Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hải...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hải phòng

.PDF
138
195
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN NGỌC THẮNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------NGUYỄN NGỌC THẮNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC TOẢN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quốc Toản. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Thắng MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i Danh mục các bảng .................................................................................................... ii Danh mục các hình .................................................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng .........................................................10 1.2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại .......................10 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thuơng mại ...................................14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................28 2.1.1. Các phương pháp sử dụng ..............................................................................28 2.2.2. Phương pháp tiến hành ....................................................................................29 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................31 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ................................... 30 3.1. Khái quát hoạt động của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ............30 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................30 3.1.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ..31 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ...........................................................................................................................32 3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng .....35 3.2.1. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ............35 3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng .42 3.3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ..............................................................................................47 3.3.1 Chính sách tín dụng và tổ chức bộ máy thực hiện ...........................................47 3.3.2 Tổ chức thực hiện và giám sát ..........................................................................51 3.3.3. Hiệu quả của hoạt động quản trị của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ....................................................................................................................62 3.3.4.Kết quả nghiên cứu thu thập thông tin thực tế tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng.....................................................................................................................66 3.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ..............................................................................................................78 3.4.1. Mặt được ...........................................................................................................78 3.4.2. Hạn chế..............................................................................................................79 3.4.3. Nguyên nhân .....................................................................................................81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................85 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG .............................................................................................................86 4.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng thời gian tới của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ....................................................................................................86 4.1.1. Định hướng chung của ngân hàng Hàng Hải 2016- 2018 ............................86 4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ...........................................................................................................................87 4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng .......................................................................................88 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện RRTD............................................88 Giải pháp hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng .........................................................91 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát RRTD............................................................98 4.2.4. Giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng ...........................................102 4.2.5. Đào tạo và bố trí nhân lực hợp lý ..................................................................105 4.2.6. Ứng dụng thông lệ quốc tế Basel II trong công tác xây dựng mô hình quản trị RRTD tại Chi nhánh.............................................................................................107 3.3. Kiến nghị.......................................................................................................112 3.3.1. Kiến nghị với Hội sở chính.............................................................................112 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước .............................................................112 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................115 KẾT LUẬN .............................................................................................................116 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................117 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 CIC Trung tâm tín dụng 3 DN Doanh nghiệp 4 ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài 6 KH Khách hàng 7 KHCN Khách hàng cá nhân 8 KHDN KH Doanh nghiệp 9 Maritime Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải 10 Maritime Bank Hải Phòng 11 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 12 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 13 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 14 RRTD Rủi ro tín dụng 15 TCTD Tổ chức tín dụng 16 TMCP Thƣơng mại cổ phần 17 TSBD Tài sản bảo đảm Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2013 đến 2015 33 2 Bảng 3.2 Tình hình hoạt động tín dụng năm 2013-2015 36 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Phân loại nợ tại Maritime Bank Hải Phòng 2013-2015 43 5 Bảng 3.5 Bảng xếp hạng tín dụng tại Maritime Bank Hải Phòng 53 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 4.1 Dấu hiệu nhận diện rủi ro 88 9 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về nhân thân của KHCN 91 10 Bảng 4.3 Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của KHCN 92 11 Bảng 4.4 Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân 93 12 Bảng 4.5 Thang điểm đánh giá tài sản đảm bảo 93 13 Bảng 4.6 14 Bảng 4.7 Trọng số chấm điểm chỉ tiêu tài chính 94 15 Bảng 4.8 Trọng số chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính 95 16 Bảng 4.9 Bảng trọng số chấm điểm tín dụng 96 17 Bảng 4.10 Đánh giá về chất lƣợng sản phẩm 96 Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 20132015 Chính sách kiểm soát tín dụng tại Maritime Bank Hải Phòng Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động QTTD tại Maritime Bank Hải Phòng Ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm khách hàng ii Trang 42 54 61 94 18 Bảng 4.11 Đánh giá về Kỹ thuật công nghệ sản xuất 97 19 Bảng 4.12 Phƣơng án kiểm soát với từng nhóm khách hàng 97 20 Bảng 4.13 Xếp hạng các tổ tín dụng 106 21 Bảng 4.14 Ma trâ ̣n rủi ro 108 22 Bảng 4.15 Kế hoa ̣ch kiể m soát rủi ro cơ bản: 109 iii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Hải Phòng 32 2 Hình 3.2 Biểu đồ nguồn vốn huy động qua các năm 2013 đến 2015 34 3 Hình 3.3 Biểu đồ doanh số cho vay qua các năm2013 đến 2015 34 4 Hình 3.4 Biểu đồ cho vay qua các năm 2013 đến 2015 37 5 Hình 3.5 Tình hình cho vay theo loại tiền giai đoạn 2013-2015 39 6 Hình 3.6 Tình hình cho vay theo thời hạn giai đoạn 2013-2015 40 7 Hình 3.7 Tình hình biến động tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2013-2015 43 8 Hình 3.8 Tình hình biến động tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2013-2015 44 9 Hình 3.9 10 Hình 3.10 Tình hình biến động nợ khó đòi so với nợ quá hạn 46 11 Hình 3.11 Sơ đồ quy trình xử lý nợ quá hạn và nợ xấu 59 12 Hình 3.12 13 Hình 3.13 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân RRTD từ phía ngân hàng 68 14 Hình 3.14 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân RRTD từ phía khách hàng 69 15 Hình 3.15 16 Hình 3.16 Biểu đồ khảo sát thời điểm phát sinh RRTD 71 17 Hình 3.17 Biểu đồ khảo sát đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 72 18 Hình 3.18 Tình hình biến động nợ xấu so với tổng dƣ nợ giai đoạn 2013-2015 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD tại chi nhánh Biểu đồ khảo sát căn cứ đánh giá RRTD khi khách hàng vay vốn Biểu đồ khảo sát việc quản lý TSĐB đối với khách hàng vay vốn iv Trang 45 67 70 73 19 Hình 3.19 Biểu đồ khảo sát hiệu quả áp dụng Basel 2 tại chi nhánh 20 Hình 3.20 21 Hình 3.21 22 Hình 4.1 Mô hình các bƣớc nhận diện nguồn rủi ro tín dụng 87 23 Hình 4.2 Mô hình hệ thống thông tin quản lý nội bộ 90 24 Hình 4.3 Mô hình kiểm soát và xử lý khoản vay có vấn đề 100 25 Hình 4.4 :Khung quản trị rủi ro cơ bản 107 Biểu đồ khảo sát nội dung QTRRTD tại Maritime Bank Hải Phòng Biểu đồ khảo sát đánh giá công tác quản trị RRTD tại chi nhánh v 74 75 76 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ việc rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của của bất cứ Ngân hàng nào và khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây những hậu quả ở các mức độ khác nhau, nên công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp dự báo, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, phát hiện những biến cố xấu của hoạt động kinh doanh để có biện pháp ngăn chặn các tình huống bất lợi có thể xẩy ra và kịp thời đƣa ra các giải pháp xử lý hậu quả khắc phục rủi ro xảy ra. Các ngân hàng đƣợc coi là thành công khi mức độ rủi ro ở mức hợp lí, đƣợc kiểm soát trong phạm vi và năng lực tài chính của họ. Rủi ro tín dụng không chỉ là nỗi ám ảnh của bản thân ngân hàng, nó còn là nỗi ám ảnh của toàn bộ nền kinh tế, những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Vì thế, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề thời sự cho mỗi ngân hàng, mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kì. Thời gian qua, khi mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Hàng Hải nói chung và của toàn ngành nói riêng ở mức đáng báo động, thì chất lƣợng tín dụng đƣợc đặt ra là một vấn đề lớn và một trong những chìa khóa để giải quyết là quản trị rủi ro trong ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng luôn đi kèm với hoạt động tín dụng trong ngân hàng, tuy chúng ta không loại bỏ hoàn toàn đƣợc nó nhƣng chúng ta có thể phòng và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất thông qua xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đủ mạnh và đủ hiệu quả. Công tác hoạt động quản trị rủi ro tốt sẽ giúp ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và tạo ra một lợi thế bền vững để cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác. Từ những nhận định trên, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô em xin chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng ” cho luận văn thạc sỹ của mình. 1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích Trong bối cảnh ngành ngân hàng gặp khó khăn với tăng trƣởng tín dụng thấp và các khoản nợ xấu cao, các ngân hàng thận trọng hơn trong cho vay vì rủi ro tín dụng cao. Ngân hàng Hàng Hải cũng không ngoại lệ, vì vậy mục đích của đề tài này là ngiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh để tìm ra đƣợc những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng.  Nhiệm vụ + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh hải Phòng trong giai đoạn từ 2013 - 2015, đồng thời chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế về tình hình quản trị tín dụng tại chi nhánh. + Đề xuất một số giải pháp nhằm cải hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Hải Phòng. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Là toàn bộ những vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung : Đề tài tập trung phân tích và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay của chi nhánh Hải Phòng + Về không gian : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng + Về thời gian : Số liệu phân tích lấy từ năm 2013-2015 4.Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của ngân hàng. - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu thu thập đƣợc. - Sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp 2 - Các số liệu trong luận văn dựa trên các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng Hàng Hải ; các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí, các báo, sách, luận án, các web. Dựa trên cơ sở nội dung của đề tài tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu, thực hiện so sánh tƣơng đối, tuyệt đối. - Phân tích đƣa ra những nhận định, đánh giá về tình hình thực tế, những vấn đề còn tồn tại. Từ những kết quả phân tích đƣợc đƣa ra một số giải pháp khắc phục. 5.Câu hỏi nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã đặt ra một số câu hỏi đối với đề tài này, cụ thể là: - Cơ sở lý luận cho việc phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng là gì là gì? - Tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hải Phòng nhƣ thế nào? - Những mặt đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hải Phòng? - Có giải pháp nào giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên? 6.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Lời mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng Kết luận 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thƣơng mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, các NHTM đứng trƣớc những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động tín dụng có hiệu quả, các chuyên gia và các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Nhận thức thấy tầm quan trọng đó, quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong các hoạt động quản trị rủi ro của NHTM, cho nên có rất nhiều luận văn, luận án và các bài báo công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Trƣớc hết, các luận văn tiêu biểu có thể nói đến nhƣ: Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công” của tác giả Vũ Thị Hợp, 2015 Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt” của tác giả Trần Văn Tú, 2015 Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt” của tác giả Trần Thị Hồng, 2013 Luận văn “ Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, 2013 Luận án “ Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Trung Tƣờng bảo vệ năm 2011 Bài báo khoa học “ Quản lý rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng” của tác giả ThS. Mai Tuấn Anh trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân đăng trên báo Tạp chí Công Thƣơng, 2015 4 Bài báo khoa học “ Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các NHTM Việt Nam : Kết quả ban đầu và khuyến nghị” của Nhóm Nghiên Cứu Đề Tài Cấp Ngành Ngân Hàng 2013 đăng trên tạp chí Ngân Hàng tháng 2/2014 Bài báo khoa học “ Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới” của tác giả ThS. Phan Thị Linh , tạp chí tài chính, 2012  Đánh giá về các công trình nghiên cứu Có thể thấy đƣợc các luận văn này đã phân tích thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng để tìm ra các mặt tích cực và hạn chế tại ngân hàng và đƣa ra các giải pháp phù hợp nâng cao quản trị RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của các luận văn còn chú trọng nhiều tới lý thuyết mà chƣa đƣa ra đƣợc hết thực trạng quản trị RRTD thông qua mô hình phân tích định lƣợng và định tính nên những giải pháp đƣa ra trong đề tài còn chung chung, chƣa áp dụng nhiều vào thực tế. Những công trình nghiên cứu kể trên đều nói về sự cần thiết của quản trị RRTD trong các NHTM ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các đề tài nói chung đều đề cập tới RRTD và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên ở mỗi đề tài đều có những điểm riêng do mục tiêu ,đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu là khác nhau nhƣng ta có thể đánh giá chung những mặt tích cực và hạn chế của các đề tài nhƣ sau:  Mặt tích cực: + Nhìn chung những đề tài luận văn, luận án và các bài nghiên cứu khoa học đều dựa trên các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại làm cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng để từ đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng và góp phần giảm tổn thất trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, các luận văn này đƣa ra đƣợc một số chỉ tiêu đánh giá về rủi ro tín dụng và phân tích đánh giá các chỉ tiêu đó, đƣa ra các dấu hiệu cơ bản để nhận biết đƣợc RRTD tại Việt Nam.  Mặt hạn chế: + Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thành Công” của tác giả Vũ Thị Hợp, 2015. Tác giả đã đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu đánh giá về rủi ro tín dụng để đƣa ra các giải pháp tuy nhiên các 5 giải pháp còn ít và chƣa có mức độ áp dụng cao. + Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt” của tác giả Trần Văn Tú, 2015. Đề tài của tác giả đã trình bày khá chi tiết và đi sâu vào hoạt động của Ngân hàng Quân đội nhằm đƣa ra những giải pháp thiết thực, tuy nhiên tác giả còn phân tích các chỉ tiêu RRTD tƣơng đối ít chƣa đủ để đƣa ra các giải pháp để hạn chế đƣợc rủi ro tại ngân hàng. + Luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Nam Việt” của tác giả Trần Thị Hồng, 2013. Đề tài đã nêu đƣợc những lý luận cơ bản về quản trị RRTD tại ngân hàng thƣơng mại nhƣng trong đó tác giả còn quá chú trọng nhiều tới lý thuyết mà không đƣa đƣợc hết thực trạng quản lý RRTD thông qua mô hình phân tích định tính và định lƣợng nên những giải pháp quản trị RRTD trong đề tài còn chung chung, lý thuyết chƣa áp dụng đƣợc vào nhiều thực tế. + Luận văn “ Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, 2013. Đề tài của tác giả đã trình bày khá chi tiết và đi sâu vào hoạt động của Ngân hàng Bắc Á, tuy nhiên thì việc làm rõ mô hình quản lý RRTD chƣa thực sự đƣợc chú trọng, việc thẩm định tín dụng còn thiếu thông tin tin cậy và còn dựa nhiều vào ý kiến chủ quan. + Luận án “ Quản trị tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Trung Tƣờng bảo vệ năm 2011. Luận án đƣa ra đƣợc rất chi tiết đánh giá tình hình thực trạng QTRR ở nhiều NHTM từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD ở các NHTM. Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều biến động về tình hình kinh doanh và các NHTM từng bƣớc áp dụng các cách quản lý rủi ro theo các mô hình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế chƣa đƣợc tác giả đề cập đến và đƣa ra kiến nghị để giúp các NHTM có thêm những biện pháp để quản lý RRTD đƣợc hiệu quả hơn. + Bài báo khoa học “ Quản lý rủi ro tín dụng các ngân hàng thƣơng mại thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng” của tác giả ThS. Mai Tuấn Anh trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân đăng trên báo Tạp chí Công Thƣơng, 2015. Có thể nói đây là bài báo nêu ra điểm khác biệt khi phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng để đƣa ra giải pháp hoàn thiện. Bài báo đã đƣa ra nguyên nhân chƣa áp dụng phổ biến 6 nghiệp vụ phái sinh tín dụng tại Việt nam về công nghệ, điều kiện thị trƣờng, pháp lý, nhân lực và chính sách đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiệp vụ này khá mới mẻ tại Việt Nam,cần tính đến các yếu tổ đặc thù của quy định trong nƣớc, chƣa có chính sách cụ thể và văn bản pháp lý điều chỉnh phạm vi hoạt động của nghiệp vụ tín dụng phái sinh và còn hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn. + Bài báo khoa học “ Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các NHTM Việt Nam : Kết quả ban đầu và khuyến nghị” của Nhóm Nghiên Cứu Đề Tài Cấp Ngành Ngân Hàng 2013 đăng trên tạp chí Ngân Hàng tháng 2/2014. Đây là bài báo rất mới đƣợc đánh giá là rất chi tiết về tình hình quản lý RRTD của các NHTM ở Việt Nam thực hiện những biện pháp quản lý rủi ro theo hiệp ƣớc quốc tế Basel. Tuy nhiên thì bài cũng chƣa đƣợc ra tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM năm 2013 từ đó đánh giá mức độ áp dụng của các NHTM ở Việt Nam theo hiệp ƣớc Basel. Bài đánh giá sâu về Basel chứ chƣa thực sự đánh giá đƣợc hiệu quả của hiệp ƣớc Basel về quản lý rủi ro đƣợc áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam. + Bài báo khoa học “ Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới” của tác giả ThS. Phan Thị Linh , tạp chí tài chính, 2012. Bài báo đã đƣa ra thực trạng hoạt động tín dụng ở các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, kèm theo đó phân tích đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng hoạt động tín dụng tại ngân hàng và nêu ra đƣợc kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nƣớc trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, các bài học này vẫn còn mang tính chung chung mà không nêu rõ việc áp dụng cho từng trƣờng hợp cụ thể.  Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới - Ở Nhật Bản: Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng. Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do 7 đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế. Ngân hàng phát triển ở Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý RRTD nhƣ đã xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung chi tiết cần xem xét khi cho vay nhƣ: Những điều đặc biệt cần chú ý đối với cán bộ tín dụng, làm thế nào để thu thập đƣợc các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng nhƣ thế nào; Phân tích doanh nghiệp về các mặt nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu cổ phần, phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính qua các hệ số tài chính… - Ở Mỹ: Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đƣợc các Ngân Hàng Mỹ sử dụng nhƣ: Coi sự trao đổi thƣờng xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng nhƣ khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Số lần các cuộc gặp nhƣ vậy còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhƣng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn. Các ngân hàng ở Mỹ cũng đánh giá cao vai trò kế hoạch kinh doanh của khách hàng, họ cho rằng “ Ai chuẩn bị không tốt, thì hãy đón nhận thất bại”. Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lƣợc là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng hiểu thấu đáo hơn và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanh nghiệp đang tiến hành. Để đƣa ra các kế hoạch cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng cần có thông tin tài chính chính xác. Nguồn trả nợ quan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào cũng là dòng tiền của doanh nghiệp. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính, dự đoán trƣớc các luồng tiền và các khoản thuế rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của ngƣời vay. Các báo cáo tài chính chƣa hoàn thiện hoặc không kịp thời sẽ làm cho ngân hàng nghi ngờ. Các ngân hàng Mỹ cũng rất coi trọng tài sản thế chấp. Giá trị của các khoản vay sẽ tƣơng ứng với giá trị đã khấu hao của các khoản vay. Để 8 thƣờng xuyên nắm vững và cập nhập về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và / hoặc thời gian của các khoản phải thu. - Ở Trung Quốc: Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại tại nƣớc này thƣờng xuất phát từ: Dƣ nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trƣờng truyền thống và dựa vào thế chấp, ngƣời bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, nhƣ: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thƣợng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả đƣợc nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ. Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, nhƣ đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…; Không nhận biết đƣợc các dấu hiệu cảnh báo nhƣ chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh. Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Trung Quốc.  Những luận điểm mới của luận văn Hầu hết những báo cáo nghiên cứu khoa trên đây chỉ đơn thuần dựa trên nền tảng về thực trạng tại ngân hàng, từ đó đề ra giải pháp quản trị rủi ro. Riêng tác giả, thông qua khảo sát thực tế tại ngân hàng kết hợp với thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại Maritime Bank Hải Phòng, tác giả đi sâu vào phân tích bằng phƣơng pháp phân tích định lƣợng kết hợp với phƣơng pháp định tính và đánh giá kết quả điều tra khảo sát các cán bộ tín dụng và các chuyên gia để đƣa ra nhận định mới và mang tính khách quan nhất về tình trạng tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất