Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Quốc học – nơi ươm mầm hành trình tìm đường cứu nước của nguyễn tất thành...

Tài liệu Quốc học – nơi ươm mầm hành trình tìm đường cứu nước của nguyễn tất thành

.DOC
13
1293
113

Mô tả:

QUỐC HỌC – NƠI ƯƠM MẦM HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước... Cách đây gần 120 năm, ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8 (tức ngày 23/10/1896) trường được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái. Trường Quốc học thời đó là trường chính của toàn xứ Trung kỳ với 4 lớp tiểu học và 4 lớp trung học. Tuy là trường chính của toàn xứ, mà chỉ là hai dãy nhà tranh sơ sài. Nếu trước cổng không có tấm biển chạm sơn son thếp vàng 6 chữ Hán “Pháp tự Quốc học trường môn” thì không ai biết đó là trường học. Nhận xét ấy đâu phải là quá đối với hai căn nhà xiêu vẹo, dựng trên khu sân lầy lội. Nhà tranh, vách đất, mái rạ lợp cẩu thả, mà thời tiết Huế lại mưa nắng bất thường nên ngày mưa, cũng như ngày nắng cả thầy và trò phải đội nón trong lớp. Đến năm 1914, Trường Quốc học được xây dựng bằng gạch ngói, khánh thành vào năm 1918 và tồn tại đến nay. Trải qua những năm tháng theo lịch sử dân tộc, thực hiện các mục tiêu đào tạo khác nhau, nhưng truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tình bạn nghĩa thầy, học để làm người… vẫn được giữ gìn phát huy cao độ. Lịch sử của trường gắn liền với bao thế hệ thầy cô giáo, nhiều người đã nêu những tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí chống ngoại xâm từ trên bục giảng của học đường, trên chính trường của xã hội, đó là các thầy Lê Văn Miến, Hoàng Thông, Võ Liêm Sơn, Lê Viết Lượng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đóa, Ngô Kha… Người xưa có câu “không thầy đố mày làm nên”. Chính những người thầy tâm huyết đã đào tạo ra được một thế hệ học trò xuất sắc suốt gần 120 năm qua. 1 Người thầy đầu tiên xin được nhắc đến là “Thế gian sư” Lê Văn Miến. Cụ Lê Văn Miến (còn gọi là Lê Huy Miến) sinh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã Nghi Long), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một dòng họ - gia đình khoa bảng, ở một vùng đất "địa linh nhân kiệt" nên từ rất sớm Lê Văn Miến đã được tiếp xúc và làm quen với học vấn và sách vở, cũng như thấm nhuần truyền thống bất khuất của quê hương. Từ năm 1907 đến 1913 ông được điều về Trường Quốc học Huế dạy Pháp văn và vẽ. Năm 1913, Trường Hậu Bổ được thiết lập, Lê Văn Miến được cử làm "Trợ giáo", đồng thời được thăng hàm "Hàn lâm viện Thị giảng", đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó Đốc giáo và năm 1919 được làm Đốc giáo (Hiệu trưởng) đến khi nghĩ hưu 1929.. Hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Lê Văn Miến đã góp phần không nhỏ đào tạo nên nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước như: Giáo sư Lê Thước. Lê Đình Thám, Lê Đình Dương, Trần Trọng Kim, Lê Văn Kỷ, Trần Đình Nam, Nguyễn Đình Chi, Phạm Phú Tiết, Nguyễn Đình Ngân, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Huy Nhu, Võ Liêm Sơn…Đặc biệt là người học trò Nguyễn Tất Thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh sau này. Năm 1907, khi thầy giáo Lê Văn Miến được điều từ Nghệ An vào dạy Pháp văn và vẽ ở trường Quốc học Huế, cũng là thời gian hai anh em Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành thi đậu vào trường Quốc học. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đưa hai con đến gửi cho người bạn vong niên là thầy giáo Lê Văn Miến chăm sóc dạy dỗ để lên đường nhậm chức ở Bình Thuận. Sự kiện cảm động này đã được nhà văn Sơn Tùng tái hiện trong tiểu thuyết lịch sử “Búp Sen Xanh”: “…Thầy Lê Văn Miến đứng dậy, cha con ông Nguyễn Sinh Huy cùng đứng lên. Thầy chắp tay trước ngực nói: Xin chúc mừng quan bác có một người con: Nguyễn Tất Thành - sẽ tất thành. Tôi sẽ có vinh dự được làm một người thầy của học trò Nguyễn Tất Thành. 2 Cảm tạ, - ông Phó bảng Huy đáp - xin cảm tạ đại huynh đã dành cho cha con tôi. Nguyễn Tất Thành giọng chân thành: Thưa chú, cháu được nghe các bậc cha anh tỏ lời thán phục chú là một người tiết kiệm từng lời, từng chữ, không bao giờ nói thừa, viết thừa. Hôm nay, lần đầu tiên cháu được vinh dự hầu chuyện chú, cháu vô cùng cảm động. Thầy Miến đỡ lời, Cháu ơi! Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không chiến đấu cứu nước là bất trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước là bất dũng. Chú là người đã phạm điều "tam bất" ấy thì phải tự biết xấu hổ với quốc dân lắm…”1 Chính nhân cách, tài năng, tâm huyết của thầy giáo Lê Văn Miến đã ảnh hưởng không nhỏ đến các thế hệ học trò ở Quốc học Huế. Đặc biệt là người học trò xuất sắc Nguyễn Tất Thành, để không lâu sau đó, năm 1911 người học trò ấy mang bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và hoài bão lớn lao của người thầy giáo kính yêu lên tàu đi về phía kẻ thù của dân tộc để tìm đường cứu nước. Đúng như giáo sư Lê Thước hàm ơn người thầy của mình: “…Cụ Miến không chỉ dạy chữ, dạy bài học về lòng yêu nước, về nghĩa khí của một kẻ sĩ, mà cụ Miến còn là tấm gương cho bao thế hệ học trò trong việc hình thành nhân cách của họ..”2. Thầy giáo Hoàng Thông (? - ?): quê Xuân Tùng, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Quốc học mở năm 1896, ông làm quản giáo, kiêm dạy Hán văn, là thầy giáo của người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh). Hoàng Thông đã có nhiều tác động tích cực đến sự hình thành tư tưởng, tình cảm yêu nước của Nguyễn Tất Thành khi Nguyễn Tất Thành vào học trường Quốc Học. Ông còn giao Nguyễn Tất Thành các công tác bí mật, liên lạc với các sĩ phu tiến bộ. Hoàng Thông là đồng chí của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hoạt động tài chính cho phong trào Duy Tân và Đông Du. Năm 1 Sơn Tùng - Búp sen xanh Vũ Trường Giang - Tạp chí Văn hóa Nghệ An, http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xunghe43/le-van-mien-hoa-sy-nha-giao-lon-cua-hai-the-ky 2 3 1908 tham gia lãnh đạo phong trào chống thuế của nông dân Thừa Thiên, ông bị thực dân Pháp và Nam triều bắt, cầm tù và đem đi đày biệt xứ. Từ những người thầy tâm huyết đầu tiên, đầy nhiệt huyết với sự nghiệp trường tồn của dân tộc, ngôi trường màu hồng bên sông Hương đã sản sinh ra biết bao tấm gương học trò xuất sắc. Người học trò đầu tiên không thể nhắc đến là Nguyễn Tất Thành – người đã được lịch sử lựa chọn để tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Người bắt đầu với sự kiện đầy tính biểu tượng - rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây vào ngày 5 – 6 – 1911 trên con tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche Tréville. Ngày 05 – 6 – 1911 là một mốc đặc biệt quan trọng, không chỉ trong cuộc đời một con người, mà còn đối với lịch sử của cả một dân tộc, đó là sự kiện người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc hướng tới phương Tây, trước hết là nước Pháp tìm đường cứu nước. Đó là chuyến ra đi thế kỷ, là khởi nguồn của những biến đổi không chỉ trong nhận thức của Người mà còn là điểm bắt đầu cho quá trình lựa chọn con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc Việt Nam, tuy nhiên có thể nói, quá trình đó bắt đầu từ Huế, từ mái trường Quốc Học. Vậy vì sao lịch sử lại lựa chọn Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường cứu nước chứ không phải người nào khác! Đó là câu hỏi chúng ta phải trả lời. Thất bại của cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như: đi theo con đường nào, do lực lượng nào lãnh đạo để đưa công cuộc giải phóng đi đến thắng lợi? Lịch sử đặt ra nhu cầu bức thiết phải có một hệ tư tưởng mới, một đường lối mới đủ sức soi sáng, dẫn dắt con đường đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi. Nhiệm vụ lịch sử đó đặt lên vai thế hệ thanh niên lớp Nguyễn Tất Thành. Theo Nguyễn Tất Thành, con đường của Hoàng Hoa Thám, vì tư tưởng phong kiến lỗi thời của nó, không thể dẫn tới thắng lợi. Con đường cầu viện 4 Nhật Bản của Phan Bội Châu thì chẳng khác gì việc “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn con đường của Phan Chu Trinh chẳng qua chỉ là sự “xin giặc rủ lòng thương”. Vượt qua những hạn chế trên của các bậc tiền bối, với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Bởi vậy, mặc dù rất kính mến, trân trọng thế hệ cha anh, nhưng Nguyễn Tất Thành đã không thể đi theo con đường của họ. Người muốn đi tìm một con đường cứu nước mới. Đó chính là bước ngoặt, một sự lựa chọn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Sau khi không chấp nhận con đường cứu nước cũ, vấn đề rất quyết định đối với Nguyễn Tất Thành lúc đó là chọn hướng đi nào? Người không đi Trung Quốc, đi Nhật, mà ý tưởng của Người là hướng về Phương Tây, trước hết là nước Pháp. Tại sao lại như vậy? Năm 1923, tại Mátxcơva, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí “Ngọn lửa nhỏ”, Người đã giải thích quyết định về sự lựa chọn của mình như sau: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái - đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.3 Rõ ràng, ý nghĩ tìm hiểu về nước Pháp đã xuất hiện rất sớm ở Nguyễn Tất Thành. Cái lý do hấp dẫn để Người muốn tìm hiểu về nước Pháp đó là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc, đồng thời đó cũng là nơi đẻ ra mọi chế độ thực dân thối nát và cực kỳ tàn bạo như chính Người đã thấy trên đất nước mình. Nguyễn Tất Thành muốn hiểu cho được cái nghịch đề văn minh - dã man mà chính nước Pháp vĩ đại đã sản sinh ra nó. Như vậy, theo Nguyễn Tất Thành: muốn tìm được con đường cứu nước thì trước hết 3 Tạp chí Cộng sản: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=21514&print=true 5 phải hiểu thật đúng, thật đầy đủ về những kẻ đang cướp nước mình. Muốn đánh đổ được chủ nghĩa thực dân để giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu cho được cái gốc rễ, cái bản chất của chủ nghĩa thực dân. Sự khác biệt của Nguyễn Tất Thành so với tất cả những người Việt Nam đi sang nước Pháp lúc bấy giờ chính là ở chỗ đó. Từ chỗ xác định rõ động cơ, mục đích, hướng đi như vậy, Nguyễn Tất Thành đã chọn một cách đi riêng cho mình. Có được cách lựa chọn trên, phải chăng vì Nguyễn Tất Thành hội đủ những điều kiện để lịch sử lựa chọn là người tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam? Những điều kiện đó là gì? Thứ nhất: Gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liêm huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, Cha là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Mẹ là Hoàng Thị Loan, đó là nền tảng đầu tiên khởi đầu lòng yêu nước. Thứ hai: Quê hương Sinh ra và lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, truyền thống anh dũng chống ngoại xâm. Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý (thế kỷ XI XII), Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước. Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ 6 Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Nghệ An là chiến địa của nhà Hồ và nhà Hậu Trần chống giặc Minh những năm đầu thế kỷ XV. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi (1418 – 1428), đất này đã trở thành chiến trường quyết định bước ngoặt dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt. Dưới thời Nguyễn Huệ – Quang Trung, Nghệ An là chỗ dựa vững chắc nhất, cung cấp nhân tài vật lực cho ông tổ chức đánh thắng 29 vạn quân Thanh, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước. Trong suốt hơn một trăm năm chống các thế lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…quê hương chính là nơi để Nguyễn Sinh Cung hình thành lòng yêu nước . Thứ ba: Nơi học tập và trưởng thành Thời gian hơn 10 năm Bác Hồ sống ở Huế cùng những người thân trong gia đình, tương đương với thời gian Người sống ở quê nhà Nghệ An, chỉ kém 15 năm Người sống ở thủ đô Hà Nội. Mười năm so với cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ không phải là dài, nhưng đây lại là thời gian đặc biệt có ý nghĩa đối với nhận thức khởi đầu của một con người, đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”4. 4 Dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, http://bqllang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1638:d-u-nch-t-ch-h-chi-minh-hu&catid=99:tin-tong-hop&Itemid=743&lang=vi 7 Khoảng thời gian trưởng thành và học tập ở Kinh đô đất nước (Huế), nơi hội tụ tinh hoa của dân tộc, nơi tập trung những người tài giỏi bậc nhất đất nước trong thời bấy giờ là khoảng thời gian tạo điều kiện cho Người có được những nhận thức quan trọng về tình cảnh đất nước, vận mệnh đất nước. Từ đó hun đúc trong tâm trí Nguyễn Tất Thành ý thức phải tìm cách giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân khỏi lầm than, nô lệ. Chính nơi đây là cơ sở hình thành tư tưởng tìm đường cứu nước của Người. Sau khi vào Huế, Nguyễn Tất Thành và anh trai thi đỗ vào trường Quốc Học - thời đó có tên gọi trong dân gian là “Trường Địa Đàng” (thành lập chính thức từ năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái). Bao giờ cũng ngồi bàn cuối, ăn mặc rất quê, nói tiếng Nghệ cực nặng, học rất giỏi và hay đưa ra những câu hỏi “khiêu khích” chế độ thống trị - đó là dấu ấn của Nguyễn Tất Thành. Quan sát và phân tích, suy nghĩ và hỏi trong một môi trường “may mắn” vì các thầy giáo của Nguyễn Tất Thành như Lê Văn Miên, Hoàng Thông là những người nổi tiếng về quan điểm chống Pháp. Không ít lần Nguyễn Tất Thành đã chỉ trích chính quyền công khai trước đám đông và một trong những đề tài Nguyễn Tất Thành hay nói là đòi giảm thuế cho nông dân, mà theo Nguyễn Tất Thành là quá nặng. Mùa thu năm 1907, vua Thành Thái buộc phải thoái vị (1889-1907) để nhường ngôi cho vua Duy Tân, 8 tuổi. Niên hiệu Duy Tân gợi nhớ đến cuộc cách mạng Meiji (1868) – mà không ít nhà sử học ngày nay cứ khăng khăng rằng đó không phải là cách mạng, chỉ gọi là cải cách Minh Trị Duy Tân. Duy Tân, có nghĩa là “hiện đại hóa” và cũng có nghĩa là kích thích sự đấu tranh. Khởi đầu là phong trào cắt tóc ngắn do Nguyễn Quyền – sĩ phu của trường Đông Kinh Nghĩa Thục phát động. Ngày 11 tháng 3 năm 1908, nhiều nông dân ở Quảng Nam đã kéo về thủ phủ Hội An để đòi giảm bớt lao dịch và thuế. Đầu tháng Năm, phong trào chống thuế lan đến Huế, đánh dấu bằng cuộc đấu tranh của nông dân làng Công Lương. Nhân dân Công Lương đã bắt tri huyện nhốt vào cũi tre, áp giải hắn đến dinh khâm sứ Leveque. Cuộc nổi dậy của nhân dân Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ thành một đợt sóng mới của lòng yêu nước. 8 Ngày 9-5-1908, khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông Hương quan sát cuộc biểu tình của nông dân tràn vào thành phố Huế, Nguyễn Tất Thành bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham gia vào đoàn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, Nguyễn Tất Thành đã lật ngược cái mũ nan đang đội trên đầu ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng. Mặc dù Leveque đã đồng ý thương thuyết nhưng thực dân Pháp vẫn đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, rất nhiều người chết và bị thương. Ngày hôm sau (10-5-1908), vào lúc 9h sáng, khi Nguyễn Tất Thành đang học tiết thứ ba thì một toán cảnh sát đến tận phòng học và viên đội trưởng đã tuyên bố rằng người có hành vi quấy rối là Nguyễn Tất Thành phải thôi học. Đó là lần cuối cùng Nguyễn Tất Thành được chính thức ngồi trong một lớp học. Nguyễn Tất Thành chỉ tham gia phong trào chống thuế đúng một lần nhưng đó là lần quyết định, bước ngoặt của cả cuộc đời anh. Chính xác, không phải từ Sài Gòn, mà chính là Huế, đã đưa Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Huế là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của anh. 11 tuổi, trên đất Huế, Nguyễn Tất Thành biết được thế nào là nỗi đau mất mẹ. 18 tuổi, cũng từ Huế, Nguyễn Tất Thành biết rõ con đường phải đi, sẽ đi và cái đích phải đến. Cuộc thương lượng với khâm sứ Leveque cho Nguyễn Tất Thành thấy rõ một điều: Mọi cuộc đấu tranh nửa vời, thiếu đường lối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất chỉ là sự tuyệt vọng của thành công và nhận thức. Lòng dũng cảm, nếu không được đặt đúng chỗ, đúng lúc, tất yếu sẽ biến thành sự vô ích của mục đích. Sức mạnh của “cuộc cách mạng nông dân” – như về sau Hồ Chí Minh đã viết 5 là to lớn; nhưng nó chỉ trở thành thế lực một khi có tổ chức chặt chẽ, có đường hướng đấu tranh đúng đắn, rõ ràng. Hơn ai hết, Nguyễn Tất Thành hiểu rõ việc thương lượng với kẻ thù là vô ích và lòng dũng cảm của sự không hiểu biết là vô nghĩa như thế nào!6 (Hà Văn Thịnh, TCSH – số 228, 02 - 2008) 5 6 Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8, tr. 569 Hà Văn Thịnh, Tạp Chí Sông Hương – số 228, 02 - 2008 9 Trong vòng mười năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đó, Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Người đã nhìn thấy giai cấp tư sản ở thế kỷ này không còn là giai cấp tiến bộ của thời đại nữa và con đường cách mạng tư sản không phải là con đường chúng ta nên đi. Còn về các dân tộc thuộc địa và về chủ nghĩa thực dân, Người rút ra kết luận gần như một chân lý bất hủ: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”7. Trên cở sở những nhận thức căn bản đó, điều mong muốn tìm cho được con đường cứu nước đúng đắn càng thôi thúc, giục giã Nguyễn Tất Thành. Người móc nối liên hệ, trao đổi thư từ với cụ Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam yêu nước khác đang sống ở Pháp. Người đã tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật rất đa dạng. Tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau như: Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp, tổ chức lao động hải ngoại - một tổ chức bí mật của những người lao động từ các thuộc địa khác nhau đang sống ở nước Anh. Đặc biệt, khoảng đầu năm 1919, Người gia nhập tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp lúc bấy giờ là Đảng Xã hội Pháp - một chính đảng nhân danh đại biểu cho giai cấp công nhân mà lúc đó phần nào quan tâm đến quyền lợi của những người lao động, phần nào đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đây, Nguyễn Tất Thành đã thực sự bước vào cuộc chiến đấu với tư cách một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Người không còn dừng lại ở việc 7 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.10 10 quan sát hay suy ngẫm riêng mình, mà đã thực sự đi vào hoạt động, vào tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động ngày càng rộng lớn hơn. 3. Những kết quả Bằng những hoạt động sôi nổi như vậy, Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc, trên cơ sở đó có sự lựa chọn và định hướng đúng đắn cho bản thân và cho dân tộc. Bước ngoặt của sự lựa chọn đó trước hết là ảnh hưởng vang dội của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tuy lúc đầu chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về sự kiện vĩ đại này, song vốn có sự nhạy cảm về chính trị, lại có thực tiễn cuộc sống của nhân dân bị áp bức và việc ấp ủ, nung nấu nhiều ý tưởng, mong ước giải phóng dân tộc, Người đã nhận thấy đây là biến cố lớn “có một sức lôi cuốn kỳ diệu”, và ảnh hưởng của nó được Người ví “tựa như Người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói có cơm ăn”8. Nếu trước năm 1911, Nguyễn Tất Thành mới nhận thức được sự bế tắc của con đường cứu nước cũ, tình trạng đất nước như “trong đêm tối không có đường ra”, thì giờ đây, Nguyễn Tất Thành đã thấy bùng lên một hy vọng về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường mới, nhất định sẽ đưa lại thắng lợi. Dần dần về sau trong hoạt động thực tiễn và nhận thức lý luận, Người hiểu rõ hơn về Cách mạng Tháng Mười, về Chủ nghĩa Lê-nin, về con đường Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra cho các dân tộc bị áp bức đấu tranh để tự giải phóng. Sự kiện thứ hai dẫn đến bước ngoặt của sự lựa chọn của Người đó là khi Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V. I. Lê-nin vào năm 1920 đăng trên báo “Nhân đạo” của Đảng Xã hội Pháp. Bản Luận cương đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Người và qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn để giải phóng đất nước khỏi ách thực dân. 8 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.10 11 Sau này, khi nhắc đến sự kiện này, Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”9 Như vậy là cùng với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sự tiếp nhận tư tưởng của V.I. Lê-nin đã dẫn đến sự chuyển biến về chất trong nhận thức cũng như trong hành động của Nguyễn Ái Quốc, quyết định việc Người đứng về phía V.I. Lê-nin và Quốc tế Cộng sản. Sự kiện thứ ba, thể hiện sự khẳng định về sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đó là quyết định bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920). Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc và cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Từ đây, lịch sử cách mạng Việt Nam đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, và đi tới thắng lợi cuối cùng là độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong thắng lợi chung đó, lịch sử dân tộc ta mãi mãi ghi nhận công lao và vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn - sự lựa chọn lịch sử, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. 9 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.12 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan