Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ...

Tài liệu Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh

.PDF
210
303
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- TRẦN TRUNG TƯỜNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng Mã số: 62. 31. 12. 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.,TS. NGUYỄN ĐẮC HƯNG 2. TS. LÊ HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN    Tôi tên là: Trần Trung Tường Sinh ngày 20 tháng 9 năm 1968 – tại: Sài Gòn Quê quán: Quảng Ngãi. Hiện công tác tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Lộc. Là nghiên cứu sinh khóa X của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số NCS: 010110050008 Cam đoan đề tài: “Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Chuyên ngành: kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số: 62.31.12.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Đắc Hưng và TS. Lê Hùng Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2011 Tác giả TRẦN TRUNG TƯỜNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ..................... 10 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM CỔ PHẦN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................10 1.1.1. Về NHTM cổ phần .........................................................................................10 1.1.2. Về Tín Dụng NHTM ......................................................................................13 1.2. QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................... 31 1.2.1. Các vấn đề cơ bản về quản trị tín dụng của NHTM ...................................... 31 1.2.2. Công cụ thực hiện quản trị tín dụng của NHTM ........................................... 35 1.2.3. Nội dung cơ bản quản trị tín dụng của NHTM ............................................. 37 1.2.4. Phương pháp đánh giá và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tín dụng của Ngân hàng thương mại................................................................................................ 49 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng của NHTM ............................ 64 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.......................................................... 70 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng một số nước trên thế giới...... 70 1.3.2. Bài học đối với Việt Nam............................................................................... 72 Kết luận Chương 1 ................................................................................................... 75 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 77 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................................. 77 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM cổ phần trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.......................................................................................................................... 77 2.1.2. Phát triển quy mô hoạt động .......................................................................... 80 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................... 85 2.2.1. Quản trị vốn và nguồn vốn ............................................................................ 85 2.2.2. Quản trị hoạt động cho vay ........................................................................... 94 2.2.3. Chính sách phân cấp phán quyết tín dụng .................................................... 99 2.2.4. Chính sách bảo đảm tiền vay........................................................................ 100 2.2.5. Phát triển màng lưới huy động vốn và cho vay............................................ 101 2.2.6. Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.................... 101 2.2.7. Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề............................................ 105 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................ 107 2.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 107 2.3.2. Một số hạn chế ............................................................................................. 119 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................. 131 Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 145 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM CỔ PHẦN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................................... 147 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................. 147 3.1.1. Định hướng phát triển chung ...................................................................... 147 3.1.2. Định hướng quản trị tín dụng............................................................................148 3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện quản trị tín dụng............................................................ 148 3.1.4. Mục tiêu ...................................................................................................... 149 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ........................................................................ 151 3.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế ............................................................................................................... 151 3.2.2. Thiết lập và điều chỉnh các tỷ lệ an toàn tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM ........................................... 157 3.2.3. Xây dựng và quản lý một số chính sách tín dụng đặc thù đối với các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các chi nhánh trong từng khu vực....... 159 3.2.4. Thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng.........................................................................................................................162 3.2.5. Phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng đáp ứng nhu cầu tiếp nhận vốn tín dụng và phù hợp với khả năng quản lý................................ 163 3.2.6. Hoàn thiện chính sách huy động vốn .......................................................... 167 3.2.7. Đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng...................................... 170 3.2.8. Một số giải pháp khác................................................................................... 180 3.3. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ...................................................................................... 183 3.3.1. Đối với Chính phủ....................................................................................... 183 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................... 186 3.3.3. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh................................................................. 188 Kết luận Chương 3.................................................................................................. 191 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 192 Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả đã được công bố.......195 Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................196 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CBTD : Cán bộ tín dụng 2. CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN 3. CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4. DN : Doanh nghiệp 5. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 6. KT-XH : Kinh tế xã hội 7. NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội 8. NHTM : Ngân hàng thương mại 9. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần 10. NHNN : Ngân hàng nhà nước 11. NQH : Nợ quá hạn 12. QTDND : Quỹ Tín dụng nhân dân 13. RRTD : Rủi ro tín dụng 14. SX- KD : Sản xuất - kinh doanh 15. TCTD : Tổ chức tín dụng 16. TDNH : Tín dụng ngân hàng 17. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 18. TSN-TSC : Tài sản nợ - tài sản có DANH MỤC BẢNG BIỂU SỐ BẢNG, BIỂU TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ TRANG Bảng 2.1 Tổng quan huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2010 81 Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí 82 ĐỒ, HÌNH VẼ Minh giai đoạn 2001 - 2010 Bảng 2.3 Hiệu suất sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ 83 Chí Minh giai đoạn 2001 - 2010 Bảng 2.4 Vốn điều lệ của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ 86 Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.5 Tỷ trọng vốn huy động phân theo nhóm các NHTM năm 2007 - 2008 88 Bảng 2.6 Số lượng tài khoản khách hàng mở tại các NHTM 90 năm 2007 Bảng 2.7 Dư nợ cho vay của NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ 94 Chí Minh giai đoạn 2001 - 2010 Bảng 2.8 Hiệu suất sử dụng vốn của NHTM cổ phần trên địa bàn 96 TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2010 Bảng 2.9 Thực trạng phân loại nợ và xử lý rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ phần ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2008 104 Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 111 Bảng 2.11 Hoạt động thị trường liên ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh năm 2008 - 2009 121 Bảng 2.12 Thực trạng nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí 129 Minh giai đoạn 2001 - 2010 Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM cổ phần so với các Tổ chức 130 tín dụng khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2009 Bảng 2.14 Dư nợ cho vay ngoại tệ của các NHTMCP so với các khối 131 TCTD khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 Bảng 2.15 Cơ cấu các loại cho vay của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2010 132 Bảng 3.1 Thang điểm và đánh giá xếp hạng khách hàng DN, khách 153 hàng hộ kinh doanh và hộ gia đình theo tư vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst&Young Bảng 3.2 Phân loại nhóm nợ trên cơ sở kết quả xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ 154 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn huy động năm 2007 - 2008 89 Hình 2.1 Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng của các NHTMCP và tỷ lệ lạm phát từ năm 2000 đến năm 2008 92 Hình 2.2 Diễn biến lãi suất tín dụng 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước như: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và ngày càng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Nhiều NHTM đã chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, đa dạng, hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời chất lượng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM cũng không ngừng được nâng cao, hạn chế rủi ro tín dụng. Có được kết quả đó là do các NHTM nói chung, các NHTM cổ phần nói riêng đã đổi mới quản trị tín dụng tiếp cận dần thông lệ quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có số lượng NHTM cổ phần lớn nhất và quy mô hoạt động tín dụng lớn nhất, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng sôi động nhất trong cả nước. Trong xu hướng nâng cao khả năng cạnh tranh, mở cửa hội nhập với thị trường dịch vụ ngân hàng trong khu vực và quốc tế, các NHTM cổ phần thực hiện nhiều giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ về hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng, thông qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM và khu vực lân cận, góp phần phát triển bền vững chính các NHTM cổ phần. Tuy nhiên công tác quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM đang gặp không ít khó khăn và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là cần tìm ra giải pháp để tiếp tục mở rộng về qui mô và nâng cao chất 2 lượng tín dụng. Cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng cho vay mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng về quy mô tín dụng đang là sự quan tâm lớn của các nhà quản trị điều hành và đội ngũ CBTD các nhà quản lý ngân hàng. Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ thực tế đó luận án đã chọn đề tài: “QUẢN TRỊ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó đang đặt ra trong thực tiễn ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ trước đến nay có một số đề tài nghiên cứu về tín dụng, hoặc nghiên cứu riêng về quản trị NHTM nói chung, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản trị tín dụng của NHTM cổ phần, có thể kể đến một số luận án tiến sỹ kinh tế đã bảo vệ như sau: Đề tài: “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của NCS Nguyễn Kim Anh, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2004. Nội dung của đề tài tập trung vào nghiên cứu đa dạng hóa các nghiệp vụ tín dụng của NHTM giai đoạn cơ cấu lại sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Đề tài: “Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" của NCS Lê Quốc Tuấn, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2000. Nội dung chủ yếu nghiên cứu về phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất. Đề tài: “Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” của NCS Hồ Phúc Nguyên, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999. Đề tài tập trung nghiên cứu về tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu đổi mới. 3 Đề tài: “Hình thành ngân hàng cổ phần nông thôn, giải pháp quan trọng về vốn để phát triển nông thôn Việt Nam” của NCS Nguyễn Hữu Tài, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1996, chuyên nghiên cứu về mô hình NHTMCP nông thôn. Đề tài: “Hoàn thiện và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta”, của NCS Nguyễn Tiến Minh, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1995, chuyên nghiên cứu về mô hình NHTM cổ phần thời kỳ mới thực hiện 2 pháp lệnh ngân hàng. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Văn Quang về “Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các Tỉnh miền núi Tây Nguyên” (1999). Đề tài tập trung nghiên cứu mở rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng, chủ yếu là các NHTM để đảm bảo tiện ích cho người vay vốn phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tằm về “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên” (2006). Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên; thực trạng và giải pháp tín dụng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên. Nhìn chung hầu hết các luận án thường bị hạn chế bởi quy mô một vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài, chưa đạt được tầm cỡ một công trình nghiên cứu tổng thể từ lý luận đến thực tế nhằm hỗ trợ cho các nhà lập chính sách và điều hành ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay… 3. Mục đích nghiên cứu của luận án - Hệ thống hóa góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tín dụng của NHTM trong nền kinh tế. - Phân tích rõ thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. 4 - Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản trị tín dụng tại các NHTM cổ phần ở TP.HCM; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM cổ phần ở TP.HCM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung vào nghiên cứu quản trị tín dụng NHTM nói chung, NHTM cổ phần nói riêng trong nền kinh tế thị trường . - Phạm vi nghiên cứu: + Quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM, chủ yếu là hoạt động cho vay. + Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2000 – 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập điều tra dữ liệu 5.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật tự nhiên, biện chứng duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn đường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp định tính, định lượng như đã nêu trên. Luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp quy nạp, đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp 5 và phân tích, phương pháp toán, với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài. 5.2. Thu thập và phân tích dữ liệu 5.2.1. Thu thập dữ liệu Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là việc xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản trị tín dụng của các NHTMCP ở TP.HCM. Lựa chọn này được biện luận như sau: Thứ nhất, các NHTM cổ phần ở TP. Hồ Chí Minh là một thành phố được coi là trung tâm kinh tế, xã hội lớn của cả nước. Số lượng giao dịch tín dụng mà trong đó cho vay là rất lớn, do vậy đã phát sinh rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ phần ở TP. Hồ Chí Minh, nên cần thiết phải nghiên cứu về quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP. Hồ Chí Minh. Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khác là rất lớn do vậy hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ rất phức tạp. Thứ ba, dữ liệu được thu thập tại các nguồn như báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần ở TP.HCM, của NHNN Việt Nam Chi nhánh TP.HCM, các số liệu từ cơ quan thống kê… Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ số liệu thứ cấp, đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực. Ngoài ra luận án còn tham khảo các văn bản như nghị định, quyết định của chính phủ, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của ngân hàng nhà nước, của TP.HCM; các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học liên quan. Đồng thời sử dụng các kiến thức được trang bị và những hướng dẫn của các nhà khoa học, các góp ý khác của các đồng nghiệp và các nhà quản lý kinh tế ngành ngân hàng trong nghiên cứu. 6 Quy trình thu thập điều tra dữ liệu: Xác định dữ liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập Thu thập số liệu và lên mẫu biểu, bản vẽ Lựa chọn dữ liệu và phân tích, đánh giá độ tin cậy Nhập dữ liệu theo sự sắp xếp nghiên cứu 5.2.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh hoạ cho những nội dung phân tích. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu. 5.3. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết và những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.3.1. Vấn đề nghiên cứu dẫn đến những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau - Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu) - Trước đây có những nghiên cứu nào về thực trạng quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần chưa ? (Mở đầu) - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu vào loại hình cho vay? (Mở đầu) 7 - Ngân hàng thương mại cổ phần được xác định như thế nào? (Chương 1) - Lý thuyết quản trị tín dụng ngân hàng? (Chương 1) - Có thể xây dựng mô hình về quản trị tín dụng của ngân hàng từ cơ sở lý luận không? (Chương 1) - Thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM được phản ánh qua những chính sách quản trị chủ yếu? (Chương 2) - Những thành tựu, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM cần được xác định rõ ràng nhưng phải được khái quát cao? (Chương 2) - Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp đặc thù quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hiệu quả tín dụng của NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM như thế nào? (Chương 3) - Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các nhà quản lý, cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cho Chính phủ và cụ thể đối với thành phố Hồ Chí Minh? (Chương 3) 5.3.2. Những lập luận cơ bản về ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ngân hàng trong loại hình ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó có quyết định về các giải pháp nâng cao khả năng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. - Những nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thông qua các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính sách bảo đảm tiền vay… Nghiên cứu này phản ánh thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. 8 - Những công trình nghiên cứu về quản trị tín dụng ngân hàng ở các nước tiên tiến, nơi đó đã có cơ chế thị trường hoàn chỉnh, do vậy sẽ có những khác biệt đối với điều kiện ở Việt Nam, khi mà cơ chế thị trường còn là vấn đề khá mới và thiếu đồng bộ. Do vậy, những bài học kinh nghiệm về quản trị tín dụng của các nước khác là có ích cho các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM cũng như các ngân hàng thương mại khác; cho chính phủ và cho ngân hàng nhà nước. - Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM là một công trình nghiên cứu với nhiều công sức và những nỗ lực cao, những kết quả nghiên cứu sẽ mang lại những đóng góp nhất định cho cả lý luận và thực tế trong việc nâng cao khả năng tiếp cận quản trị tín dụng theo phương thức hiện đại. Nâng cao mức độ an toàn trong tín dụng, góp phần to lớn vào kết quả kinh doanh của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM và góp phần an toàn cho nền kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả, an toàn tín dụng, cho nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ là những đóng góp thiết thực dần được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện việc quản trị tín dụng cho các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM và hệ thống các NHTM khi tiếp cận với thực tế hoạt động quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. 5.4. Những hạn chế trong nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ được tiến hành với đối tượng là các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM, do vậy những kết quả nghiên cứu chỉ ở TP.HCM mà không lặp lại y nguyên ở những tỉnh thành khác, nên những kết quả nghiên cứu đó chưa thể áp dụng cho các NHTM cổ phần trong cả nước. Do điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu của một nghiên cứu sinh là chủ yếu và ngân sách có hạn, trong khi lĩnh vực nghiên cứu là rất phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành… nên để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM cổ phần hay các NHTM khác trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, thời gian dài hơn với lực lượng nghiên cứu lớn hơn. 9 Nghiên cứu trên chỉ tập trung vào quản trị tín dụng với một hình thức chủ yếu là cho vay và vì vậy mà tính tổng quát của thuật ngữ tín dụng bị hạn chế. Tuy nhiên hiện thời thì khó có thể sưu tập, điều tra được các số liệu đối với các hình thức tín dụng khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán… để phục vụ cho việc nghiên cứu một cách đầy đủ và để đưa ra các kết quả nghiên cứu cần thiết. Việc dùng mô hình định lượng theo thuật toán mà cụ thể là mô hình kinh tế lượng không được chú trọng bởi việc sử dụng một dãy chỉ tiêu (ít nhất là 20) thật khó mà sưu tập được và khó đảm bảo tính đồng nhất của chỉ tiêu để cho kết quả chính xác và có độ tin cậy khoa học. Với lẽ đó luận án đã không sử dụng mô hình toán kinh tế lượng trong nghiên cứu. Quản trị tín dụng tuy mới được đề cập gần đây trong hoạt động ngân hàng, song cũng không phải là mới mẻ, cụ thể là những nội dung có tính chất kinh điển, giáo khoa và thông thường như tín dụng ngân hàng, NHTM, lý thuyết về cho vay,... nên trong tiếp cận, tổng hợp lý luận cũng như một vài giải pháp có tính chất chung trong nghiên cứu của luận án có những trùng lắp nhất định, khó tránh khỏi. Tuy nhiên cần khẳng định dù có những khía cạnh trùng lắp khó tránh khỏi đó song không phải là sự sao chép mà được trình bày với văn phong và cách tiếp cận riêng. 6. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu số liệu, sơ đồ, hình vẽ; nội dung chính bao gồm 195 trang được kết cấu thành 3 chương; trong đó: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị tín dụng của các NHTMCP ở TP.HCM 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÍN 15 đầy đủ khi đến hạn. Người đi vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về lòng tin tưởng là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp và do sự bảo lãnh của một bên thứ ba. Hai là, tính chuyển nhượng: TDNH là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người cho vay cho một người khác - người đi vay, người đi vay được sử dụng lượng giá trị đó trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho người cho vay. Đối tượng của sự chuyển nhượng chủ yếu là sự chuyển nhượng tiền tệ. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Nó là kết quả của sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hai bên tham gia vào quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó. Một khi thời gian chuyển nhượng thiếu phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai bên, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quan hệ tín dụng. Thực chất trong TDNH chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó; người nhận quyền sử dụng chỉ có quyền sử dụng theo cam kết mà không có quyền sở hữu với lượng giá trị đó. Ba là, tính hoàn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, cái giá phải trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, và giá trị đó phải đủ lớn để có thể tạo nên sức hấp dẫn người sở hữu để họ có thể sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị vốn tiền tệ của mình trong một khoảng thời gian nhất định và mang tính chất tạm thời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng