Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế thực phân tích bảng...

Tài liệu Quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế thực phân tích bảng

.PDF
15
94
84

Mô tả:

1 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC: PHÂN TÍCH BẢNG William R. DiPeitro - Daemen College, Amherst, New York, USA Emmanuel Anoruo -Department of Accounting, Finance and Managerial Economics,Coppin State University, Baltimore, Maryland, USA GVHD:PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Nhóm 2 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – K22 DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Hoàng Anh 2. Phạm Quốc Kỳ 3. Đặng Thị Thu Hương 4. Nguyễn Thị Dung 5. Nguyễn Thị Kim Tuyên TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013 NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 2 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TÉ THỰC PHÂN TÍCH BẢNG William R. DiPeitro - Daemen College, Amherst, New York, Hoa KỳvàEmmanuel Anoruo, bộ phận kế toán, phòng tài chính và quản lý kinh tế, đại học Coppin State, Maryland, Hoa Kỳ TÓM TẮT Mục đích:Mục đích của bài viết này là để kiểm tra tác động của kích thước của chính phủ và nợ công vào tăng trưởng kinh tế thực, với một bảng số liệu của 175 quốc gia trên thế giới. Thiết kế / phương pháp / cách tiếp cận:Paper này sử dụng các tác động cố định và các tác động ngẫu nhiên để ước lượng bảnghồi quy. Kết quả:Kết quả cho thấy cả kích thước của chính phủ lẫn mức độ nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ứng dụng thực tế: Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các nhà chức trách phải thực hiện các bước cần thiết cắt giảm chi tiêu chính phủ quá mức và nợ công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ý nghĩa: Sự đóng góp của nghiên cứu này là kỹ thuật ứng dụng những tác động cố định và tác động ngẫu nhiên để mô hình hóa mô hình hóa các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế thựctương ứng với các kích thước của chính phủ và nợ công, đối với một bảng số liệu của 175 quốc gia trên thế giới. Từ khóa:Tăng trưởng kinh tế, chính phủ, tài chính công, tăng trưởng kinh tế thực, nợ công, hiệu ứng cố dịnh, hiệu ứng ngẫu nhiên. Paper type:Paper dạng nghiên cứu GIỚI THIỆU Hiện đã có một xu hướng đi lên trong quy mô của chính phủ trong thế kỷ qua.Thêm vào đó, trong những năm gần đây, quy mô của các khoản nợ công cũng tăng lên. Nợtrở thành một mối quan tâm lớn cho các quốc gia trên thế giới và nhiều cuộc tranh luận đã bắt đầu xuất hiện về sự phù hợp của quy mô chính phủ. NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 3 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Hy Lạp đang trên bờ vực vỡ nợ và có những mối lo ngại về sức mạnh tài chính giống như của các quốc gia khác. Hoa Kỳ, một trong những chủ nợ lớn nhất thế giới, hiện nay cũng đang ngập trong nợ nần. Có những mối quan ngại sâu sắc rằngtỷ trọng nợ lớn của chính phủ Hoa Kỳ hiện tại thậm chí có thể ngăn chặn sự đi lên của kinh tếcác quốc giaphát triển kiểu Hoa Kỳ,và các chính phủ khác cũng vậy, bắt nguồn từ hiệu ứng của việc theo đuổi chính sách tài khóa. Tăng trưởngquy mô chính phủ và các khoản nợ công có thể để lại hậu quả chohoạt động kinh tế. Trọng tâm chính của bài viết này là để kiểm tra xem có hay không có mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ, vàtiếp theo là, có hay không có mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô nợ côngvà tăng trưởng kinh tế. Hai mối quan hệ có thể được kết nối với nhau. Nó hiển nhiên có khả năng là mối quan hệ nghịch biến giữa nợ và tăng trưởng kinh tếcó thể giải thích cho mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô của chính phủ vàtăng trưởng kinh tế. Bài viết phân tích trong khuôn khổ lý thuyết dựa trên một số đề xuất và kết quả hợp lý mà chúnghàm ý. Đầu tiên, nó đề xuất rằng cómột mối quan hệ U ngược (hoặc V ngược) (quan hệ Armey) giữa quy mô của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, nó cho rằng sự tăng trưởng đáng kể trong quy mô của chính phủ trong thế kỷ qua và trong những thập kỷ gần đây đã đẩy quy mô của các chính phủ của hầu hết các nước vượt qua giá trị tối ưu cho sự phát triển kinh tế. Giả sử giá trị của hai mệnh đề đầu tiên, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, hiện tại, có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ. Vì lý do tương tự, giả thuyết rằng có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của các khoản nợ công. Cũng như trong trường hợp của quy mô của chính phủ, mặc dù toàn bộ sự tăng trưởng kinh tế và quy mô của nợ công được nhận thấy có một mối quan hệ hình U ngược (hoặc V ngược), sự tích lũy lớn của nợ công, đã đặt các quốc gia vượt quá mức độ nợ tối ưu của họ. Vì lý do tương tự,tại thời điểm hiện tại một mối quan hệ nghịch biến có thể tồn tại giữa các loại thuế và tăng trưởng kinh tế. Đường cong Laffer hiển nhiên đúng là một hình U ngược (hoặc V ngược) mối quan hệ giữa quy mô của các loại thuế và tăng trưởng kinh tế, NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 4 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH nhưng Laffer cũng cho rằng thuế vượt quá mức tối ưu của họ. Kết quả là, một lần nữa, có tồn tại một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và lượng thuế khóa. Việc vượt ra ngoài quy mô chính phủ tối ưu và vượt ra ngoài nợ công tối ưu có thể sẽ liên quan đến nhau. Hai trong những nguồn tài chính chính của chính phủ, bên cạnh trực tiếp in tiền, là thuế và phát hành nợ (tức là trái phiếu). Để có nhiều hơn, chính phủ cần nguồn tài chính của riêng chính phủ. Nếu một trong hai nhân tố thuế hoặc nợ vượt quá mức tăng trưởng tối ưu của chúng, thì chúng trở thànhnhững lý do tiềm năng cho mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ. Khi thuế vượt quá mức tối ưu của nó,thì việc tăng trưởng quy mô của chính phủ thông qua thuế làm giảm động cơ làm việc, hoạt động sản xuất, và sáng tạo, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Khi nợ vượt quá giá trị tối ưu của nó, sự tăng trưởng quy mô của chính phủ thông qua các khoản vay gây ra giảm tăng trưởng kinh tế bởi hiệu ứng lấn át đầu tư. Nhìn chung, các chức năng tích cực của chính phủ liên quan đến tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như việc cung cấp hàng hóa công, cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết, bảo vệ tài sản và các quy định của pháp luật, bị lấn át bởi các nhân tố tiêu cực, một trong số đó là việc quy mô chính phủ vượt quá một ngưỡng nhất định. Một số các yếu tố tăng trưởng tiêu cực tiềm tàng nữa bao gồm - chi phí cơ hội cao hơn của việc phân bổ lại các nguồn lực từ khu vực tư nhân cho chính phủ khi nó bắt đầu để hấp thụ các nguồn lực từ dự án đầu tư với lợi nhuận cao hơn và cao hơn, gây thiệt hại đến sự sáng tạo và đổi mới do phụ thuộc nhiều hơn vào chính phủ và thói quen ăn sâu hơn của sự phụ thuộc, kém hiệu quả hơn từ các biến dạng chính sách, giảm năng suất của vốn, tăng sự bóc lột thông qua các hoạt động tập thể, và sự không cần thiết và không hiệu quả của việc gia tăng bộ máy quan liêu. Bài viết này được tổ chức thành năm phần. Phần đầu tiên nêu bật một số tài liệu hiện đã có phân tích vềmốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ. Phần thứ hai trình bày một mô hình lý thuyết chính thức. Phần thứ ba thảo luận về các nguồn dữ liệu của các biến khác nhau có trong bảng dữ liệu. Phần thứ tư cho kết quả ước tính từ hồi quy bảng dữ liệu sự tăng trưởng của nền kinh tế thực trên quy mô của các chính phủ và trên quy mô của nợ công, và phần thứ năm, cuối cùng, là kết luận. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 5 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Một vài điểm tóm tắt trong phần này là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ.Tài liệu nghiên cứu lý thuyết tổng quát về tăng trưởng quy mô của chính phủ có thể được tìm thấy trong các bài viết phần phụ lục của Chobanov và (2009) Mladenova . Tại Mỹ, Vedder và Gallaway (1998) tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ (hình chữ U Armey) nghich biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ.Họ sử dụng ma trận dữ liệu quy mô của chính phủ của Mỹ và xem quy mô của chính phủ như là các biến độc lập.Theo dự báo trên cơ sở của đường cong phi tuyến tính Armey, họ tìm thấy những hệ số hồi quy cho thấy quy mô của chính phủ biến là tích cực và có ý nghĩa, và các hệ số của biến quy mô chính phủ bình phươngcho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể. Ghali (1998) sử dụng dữ liệu quý từ quý I năm 1970 đến quý III năm 1994 cho mười nước OECD để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa quy mô của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Ông thấy rằng quy mô chính phủ Granger- là nguyên nhân tăng trưởng kinh tế. Ông cũng phát hiện ra rằng quy mô của chính phủ có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và thương mại quốc tế. Pevcin (2004) sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1950-1996 xem xét các mối quan hệ giữa quy mô của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Pevcin đã chạyhồi quy bảng trả lời cho tất cả 12 quốc gia, và chạy một số lần hồi quy riêng biệt của 8 quốc gia trong số 12 quốc gia. Tương tự như các nghiên cứu khác, ông sử dụng quy mô của chính phủ và bình phương của nólàm các đối số trong mô hình hồi quy tăng trưởng của ông. Kết quả thu được từ bảng trả lời phỏng vấn và hồi quy của ứng cử viên trong và ngoài chính phủ của từng quốc gia riêng biệt. Kết quả từ các phương trình của từng quốc gia cho thấy quy mô của chính phủ thực tế lớn hơn nhiều so với quy mô chính phủ tối ưu củabảy trong số tám quốc gia trong mẫu. Mặc dù, nói chung, đã có sự gia tăng quy mô trung bình của chính phủ trong thế kỷ XX, và cho đến thời điểm hiện tại, một số nền kinh tế chuyển tiếp đại diện cho một nhóm duy nhất của các nước thuộc một nhóm đặc biệt của trường hợp trong đó có sự đi xuống củaquy mô chính phủ. Gupta và tài liệu của công ty (Gupta và cộng sự, 2003.) đã cho thấy xu hướng và thay đổi quy mô của chính phủ đối với các nền kinh tế chuyển đổi. Tài liệu này cho rằng sự suy giảm quy mô của chính phủ trong các nền kinh tế chuyển đổi không phải là do chính sách NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 6 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH có mục đích, mà đúng hơn là, các nền kinh tế này không đủ khả năng để duy trì một mức độ chi tiêu công cao hơn. Chen và Lee (2005), ngoài việc cung cấp một tài liệu nghiên cứu xuất sắc về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của chính phủ, sử dụng hồi quy ngưỡng trên dữ liệu hàng quí của Đài Loan từ quí đầu tiên của năm 1979 đến quí III năm 2003 để kiểm tra sự hiện diện của sự vượt ngoài ngưỡng của quy mô chính phủ khi mà chính phủ không còn tạo nên sự tích cực nữa mà lạitác động tiêu cực đối lên tăng trưởng kinh tế. Họ sử dụng ba biện pháp khác nhau của quy mô của chính phủ trong các hồi quy và căn cứ thông số kỹ thuật phương trình của họ trên một mô hình lý thuyết rằng cho phép quy mô tích cực bên ngoài từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Nói chung, họ tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một ngưỡng trong các mô của chính phủ, và hỗ trợ cho Avery mối quan hệ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và cho thấy rằng quy mô chính phủ có quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tếtrong điều kiện quy mô của chính phủ còn ở dưới ngưỡng và tồn tại mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế với những mức quy mô chính phủ ở trên ngưỡng. Về mặt lý thuyết, mối quan hệ U ngược kiểu Armey giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô chính phủ, Chobanov và Mladenova (2009) ước lượng thực nghiệm quy mô chính phủ tối ưu với tăng trưởng kinh tế (tức là quy mô nào của chính phủ sẽ làm tối đa mức tăng trưởng kinh tế). Họ ước lượng hai bảng hồi quy riêng biệt. Trong mỗi bảng hồi quy, họ sử dụng một biện pháp đo lường khác nhau quy mô của chính phủ. Ví dụ bảng hồi quy thứ nhất bao gồm 28 quốc gia OECD trong thời kỳ từ năm 1970 đến năm 2007. Chobanov và Mladenova đã ước lượng bảng hồi quy thứ nhất bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất với thời kỳ tác động cố định dựa trên thông số kỹ thuật mà họ đã bắt nguồn từ một hàm sản xuất CobbDouglas với việc đưa quy mô của chính phủ như một biến giải thích. Kết quả của họ đã chỉ ra rằng quy mô chi tiêu tối ưu của chính phủ so với GDP là khoảng 25%. Bởi vì với bảng đặc biệt này, tổng chi tiêu của chính phủ được sử dụng như là thước đo quy mô chính phủ. Nó là một thước đo toàn diện bao gồm tất cả các chi tiêu của các cấp chính quyền. Trong bảng hồi quy thứ hai, họ sử dụng một bảng hỗn hợp bao gồm dữ liệu hàng năm của 81 quốc gia trong thời kỳ 1961-2005. Họ ước lượng phương trình sử dụng bảng bình phương nhỏ nhất với thời kỳ và dữ liệu chéo tác động cố định dựa trên thông số kỹ thuật bậc hai bao gồm quy mô chính phủ và NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 7 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH bình phương quy mô chính phủ như là những biến giải thích. Họ thấy rằng quy mô chính phủ tối ưu (được đo lường bởi tỷ lệ phần trăm chi tiêu chính phủ trên GDP) là khoảng 10,8 phần trăm. 2. KHUNG LÝ THUYẾT Mô hình bao gồm một phương trình đơn cùng với những dấu hiệu dự kiến trên hai đạo hàm riêng của nó. Phương trình với đạo hàm riêng được đưa ra dưới đây (1): R = f(S,L,D) R / S < 0, R / D < 0 and R / L > 0 (1) Trong phương trình (1), R là tăng trưởng kinh tế thực, S là thước đo quy mô chính phủ, L là thước đo mức độ phát triển của nền kinh tế, và D là thước đo quy mô của nợ công. Bằng lời, mô hình phát biểu đơn giản rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô chính phủ, quy mô nợ công và mức độ phát triển của nền kinh tế. Các đạo hàm riêng của quy mô chính phủ và cả quy mô nợ chính phủ được dự kiến là ngược chiều. Có hai lý do. Thứ nhất là có một mức độ tối ưu của quy mô chính phủ và mức độ tối ưu của nợ chính phủ vượt xa với quy mô chính phủ và quy mô nợ chính phủ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thứ hai là tồn tại một xu hướng mạnh mẽ khiến những chính phủ hiện đại luôn luôn vượt qua cả giới hạn quy mô chính phủ tối ưu và quy mô nợ chính phủ tối ưu. Các chính trị gia thấy rằng khi mà họ chi tiêu một cách tự do cho cuộc tranh cử của họ và đưa vào hóa đơn cho những thế hệ tương lai thông qua khoản vay tài chính là cách làm rấttuyệt vời cho sự nghiệp chính trị của họ. Những kết cục tiêu cực của tăng trường của những chính sách kiểu này có thể ít gây lo lắng cho cộng đồng cộng đồng. Hay là chúng có thể không được nhận thức bởi cộng đồng, hoặc là có thể bởi vì những giá trị ở nơi công cộng trên lợi ích hiện tại, cộng đồng có thể không muốn nhận thấy chúng. Thêm vào đó, trong một hệ thống xã hội phức tạp, rất là khó khăn để phân công rõ ràng cho những nhân tố phức tạp để tạo cơ hội tăng trưởng đặc biệt. Thông số kỹ thuật kinh tế Bài nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên để ước lượng phương trình (1). Những mô hình này được cung cấp bởi các biểu thức sau đây: NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 8 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Yit = X itYit + it (2) Trong đó, Y là biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế thực), X đại diện cho một vector của biến giải thích (trong trường hợp của chúng ta là quy mô chính phủ, sự phát triển kinh tế và quy mô nợ công), i là viết tắt những quốc gia trong mẫu (i = 1,2,3,4,5,….,175), t là thời gian điều tra (t = 1977, 1978, 1979, 1980,…., 2008) và it là sai số. Mô hình tác động cố định có thể được lấy ra từ phương trình (2) liên quan đến các ký hiệu đã được sử dụng trong bài nghiên cứu như sau: Rit =  1Sit +  2Lit +  2Dit + i + i + it (3) R đại diện cho tăng trưởng kinh tế thực, S là thước đo của quy mô chính phủ, L là viết tắt của thước đo mức độ phát triển kinh tế, và D là thước đo của quy mô nợ công, trong khi  là sai số. Trong phương trình (3), i ghi nhận không quan sát những tác động quốc gia đặc biệt được giả định là cố định qua thời gian. Hiệu ứng năm được đại diện bởi i được cộng vào tài khoản cho những cú sốc được phổ biến với tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu. Từ phương trình (2), chúng ta lại có được mô hình tác động ngẫu nhiên như sau: Rit =  1Siti +  2Liti +  3Diti + i + it, i =  + ħi (4) Các biến R, S, và L vẫn giống như được định nghĩa trong phương trình (3). Trong phương trình (4)  là sai số, ħi đại diện cho tác động quốc gia ngẫu nhiên, trong khi  là giá trị trung bình của vector hệ số. Những hệ số độ dốc được phép thay đổi ngẫu nhiên giữa các quốc gia, dưới mô hình tác động ngẫu nhiên. Hầu hết những quốc gia nghiên cứu trước đây đã áp dụng tiêu chuẩn kiểm định OLS để kiểm tra tác động của quy mô chính phủ và nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện kỹ thuật OLS, những nghiên cứu này cho rằng các biến bị bỏ qua thì độc lập với các biến giải thích và là độc lập và phân phối giống nhau. Tuy nhiên giả định này có thể dẫn đến những kết luận sai lệch nếu trong thực tế những đặc điểm quốc gia cụ thể như là chiến tranh, thay đổi chính sách, thể chế chính trị và chính sách thuế có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế mà không được đưa vào xem xét. Hsiao (1996) cho rằng hiệu quả kiểm định OLS không đối xứng NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 9 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH và không bao gồm ước lượng, đặc biệt là khi các biến quốc gia cụ thể bị bỏ qua có mối tương quan với các biến giải thích. Bảng dữ liệu cung cấp một cái nhìn mà qua đó những đặc điểm quốc gia cụ thể (cho dù quan sát hay không quan sát) có thể được đưa vào những nghiên cứu chéo để tránh kết quả bất cân xứng từ các thiếu sót của các biến liên quan. Bài viết này áp dụng cả hai mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên. Hiệu quả tác động cố định đối xứng và khách quan khi các biến quốc gia cụ thể bị loại bỏ có mối tương quan với biến giải thích. Tuy nhiên, mô hình tác động ngẫu nhiên bị vi phạm khi một mẫu có nhiều mức độ phổ biến hơn được xem xét. Kích thước bảng dữ liệu của chúng tôi (175 quốc gia) là đủ lớn để đảm bảo việc áp dụng cả hai kỹ thuật phân tích. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra Hausman (1978) được bổ sung để lựa chọn mô hình thích hợp nhất. Phương pháp kiểm tra Hausman vô hiệu những giá thiết với điều kiện giá trị trung bình của những xáo trộn là bằng 0. Tiếp cận tác động cố định được ưa thích hơn mô hình tác động ngẫu nhiên nếu những giả thiết bị bác bỏ. Tuy nhiên, phương pháp tác động ngẫu nhiên lại được ưa thích hơn mô hình tác động cố định nếu các giả thiết được chấp nhận. 3. NGUỒN DỮ LIỆU Nguồn dữ liệu về tỷ lệ nợ trên GDP (D) được lấy từ bộ dữ liệu mới về nợ công được thực hiện bởi Jaimovich và Panizza (2010). Dữ liệu về chi tiêu chính phủ trên GDP (S) và GDP bình quân đầu người thực tế 2000 USD (L) lấy từ World Bank (2009). Tốc độ tăng trưởng hàng năm thực tế của những quốc gia khác nhau qua những năm khác nhau, tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm trong GDP tại mức 2000 USD được tính toán từ những số liệu của World Bank về GDP bình quân đầu người thực tế. Bảng dữ liệu bao gồm 175 quốc gia trải qua những năm từ 1997 đên 2008. 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Phần này thảo luận về kết quả thực nghiệm của nghiên cứu. Chúng ta bắt đầu phân tích thực nghiệm bằng cách kiểm tra các kết quả từ phương pháp kiểm tra Hausman liên quan đến việc lựa chọn mô hình thích hợp nhất giữa tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Số liệu thống kê kiểm tra Hausman trình bày trong Bảng 1 chỉ ra rằng mô hình tác động cố định được NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 10 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH ưa thích hơn mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong mỗi trường hợp, kiểm định thống kê cho thấy rằng những giả thiết mà điều kiện giá trị trung bình của những xáo trộn bằng 0 nên bị từ chối ở mức 1%. Mặc dù tác động cố định là mô hình ưa thích hơn, chúng tôi vẫn trình bày các kết quả từ mô hình tác động ngẫu nhiên nhằm mục đích so sánh. Bảng 1 trình bày kết quả từ mô hình tác động cố định của tăng trưởng kinh tế thực hàng năm trong 2000 USD vào quy mô chính phủ được đo lường bởi tỷ lệ phần trăm chính phủ trên GDP. Bảng số liệu bao gồm dữ liệu hàng năm của 175 quốc gia từ năm 1997 đến 2008. Cột thứ nhất của Bảng 1 liệt kê những biến giải thích được theo sau bởi một vài số thống kê. Số liệu thống kê chuẩn đoán bao gồm (R2), thống kê Durbin Watson (DW), F-stat. (đo lường chất lượng tổng thể của mô hình) Bảng I. Kết quả ước lượng hiệu ứng cố định (biến phụ thuộc: tăng trưởng kinh tế thực) Thống kê kiểm tra Hausman, số lượng các nước (quốc gia) trong bảng điều khiển, mặt cắt ngang X -thử nghiệm cho các hiệu ứng cắt ngang, và tổng số quan sát cả trên khắp đất nước và theo thời gian (quan sát). Ba cột sau cột đầu tiên có các kết quả của chạy hồi quy riêng biệt. Để dễ nhận biết, các phương trình hồi quy ba được đánh số trong hàng đầu tiên. Số NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 11 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH lượng hàng đầu trong mỗi ô trong bảng chính của bảng cho thấy các hệ số ước tính cho một biến trong một phương trình. Các con số trong ngoặc đơn đại diện cho thống kê cho hệ số hồi quy. Nếu một dấu sao xuất hiện dưới các t-thống kê riêng lẻ, thì biến có ý nghĩa ở mức 10 phần trăm có ý nghĩa hoặc tốt hơn trong phương trình đó. Nếu hai dấu sao xuất hiện, thì biến có ý nghĩa ở mức 5 phần trăm hoặc tốt hơn. Phương trình đầu tiên trong bảng, phương trình (1), là hồi quy của tăng trưởng kinh tế thực sự trên đo quy mô một chính phủ, tỷ lệ phần trăm của chi tiêu chính phủ so với GDP (S). Phương trình thứ hai điều chỉnh cho mức độ phát triển kinh tế bằng cách thêm logarit của bình quân đầu người GDP thực tế với 2000 đô la Mỹ (L). Phương trình thứ ba xác định trên một thước đo của nợ chính phủ, tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP (D). Cần lưu ý rằng bảng này là không cân bằng và rằng có rất nhiều giá trị bị mất. Khi biến nợ là trong phương trình có một giảm đáng kể số lượng các quốc gia và số lượng tổng số quan sát do dữ liệu sẵn có. Kết quả chỉ ra rằng qui mô của chính phủ có một tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Phần trăm chi tiêu của chính phủ đối với GDP là âm và có ý nghĩa ở mỗi phương trình trong bảng I. Ví dụ, trong phương trình (3) 1% gia tăng trong qui mô của Chính Phủ trên mức trung bình làm giảm tăng trưởng kinh tế thực xấp xỉ 10.0169%. Kết quả cung cấp bằng chứng về việc khoản nợ của Chính Phủ có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế thực. Hệ số hồi qui trên phần trăm nợ Chính Phủ với GDP(-0.000185) là âm trong phương trình (3) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này hàm ý rằng 1% trong qui mô của chính phủ ở mức trên trung bình làm giảm tăng trưởng kinh tế thực xấp xỉ 0.00185 %. Như mong đợi, hệ số hồi qui đo lường sự phát triển kinh tế (log của GDP thực trên mỗi đầu người) là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong cả phương trình (2) và (3). Kết quả này chỉ ra rằng mức độ cao hơn của tăng trưởng kinh tế có liên quan với mức độ cao hơn của sự phát triển kinh tế. Kết quả từ phép kiểm định tương quan theo chuỗi DW chỉ ra rằng vấn đề tương quan chuỗi được giảm nhẹ vì các biến độc lập thêm vào được cộng vào mô hình. Theo thống kê DW theo thứ tự từ phương trình (1), (2) và (3) là 1.582856, 1.587604, và 1.746290 . Kiểm định thống kê cho phương trình (3) thì gần với 2 hiển thị tối thiểu của tương quan chuỗi dương. Thống kê F theo thứ tự từ phương trình (1) đến phương trình (3) là 5.499418, 6.282854, và NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 12 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH 4.535390 chỉ ra rằng giả thiết không về hệ số hồi qui cùng vô nghĩa nên được loại bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả kiểm định X2 đồng ý răng giả thiết không về tác động cắt ngang là dư nên được loại bỏ. Trong mỗi trường hợp, kiểm định thống kê có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ta có thể quan sát ở bảng I, năng lực giải thích của mô hình ( R2 ) hoàn thiện những biến độc lập được thêm vào. Tóm lại, nhiều kiểm định thống kê chuẩn đoán được trình bày ở bảng I làm vững thêm sự thiết thực của kết quả từ mô hình tác động cố định ( mô hình được thích hơn). Bảng II. Kết quả ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (biến phụ thuộc: tăng trưởng kinh tế thực) Để so sánh, chúng tôi cũng trình bày trong bảng II kết quả từ mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả giống với kết quả được trình bày từ mô hình tác động cố định được thể hiện trong bảng I. Tất cả các biến độc lập có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% hoặc hơn trong mỗi phương trình chứa nó. Tóm lại, kết quả từ mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên ủng hộ cho giả thuyết rằng cả qui mô của chính phủ và qui mô nợ công đều có tác động tiêu cực với sự tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi qui theo phần trăm về chi tiêu công đối với GDP(S) và phần trăm nợ công (D) là âm trong mỗi phương trình mà chúng xuất hiện . 5. KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 13 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Bài này đã sử dụng mô hình tác tác động cố định và ngẫu nhiên để kiểm tra ảnh hưởng của qui mô chính phủ và nợ công trên tăng trưởng kinh tế thực với mẫu khoảng 175 nước. Kết quả từ mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên ủng hộ cho giả thuyết rằng qui mô của chính phủ đưa vào một tác động tiêu cực trên sự tăng trưởng kinh tế thực. Cho dù tỷ lệ phần trăm chi tiêu của Chính Phủ đối với GDP là hồi qui đơn lẻ, được điều chỉnh cho mức độ phát triển của đất nước, hay được điều chỉnh cho cả mức độ phát triển của nền kinh tế và qui mô nợ công, thì biến qui mô chính phủ cũng đưa ra một ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế thực trong hồi qui theo nhóm. Hơn nữa, phân tích theo nhóm trong bài này cũng phù hợp khi mà nợ công gây hậu quả tiêu cực đối với tình hình kinh tế. Bất chấp mô hình nào được sử dụng, tỷ lệ nợ công được tìm thấy có tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng kinh tế thực . Nếu kết quả được giữ đúng, khi đó để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, cần phải có những chính sách làm giảm thiểu qui mô Chính Phủ và qui mô nợ công và đưa ra những chiến lược hiệu quả để giảm thiểu động cơ tăng trưởng qui mô của Chính Phủ và qui mô nợ công. Ví dụ, những cách để giúp đất nước phát triển thay cho tái cấu trúc nợ và ân xá nợ không khiến nền kinh tế quốc gia phát triển mà tạo động cơ cho việc gia tăng chi tiêu và dự báo về món nợ lớn hơn. Trong dài hạn, nếu thực sự là trường hợp, các mô hình chính phủ hiện đại có thể dễ dàng đẩy kích thước chính phủ và nợ của chính phủ vượt quá điểm tối ưu của tăng trưởng kinh tế, thì dường như chúng ta sẽ cần thành lập một số tổ chức có khả năng sắp xếp để có thể giám sát kích thước của chính phủ và nợ công, tạo cơ sở cho việc giữ chúng ở mức dưới điểm mà chúng có thể gây tổn hại đến hoạt động kinh tế, và nó cũng cho công chúng thấy rằng có sự đi lên của chi phí trong sự phình to của kích thước chính phủ và nợ công. Tổ chức này có thể sẽ phải được độc lập và riêng biệt với áp lực chính trị, chẳng hạn như cục dự trữ liên bang tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thậm chí nếu bỏ qua được những áp lực chính trị, nhiệm vụ của mỗi tổ chức không phải là đơn giản vì các điểm tối ưu có vẻ là những mục tiêu di động và thay đổi theo thời gian. NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 14 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Cuối cùng, cần lưu ý rằng kích thước tối ưu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế và kích thước tối ưu của chính phủ cho tất cả các mục tiêu là khác nhau. Điều quan trọng là xã hội và đặc biệt là các nhà kinh tế phân biệt được sự khác biệt này và không nhầm lẫn giữa kích thước tối ưu của chính phủ khi chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và kích thước tối ưu của chính phủ có tính đến tất cả các loại chức năng và các mục tiêu của chính phủ. Vai trò của chính phủ là phức tạp, đa chiều, và những nhận thức về vai trò thích hợp của chính phủ trong xã hội được rải rác với trong một loạt các ý thức hệ mà giá trị trọng lượng của chúng là khác nhau. Mặc dù một kích thước lớn hơn của chính phủ có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng có thể đưa đến một xã hội công bằng hơn, tham nhũng ít hơn, hoặc tăng sự ổn định cho chính trị và kinh tế. Về mặt tiêu cực của kích thước lớn hơn của chính phủ, như mục tiêu đầu tiên mà tất cả các chính phủ (cả hai hiện tại và trong lịch sử), luôn luôn là mở rộng quyền lực của mình, thêm vào nữa, kích thước lớn hơn của chính phủ là gần như chắc chắn có liên quan với sự đi xuống trong tự do cá nhân và tăng sự phụ thuộc của công dân vào chính phủ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tồn tại những kết cục tiêu cực của tăng trưởng kinh tế liên quan đến một kích thước lớn hơn của chính phủ. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là một yếu tố cần được cân nhắc trong việc quyết định kích thước tối ưu của chính phủ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nó không phải là yếu tố duy nhất. Tài liệu tham khảo Chen, S.T. and Lee, C. (2005), “Government size and economic growth in Taiwan: a threshold regression approach”,Journal of Policy Modeling, Vol. 27, pp. 1051-66. Chobanov, D. and Mladenova, A. (2009), What is the Optimum Size of Government, Institute for Market Economics, available at: http://ime.bg/uploads/335309_OptimalSizeOfGovernment.pdf (accessed June 2010). Ghali, K.H. (1998), “Government size and economic growth: evidence from a multivariate cointegration analysis”,Applied Economics, Vol. 31, pp. 975-87. NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC 15 GVHD: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Gupta, S., Leruth, L., De Mello, L. and Chakravarti, S. (2003), “Transition economies: how appropriate is the size and scope of government?”,Comparative Economic Studies, Vol. 45 No. 4, pp. 554-61. Hausman, J.A. (1978), “Specification tests in econometrics”,Econometrica, Vol. 46 No. 6, pp. 1251-71. Hsiao, C. (1996),Analysis of Panel Data, Cambridge University Press, Cambridge. Jaimovich, D. and Panizza, U. (2010), “Public debt around the world: a new data set of central government debt”,Applied Economics Letters, Vol. 17 No. 1, pp. 19-24, Inter-American Development Bank, January, available at: www.iadb.org/research/pub_desc.cfm?pub_id¼dba005 Pevcin, P. (2004),Does Optimal Size of Government Spending Exist?, available at: http://soc.kuleuven.be/io/egpa/fin/paper/slov2004/pevcin.pdf (accessed February 2010). Vedder, R.K. and Gallaway, L.E. (1998),Government Size and Economic Growth, Joint Economic Committee, US House of Representatives, pp. 1-15, available at: www.house.gov/jec/growth/govtsize/govtsize.pdf World Bank (2009), “World development indicators online”, available at: http://ddpext.worldbank.org.ezp.lib.rochester.edu/ext/DDPQQ/member.do?method¼getMembers&useri d¼1&queryId¼6 (accessed June 13, 2009) Thông tin về tác giả: Liên hệ với William R. DiPeitro theo địa chỉ [email protected] NHDEM1K22_NHOM2 QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan