Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN...

Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

.PDF
51
427
118

Mô tả:

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Cơ quan chủ Đề án ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Cơ quan Chủ đầu tư ỦY BAN NHÂN DÂN H. VÂN ĐỒN Chủ tịch Cơ quan tư vấn TRUNG TÂM TVPT VÀ ĐÀO TẠO Giám đốc Mạc Thành Luân Tôn Kim Long MỤC LỤC 1. Mục đích ...................................................................................................................... 2 2. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2 3. Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch ........................................................... 2 4. Nội dung chính của quy hoạch .................................................................................... 6 PHẦN THỨ NHẤT ....................................................................................................... 6 TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN ..................................................... 6 I. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN .................................................................................................. 6 1. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 6 2. Bối cảnh phát triển ...................................................................................................... 8 3. Lợi thế so sánh, cơ hội phát triển và những khó khăn, thách thức ............................ 10 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN GIAI ĐOẠN 2010-2014 ...................................................................................................................... 10 1. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................................... 10 2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội .................................................................. 11 3. Thực trạng môi trường .............................................................................................. 12 PHẦN THỨ HAI ......................................................................................................... 12 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ..................................................................................... 12 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG KT-XH HUYỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .............................................................................. 12 1. Phương hướng phát triển KT-XH huyện đến năm 2020 ........................................... 12 1.1. Quan điểm phát triển .............................................................................................. 12 1.2. Hệ thống các mục tiêu phát triển ........................................................................... 13 1.3. Luận chứng các phương án phát triển ................................................................... 15 2. Tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................ 17 2.1. Đặc điểm, chức năng của Vân Đồn đối với nền kinh tế ......................................... 18 2.2. Các chỉ tiêu cụ thể .................................................................................................. 18 2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu ........................................................................................ 18 II. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ ...................................................................................................... 19 1. Các ngành dịch vụ ..................................................................................................... 19 2. Phát triển công nghiệp và xây dựng .......................................................................... 21 3. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản ....................................................................... 21 III. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG-AN NINH ............................................. 23 1. Dân số, nguồn nhân lực ............................................................................................. 23 2. Giáo dục và đào tạo ................................................................................................... 24 3. Phát triển y tế và sức khỏe cộng đồng ....................................................................... 25 i 4. Văn hoá-thể dục thể thao (TDTT) ............................................................................. 26 5. Khoa học và công nghệ ............................................................................................. 27 6. Thông tin và truyền thông ......................................................................................... 28 7. Xây dựng nông thôn mới ........................................................................................... 29 8. Quốc phòng-an ninh .................................................................................................. 29 IV. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ..................................................................................................................... 30 1. Giao thông vận tải ..................................................................................................... 30 2. Hệ thống cung cấp điện ............................................................................................. 32 3. Cấp nước, thoát nước và thủy lợi .............................................................................. 32 4. Các điểm và các khu dân cư ...................................................................................... 33 5. Phát triển kết cầu hạ tầng các khu công nghiệp tập trung ......................................... 33 V. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ ............................................................. 34 1. Hiện trạng phân bố, phát triển không gian ................................................................ 34 2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ .................................................................. 34 VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 36 1. Hiện trạng môi trường huyện .................................................................................... 36 2. Định hướng bảo vệ môi trường ................................................................................. 36 VII. DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ...................... 37 PHẦN THỨ BA ........................................................................................................... 38 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....... 38 I. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................... 38 1. Giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ........................................ 38 2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. ................................................................... 39 3. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển và cải cách hành chính............................. 40 4. Giải pháp về công nghệ và môi trường ..................................................................... 40 5. Nhóm giải pháp về hợp tác với các địa phương và quốc tế ...................................... 40 6. Nhóm giải pháp về tổ chức, điều hành, thực hiện và quản lý quy hoạch.................. 40 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 41 1. Kiến nghị để tỉnh chuyển lên Trung ương ................................................................ 41 2. Kiến nghị trực tiếp với tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 41 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 44 ii MỞ ĐẦU Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản... Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Vân Đồn trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và bảo đảm an ninh quốc gia, tại Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội Khu kinh tế Vân Đồn và ngày 19/8/2009 phê duyệt Quyết định số 1296/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Từ những chủ trương lớn nêu trên, những năm gần đây, Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt... đến tận các xã trên huyện đảo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các thành tựu phát triển mà Vân Đồn đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Trước mắt, huyện Vân Đồn vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi đó, kỳ vọng và nhiệm vụ phát triển huyện đảo này được xác định trong Đề án phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn màThủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 31 tháng 5 năm 2006 tại Quyết định số 786/QĐ-TTg là rất lớn. Theo đó định hướng chung cho Khu kinh tế là “phát triển Khu kinh tế thành trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế…”. Đây là mục tiêu dài hạn nhằm khai thác có hiệu quả nhất vùng biển đảo có nhiều lợi thế, đồng thời cũng là công việc khó khăn đòi hỏi có tầm nhìn toàn cục, dài hạn và các định hướng, giải pháp phát triển KTXH hợp lý đối với huyện Vân Đồn trong thời kỳ mới. Thực tế nêu trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách phải xây dựng một quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới cho Vân Đồn, có tầm nhìn dài hạn đến các mốc thời gian 2020-2030 và phân kỳ phát triển một cách phù hợp. Nhiệm vụ này càng cấp bách hơn trong bối cảnh cho tới nay Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2006-2010 đã hết hiệu lực. Từ đó đến nay do nhiều nguyên nhân, huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cho các giai đoạn tiếp theo. Điều đó gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các mục tiêu phát triển nêu trên để Vân Đồn sớm trở thành một “cực tăng trưởng” kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và toàn vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Quy hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã giao Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức lập “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn phát triển và đào tạo của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng các quy hoạch chi tiết, kế hoạch điều hành, phát triển KT-XH của huyện Vân Đồn trong thời gian đến năm 2030. 1 1. Mục đích Mục đích của việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng dài hạn phát triển KT-XH của huyện; thực hiện các mục tiêu phát triển mà Đề án thành lập Khu kinh tế Vân Đồn đã đề ra. Cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch, giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và đến năm 2030; cung cấp những thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư trên địa bàn huyện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững để Vân Đồn thực hiện thành công mục tiêu trở thành “cực tăng trưởng” kinh tế mạnh của Quảng Ninh và cả vùng Đông Bắc Việt Nam. 2. Yêu cầu - Các chỉ tiêu trong bản quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện phải phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch tổng thể của tỉnh Quảng Ninh và các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt. - Quy hoạch phải phù hợp với mục tiêu và cụ thể hoá những chỉ tiêu của đề án phát triển KT-XH Khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006. - Quy hoạch phải tuân thủ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ “về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH”; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch a) Các văn bản của Trung ương - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020; - Kết luận số 47-KL/TW ngày 6/5/2009 của Bộ Chính trị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; - Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Kết luận số 60-KL/TW ngày 16/4/2013 của Bộ chính trị về kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; - Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”; - Thông báo số 108/TB-TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về đề án “Phát triển KT-XH nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”; - Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, quy định 2 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT-XH; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về “hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu”. - Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh. - Thông báo số 235/TB-VPCP ngày 18/6/2014 của Văn phòng chính phủ về “Kết luận của Thủ tướng chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh”; - Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 15/12/2008 của Văn phòng Chính phủ về “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh”; - Thông báo số 02/TB-VPCP ngày 02/01/2009 của Văn phòng Chính phủ về “ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến khảo sát vùng kinh tế ven biển Móng Cái - Hải Hà - Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”; - Thông báo số 235/TB-VPCP ngày 18/6/2014 của Văn phòng Chính phủ về “kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh”; - Quyết định số 865/2008/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”; - Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”; - Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”; - Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020”; - Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020”; - Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân 3 dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”; - Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 25/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động về về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020”; - Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 576/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2012 của Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt “Quy hoạch cảng hàng không Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”; - Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 2428/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn”; - Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ đến năm 2020”; - Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 13/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; b) Các văn bản của tỉnh Quảng Ninh - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2011-2015; - Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch; đề xuất các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả”; - Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vê “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Nghị quyết số 191/NQ-HĐND ngày 23/3/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Kết luận số 04-KL/TU ngày 25/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 4 triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và nhiệm vụ công tác năm 2016 của Đảng bộ huyện Vân Đồn; - Văn bản số 3648/UBND-QH2 ngày 3/7/2014 của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; - Công văn số 6629/UBND-QH2 ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020”; - Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”; - Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; - Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; - Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”; - Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; - Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến lâm sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; - Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh”; - Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”; - Văn bản số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020”; - Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; 5 - Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về xét duyệt “Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Vân Đồn”; - Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về xét duyệt “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vân Đồn”. - Quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt; - Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án 25 của huyện. c) Các văn bản của huyện Vân Đồn và các căn cứ khác - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015; - Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã lân cận và huyện Vân Đồn. - Các đề án phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan; 4. Nội dung chính của quy hoạch Những nội dung chính của quy hoạch được trình bày gộp theo những phần chính như sau: Phần thứ nhất: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển KT-XH huyện đến năm 2014. Phần thứ hai: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phần thứ ba: Các giải pháp thực hiện quy hoạch và một số kiến nghị. PHẦN THỨ NHẤT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN I. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN 1. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý: Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh; có tọa độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o00 kinh Đông. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), 6 huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh); Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh Bắc Bộ; Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và vùng vịnh Hạ Long. Cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km. Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên(1) 551,33 km2 (Số liệu kiểm kê mới nhất thì tổng diện tích tự nhiên của Vân Đồn là 553,2 km 2), gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, trong đó có hơn 20 đảo đất có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu chiếm 55%, trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo phía ngoài chiếm 45% gồm 5 xã đảo. b) Địa hình: Chủ yếu là đồi núi thấp và đảo đá, chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Ngoài ra có một phần nhỏ diện tích là đồng bằng ven biển, chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích, là những dải nhỏ hẹp ven bờ biển từ bến phà Tài Xá (cũ) tới xã Hạ Long. Nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, nối liền với vịnh Hạ Long - di sản thế giới. c) Khí hậu: Vân Đồn bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Nhiệt độ trung bình không cao, khoảng 23oC cả năm. Mưa th ường tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa trên 200 mm/tháng. d) Thủy văn, hải văn: Có ít sông suối, lượng nước mưa chiếm tới 75 ÷ 85% tổng lượng nước cả năm. Mạng lưới sông suối ít và phân bố rải rác, dòng chảy nhỏ đã gây những khó khăn lớn về cung cấp nguồn nước ngọt. Có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Khu vực huyện Vân Đồn có biên độ thủy triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 ÷ 4,0 m. 1.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - xã hội a) Tiềm năng con người phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt du lịch biển, thể hiện ở các điểm sau: - Vân Đồn là nơi cư trú của người Việt cổ, có truyền thống chống ngoại xâm giữ nước vẻ vang và phát triển kinh tế từ lâu đời. - Vân Đồn có nhiều di tích, lễ hội văn hoá, xã hội đáng chú ý. Có điều kiện phát triển du lịch văn hoá - lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan danh thắng. b) Tài nguyên đất, rừng Đất của Vân Đồn khá rộng, còn ở dạng tương đối hoang sơ, chia thành 2 khu, đất liền và các đảo. Đất tại huyện khá đa dạng, có đủ các loại: đất liền, hải đảo; đất mặt và cả thềm lục địa. Đây là điều kiện tốt để tổ chức quy hoạch, xây dựng phát triển. Rừng phong phú với nhiều chủng loại, đặc biệt vườn Quốc gia Bái Tử Long gồm những khu rừng nguyên sinh quý giá như rừng Trà Ngọ, rừng Trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn. Rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên cần được giữ gìn và khai thác hợp lý. (1) Lấy theo số liệu Quy hoạch sử dụng đất năm 2010. Theo Quyết định về Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 thì hiện nay diện tích tự nhiên của Vân Đồn là 55320,23 ha (Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 và số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn (2011-2015) và quy hoạch sử dụng đất đến 2020). 7 c) Tài nguyên biển Các hệ sinh thái biển đặc trưng là cơ sở tạo nên vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Vùng biển Bái Tử Long, với điều kiện tự nhiên có được đầy đủ các yếu tố đặc trưng, thể hiện các hệ sinh thái biển điển hình như: Hệ sinh thái rạn san hô; Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái vùng triều. Như vậy biển không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là điều kiện khá thuận lợi để Vân Đồn đã, đang và sẽ phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải - đặc sản chất lượng cao. d) Tài nguyên khoáng sản Vân Đồn có một số tài nguyên khoáng sản như đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng đã từng được tổ chức khai thác từ lâu, hiện nay chỉ còn khai thác nhiều là cát. 2. Bối cảnh phát triển 2.1. Bối cảnh phát triển của thế giới và khu vực Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế (hiệp định thương mại song phương, đa phương…) sẽ tạo ra thế phát triển mới tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Những xu hướng chính của kinh tế quốc tế và khu vực trong giai đoạn sắp tới sẽ là: - Cạnh tranh gay gắt và hợp tác toàn cầu. . - Các nền kinh tế thay đổi theo hướng kinh tế thị trường. - Quốc tế hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới. - Hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc – Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, ASEAN và Trung Quốc trở thành đối tác đầu tư, thương mại ngày càng quan trọng của nhau. - Hợp tác song phương Việt-Trung với cơ hội và những thách thức đan xen. Những xu hướng cơ bản trên và các chương trình, hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế cả nước, nói chung và đối với Vân Đồn nói riêng. 2.2. Bối cảnh trong nước Những biến đổi của nền kinh tế cả nước có tác động trực tiếp đến phát triển KT-XH của huyện ở các mặt sau: - Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng tương đối cao, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch hợp lý, tái cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả tích cực. - Sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng với thành công của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng tạo môi trường đầu tư, phát triển thuận lợi cho Việt Nam. - Chủ trương của Chính phủ phát triển nhanh vùng biển và ven biển là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và tổ chức sản xuất các ngành, sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. - Chủ trương của Nhà nước xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn dựa trên những tiếm năng, lợi thế của huyện rất lớn. 2.3. Bối cảnh phát triển của vùng a) Tác động của vùng Đồng bằng sông Hồng 8 Trong những năm qua, vùng đồng bằng Sông Hồng có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh. Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp đang được hình thành, là vùng trọng điểm về lương thực đảm bảo cho cả vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Với những định hướng phát triển của mình, trong những năm tới vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định rõ vai trò động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. b) Tác động của Vùng KTTĐ Bắc bộ Phương hướng phát triển của vùng có liên quan đến phát triển KT-XH của Vân Đồn, điều đó đã được khẳng định trong các Nghị quyết và Quyết định, cụ thể như Quy hoạch tổng thể phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 198/QĐ-TTg, ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là những cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH của huyện và xa hơn là Khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn. 2.4. Bối cảnh phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, thực hiện hợp tác liên vùng Vịnh Bắc bộ, ở điểm đầu khu hợp tác “hai hành lang một vành đai” kinh tế Việt – Trung, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Trong giai đoạn đến năm 2020, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những tỉnh đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế. Quảng Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp, hướng đến công nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngân hàng-cửa khẩu và cảng biển); phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển. Một số mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020 là định hướng lớn, là khung khổ cho phát triển KT-XH Vân Đồn. Đặc biệt trong quy hoạch tỉnh đã xác định Vân Đồn như sau: Vân Đồn sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái và điểm dừng cho du khách đến Hạ Long và Cô Tô, đồng thời có thể là điểm thu hút các khách du lịch quốc tế cao cấp từ các du thuyền đến Vịnh Bái Tử Long. Với vị thế nằm giữa vùng biển đảo biệt lập và nguyên sơ, Vân Đồn là nơi thích hợp để xây dựng Vùng Thực phẩm, sản xuất hải sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát triển hạ tầng giao thông Vân Đồn nhằm hỗ trợ mục tiêu phát triển du lịch và sản xuất, bao gồm xây dựng/nâng cấp một cảng biển nhỏ cho dự án thủy sản quy mô lớn; nâng cấp cảng hành khách phục vụ du khách đến Cô Tô và các đảo trên Vịnh Bái Tử Long; xây dựng sân bay Vân Đồn phục vụ du lịch của Vịnh Hạ Long; và xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái nhằm nâng cao hệ thống kết nối giao thông nội tỉnh. 9 Đối với Quảng Ninh, phát triển Vân Đồn cùng với phát triển Khu công nghiệp-cảng biển Hải Hà, thành phố cửa khẩu Móng Cái là các hạt nhân cho việc phát triển vùng miền Đông của tỉnh. 3. Lợi thế so sánh, cơ hội phát triển và những khó khăn, thách thức 3.1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển - Vị trí địa lý của Vân Đồn thuận lợi cho việc xây dựng một Khu kinh tế du lịch biển - đảo chất lượng cao, góp phần khai thác tốt vùng biển phía Bắc - Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn để phát triển các ngành dịch vụ và du lịch biển-đảo chất lượng cao. - Dân cư và các giá trị văn hóa độc đáo bổ sung cho khả năng phát triển du lịch đa dạng - Chủ trương của Nhà nước là xây dựng vành đai kinh tế Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái trở thành lãnh thổ động lực của cả nước ở phía Bắc - Xu thế phát triển của Việt Nam và quốc tế tạo ra những cơ hội lớn cho Vân Đồn phát triển nhanh 3.2. Khó khăn và những thách thức cho sự phát triển - Nền kinh tế nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn yếu, dân trí chưa cao, thiếu nước sạch là những hạn chế chính đối với phát triển Vân Đồn hiện nay. - Thách thức cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Vừa phát triển đặc khu kinh tế với các cơ chế, chính sách thông thoáng, vừa phải chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ khó khăn của Vân Đồn. - Những nguy cơ từ vấn đề an ninh Biển Đông và sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN GIAI ĐOẠN 2010-2014 1. Thực trạng phát triển kinh tế Nền kinh tế của huyện hiện tại chưa lớn, chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản;quy mô ngành công nghiệp và xây dựng còn nhỏ bé; các ngành dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát triển nhưng mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. 1.1. Mức tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2014 (theo giá 2010) đạt 2.312 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 20102014 đạt 16,11% (thấp hơn giai đoạn 2005-2010 là khoảng 19,3%/năm; cao hơn giai đoạn 2001-2005, khoảng 15,2%) (1); Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,4% (giai đoạn 2005-2010 tăng 13,2%); công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng 20,7% (giai đoạn 2005-2010 tăng 21,2%) và các ngành dịch vụ tăng 20,8%/năm (giai đoạn 2001-2005 tăng 32,5%). Giá trị tăng thêm năm 2014 đạt 1.120 tỷ đồng theo giá 2010, cả giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 15%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 9,3%/năm; công nghiệp xây dựng tăng 19,6% và dịch vụ tăng 19,7%/năm trong Nếu tính theo giá trị gia tăng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 của huyện đạt 16,8%/năm (Theo Văn kiện Đại hội huyện Đảng bộ huyện Vân Đồn nhiệm kỳ 2011-2015). (1) 10 giai đoạn 2010-2014. 1.2.Cơ cấu các ngành kinh tế Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành năm 2014 đạt 3.399 tỷ đồng. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 39,28%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 32,48%; các ngành dịch vụ chiếm 28,24%. Cơ cấu năm 2010 là 47,69%; 30,33% và 21,98%. Gía trị gia tăng tính theo giá hiện hành năm 2014 đạt 1.345 tỷ đồng. Bình quân đầu người theo giá trị tăng thêm năm 2014 đạt khoảng 31 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 1.480 USD/người). 1.3. Thu chi ngân sách Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 đạt hơn 65,5 tỷ đồng, đạt 142% dự toán tỉnh giao, bằng 106% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ tiêu thu vượt cao so với kế hoạch là: thu xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế phi nông nghiệp, tiền cho thuê đất. Tuy thế tỷ lệ huy động ngân sách địa phương bằng khoảng 10% giá trị tăng thêm và chỉ đáp ứng gần 20-25% chi thường xuyên. Hàng năm tỉnh thường phải bổ sung nguồn ngân sách lớn. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 thực hiện 384,5 tỷ đồng, đạt 131% dự toán tỉnh giao, bằng 77% so với cùng kỳ. Trong đó chi đầu tư phát triển 68,25 tỷ đồng, chi thường xuyên 316,3 tỷ đồng. Trong thời gian qua việc chi ngân sách đã thực hiện tốt theo dự toán. UBND huyện đã chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sử dụng kinh phí đúng chính sách và thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. 1.4. Đầu tư Tổng vốn đầu tư phát triển KT-XH năm 2014 đạt 695 tỷ đồng, chủ yếu vốn đầu tư từ các chương trình và dự án quốc gia. Trong đó: Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 493 tỷ đồng, chiếm 70-71% (huyện quản lý 225 tỷ và Ban Quản lý khu kinh tế 268 tỷ đồng); doanh nghiệp ngoài quốc doanh 200 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã được sử dụng trong việc tổ chức xây dựng các dự án thực hiện từng bước các hạng mục của Khu kinh tế. 2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội Giáo dục và đào tạo, Đến nay gần 70% số trường trên điạ bàn huyê ̣n đa ̣t chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh chuyển cấp, tốt nghiệp THPT hàng năm đạt cao, trên 98%; học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đều tăng qua các năm. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn cao hơn so với quy định: 100% số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận và qua lớp bồi dưỡng quản lý ngành, 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn trong đó 56% giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn. Công tác xã hô ̣i hóa đươ ̣c triể n khai tích cực, thu hút nguồ n lực đầ u tư từ các tổ chức, doanh nghiêp̣ góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c. Phong trào khuyế n ho ̣c, khuyế n tài, xây dựng xã hô ̣i ho ̣c tâ ̣p đươ ̣c duy trì. Lĩnh vực y tế, dân số, gia đình, trẻ em và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm; việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thầy thuốc được coi trọng. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tiếp tục được thực hiện: 80% số xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc 11 gia; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 70%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt: 108%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 10,08%. Văn hóa, thông tin: Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đươ ̣c triể n khai sâu rộng. 100% số thôn, khu phố có nhà văn hoá; 92,6% số thôn, khu phố đạt danh hiệu thôn, khu văn hoá; phong trào văn hóa, văn nghê ̣, thể du ̣c thể thao đươ ̣c duy trì và nhân rô ̣ng; mạng lưới truyề n thanh phát triể n rô ̣ng khắ p. Đã có 95% số người dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem Đài Truyền hình Việt Nam, 80% số hộ dân nghe và xem được Đài PTTH Quảng Ninh, 75% số hộ dân được nghe Đài phát thanh truyền thanh của huyện. 100% số xã đã có trạm truyền thanh hữu tuyến. Đã quan tâm đầu tư xây dựng thiế t chế văn hóa. Các chủ trương, chin ́ h sách của Đảng, Nhà nước, sự kiện chiń h tri,̣ văn hóa, xã hô ̣i đươ ̣c thông tin kip̣ thời đế n nhân dân. Việc quản lý, bảo vệ, trùng tu, nâng cấp, tôn tạo di tích, di sản văn hóa phi vật thể được tăng cường. An sinh xã hội: Thư ̣c hiện kip̣ thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hô ̣i trên điạ bàn. Đã hỗ trơ ̣ cho các đố i tươ ̣ng chính sách, khó khăn như xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách và các chính sách khác. Công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,86% (năm 2010) xuống còn trên 2% (năm 2014). Giải quyết việc làm có nhiều cố gắng, tạo việc làm mới cho 5.600 lao động. 3. Thực trạng môi trường Môi trường huyện hiện được đánh giá còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên đã xuất hiện một số hiện tượng ô nhiễm. Về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thời gian qua đã đạt kết quả tích cực. Đã tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cho giai đoạn 2011-2020 và hoàn thành việc lập bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn. Thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn. Đã từng bước triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ trên các lĩnh vực, trong đó chú trọng tập trung vào sản xuất... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. PHẦN THỨ HAI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG KT-XH HUYỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1. Phương hướng phát triển KT-XH huyện đến năm 2020 1.1. Quan điểm phát triển 1. Phát triển Vân Đồn phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng; Quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, gắn với các địa bàn lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh. Thể hiện được yêu cầu phát triển của một Khu kinh tế đặc biệt, có tính chất trung tâm phát triển hướng ra biển, một trung tâm giao thương quốc 12 tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía Bắc đất nước. Tạo ra động lực phát triển cho tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Bắc bộ. 2. Phát triển Vân Đồn với tầm nhìn dài hạn, có bước đi thích hợp cho từng giai đoạn đến năm 2030. Phát triển phải bảo đảm hiệu quả tổng thể trước mắt cũng như lâu dài.Đồng thời có sự lựa chọn, ưu tiên với bước đi thích hợp hướng tới hình thành một vùng lãnh thổ động lực, hiện đại, bền vững với cơ cấu hợp lý. Phát triển kinh tế xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái; ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển, dịch vụ, du lịch, các ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. 3. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 4. Thực hiện thống nhất, tập trung, kiên quyết trong quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động để phát triển kinh tế xã hội chung. Tận dụng tối đa các lợi thế so sánh, tiềm năng, cơ hội và mối quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó chú trọng huy động nguồn lực từ bên ngoài cho những công trình lớn với một cơ chế hợp lý, đảm bảo tính khả thi và chủ động trong phát triển. 5. Phát triển kinh tếxã hội kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đảm bảo đầy đủ những yêu cầu về quốc phòng, an ninh cho vùng vịnh Bắc bộ và cả nước. 1.2. Hệ thống các mục tiêu phát triển a) Mục tiêu tổng quát Xây dựng Vân Đồn thành một khu kinh tế đặc biệt; là khu vực phát triển năng động, văn minh, hiện đại; là trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp cao cấp về tài chính, ngân hàng, viễn thông; một trung tâm giao thương quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là hạt nhân phát triển đột phá của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an toàn, thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. b) Mục tiêu cụ thể * Phát triển kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2020 đạt 16%-17,5%/năm; trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 16,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 17,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 16%/năm. - Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm có sự dịch chuyển mạnh theo hướng 13 tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu các ngành năm 2015: dịch vụ chiếm 28%-29%; công nghiệp và xây dựng chiếm 30%-33%; nông nghiệp chiếm 37%-38%. - Năm 2020, dịch vụ chiếm 44,3%; công nghiệp và xây dựng chiếm 39,2%; nông nghiệp chiếm 16,5%. Năm 2030, dịch vụ chiếm 59,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 34,4%; nông nghiệp chiếm 6%. - Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2020 đạt khoảng 3.800 - 4.000 USD. Năm 2030 đạt khoảng 14.000 USD. - Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2011-2020. * Phát triển văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo: - Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,3-1,4%/năm giai đoạn 2011-2015 và 1,11,2%/năm giai đoạn 2016-2020. - Tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 70% năm 2015 và 90% năm 2020. - Giải quyết việc làm cho 1.200 người vào năm 2015 và 5.000-7.000 người vào năm 2020. - Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1-1,2%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7-0,9%/năm giai đoạn 2016-2020. - Tuổi thọ trung bình đạt 74 tuổi vào năm 2015 và 76 tuổi vào năm 2020. - Duy trì kết quả tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin theo quy định đạt trên 96% đến năm 2015 và trên 98% năm 2020. - Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100% từ năm 2015; tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt trên 80% năm 2015 và trên 90% đến năm 2020. - Tỷ lệ bác sỹ trên vạn dân đạt 10 bác sỹ vào năm 2015 và 12 bác sỹ vào năm 2020. * Về bảo vệ môi trường: - Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên 60% vào năm 2015 và trên 60% vào năm 2020. - Tỉ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100% vào năm 2015; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% năm 2015 và 100% vào năm 2020. - Đến năm 2020, 100% số xã có nghĩa trang. - 100% số xã có bộ phận dịch vụ thu gom rác thải. - 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý. - 100% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý. - Giữ gìn, bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Bái Tử Long. Mang đến cho dân cư môi trường sống bền vững, chất lượng cao. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhưng không làm tổn hại môi trường. Có biện pháp kiên quyết để tránh ô nhiễm và làm giàu môi trường sống. * Về phát triển nông thôn mới: Phấn đấu đến hết năm 2015: có 9/11 xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020: 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. * Về quốc phòng an ninh: Xây dựng quốc phòng vững mạnh, đảm bảo ổn định vững chắc an ninh, 14 chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Vân Đồn trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế một cách chủ động tích cực. 1.3. Luận chứng các phương án phát triển a)Các phương án phát triển Nhằm thực hiện các nhiệm vụ trong đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xem xét 3 phương án phát triển (cụ thể xem phần Phụ lục) như sau: Phương án 1 (Phương án thấp) Xây dựng phương án thấp trên cơ sở khu kinh tế phát triển ở mức thấp hơn cận dưới mà đề án đã khẳng định. Các giả thiết đưa ra xem xét là: Nền kinh tế trong nước gặp khó khăn. Điều kiện để Khu kinh tế Vân Đồn hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2015 không thực hiện được mà phải lùi lại đến năm 2020. Các công trình cơ sở hạ tầng và cơ sở sản xuất đã triển khai tiếp tục được xây dựng, không khởi công thêm nhiều công trình, dự án mới. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn đầu chủ yếu do đóng góp của các ngành sản xuất nông nghiệp và một phần dịch vụ mang lại. Phương án 2 (Phương án trung bình) Xây dựng phương án 2 trên cơ sở phát triển ở mức trung bình mà đề án đã khẳng định. Các giả thiết được đưa ra là: Khu kinh tế Vân Đồn đi vào hoạt động từ ngay sau năm 2015. Với phương án này ở giai đoạn đầu những công trình về cơ sở hạ tầng và sản xuất hầu hết đã được triển khai xây dựng. Phương án 3 (Phương án cao) Phương án cao được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế phát triển ở mức cận trên của các chỉ tiêu mà đề án xây dựng Khu kinh tế (Quyết định số 786/QĐTTg ngày 31/5/2006) đã khẳng định. Giả thiết được đưa ra xem xét là Khu kinh tế Vân Đồn đi vào hoạt động từ ngay sau năm 2015. Năm 2015 Khu kinh tế được đầu tư lớn, phát triển nhanh. Ngay giai đoạn đầu đã có sự đột biến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. b) Lựa chọn phương án phát triển Xem xét ba phương án phát triển cho thấy: - Phương án 1 là phương án chủ yếu khai thác lợi thế sẵn có với mức độ trung bình hiện nay, không có thêm nhiều công trình, dự án mới được triển khai tại Vân Đồn. - Phương án 2 được tính toán trên cơ sở những điều kiện hiện có như đã nêu ở phương án 1, đồng thời có sự đầu tư thích đáng, mang lại hiệu quả cao cho các ngành dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi giải trí cao cấp. - Phương án 3 là phương án phát triển nhanh Khi xem xét việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong đề án phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, thấy được các chỉ tiêu cho giai đoạn 2011-2015 như sau: Chỉ tiêu Đề án Thực hiện Tỷ lệ (%) Nhịp độ tăng trưởng bình quân (%) 18-22 16 72-88 15 Cơ cấu ngành (%) - Dịch vụ - Công nghiệp-TTCN - Nông, lâm nghiệp, thủy sản Thu nhập bình quân (USD) Sân bay Cảng biển Khu đô thị Cái Rồng Các khu du lịch Đường giao thông Cấp điện Cấp nước 58,8 28,5 31,7 32,0 9,5 39,5 3.600-5.000 1.750 Hoàn thành Bắt đầu khởi GĐ 1 công Hoàn thành Chưa thực hiện Giai đoạn 1 Lập quy hoạch Cơ bản hoàn Mới XD một thành số khu Hoàn thiện Đang triển khai Hoàn thiện Đã cấp điện lưới cho huyện Hoàn thiện Đang triển khai 48,5 100,9 415,7 35,0-48,6 Nguồn: Theo đề án Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và số liệu thông kê của huyện đến năm 2015. Nhìn vào thực tế chúng ta thấy phần lớn các chỉ tiêu của Đề án đưa ra đều chưa thực hiện được; khoảng cách giữa mục tiêu đề ra với kết quả thực tế đạt được là rất lớn. Để đạt được những chỉ tiêu mà đề án đề ra cần phải có những điều kiện về đầu tư, về thu hút đầu tư, về xây dựng các công trình như sân bay, cảng biển, khu đô thị, khu du lịch cũng như hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước...Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua (cho tới năm 2015) hầu hết các hạng mục của đề án đều chưa được triển khai hoặc thực hiện dở dang. Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tế và các đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Vân Đồn ở phần trên, lựa chọn phương án tăng trưởng thấp (phương án 1) cho giai đoạn quy hoạch tới là phương án có tính khả thi cao. Trong trường hợp các điều kiện khách quan thuận lợi hơn, các công trình, dự án phát triển hạ tầng của Vân Đồn và các dự án lớn trong khu vực co liên quan sớm được đầu tư thích đáng, thì chọn phương án trung bình (phương án 2) làm phương phấn đấu cho quy hoạch phát triển trong giai đoạn tới. Với phương án 2 (phương án trung bình) được chọn làm phương án tăng trưởng, các chỉ tiêu và dự kiến sự đóng góp của các thành tố cơ bản vào giá trị nền kinh tế của Vân Đồn năm 2030 như sau: Kết quả của phương án chọn như sau: 2011-2015 2016-2020 2021-2030 Tốc độ tăng trưởng (%) 16,5 17,7 16,0 Cơ cấu các ngành (%) 100,0 100,0 100,0 16 - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,2 33,2 37,6 44,3 39,2 16,5 59,6 34,4 6,0 Đóng góp của các thành tố Thành tố Du lịch Đóng góp 40-45% Thương mại 15-20% Công nghiệp 25-30% Nông nghiệp 9-10% Các yếu tố Du lịch sẽ được khai thác từ 30-35% quỹ đất toàn khu với các hình thức: - Du lịch nghỉ ngơi, vui chơi có thưởng; - Du lịch nghỉ dưỡng, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe; - Du lịch biển-đảo mạo hiểm; tham quan các di sản tầm cỡ thế giới;... - Các hình thức khác Vườn quốc gia chiếm 15% quỹ đất toàn Khu cũng mang lại lợi nhuận đáng kể. - Trung tâm thương mại đảm trách khối lượng xuất nhập khẩu; - Hoạt động của sân bay, cảng, khu phi thuế quan; - Trung tâm tài chính đảm trách lượng tiền ra vào Khu hàng năm khoảng 19-20 nghìn tỷ đồng do giao dịch lượng đầu tư quốc tế và trong nước. Đóng góp một phần không nhỏ trong toàn bộ giá trị của Khu (đất cho công nghiệp chiếm 3-4%) Đất nông nghiệp, chủ yếu là đất thủy, hải sản chiếm 15-20% được khai thác bằng phương thức nuôi và chế biến hải đặc sản 2. Tầm nhìn đến năm 2030 Tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho sự phát triển KT-XH huyện đến năm 2030. Đó là: - Đến năm 2030, nền kinh tế Quảng Ninh sẽ là kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao. GDP bình quân trên đầu người ước đạt 20.000 USD (giá thực tế). Quảng Ninh sẽ tạo được vị thế là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á, và tiếp tục là nguồn cung cấp than và nhiệt điện sạch quan trọng cho cả nước. - Kinh tế biển phát triển vững mạnh được bổ trợ bởi kinh tế rừng sẽ đảm bảo sự phát triển cân bằng của tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Người dân ở các khu vực nông thôn và miền núi sẽ được hưởng lợi từ việc phát triển và chế biến nông lâm sản, còn ngư dân sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản hiện đại, để đạt nấc cao hơn trong chuỗi giá trị và tăng thu nhập nói chung. - Phát triển kinh tế vững chắc sẽ tạo điều kiện để tỉnh cung cấp các dịch vụ xã hội một cách hiệu quả trong toàn tỉnh. - Các thông lệ phát triển bền vững sẽ dẫn dắt mọi hoạt động phát triển trong tỉnh. Quảng Ninh sẽ được công nhận trên phạm vi toàn quốc như là một 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan