Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt na...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

.PDF
78
806
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH THỤY PHƯƠNG THÚY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ  TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH THỤY PHƯƠNG THÚY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN  TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2012 Người viết Huỳnh Thụy Phương Thúy MỤC LỤC Trang phụ bìa trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG &QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ….1 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ……………………………………………………………….…. 1 1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng ……………….…………………..…. 1 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng …………………………………………………..…1 1.1.2.1 Rủi ro giao dịch ………………………………………………….....1 1.1.2.2 Rủi ro danh mục …………………………………………………....2 1.1.3 Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng ………………….... 2 1.1.3.1 Nợ quá hạn ………………………………………………………... 2 1.1.3.2 Phân loại nợ ……………………………………………………..… 2 1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng ……………………………………………..….. 3 1.1.4.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng …….…..….. 3 1.1.4.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội ……………………………...… 4 1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ………………………………………..4 1.1.5.1 Nguyên nhân khách quan …………………………………………..4 1.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về người đi vay ……………………………….4 1.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay ………………………....5 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ……………………………………………5 1.2.1 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng ……………………………...5 1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng ……………………………………………….….....6 1.2.2.1 Mô hình chất lượng 6C ……………………………………….…....6 1.2.2.2 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor ……….……… 7 1.2.2.3 Mô hình điểm số Z …………………………………………..……..8 1.2.2.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng ……………………..………. .9 1.3 NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG …………. .9 1.3.1 Những yếu tố cơ bản được xem là tác động đến mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng ……………………………………………………….............. .9 1.3.2 Tính toán tổn thất tín dụng, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro ………………………………………………........11 1.3.3 Bộ nguyên tắc Basel về giám sát rủi ro tín dụng ………………………..… 14 1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI …………………………………………………… . .17 1.4.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc ……………………………..…...17 1.4.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Nhật Bản ……………………………..…... 19 1.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ về xử lý nợ xấu ………………………………..…… 20 Kết luận chương 1 ……………….…………………………………………….... 21 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG &QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 22 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM …………………………………………………….………….……..22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển …………………………………….……22 2.1.2 Kết quả hoạt động của Eximbank …………………………………………. 24 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 28 2.2.1 Hoạt động tín dụng ………………………………….. …………………….28 2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank ……………..……………………….31 2.2.2.1 Nguyên tắc và phương pháp quản lý rủi ro tín dụng ……………...31 2.2.2.2 Quản lý các khoản tín dụng đã cấp ………………………………..33 2.2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng …………………………….33 2.2.2.4 Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ …………………..34 2.2.2.5 Tổ chức, hoạt động của bộ phận tín dụng …………………………36 2.2.2.6 Quy trình tín dụng …………………………………………………37 2.2.2.7 Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng …………………………….39 2.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank ………………...…...39 2.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng …………………...…………….39 2.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay ……………………………40 2.2.3.3 Môi trường kinh tế và pháp lý ……………………………………..41 2.2.3.4 Cơ chế, chính sách và hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN …44 2.2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian vừa qua …………………………………………………………….…………...... 45 Kết luận chương 2 ………………….…………………………………….………47 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ……………. 48 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN, CHÍNH SÁCH CỦA EXIMBANK ……48 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK ……………………………………………………………… 51 3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ……………………………………51 3.2.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng ………………………………………………52 3.2.3 Nâng cao hiệu quả quy trình quản lý rủi ro tín dụng ……………………….55 3.2.4 Các giải pháp về nhân sự …………………………………………………...58 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC ……………………………………………..60 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ……………………………………….60 3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ …………………………………………… …62 Kết luận chương 3 ………………………………….………………………… …64 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam BASEL Hiệp ước vốn Basel BO Bộ phận hỗ trợ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng. Eximbank, EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FO Bộ phận quan hệ khách hàng HSBC Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MO Bộ phận thẩm định tín dụng NĐ-CP Nghị định Chính phủ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản RRTD Rủi ro tín dụng STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Việt Nam TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu hoạt động chính của Eximbank Trang 24 Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank giai đoạn 2009 - 2011 Trang 26 Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng tại Eximbank giai đoạn 2009 – 2011 Trang 28 Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại Eximbank Trang 29 Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại Eximbank Trang 30 Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại Eximbank Trang 31 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu hoạt động chính của Eximbank trong năm Trang 50 2012, kế hoạch kinh doanh năm 2013 Bảng 3.2 Định hướng tín dụng năm 2013. Trang 50 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tổng tài sản của một số NHTMCP năm 2009, 2010, và Trang 25 2011 Hình 2.2 Tăng trưởng vốn điều lệ của một số NHTMCP và EIB Trang 25 Hình 2.3 Huy động từ khách hàng của một số NHTMCP và EIB Trang 27 Hình 2.4 ROE, ROA của một số NHTMCP năm 2011 Trang 27 Hình 2.5 Mục đích xếp hạng tín dụng. Trang 34 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Quản trị rủi ro tín dụng không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn luôn là mối quan tâm thường trực và hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng thương mại. Nó đặt ra yêu cầu cho mỗi ngân hàng thương mại: làm cách nào để đẩy mạnh, tăng trưởng hoạt động tín dụng; khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát được dòng vốn và kiểm soát tốt rủi ro trong cho vay. Trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần làm rõ các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng - Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank. - Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra các giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của Eximbank trong quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng : Hệ thống lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát về quản trị tín dụng. - Phạm vi : nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank giai đoạn 2009 – 2011, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ năng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank theo chuẩn mực của Basel. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm : Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank. Trên cơ sở phân tích thực trạng kết hợp với lý luận, các nghiên cứu của các chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động tín dụng để đưa ra các giải pháp toàn diện nhằm quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với hoạt động của Eximbank hiện nay. KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp, gồm rủi ro có thể kiểm soát được và không kiểm soát được, nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là khách quan hoặc chủ quan. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế và kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, tác giả đã phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp và bổ sung cho luận văn. Chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, 2009, 2010, 2011, 6 tháng đầu năm 2012. 2. Báo cáo thường niên của VIB, TCB, ACB, STB năm 2010, 2011. 3. Đào Thị Hồ Hương, “Những vấn đề cần chú ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam”, www.sbv.gov.vn. 4. Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại”, Nhà xuất bản Phương Đông. 5. Nguyễn Đức Hưởng, Xếp hạng tín dụng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, www.creditinfo.org.vn. 6. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê. 7. Nguyễn Thị Loan (2012), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng tháng 01/2012, tr 88-91. 8. Nguyễn Thùy Trang (2012), “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng số 23, tr30-33. 9. Tô Ngọc Hưng, “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam”, www.sbv.gov.vn. 10.Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2012, www.gso.gov.vn 11.Trần Vũ Hải (2007), “Một số vấn đề pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Luật học số 12, tr20.  -1- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG & QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng : gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục : 1.1.2.1 Rủi ro giao dịch : nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. -2- - Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. 1.1.2.2 Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.3 Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng 1.1.3.1 Nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn (Nợ nhóm 2, 3, 4 và 5) Hệ số nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ 1.1.3.2 Phân loại nợ Theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau: - Nhóm 1 : nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2 : nợ cần chú ý -3- - Nhóm 3 : nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4 : nợ nghi ngờ - Nhóm 5 : nợ có khả năng mất vốn Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ, thời gian thử thách để chuyển khoản vay quá hạn về trong hạn là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 1.1.4.1 Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng lên so với dự kiến. Nếu một khoản vay bị mất khả năng thu hồi, thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một giới hạn nào đó, ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro về thanh khoản. Kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những tại thị trường trong nước mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu, có thể dẫn đến thua lỗ, nguy cơ phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. -4- 1.1.4.2 Ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, do vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị bất ổn … Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau : nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Ngân hàng bị phá sản sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. 1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.1.5.1 Nguyên nhân khách quan : - Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới - Do sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ. - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai. - Công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. 1.1.5.2 Nguyên nhân thuộc về ngƣời đi vay -5- - Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. - Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. - Khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền, dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền. - Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ. - Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng. 1.1.5.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay - Chính sách tín dụng không hợp lý, việc chạy theo quy mô dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó. - Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. - Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản thế chấp là : dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ. - Năng lực của một số cán bộ tín dụng ngân hàng còn hạn chế, cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh, không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng -6- - Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro. Phương hướng nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả … - Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được. - Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc. - Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro. 1.2.2 Đo lƣờng rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Mô hình chất lƣợng 6C Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là khách hàng có thiện chí và khả năng trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết quy tắc 6C đối với khách hàng như sau : - Tư cách người vay (Character) : cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn. - Năng lực của người vay (Capacity) : người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. - Dòng tiền của người vay (Cashflow) : xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất