăng trưởng và trợ cấp, trong tình huống các chính phủ có tăng trưởng thấp lựa chọn tăng số tiền trợ cấp. 28 Điều này có thể được giải thích là do thực tế trong số những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Cộng Hòa Séc và Hungary nơi mà chi tiêu chính phủ có thể giúp đỡ trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế) 27 lượt tác động ngược chiều lên tăng trưởng ở các quốc gia thuộc cả 2 khu vực (Bảng 7). Tuy nhiên, trong khi ở các nước OECD độ lớn của những tác động này là gần bằng nhau thì ở các nước EU các khoản chi không phải là lương của chính phủ dường như gây hại nhiều hơn, và kết quả này vẫn tồn tại khi chúng ta xem xét các biến động. Hơn nữa, ở các nước EU tác động ngược chiều của tiền lương là ít hơn phù hợp với các quốc gia mà chi tiêu tiền lương của chính phủ cao hơn 18%. 29 Tuy nhiên, hiệu ứng quy mô này là rất khiêm tốn, kết quả này cũng đúng cho các nước mà chi tiêu tiền lương của chính phủ gây bất lợi cho tăng trưởng. Bảng 6: Thành phần chi tiêu chính phủ và tăng trưởng (bao gồm biến giả quốc gia và biến giả thời kỳ) Bảng 7: Thành phần chung chi tiêu chính phủ (chia thành tiền lương và các khoản phi tiền lương) và tăng trưởng (bao gồm biến giả quốc gia và biến giả thời kỳ) 29 20/38 Biến GWAGE2 không có ý nghĩa khi chúng tôi loại bỏ tất cả các quan sát có phần trăm chi tiêu lương của chính phủ trên 18%. Các quốc gia này là Bỉ (1970-1974), Đan Mạch (1980-1984) và Thụy Điển (1975-1979, 1980-1984).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng