Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh thái nguyên, năm 2020 2025...

Tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh thái nguyên, năm 2020 2025

.PDF
31
1
144

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KHOA MÔI TRƯỜNG Quy hoạch bảo vệ môi trường Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020-2025. LỚP ĐH7QM3 NHÓM 4 GIÁO VIÊN:Phạm Thị Mai Thảo TÊN THÀNH VIÊN: Bùi Quang Trung Nguyễn Thu Thảo Nguyễn Thị Bích Ngọc Trần Nguyệt Hà Phạm Đức Duy Nguyễn Thị Quỳnh Nga Hà Trung Đức Mục lục CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................................... 3 I.Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................3 1.1.Vị trí địa lý:........................................................................................................................3 1.2.Địa hình:............................................................................................................................. 3 1.3. Địa chất:............................................................................................................................. 4 1.4. Tài nguyên đất................................................................................................................... 4 1.5. Tài nguyên nước...............................................................................................................5 1.6. Tài nguyên rừng................................................................................................................7 1.7. Tài nguyên khoáng sản.....................................................................................................7 1.8. Các khu bảo tồn thiên nhiên............................................................................................8 1.9. Tài nguyên du lịch............................................................................................................9 II. Hiện trạng kinh tế - xã hội:...................................................................................................9 III. Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội.............................................................................9 3.1 . Mục tiêu tổng thể Phấn đấu............................................................................................9 3.2 . Định hướng phát triển...................................................................................................10 3.3. Phát Triển Các ngành , Lĩnh Vực kinh tế.....................................................................10 3.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội.........................................................................................15 IV. Mục Tiêu Quy Hoạch.........................................................................................................17 CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT..........................18 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................................31 Đặt Vấn Đề  Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Đi đôi với nền kinh tế phát triển vấn đề môi trường cũng đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết cấp bách. CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN I.Điều kiện tự nhiên 1.1.Vị trí địa lý: - Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội. - Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.533,19km²; - Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Thái Nguyên;Sông Công), thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, ĐịnhHóa, Đại Từ, Phú Lương. Có 180 đơn hành chính cấp xã gồm: 140 xã, 30phường, 10 thị trấn. Thành phố Thái Nguyên với dân số 278.143 người, là đô thịloại I, là cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm Giáo dục-Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, y tế của Vùng; là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của Tỉnh. -Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Hà Nội, các tỉnhđồng bằng sông Hồng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua đường Quốc lộ 3; sân bay quốc tế Nội Bài; cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh;cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Hải Phòng; đường sắt Hà Nội – TháiNguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang. Đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên là tuyến đường hướng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội. 1.2.Địa hình: - Địa hình Thái Nguyê ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du- Miền núi (TD-MN) Bắc Bộ. Độ cao trung bình ở các huyện của tỉnh dao động từ 30m đến 300m( trên mực nước biển) thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn và Tam Đảo đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m. - Về kiểu địa hình địa mạo: được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc- Đông Nam và dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam , Vùng này tập 1 trung ở huyện Vũ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình Karst phát triển mạnh, có độ cao từ 500-1.000m, độ dốc thường 25° -35° . - Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam thuộc Đại Từ,Nam Phú Lương và Đồng Hỷ. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thêm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m , độ dốc thấp thường từ 15° -25° . - Vùng đồi gò: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam của Tỉnh.Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng vùng này tập trung ở huyện Phú Bình,Phổ Yên, một phần các huyện Đồng Hy,Phú Lương và TX Sông Công,TP.Thái Nguyên có độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường dưới 10° 1.3. Địa chất: -Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng phức hệ địa chất với nhiều loại đất đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ởphía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng phía Nam của tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun,...Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hoá) có hệtầng Phú Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét,sét silic, cát bột kết,...Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Rõ ràng với điều kiện địa chất như vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu,kim loại, phi kim loại.Mặc dù là tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên khôngphức tạp so với các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợicủa tỉnh cho việc canh tác nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác không có. 1.4. Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 353.318,9 ha, hiện trạng sử dụng như sau: - Diện tích đất nông nghiệp: 294.011,32 ha; - Đất phi nông nghiệp: 45.637,8 ha; - Đất chưa sử dụng: 13.669,79 ha. Bảng diện tích và cơ cấu đất tự nhiên TT I Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Diện tích(ha) 353.318,91 294.011,32 108.074,7 181.436,52 2 Cơ cấu(%) 100,00 83,21 30,59 51,35 II III Đất nuôi trồng thủy sản Đất phí nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất đô thị 4.373,16 45.637,8 21.345 13.682,29 1.838,91 1,14 12,92 6,04 3,8 0,52 Đất nông thôn Đất chưa sử dụng 11.843,38 13.669,79 3,35 3,87 -Chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Thái Nguyên là đất lâm nghiệp có rừng 51,35%, tiếp đó là đất dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 30,59%. Hiện tại đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ 3,8%, đặc biệt là đất đô thị chỉ có 0,52%. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn kể từ năm 2000 đến nay, đất lâm, nông nghiệp có sự gia tăng hàng năm còn đất chưa sử dụng đã giảm dần. 1.5. Tài nguyên nước. * Tài nguyên nước mặt: - Thái Nguyên là một Tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc,mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km2. Trong đó có hai con sông lớn là Sông Cầu và Sông Công cùng rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác - Sông Cầu: nằm trong hệ thống Sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6030km2.Bắt nguồn từ Huyện Chợ Đồn( Bắc Kạn), theo hướng đông Bắc, Tây Nam. Tổng lượng nước sông Cầu thải 4,5 tỷ m3chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực 190m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình 31km, mật độ lưới sông 0,95km/km2, hệ số uốn khúc 2,02 và lưu lượng trung bình 153 m3/s. - Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. -Sông Công là phụ lưu cấp I của sông Cầu. Sông Công có diện tích lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên,chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu tại Hương Ninh - Hợp Thịnh - Bắc Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224m, độ dốc 27,3% rất cao so với các sông khác. - Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 794.106m3, lưu lượng trung bình năm 25m3/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2. Sông Đu Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở ñộ cao 275m, sông đu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm - Phú Lương - Thái Nguyên.Sông đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13.3%.Tổng lượng nước sông đu khoảng 264.106m3, lưu lượng trung bình là 8.37m3/s. 3 -Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phận Bắc Kạn qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông Nam hợp lưu với sông Cầu ở huyện Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2 độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc 16,2%. - Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại phía Tây huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến xã Cúc đường huyện Võ Nhai, chuyển hướng Đông Nam Tây Bắc và hợp lưu với sông Cầu. Con sông này dài 46km, độ cao trung bình 290m, độ dốc 12.9%, mật độ lưới sông 1.05km/km2, diện tích lưu vực 465km2.Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. *Các hồ chứa nước: - Thái Nguyên có gần 5000 ha hồ ao, trong ñó, có gần 200 hồ nhân tạo do đắp đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ lớn và quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 25 km2, có sức chứa đủ để tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và chia sẻ một phần nước cho sông Cầu. -Nhìn chung, tài nguyên nước mặt của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công. * Tài nguyên nước ngầm: - Theo các tài liệu khảo sát địa chất thuỷ văn (ĐCTV) và tìm kiếm thăm dò trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, nước dưới đất tồn tại dưới dạng lỗ hổng các trầm tích đệ tứ (Q) và phức hệ chứa nước khe nứt. - Nước lỗ hổng: + Phân bố ven sông Cầu, sông Công chủ yếu phần Nam của tỉnh gồm huyện Phổ Yên và Phú Bình. Phần trên chủ yếu là các thành phần hạt mịn, khả năng chứa nước kém bề dầy 4÷ 5 m, ở ven các sông nhỏ 15÷ 20m. Phần dưới là cát, cuội, sỏi khả năng chứa nước tốt hơn, bề dầy 4 ÷ 5 m có khi 10 ÷15 m. Ven các sông tầng nước này có quan hệ thuỷ lực với nước sông. Nước trong tầng nhạt thuộc loại trung tính có thể dùng làm nguồn cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp. Tuy nhiên, hàm lượng sắt cao (1 - 5 mg/L) cần phải được xử lý. -Phức hệ chứa nước khe nứt: + Nước khe nứt và khe nứt castơ: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh. Các thành tạo cácbonat có mức độ chứa nước tốt, độ cứng cao, nhiều mạch lộ có lưu lượng rất lớn như Hồ Mắt Rồng lưu lượng vài trăm l/s. Nước khe nứt đều nhạt thuộc loại nước trung tính có thể làm nguồn cấp nước. điều 4 kiện về nguồn nước Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho khai thác nước ngầm, nhìn chung chất lượng tốt, có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt của nhân dân. 1.6. Tài nguyên rừng. Theo niên giám thống kê năm 2014, tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh 182.718,5 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 93.116,6 ha; Rừng trồng 89.601,8 ha; Sản lượng các sản phẩm khai thác từ rừng năm 2014 gồm: Gỗ 162.835m3 (Gỗ rừng tự nhiên 1.374m 3 , Gỗ rừng trồng 161.461m 3 ); củi 220.312 ste; luồng, vầu, tre 1,766 triệu cây, nứa 718.000 cây, song mây 33 tấn, nhựa thông 85 tấn, lá cọ 1,605 triệu lá...Diện tích rừng trồng mới năm 2014 là 6.495ha (cao nhất là năm 2010 diện tích rừng trồng mới là 7.184ha). Thảm thực vật của Thái Nguyên hiện nay được chia thành ba kiểu chính: - Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất hình thành từ đá vôi và các trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu này phân bố chính ở các hệ tầng đá vôi thuộc hai huyện Võ Nhai và Định Hoá, những năm gần đây do khai thác không hợp lý, kiểu thảm thực vật này bị suy thoái. - Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên đất hình thành từ các loại đá gốc khác nhau và trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu rừng này chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây của tỉnh, một phần ở phía Bắc và Đông Bắc, đôi khi xen kẽ với kiểu rừng trên đất hình thành từ đá vôi. Ở đây còn thấy một số loài cây lá rộng, cây gỗ với thành phần ưu thế: dẻ gai, chò, trường, ngát, trám trắng, sao, gội, long não, dẻ, sa mu. Các loại tre nứa thường là mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ, cỏ mọc xen. - Thảm cây trồng: Diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần 1/3 diện tích toàn tỉnh. Diện tích này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Nam và vùng trung tâm của tỉnh. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, sắn, ngô, khoai, đỗ tương, lạc, rau xanh. Cây lâu năm chủ yếu là chè. Cây ăn quả chủ yếu có vải, nhãn, hồng. Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Thái Nguyên khá đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hoá. Trước đây, theo thống kê Thái Nguyên có tới 71 họ với 522 loài thực vật hoang dã, nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, lát... và nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ba kích, hà thủ ô... Tuy nhiên, đến nay một số loài hầu như đã tuyệt chủng. Những số liệu trên cho thấy Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn cho phát triển lâm nghiệp; cần có phương án trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý để đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài. 1.7. Tài nguyên khoáng sản. Tiềm năng khoáng sản, Thái Nguyên có các loại sau: - Than: Đã phát hiện 25 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lượng 63,8 triệu tấn. Mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm-Phấn Mễ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số điểm than nhỏ khác. 5 - Quặng sắt: Đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò 21 mỏ và điểm khoáng sản sắt trên tổng số 42 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần 34,6 triệu tấn, đáng chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn v.v.. - Titan: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng với trữ lượng và tài nguyên dự báo hơn chục triệu tấn; Các mỏ có trữ lượng lớn là: Titan Hữu Sào, Titan Cây Châm mỗi mỏ vài triệu tấn ilmenit… - Thiếc, vonfram: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Nguyên, trữ lượng địa chất một số mỏ chính: Mỏ thiếc bismut Tây Núi Pháo, xã Hùng Sơn và xã Hà Thượng, huyện Đại Từ là 112.887 tấn; Mỏ thiếc Đông Núi Pháo, xã Cù Vân, huyện Đại Từ là 76.166 tấn; Mỏ thiếc La Bằng, xã La Bằng, huyện Đại Từ là 75.662 tấn; Mỏ wolfram đa kim Núi Pháo, xã Hùng Sơn, Hà Thượng, huyện Đại Từ có trữ lượng địa chất 110.260.000 tấn quặng đa kim. - Chì, Kẽm: Đã điều tra, đánh giá, thăm dò 9/42 mỏ và điểm khoáng sản được phát hiện, với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 270 ngàn tấn kim loại (hàm lượng chì, kẽm trong quặng từ 8-30%). Ngoài ra, trên địa bàn còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế. - Nhóm khoáng sản phi kim loại: Có Đolomit, Barit, Photphorit....trong đó, đáng chú ý nhất là các mỏ Cao lanh ở xã Phú Lạc, Đại Từ với trữ lượng hàng trăm triệu tấn. - Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: Có đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi….trong đó, sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO2 từ 51,9-65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng….Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của Tỉnh Thái Nguyên là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3 , đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ), Titan,Vonfram… điều này tạo cho Thái Nguyên có một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng… 1.8. Các khu bảo tồn thiên nhiên. -Hiện nay, trong danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài Vườn Quốc gia Tam Đảo (bao gồm một số xã, huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) không có vườn quốc gia, khu BTTN, khu dự trữ sinh quyển nào khác mặc dù đây là tỉnh có diện tích rừng và ñộ che phủ rừng lớn. 1.9. Tài nguyên du lịch. Thái Nguyên có nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hoá, lịch sử và các di tích kiến trúc nghệ 6 thuật Đình, Đền, chùa, hang ñộng như Đình Phương Độ, hang Thần Sa, Đền thờ Đội Cấn, ATK Định Hoá. II. Hiện trạng kinh tế - xã hội: -Số dân của tỉnh là trên 1,364 triệu người ( năm 2019) trong đó phụ nữ chiếm 51,1%. Trên địa bàn tỉnh có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống từ lâu đời, trong đó dân tộc Kinh chiếm 7,5%, dân tộc Tày chiếm 10,7%, dân tộc Nùng 5,1% và các dân tộc khác : Sán Dìu, Dao, Cao Lan, H’Mông, Hoa. -Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học – công nghệ của vùng TD Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu KT-XH giữa vùng TD-MN Bắc Bộ và vùng Đồng Bắc Bắc Bộ. Thái Nguyên là trung tâm cong nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, cơ khí, khai thác chế biến khoáng sản. Thái Nguyên cũng là tỉnh có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất ở vùng TD-MN Bắc Bộ với nhiều loại nông phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó chè là đặc sản của cả nước. -Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo đại học lớn thứ 3 cả nước về số lượng các trường đại học với tài nguyên thiên nhiên phong phú, truyền thống văn hóa cho nên nhân lực ở tỉnh Thái Nguyên có đủ điều kiện để phát triển thành tỉnh có nền kinh tế phát triển. -Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp về dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa mà tỉnh có lợi thế phát triển ( như công nghê khai khoáng, chế biến, thương mại dịch vụ, du lịch – khách sạn- nhà hàng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp). -Tuy vậy, Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo: tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 12 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ chín về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 107.417 tỉ Đồng (tương ứng với 4,6700 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 83.5 triệu đồng (tương ứng với 3.630 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%. Một số bộ phận dân chúng , nhất là vùng dồng bào dân tộc ở các huyện vùng sâu còn có mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh vẫn còn cao. III. Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội 3.1 . Mục tiêu tổng thể Phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển , trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại , hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến , dịch vụ chất lượng cao , nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn , bền vững ; là trung tâm đào tạo , y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn trong nước , có các trung tâm văn hóa , nghệ thuật tiên tiến , hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc ; đời sống vật chất , tinh thần ngày càng được nâng cao . Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái , có chức năng tổng 7 hợp ( quản lý nhà nước , đào tạo , y tế chuyên sâu , khoa học - công nghệ , dịch vụ tài chính , ngân hàng và thương mại ) . 3.2 . Định hướng phát triển a ) Về kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2020 - 2025 khoảng 10 10 , 5 % / năm ; GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 150 triệu đồng , năm 2025 khoảng 265 triệu đồng ( theo giá thực tế ) . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực , khu vực công nghiệp , dịch vụ chiến khoảng 90 % vào năm 2025 . b ) Về văn hóa , xã hội : Phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành , đa lĩnh vực chất lượng cao với đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp ; 100 % trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia ; hệ thống cơ sở y tế hiện đại , người dân được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi , không gian văn hóa đặc trưng , hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng . c ) Về kết cấu hạ tầng và không gian đô thị . Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ , hiện đại trên tất cả lĩnh vực giao thông , điện , cấp , thoát nước ... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ; phát triển hệ thống đô thị hợp lý , bảo đảm không gian xanh , trong đó đô thị hạt nhân là thành phố Thái Nguyên, các đô thị vệ tinh là thành phố Sông Công , thị xã Phổ Yên , thị xã Núi Cốc. Từng bước gắn kết các khu , cụm công nghiệp để tạo thành các cụm liên kết ngành như :cụm công nghiệp cơ khí chế tạo , khoa học , đào tạo , dịch vụ Thái Nguyên - Núi Cốc; cụm công nghiệp điện tử - công nghệ cao - công nghiệp phụ trợ Yên Bình - Phổ Yên. 3.3. Phát Triển Các ngành , Lĩnh Vực kinh tế a, Phát triển công nghiệp - Phấn đấu tốc độ tăng bình quân đạt 22 - 23 % / năm trong thời kỳ đến 2025 và duy trì ở mức khoảng 18 - 20 % trong thời kỳ 10 năm tiếp theo ; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 18 - 20 tỷ USD ( bao gồm cả sản phẩm từ Tổ hợp điện tử và công nghệ cao Samsung ) . - Phát triển nhanh và hiệu quả để tạo động lực tăng trưởng và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế của tỉnh ; tiếp tục ưu tiên đổi mới công nghệ , tạo sản phẩm chất lượng cao , có sức cạnh tranh trên thị trường đối với ngành công nghiệp cơ khí, công 8 nghiệp luyện kim ; phát triển mạnh công nghiệp điện tử , công nghệ thông tin gắn với việc hình thành tổ hợp công nghiệp . - Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành , sản phẩm công nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến , sản phẩm công nghệ cao , chế biến sâu như công nghệ thông tin , công nghiệp điện tử , công nghiệp hỗ trợ , công nghiệp cơ khí , công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản gắn với sản xuất vật liệu mới , công nghiệp chế biến lâm sản , nông sản sạch và sản xuất thân thiện môi trường . - Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư chiều sâu , sử dụng công nghệ mới , hiện đại , cải tiến máy móc | thiết bị , đa dạng hóa sản xuất và đổi mới sản phẩm , đặc biệt trong các ngành công nghiệp đang mất dần lợi thế , năng lực cạnh tranh thấp và gây ô nhiễm môi trường . - Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu , cụm công nghiệp , đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư lớn , trọng điểm nhằm tạo ra các cơ sở công nghiệp chiến lược của tỉnh . Kết hợp phát triển công nghiệp có qui mô lớn , tập trung hài hòa với qui mô vừa và nhỏ , phát triển các ngành nghệ ở khu vực nông thôn . Phát triển công nghiệp gắn liền với giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho công nghiệp phát triển bền vững . b. Phát triển nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn mới - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân là 4 - 5%/năm thời kỳ đến năm 2025- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. - Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi mới. Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Khai thác tiềm năng, điều kiện sinh thái của mỗi vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung cao sản, quy trình sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng hàng hóa, xuất khẩu. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, quốc tế đối với một số sản phẩm nông, lâm sản như chè cao cấp, gỗ chế biến... - Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông, lâm sản, tạo ra những sản phẩm sạch để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một ha đất nông nghiệp. Đầu tư hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 9 - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn gồm: giao thông, điện, nước, thủy lợi, các trạm giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật; v.v. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. - Tăng cường trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán để tăng độ che phủ rừng;, ổn định tỷ lệ che phủ rừng khoảng 50%; tiếp tục trồng rừng nguyên liệu và phát triển chế biến các sản phẩm lâm sản để cung cấp cho thị trường; phát triển lâm sản ngoài gỗ để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành lâm nghiệp. - Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu có trên 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới. c. Phát triển dịch vụ, du lịch - Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh và yêu cầu phát triển của vùng; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân. - Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp như dịch vụ khoa học công nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, và các dịch vụ nông nghiệp khác; đẩy mạnh các phân ngành dịch vụ có vai trò hỗ trợ hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài như dịch vụ môi giới, tư vấn, quảng cáo... Phát triển dịch vụ trong mối liên kết với các tỉnh lân cận trong vùng, với các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. - Nâng dần thị phần, tầm ảnh hưởng của một số phân ngành dịch vụ, sản phẩm dịch vụ có thế mạnh, lợi thế so sánh của Thái Nguyên trên thị trường; tập trung nguồn lực cho một số ngành, sản phẩm dịch vụ chủ lực, có lợi thế, được xác định là đột phá trong giai đoạn quy hoạch này. - Thương mại: Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tiến tới đưa Thái Nguyên thành một trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn. - Du lịch: Phát triển du lịch thành ngành có quy mô và hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng của tỉnh; trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong GRDP tỉnh; chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc biệt là truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tạo ưu thế cạnh tranh như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, làng nghề truyền thống, du lịch lịch sử... 10 - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành tài chính ngân hàng vào GRDP tỉnh, tích cực hỗ trợ và lôi kéo hoạt động của các ngành khác, đồng thời tạo nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. - Bưu chính, viễn thông: Phát triển bưu chính viễn thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đi trước một bước làm động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động. - Khách sạn, nhà hàng: phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2020 - 2025 khoảng 18%/năm. - Vận tải, kho bãi: Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải kho bãi cả về quy mô và chất lượng đáp ứng yêu cầu tăng nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất công nghiệp - xây dựng. - Phát triển dịch vụ xanh, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, hài hòa lợi ích kinh tế với ổn định chính trị-xã hội và quốc phòng - an ninh. d, Kết cấu hạ tầng -Giao thông vận tải + Mở rộng và phát triển mạng lưới đường giao thông theo hướng hiện đại và đồng bộ ở tất cả các cấp tạo thành mạng lưới đường giao thông hoàn chỉnh, liên hoàn, thông suốt và hợp lý với quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. + Đường bộ: Phấn đấu hoàn thành xây dựng đoạn cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3; hoàn thiện nâng cấp các Quốc lộ 1B, 37 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV III đồng bằng; đầu tư xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thái Nguyên dài 32 km; nghiên cứu xây dựng tuyến tránh thành phố Thái Nguyên và các tuyến đường vành đai thành phố. Chỉnh trang và nâng cấp các tuyến giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã, thị trấn và các khu du lịch - dịch vụ đạt tiêu chuẩn đường giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ. + Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và tiếp tục đưa vào sử dụng tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá. Nghiên cứu mở rộng khổ đường sắt trên các chặng Hà Nội - Quán Triều, Núi Hồng để nâng cao hiệu suất hoạt động và kéo dài sang Tuyên Quang để nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. + Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo Quy hoạch được duyệt; duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn tuyến sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc. 11 - Cấp điện + Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt quan tâm mở rộng mạng lưới điện đến các vùng nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Dự báo nhu cầu điện của Thái Nguyên năm 2021 khoảng 900.000 KW. + Xây dựng mở rộng nâng cấp lưới điện 22/0,4 KV theo tuyến cáp ngầm và trạm biến áp trong các khu đô thị mới, khu dịch vụ-du lịch. Hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng công cộng ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các thị trấn huyện lỵ và mạng chiếu sáng tại các khu đô thị mới, khu du lịch, trên tuyến trục cao tốc và các khu du lịch. +Xây dựng, cải tạo từng bước hiện đại hóa lưới điện hạ thế 0,4 KV nông thôn, nhất là vùng miền núi, phù hợp với phát triển sản xuất và phân bố các điểm dân cư, phấn đấu gần 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới trước năm 2021. - Cấp và thoát nước + Triển khai các chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; xây dựng các công trình cung cấp nước sạch có công suất vừa và nhỏ phù hợp với qui mô dân số tại các điểm dân cư. + Đến năm 2025: Có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. + Đảm bảo các đô thị và khu công nghiệp tập trung có hệ thống thoát nước riêng (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị); nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. - Thủy lợi + Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng; tiếp tục hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương; hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, nâng cao hệ số sử dụng công trình, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất. + Huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư cho thủy lợi nhằm nâng cao năng lực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích, trước hết cho lúa, rau đậu các loại. Chú trọng qui hoạch xây dựng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu v.v. theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng các công trình thủy lợi mới, các công trình hồ chứa, đập tràn và kiên cố hóa kênh mương gắn với thực hiện các tiêu chí Quy hoạch nông thôn mới. - Bưu chính viễn thông 12 + Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông và truyền thông nhằm tăng cường giao lưu thông tin, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế. Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa mạng bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối với các địa phương trong nước và quốc tế. + Hiện đại hóa hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang từ cấp tỉnh đến xã, trong đó ứng dụng công nghệ không dây tốc độ cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch dịch vụ và giao dịch thương mại điện tử, quản lý tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp. Duy trì mật độ điện thoại bình quân/100 dân luôn ở mức trên 100 máy; - Hạ tầng thương mại + Xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp tại các đô thị lớn. Hình thành hệ thống kho bãi, mạng lưới logistic theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn kết với mạng lưới giao thông đối ngoại. Phát triển mạng lưới chợ theo quy hoạch với đầy đủ các công trình thiết yếu. Hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới khách sạn phục vụ phát triển du lịch. 3.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội a) Giáo dục và đào tạo - Phát triển nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập; gắn phát triển giáo dục đào tạo với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết, nắm bắt khoa học kỹ thuật của dân cư. - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp bậc học, mở rộng cả về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phân bố hợp lý mạng lưới trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh. - Phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề (đại học, cao đẳng nghề) có chương trình đào tạo tiên tiến, đạt quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại. b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến cấp xã đồng bộ theo hướng hiện đại, phấn đấu trở thành trung tâm y tế của vùng miền núi phía Bắc. Thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, bệnh viện quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ cho tỉnh và cho Vùng. - Phát triển hoàn chỉnh hệ thống khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và mạng lưới y tế dự phòng các cấp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao. 13 - Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường cơ sở vật chất các trạm y tế xã, phường. c) Về khoa học - công nghệ - Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ để thực sự trở thành yếu tố then chốt tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và đảm bảo môi trường bền vững. Phát huy thế mạnh của Thái Nguyên có nhiều trường đại học, cao đẳng, là nơi tập trung các nhà khoa học kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. - Tập trung nghiên cứu các chương trình đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật trọng điểm như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu mới, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường. d) Về văn hóa, thể dục, thể thao và thông tin, truyền thông. - Phát triển theo hướng hội tụ những bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; từng bước hoàn thiện các công trình văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu người dân và du lịch. - Hoàn thiện mạng lưới thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở các cấp; tổ chức và sắp xếp lại các loại hình hoạt động văn hóa - nghệ thuật, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật; quy hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống và văn hóa dân gian. - Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các di sản văn hóa của Thái Nguyên gắn với các tour du lịch trở về cội nguồn, khám phá, sinh thái, văn hóa. - Tăng cường hiệu quả truyền thông, định hướng thông tin cho nhân dân trong lĩnh vực thông tin báo chí, in, xuất bản và phát hành. Mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ thông tin trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh xã, phường, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. đ) Về quốc phòng - an ninh Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh trong sạch vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc lập quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch... gắn với xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. IV. Mục Tiêu Quy Hoạch 14 Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; bảo vệ và giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lich, khu khai khoảng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biển động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu qua sự cô ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát triển một số khu bảo tồn, vưòn quốc gia. Đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đâu trong quy hoạch và phát triển đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiếp và chú trong có trọng diểm trong quy hoạch và phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nâng cao một bước nhận thức, kiến thức về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các tầng lớp nhân dân các cơ quan, Đảng và nhà nước, các lức lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh . Thực hiện phân vùng quản lý mỗi trường đề quản lý phát triển kinh tế - xã hội và triên khai các hoạt động bảo vệ môi trưởng theo mục tiêu phát triển bến vững. 15 CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT STT Vấn đề môi trường 1 Ô nhiễm môi trường nước Hiện trạng môi trường Dự báo diễn biến Đánh giá Nguyên Nhân: -Nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác và chế biến khoáng sản, các bệnh viện và các KCN trên địa bàn. - Lượng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư thải trực tiếp xuống sông Tại các khu vực khai thác khoáng sản, mưa cuốn theo một lượng lớn chất thải rắn, gây đục bồi lắng các sông suối tiếp nhận. Ý thức người dân chưa được tốt vẫn xả rác ra sông hồ. các hoạt dộng chăn nuôi gia súc thải ra sông hồ. Chất lượng nước sông hồ: -Chất lượng nước sông Cầu: +Chất rắn, chất hữu cơ, dầu mỡ và vi sinh với nồng độ hàm lượng vượt MCP đối với nguồn loại A và B1 +Chất lượng nước sông Cầu tại Đập Thác Huống bị ô nhiễm ở mức trung bình đến nặng ko đạt QCVN 08:2008 đối với loại B1 +Tại các vị trí khác chất lượng nước sông Cầu chỉ bị ô nhiễm nhẹ đến trung bình nếu so với MCP đối với nguồn loại A2 đạt MCP với nguồn loại B1 Dự báo chất lượng nước sông hồ: Môi trường nước mặt nhất là sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc có thể bị ô nhiễm ngày càng nặng do chất thải từ các khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất nông nghiệp trong lưu vực Dự báo chất lượng nước ngầm: Nước ngầm ở nhiều khu vực trong tỉnh có thể bị suy giảm và ô nhiễm do gia tăng khai thác và tác động của khai thác khoáng sản và chất thải công nghiệp Dự báo chất lượng nước thải : Lưu lượng nước thải năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2019. Nếu không xử lý thì chất lượng nước sẽ vượt xa mức cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT -Nguồn nước của TN phong phú, nhưng nhiều huyện, xã trong tỉnh vẫn có tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sinh hoạt và thủy lợi -Hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt và du lịch -Hiện nay, nước thải từ các đô thị, các khu dân cư và nước thải công nghiệp từ hàng trăm nhà máy, xí nghiệp vẫn đang xả trực tiếp ra các sông Cầu, sông Công và các sông suối. Nước thải, nước mưa chảy tràn qua các khu vực khai thác khoáng sản, vùng đất nông nghiệp, chăn nuôi đưa vào các sông hồ. Do vậy, các sông Cầu, sông Công và các sông suối khác đang và sẽ ngày càng bị ô nhiễm. Do vậy ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước các sông, suối là vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quy hoạch BVMT của Tỉnh 16 -Chất lượng nước sông Công: bị ô nhiễm chủ yếu do chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dinh dưỡng và vi sinh Chất lượng nước ngầm: Nhiều khu vực nước ngầm có nồng độ PH thấp dưới mức tiêu chuẩn cho phép và có biểu hiện ô nhiễm Fe, Mn + Độ cứng: Thấp 48-246 mg/L ( thấp hơn QCVN 09:2009 là 500 mg/L) + Nồng độ NH4+, NO3-, NO2-.... tại một số khu vực quan trắc đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2009 Ở 1 số khu vực nước giếng đã bị ô nhiễm NH4+ rõ rệt Nước thải: Nước thải của phần lớn các đơn vị sản xuất công nghiệp, bệnh viện và bãi rác chưa đạt QCVN 24:2009 Nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường Các hệ thống thoát nước bề mặt, hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng, hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, khu chôn lấp chất thải rắn công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn đều chưa được hoàn thiện và sử dụng 17 2 Chất thải rắn -Khối lượng CTR công nghiệp năm 2018 là 4.453.000 tấn -Khối lượng CTR nguy hại năm 2019 là 1.113.250 tấn - Khối lượng CTR sinh hoạt 1286 tấn - 16 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trên 150.000 tấn chất thải rắn. Công tác Quản lí xử lí Được tập trung tại bãi chứa trong khu vực sản xuất. Hầu hết các bãi thải này ñều không có mái che. Việc quản lý chất chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở sản xuất khá lỏng lẻo, ñặc biệt với các loại chất thải rắn nguy hại. ðây là mối nguy cơ thực sự cho môi trường, an toàn và sức khỏe của công nhân và nhân dân ven các cơ sở công nghiệp. ðáng lưu ý nhất là trên ñịa bàn tỉnh chưa có quy hoạch và xây dựng Khu (Trung tâm) tiếp nhận và xử lý CTR CN, CTR nguy hại tập trung cho toàn tỉnh. Do vậy tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường công nghiệp ở Thái Nguyên là khó tránh khỏi Gia tăng chất thải rắn công nghiệp , chất thải rắn nguy hại và CTR sinh hoạt (đến năm 2025): -CTR công nghiệp: 8.015.400 tấn (gấp 1.8 lần so với 2020) -CTR nguy hại: 1.558.550 tấn (gấp 1.4 lần so với 2020) -CTR sinh hoạt: 1929 tấn (gấp 1.5 lần so với 2020) Đến năm 2025 công tác quản lí và xử lí đến 90% . còn nhiều vấn đề chưa được xử lí triệt để. 18 Hiện trên địa bàn tỉnh chưa khu xử lý CTR công nghiệp , CTR nguy hại toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của các cơ sở Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 được tập trung tại bãi chứa trong khu vực sản xuất . Hầu hết các bãi thải này đều không có mái che . Việc quản lý chất chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở sản xuất khá lỏng lẻo , đặc biệt với các loại chất thải rắn nguy hại . Đây là mối nguy cơ thực sự cho môi trường , an toàn và sức khỏe của công nhân và nhân dân ven các cơ sở công nghiệp . Đáng lưu ý nhất là trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch và xây dựng Khu ( Trung tâm ) tiếp nhận và xử lý CTR CN , CTR nguy hại tập trung cho toàn Do vậy tiềm năng gây ô nhiễm môi trường , sự cố môi trường công nghiệp Thái Nguyên là khó tránh khỏi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng