Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị tài sản nợ (alm) tại nhtm cổ phần công thương việt nam ...

Tài liệu Quản trị tài sản nợ (alm) tại nhtm cổ phần công thương việt nam

.PDF
239
346
129

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với thực tế. Kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo và TS. Đào Minh Phúc. Nghiên cứu sinh Phan Thị Hoàng Yến ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN - NỢ TẠI 13 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị Tài sản – Nợ tại ngân hàng thương mại. 13 1.1.1 Khái niệm quản trị Tài sản - Nợ 13 1.1.2 Mục tiêu quản trị Tài sản - Nợ 13 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị Tài sản - Nợ 14 1.2. Tổ chức và nội dung quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại NHTM 16 1.2.1 Tổ chức quản trị Tài sản – Nợ 16 1.2.2 Công cụ thực hiện quản trị Tài sản - Nợ 20 1.2.3 Nội dung quản trị Tài sản - Nợ 23 1.3 Kinh nghiệm thế giới về hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại các NHTM 56 1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại các NHTM trên thế giới. 56 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam 68 Kết luận chương 1 71 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN - NỢ (ALM) TẠI NHTM 72 CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm hoạt động của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam 72 2.1.1. Mô hình tổ chức quản lý 72 iii 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương 74 Việt Nam 2.2 Thực trạng về tổ chức và thực hiện quản trị Tài sản tại ngân hàng thương 77 mại cổ phần Công thương Việt Nam 2.2.1 Tổ chức quản trị Tài sản 77 2.2.2 Công cụ thực hiện ALM tại Vietinbank 90 2.2.3 Nội dung quản trị Tài sản – Nợ tại NHTM CP Công thương Việt Nam. 103 2.3 Đánh giá chung 128 2.3.1 Kết quả đạt được 128 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 137 Kết luận chương 2 150 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN 151 TRỊ TÀI SẢN - NỢ TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng về hoạt động quản trị Tài sản - Nợ trên cơ sở định hướng phát 151 triển kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam 3.2 Giải pháp tăng cường quản trị Tài sản - Nợ tại NHTMCP CT VN 153 3.2.1 Đổi mới mô hình tổ chức ALM 153 3.2.2. Hoàn thiện chính sách ALM 154 3.2.3. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất 156 3.2.4 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản 162 3.2.5 Nâng cấp hệ thống thông tin, dữ liệu quá khứ và hệ thống quản trị rủi 170 ro của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu trong quản trị Tài sản - Nợ. 3.2.6 Tăng cường các điều kiện để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản trị Tài 171 sản - Nợ tại ngân hàng 3.2.7 Thực hiện tốt công tác quản trị vốn 172 iv 3.2.8 Tăng cường quản trị cấu trúc bảng cân đối kế toán 175 3.2.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 177 3.3 Kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại Ngân hàng 178 thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ 178 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 181 Kết luận chương 3 184 KÊT LUẬN CHUNG 185 v DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ALCO Ủy ban quản lý Tài sản - Nợ ALM Hoạt động quản lý Tài sản - Nợ AMA Phương pháp đo lường hiện đại CRO Bộ phận quản lý rủi ro CFO Giám đốc tài chính CEO Giám đốc điều hành COO Giám đốc tác nghiệp RRTK Rủi ro thanh khoản NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng HĐQT Hội đồng quản trị TGĐ Tổng giám đốc TS Tài sản NV Nguồn vốn TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam QLRR Quản lý rủi ro IRB Hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ AMA Hệ thống tin nhắn tự động kế toán vi ROE Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROA Tỷ suất sinh lời tài sản MIS Hệ thống thông tin quản lý FTP Định giá điều chuyển vốn nội bộ NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên TPS Hệ thống thông tin xử lý giao dịch MCO Báo cáo dòng tiền ra tối đa VAR Giá trị chịu rủi ro GAP Khe hở Treasury Bộ phận kinh doanh và đầu tư vốn (kinh doanh và đầu tư ngân quỹ) RSA Tài sản có nhạy cảm với lãi suất RSL Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất NII Thu nhập lãi ròng RRLS Rủi ro lãi suất RRTK Rủi ro thanh khoản VTC Vốn tự có D Thời lượng NHTW Ngân hàng trung ương NLP Trạng thái thanh khoản ròng DN Doanh nghiệp TG Tiền gửi CV Cho vay TK Thanh khoản DTBB Dự trữ bắt buộc CCP Trạng thái vốn tiền mặt CK Chứng khoán vii TTTT Thị trường tiền tệ CTTC Cho thuê tài chính SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Bảng 1.1 Nội dung bảng biểu Trang Ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập ròng theo mô hình định giá 27 lại. Bảng 1.2 Tác động của RRLS đến giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng 28 theo mô hình thời lượng. Bảng 1.3 Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động 30 Bảng1.4 Quản lý chênh lệch thời lượng theo chiến lược năng động 30 Bảng 2.1 Tổ chức ALM Vietinbank và BIDV, VCB 75 Bảng 2.2 Thành phần của ủy ban ALCO 77 Bảng 2.3 Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm về các hoạt động và nội dung 79 chính của hoạt động ALM tại Vietinbank và một số NHTM VN Bảng 2.4 Lãi suất huy động và cho vay bình quân của Vietinbank và các 99 NHTM VN năm 2012-2014 Bảng 2.5 Bảng hạn mức tỷ lệ chênh lệch TS-Nợ nhạy cảm lũy kế/Tổng TS 103 Bảng 2.6 Tỷ lệ chênh lệch TS-Nợ nhạy cảm lũy kế/Tổng tài sản của NH 103 Bảng 2.7 Bảng TS và Nợ nhạy cảm lãi suất các năm 2012-2014 104 Bảng 2.8 Sự thay đổi lãi suất trung bình Tài sản nhạy cảm lãi suất (∆ RA) 105 Bảng 2.9 Sự thay đổi lãi suất trung bình Nợ nhạy cảm lãi suất (∆ RL) 105 Bảng 2.10 Mức thay đổi thu nhập lãi ròng của NH các năm 2012-2014 do 106 ảnh hưởng của sự biến động lãi suất (thời điểm cuối năm so với đầu năm) Bảng 2.11 Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy 114 Bảng 2.12 Tổng hợp các tỷ lệ thanh khoản của Vietinbank các năm 2012-2014 115 Bảng 2.13 Các tỷ lệ liên quan đến cấu trúc vốn của Vietinbank các năm 116 2012-2014 ix Bảng 2.14 Vốn tự có của Vietinbank các năm 2012-2014 122 Bảng 2.15 Tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài 127 hạn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Vietinbank các năm từ 20122014 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ chế chuyển giao vốn nội bộ 19 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý MIS. 21 Sơ đồ 2.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Vietinbank 92 Sơ đồ 2.2 Quy trình lập kế hoạch vốn tại Vietinbank 121 Sơ đồ 3.1 Hệ thống thông tin ALM cần thu thập 164 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị Tài sản- Nợ (ALM) là hoạt động rất quan trọng và rất đặc trưng của mỗi NHTM (NHTM) trong nền kinh tế nhằm góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh. Đó là quá trình đưa ra tập hợp các quyết định về sự cân xứng và bất cân xứng giữa tài sản- nợ, đặc biệt là về kỳ hạn và đặc điểm định giá lại. Hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm phát triển về ALM đã xuất hiện tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển từ khá lâu. Hiện nay, ALM đã là hoạt động tất yếu, quan trọng và thường xuyên của các NHTM. Các tổ chức tài chính quốc tế về lĩnh vực ngân hàng (như BIS) hoặc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về NHTM (S&P, Moody’s hay Fitch…) đều đưa khả năng và hiệu quả là nội dung trọng yếu trong việc đánh giá hoặc khuyến cáo về quản trị của NHTM. Khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua là hồi chuông cảnh báo cho việc xem nhẹ ALM trong kinh doanh của NHTM (tính đến ngày 28/7/2010, tại Mỹ có 114 NHTM tuyên bố phá sản theo luật thì tất cả các NHTM đó đều bị đánh giá do khả năng ALM hạn chế). Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu phát triển lý thuyết cùng các kinh nghiệm ALM cho các NHTM càng trở nên bức thiết và cần thực hiện thường xuyên trong mọi hoàn cảnh kinh tế. Ngày nay, NHTM là một loại hình tổ chức rất phức tạp, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính đa dạng thông qua các bộ phận chức năng. Sự không chắc chắn vốn có của dòng tiền của ngân hàng, chi phí vốn và thu nhập từ hoạt động đầu tư, cùng với sự gia tăng về các thay đổi đa dạng của các điều kiện kinh tế trong thời gian qua đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại NHTM. Với một ngân hàng được quản lý tốt, mọi quyết định quản lý liên quan đến tài sản, nguồn vốn cần được phối hợp thường xuyên để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động, tránh tình trạng mâu thuẫn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Khủng hoảng tài chính xảy ra trên thế giới, đã tác động không nhỏ đến hoạt 2 động của hệ thống tài chính và kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2008 2011, biến động của môi trường kinh doanh ngân hàng, khiến cho kết quả hoạt động bị ảnh hưởng. Các ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản trầm trọng, lãi suất tăng cao. Năm 2008 thị trường chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, lãi suất huy động xấp xỉ 18%, còn lãi suất cho vay trên 22%. Và theo nguyên lý, lãi suất tăng mạnh thì sẽ giảm mạnh. Sự biến động của lãi suất thị trường, sự tồn tại bất cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ, dẫn đến rủi ro lãi suất cho các NHTM VN, mặc dù giai đoạn đó, các ngân hàng chưa quan tâm nhiều đến quản trị rủi ro lãi suất nên không có con số cụ thể về tổn thất do rủi ro lãi suất gây nên, vì thế việc phòng ngừa rủi ro lãi suất rất bị động. Hơn nữa, các ngân hàng với mô hình quản trị truyền thống, nên rất khó để có thể quản lý được sát sao rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản trong toàn hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới mô hình quản trị, một số NHTM VN đã bắt đầu quan tâm đến quản trị sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ, theo phương pháp quản trị hiện đại ALM. Kỹ thuật quản trị Tài sản - Nợ (ALM) là một vũ khí sắc bén giúp ngân hàng chống lại những biến động của chu kỳ kinh doanh và sức ép mang tính thời vụ đối với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, đồng thời đây cũng là một phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trình xây dựng danh mục tài sản tối ưu. NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng tiên phong áp dụng phương pháp quản trị hiện đại này. Những năm gần đây, hoạt động của NHTMCP Công thương Việt Nam đã có những thay đổi tích cực cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Định hướng hoạt động của ngân hàng trong những năm tới là đảm bảo duy trì tình trạng tài chính ổn định, an toàn ở mức cao, tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, của cổ đông, nâng cao chất lượng hoạt động... Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, gia tăng giá trị ròng cho các cổ đông, NHTMCP Công thương Việt Nam đã và đang đổi mới phương pháp quản trị, áp dụng mô hình quản trị Tài sản - Nợ trong hoạt động quản trị của mình. Tuy nhiên, do mới áp dụng, kinh nghiệm, năng lực và các điều kiện thực hiện còn hạn chế, vì vậy chưa thực 3 sự phát huy hết vai trò của hoạt động ALM. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam" để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án. Luận án tập trung vào nghiên cứu các mục tiêu sau: - Về phương diện lý thuyết: Luận án sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị Tài sản - Nợ tại ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, luận án đưa ra các bài học kinh nghiệm trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản trị Tài sản - Nợ tại một số NHTM trên thế giới - Về phương diện thực tiễn: Luận án sẽ phân tích thực trạng tổ chức và thực hiện quản trị Tài sản - Nợ tại NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam trong mối liên hệ với khảo sát thực trạng tổ chức và thực hiện quản trị Tài sản - Nợ tại Vietinbank, VCB và BIDV. Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp khảo sát và phỏng vấn sâu chuyên gia, luận án sẽ đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị Tài sản - Nợ tại NHTMCP Công thương Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu theo các phương pháp sau: - Tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây - Sử dụng phương pháp logic trong việc giải quyết quan hệ giữa các vấn đề có liên quan - Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu chuyên gia, phương pháp phân tích định lượng thông qua việc sử dụng các công cụ như bảng số liệu, biểu đồ, qua đó rút ra nhận xét tổng quát và đề xuất các giải pháp tối ưu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu:Luận án tập trung vào nghiên cứu về mặt lý luận về quản trị Tài sản-Nợ tại NHTM, từ đó vận dụng phân tích thực trạng quản trị Tài sản Nợ tại Vietinbank. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn về hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại NHTMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 và các vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị Tài sản - Nợ tại ngân hàng cho giai đoạn đến năm 2018. 5. Đóng góp của luận án Sau khi thực hiện nghiên cứu, luận án mang lại các đóng góp sau: Phương diện lý luận: Hệ thống hoá các luận cứ khoa học về quản trị Tài sản Nợ của các NHTM phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Phương diện thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị Tài sản - Nợ tại NHTMCP Công thương Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị Tài sản - Nợ tại Vietinbank. 6. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về các nội dung liên quan đến hoạt động ALM của NHTM. Cụ thể như sau: 6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hoạt động quản trị tài sản- nợ (ALM) có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi NHTM. Trong môi trường kinh doanh có nhiều sự biến động hiện nay và tác động nhiều mặt đến các NHTM, ALM được coi là một trong những công cụ quan trọng giúp NHTM ứng phó với những biến động của môi trường kinh doanh theo định hướng an toàn và hiệu quả. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hoạt động ALM của NHTM thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của các nhà khoa học trên thế giới. 6.1.1. Một số nghiên cứu tiêu biểu trước khủng hoảng năm 2008 Theo ý tưởng nghiên cứu của Markowitz (1952) và Tobin (1958; 1969) để đạt 5 được mục tiêu bảo toàn và gia tăng giá trị ròng - mục tiêu then chốt của ALM, NHTM nên coi tầm quan trọng của việc tối đa hóa lợi nhuận giống như tối thiểu hóa rủi ro. Trong các nghiên cứu này làm rõ sự đóng góp của lý thuyết danh mục đầu tư trong quản trị cấu trúc tài sản của NHTM, đó là cấu trúc tài sản tối ưu phụ thuộc vào lợi nhuận của tài sản được điều chỉnh theo rủi ro. Nghiên cứu này tập trung nhiều vào cấu trúc tài sản, chưa đề cập đến cấu trúc nợ trên bảng cân đối của ngân hàng và các vấn đề về quản lý rủi ro. Cùng ý tưởng nghiên cứu trên, Sinky (2002), Usoskin (1994) và Bor (1997) cũng đưa ra kết luận: mục tiêu chính của quản trị cấu trúc tài sản là tối đa hóa tài sản sinh lời, nhằm giúp NHTM tăng lợi nhuận, tăng lợi nhuận để lại, tăng giá trị ròng cho NHTM. Tuy nhiên, tối đa hóa tài sản sinh lời, nhưng nếu không quản lý tốt sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ thì ngân hàng vẫn có nguy cơ gặp rủi ro cao. Trong nghiên cứu của Rose (2001) và Sinky (2002) nêu lên sự cần thiết của chiến lược quản trị Tài sản - Nợ, trong đó nhấn mạnh chiến lược phát triển, quản lý rủi ro lãi suất và các biện pháp sắp xếp cấu trúc bảng cân đối kế toán. So với các nghiên cứu trên, thì mục tiêu của hoạt động ALM rộng hơn. Katarzyna Zawalinska (1999) cho thấy, các rủi ro trong Bảng cân đối kế toán của NHTM là đối tượng quản trị của ALM, nghĩa là ALM chủ yếu tập trung vào quản trị rủi ro trong Bảng cân đối kế toán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nội dung quản trị rủi ro phụ thuộc vào quy mô và loại hình ngân hàng. Cùng chung quan điểm với Katarzyna Zawalinska về quản trị rủi ro là hoạt động chính của ALM, nhưng Madhu Vij (2005) lại tập trung nhiều hơn vào phương pháp đo lường rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, Madhu Vij cho rằng ALM của NHTM cần đề cập đến cả nội dung quản lý vốn và chất lượng tài sản. Tài liệu nghiên cứu “The regulatory and business environment for risk management practices in the banking sectors of APEC economies” (tạm dịch Môi trường pháp lý và kinh doanh cho các hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng của 6 các nền kinh tế APEC) của Julius Caesar Parreñas năm 2006 đã đánh giá tổng hợp về việc ứng dụng thông lệ quản trị ngân hàng ở các quốc gia APEC. Đây là nghiên cứu nhằm hỗ trợ những quốc gia trong khu vực tìm hiểu, tiếp cận và ứng dụng hiệu quả những thông lệ tốt về quản trị các NHTM trong đó bao gồm nội dung chính về ALM. Nghiên cứu của Tiến sĩ B. Charumathi (2008), “Asset Liability Management in Indian Banking Industry - with special reference to Interest Rate Risk Management in ICICI Bank” (tạm dịch Quản lý trách nhiệm tài sản trong ngành ngân hàng Ấn Độ với tham khảo trường hợp đặc biệt để quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng ICICI) đã phân tích về việc ứng dụng ALM trong ngành ngân hàng Ấn Độ. Nghiên cứu này đã tổng hợp khuôn khổ chung và có hệ thống về việc áp dụng ALM ở nhiều ngân hàng tại Ấn Độ, trong đó tác giả cũng đề cập đến phạm vi và hiệu quả áp dụng tuỳ thuộc năng lực và nguồn lực, đặc điểm của mỗi ngân hàng. Một trong những nội dung của ALM là lập kế hoạch tài chính với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó phân bổ nguồn vốn là trách nhiệm thuộc ALCO. Việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong khi sử dụng có giới hạn các nguồn lực nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trong nghiên cứu cũng kết luận rằng thuật toán đơn hình có thể sử dụng để giúp ALCO tạo ra kế hoạch tài chính của NHTM để tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt được trong khi đáp ứng quy định của Chính phủ và để thỏa mãn chính sách của bản thân NHTM. 6.1.2. Một số nghiên cứu tiêu biểu sau khủng hoảng năm 2008 Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu ở cả giác độ an toàn, hiệu quản và rủi ro hệ thống. Vì vậy, các nghiên cứu về ALM tại các NHTM được bổ sung và tập trung nhiều hơn trước yêu cầu ứng phó với thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Nghiên cứu của nhóm Các giám sát viên cao cấp- the Senior Supervisors Groupvề khủng hoảng năm 2008 “Risk management lessons from the global banking crisis of 2008” (tạm dịch là Bài học quản lý rủi ro từ cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu năm 7 2008) đã nghiên cứu toàn diện về các loại rủi ro, khả năng ứng phó và hiện trạng ứng dụng các thông lệ rủi ro của nhiều NHTM trên thế giới. Phần B của báo cáo nghiên cứu này đề xuất lộ trình thích hợp và việc chuẩn bị các điều kiện để có thể ứng dụng những thông lệ mới về quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn của NHTM dựa trên nền tảng tốt là hệ thống ALM ứng phó với cả thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Nghiên cứu của Kyriaki Kosmidou và Constantin Zopounidis (2008) với tựa đề “Generating interest rate scenarios for bank asset liability management” (tạm dịch Tạo kịch bản lãi suất cho quản lý tài sản- nợ của NHTM) phát triển một mô hình lập trình ALM mục tiêu với một phân tích mô phỏng, để hỗ trợ một NHTM trong việc quản lý rủi ro của rủi ro lãi suất theo độ lệch kỳ hạn. Mô hình này được thử nghiệm trong ALM của một NHTM Hy Lạp. Thành công của nghiên cứu này đó là lượng hoá, mô hình hoá và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc triển khai ALM (tập trung vào quản lý rủi ro lãi suất) tại NHTM sau khủng hoảng. Một nghiên cứu khác của Lukasz Kugiel (2009) kết luận rằng, để hoạt động ALM đạt mục tiêu đề ra, cần thiết phải có công cụ hỗ trợ trong quản lý vốn, đó chính là hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP. Thông qua cơ chế quản lý vốn tập trung này, toàn bộ rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất ở các chi nhánh được chuyển về trung tâm vốn, tại các chi nhánh không tồn tại sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ. Cùng quan điểm với Lukasz Kugiel, nghiên cứu của Nataliya Pushkina (2013) cho rằng, hệ thống FTP hiệu quả sẽ đảm bảo cho ALM đạt mục tiêu bảo toàn và gia tăng giá trị ròng cho NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, quản trị bảng cân đối kế toán là một nội dung của ALM, trong đó chủ yếu quản trị cấu trúc để đảm bảo duy trì lành mạnh về thanh khoản trong ngân hàng. Nghiên cứu của Công ty Kiểm toán Pricewaterhousecoopers năm 2009 với tựa đề Balance sheet management benchmark survey (tạm dịch Khảo sát chuẩn về Quản lý bảng cân đối kế toán) gồm quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý vốn và quản lý danh mục đầu tư tùy ý/ chủ động. Thông qua khảo sát khoảng 20 tổ 8 chức tài chính hàng đầu ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, khu vực Trung Đông, châu Phi và Úc, báo cáo đã có nhiều phát hiện khá thú vị và quan trọng, trong đó có điểm nổi bật là: hiện vẫn còn thực tế là các NHTM vẫn tiến hành đo lường, quản lý và giám sát các rủi ro khác nhau một cách riêng biệt, nhưng một xu hướng đáng khích lệ là việc thành lập các ủy ban quản lý vốn mới, hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ các ALCO; Quản lý vốn trở thành một nội dung mới và phức tạp liên quan đến lập kế hoạch vốn, kiểm tra sức chịu đựng (stress test), phân bổ vốn và tính toán nguồn vốn kinh tế của NHTM; Các NHTM sẽ nâng cấp cách tiếp cận tích hợp hơn theo đó cho phép thiết lập các kịch bản (scenarios) trong lập kế hoạch, trong kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện trên tất cả các khía cạnh/ khoản mục của bảng cân đối kế toán (quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, FTP, rủi ro thanh khoản, lập kế hoạch nguồn vốn, kiểm tra sức chịu đựng và quản lý danh mục tín dụng). Nghiên cứu của Svetlana Saksonovaa (2013) với tựa đề “Approaches to Improving Asset Structure Management in Commercial Banks” (tạm dịch Phương pháp tiếp cận để cải thiện Quản lý cấu trúc tài sản tại NHTM) xem xét các vấn đề quan trọng trong quản lý cấu trúc tài sản bằng cách sử dụng các ví dụ của các NHTM của Latvia và đề xuất một số kỹ thuật để giải quyết những vấn đề này. Vấn đề chính của các NHTM này là làm thế nào để tối ưu hóa một cách chủ động cấu trúc tài sản và nợ nhằm đảm bảo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách: Thiết lập đồng thời các danh mục tài sản và nợ; Sử dụng các phương pháp chênh lệch rủi ro lãi suất và mở rộng phạm vi hoạt động mang lại lợi nhuận. 6.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trên thế giới Như vậy, qua những nghiên cứu nêu trên có thể thấy sự quan tâm về ALM của các NHTM trên thế giới đã có từ lâu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia. Những nghiên cứu nêu trên mang lại những kết quả quan trọng về khoa học và khả năng ứng dụng, thể hiện qua: Thứ nhất, phát triển khuôn khổ/ khung thống nhất về nội dung và việc ứng dụng 9 ALM ở mỗi ngân hàng ở mức độ chi tiết với các cấu phần có thể triển khai độc lập, từng bước theo lộ trình phù hợp với năng lực, nguồn lực. Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống công cụ phục vụ và hỗ trợ triển khai ALM trong thực tế: mục tiêu, quy trình, biện pháp định lượng trong quản lý rủi ro và lập kế hoạch kinh doanh. Thứ ba, các nghiên cứu đã tóm tắt kinh nghiệm triển khai ALM ở ngân hàng một số quốc gia để giúp tạo nên hệ thống các điều kiện áp dụng: Thành lập uỷ ban ALCO, hệ thống công nghệ thông tin, các mô hình dự báo và hỗ trợ ra quyết định về ALM… Mặc dù vậy, những nghiên cứu trên thế giới được nghiên cứu sinh xem xét cũng cho thấy một số nội dung còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chi tiết như: - Việc ứng dụng ALM ở các nước đang phát triển có các điều kiện thị trường, hệ thống thị trường tài chính chưa phát triển có tạo ra những khó khăn gì trong việc triển khai ALM. - Các điều kiện cần thiết thuộc về bản thân NHTM trong việc triển khai hệ thống, đồng bộ phục vụ hoạt động ALM nhất là về thông tin dự báo và các công cụ phòng ngừa- kiểm soát rủi ro, lập kế hoạch tài chính chủ động… - Cơ chế phối hợp các nội dung quản trị thuộc ALM (Quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị bảng cân đối kế toán, quản trị vốn) để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh của NHTM (an toàn, hiệu quả) trong từng giai đoạn. - Cuối cùng, các nghiên cứu cũng chưa thực hiện đánh giá khách quan, độc lập về việc triển khai ALM ở các NHTM Việt Nam (mới chủ yếu dừng ở đánh giá năng lực hoạt động, an toàn…). 6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) đã được áp dụng phổ biến tại các NHTM trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, kỹ thuật quản trị này còn khá mới mẻ. Chính vì vậy, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về đề tài này như các chủ đề mang tính thời sự khác. Tuy nhiên, từ năm 1999, đã có nghiên cứu về hoạt động quản trị tài 10 sản Có, tài sản Nợ qua nghiên cứu của TS. Phan Đình Thế (1999). Nghiên cứu này tập trung vào quản lý Tài sản Có, tài sản Nợ thành các mảng riêng biệt. Quản lý tài sản Có tập trung vào các nội dung quản lý dự trữ, quản lý danh mục cho vay và đầu tư. Quản lý tài sản Nợ tập trung vào quản lý quy mô, chi phí khoản tiền gửi và tiền vay. Ngoài quản lý Tài sản và Nợ, nghiên cứu còn đề cập đến quản lý rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một số công trình nghiên cứu về hoạt động ALM của ngân hàng thương mại nhưng chủ yếu đề cập đến khía cạnh quản trị rủi ro, điển hình là các nghiên cứu: TS.Đỗ Thị Kim Hảo (2005) tập trung vào nghiên cứu sâu về quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, các giải pháp nhằm hạn chế sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản - Nợ hoặc nghiên cứu của nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành do PGS.TS.Tô Ngọc Hưng chủ biên (2008) đi sâu vào mảng quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM. Các nghiên cứu này đều chỉ ra tầm quan trọng của quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản (xuất phát từ sự bất cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản - Nợ của ngân hàng), ảnh hưởng đến mục tiêu của hoạt động ALM. Trong nghiên cứu của Trương Võ Kim Ngân (2008) đã có ý tưởng về vấn đề quản trị Tài sản - Nợ, nghiên cứu sâu về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ - công cụ giúp ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về quản trị Tài sản và Nợ theo cách tiếp cận truyền thống, quản lý thành từng mảng riêng biệt, chứ không xuất phát từ sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ của ngân hàng. Đề tài nghiên cứu cấp ngành do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thành năm 2014 về chủ đề “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đã đề cập một cách có hệ thống về các tiêu chuẩn an toàn cũng như quản trị rủi ro được áp dụng và có khả năng/ cần áp dụng ở Việt Nam. Đóng góp quan trọng của đề tài là việc khảo sát ở nhiều ngân hàng lớn của Việt Nam về an toàn, quản lý rủi ro. Đề tài cũng đề cập đến việc triển khai ALM như là một công cụ tổng hợp, 11 tính hệ thống cao trong đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Những kết quả nghiên cứu chính của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tế tại Việt Nam những năm qua đã có những đóng góp quan trọng đối với việc nghiên cứu và ứng dụng ALM ở Việt Nam: Những kết quả nghiên cứu chính của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tế tại Việt Nam những năm qua đã có những đóng góp quan trọng đối với việc nghiên cứu và ứng dụng ALM ở Việt Nam: (1) tổng hợp và hệ thống hoá các nội dung, công cụ, cách thức quản trị về các loại/ nhóm rủi ro khác nhau trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. (2) đánh giá được một số nội dung về thực trạng quản trị rủi ro định hướng cho việc đảm bảo an toàn- hiệu quả trong kinh doanh. (3) đề cập một cách có hệ thống và có lộ trình về việc áp dụng các chuẩn an toàn và quản trị rủi ro ở các ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, những nghiên cứu của Việt Nam hiện nay về chủ đề ALM chưa đề cập đến những nội dung như sau: Thứ nhất, chưa có sự thống nhất và đề xuất khuôn khổ chung về ALM cho các NHTM Việt Nam đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế và bối cảnh Việt Nam. Thứ hai, chưa đánh giá được các điều kiện áp dụng ALM tại Việt Nam, một nước đang phát triển, các điều kiện thị trường còn nhiều hạn chế. Thứ ba, chưa đánh giá/ khái quát năng lực và điều kiện áp dụng của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Thứ tư, chưa xem xét một cách đầy đủ, tổng thể các nội dung về hoạt động ALM của các NHTM Việt Nam, của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Do vậy, đó chính là các "khoảng trống" để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu cho đề tài luận án tiến sĩ của mình. Đề tài "Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam" mong muốn có được cái nhìn đầy đủ hơn, hệ thống hơn về hoạt động ALM tại các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan