Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan tri mạng...

Tài liệu Quan tri mạng

.PDF
62
906
65

Mô tả:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ñôn Vò Thöcï Taäp : TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG VÀ AN NINH QUỐC TẾ ATHENA GVHD: Trần Văn Thọ SVTT: Lý Tài Minh Lớp: KD36 MSSV: 1200020042 TP.HCM, /2014 1 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI & Khoa Quản Trị Kinh Doanh trước khi kết thúc 2 năm học tại trường. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác, đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế. Để cho chúng em có thể nắm chắc kiến thức và tiếp cận với thực tế nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Sau 2 tháng thực tập em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các nhân viên trong công ty cùng với sự góp ý của các bạn, đặc biệt là Thạc sĩ Trần Văn Thọ, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành. Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn để bài của em được hoàn thiện hơn. Điều quan trọng là những ý kiến của các thầy cô giáo sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn và những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi làm sau này. Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Võ Đỗ Thắng và chị Nguyễn Khánh Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc thoải mái nhất để em tìm hiểu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực tập của mình. Cảm ơn các anh chị, các bạn đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành bài báo cáo của mình một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và mạng Internet nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện ích và ứng dụng rộng rãi, công nghệ thông tin đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Điều này kéo theo phần lớn các bộ phận kinh tế phụ thuộc vào máy vi tính. Công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích sự đổi mới với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ hiện nay, để thành công trên thương trường thì công nghệ thông tin là một yếu tố không thể nào thiếu đối với các doanh nghiệp, nó góp phần tăng tính cạnh tranh và tạo sự khác biệt giữa các thương hiệu trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh về sản phẩm công ty làm ra, mà về cả các hoạt động marketing góp phần giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, quá trình chào bán sản phẩm cho khách hàng để có thể làm tăng doanh số, lợi nhuận giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. Vì lẽ đó nên em chọn đề tài: “Phân tích quy trình chào bán sản phẩm” tại Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế ATHENA. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia vào các hoạt động bán hàng và marketing của trung tâm. Do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ nghiên cứu hoạt động của công ty trong các năm gần đây 2011, 2012, 2013. Với mục đích khi nghiên cứu đề tài này là tìm ra được những mặt mạnh cần phát huy cũng như những điểm yếu cần khắc phục của trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh quốc tế ATHENA, đồng thời đây cũng là những kinh nghiệm vô cùng quý giá 3 giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động marketing của công ty cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển công việc sau này. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG & AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ...........................................................................................6 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ....................................................7 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC. ...................................................................................................8 1.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. .................................................11 1.5 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY. ..............................11 1.5.1 Cơ cấu lao động theo loại lao động. .....................................................................11 1.5.2 Cơ cấu lao động theo trình động. ..........................................................................12 1.6 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. ..14 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHÀO BÁN CÁC KHÓA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG & AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA 2.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ATHENA. ..........................................16 2.1.1 Tổng quan về phòng kinh doanh và phòng nhân viên phụ trách ..........................16 4 bán hàng. ........................................................................................................................16 2.1.1.1 Giới thiệu tổng quan về phòng kinh doanh. .................................................16 2.1.1.2 Giới thiệu tổng quan về nhân viên phòng kinh doanh...................................18 2.2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHÀO BÁN CÁC KHÓA HỌC CỦA CÔNG TY ..20 2.3 TỔNG HỢP ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ VỀ QUY TRÌNH CHÀO BÁN CÁC KHÓA HỌC CỦA CÔNG TY ........................................................................................28 2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................................28 2.3.2 Hạn chế .................................................................................................................29 2.4 PHÂN TÍCH SWOT VỀ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA TRUNG TÂM ....................29 2.4.1 Điểm ............................................................................................................29 2.4.2 Điểm ...............................................................................................................31 mạnh yếu 2.4.3 Cơ hội....................................................................................................................31 2.4.4 Thách thức ............................................................................................................32 2.5 CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TRUNG TÂM ....................................33 2.5.1 Chiến lược sản phẩm ............................................................................................33 2.5.2 Chiến lược giá .......................................................................................................35 2.5.2.1 Phương pháp định giá ....................................................................................35 2.5.2.2 Chiến lược giá................................................................................................36 5 2.5.3 Chiến lược phân phối ............................................................................................36 2.5.4 Chiến lược xúc tiến ...............................................................................................37 2.5.4.1 Quảng ......................................................................................................37 cáo 2.5.4.2 Khuyến mãi ...................................................................................................39 2.5.4.3 Marketing trực tiếp ........................................................................................39 2.5.5 Nhân sự .................................................................................................................40 2.5.6 Quy trình dịch vụ ..................................................................................................43 2.5.7 Bằng chứng hiện vật .............................................................................................45 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20142016..........................................................................................................................46 3.1.1 Định hướng thực hiện ...........................................................................................46 3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty ............................................................................47 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP. ...............................................................................................48 3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chào bán sản phẩm tại Trung tâm đào tạo Athena. ...........................................................................................................................48 3.2.1.1Giải pháp xây dựng và ban hành quy trình hướng dẫn ..................................48 3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện các công việc trong quy trình chào bán hàng..............50 3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại trung tâm. ..............51 3.2.2.1 Về chiến lược sản phẩm ................................................................................51 3.2.2.2 Về nhân sự .....................................................................................................52 3.2.2.3 Về bằng chứng hiện vật .................................................................................52 6 3.2.2.4 Về chiến lược giá ...........................................................................................53 3.2.2.5 Về chiến lược phân phối ................................................................................53 3.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................53 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..54 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ  BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU STT TRANG Bảng 1.1 Cơ cấu theo loại lao động 12 Bảng 1.2 Cơ cấu theo trình độ 13 Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo giới tính 13 Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011- 2013 14 Bảng 2.1 Các khóa học của trung tâm 17 Bảng 2.2 Thống kê nguồn học viên của Athena 38 Bảng 2.3 Thống kê trình độ học vấn của cán bộ nhân viên Athena. 42 Bảng 3.1 Tiến trình thực hiện bán hàng 50 7  SƠ ĐỒ STT TRANG TÊN SƠ ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh 17 Hình 2.2 Quy trình tiếp nhận học viên của bộ phận tư vấn 44  BIỂU ĐỒ STT Hình 3.1 TÊN BIỂU ĐỒ Biểu đồ mô tả sự tăng trưởng doanh thu trong năm 2014 8 TRANG 44 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG & AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY - Tên công ty: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG VÀ AN NINH MẠNG ATHENA - Tên thương hiệu viết tắt: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ATHENA - Công ty được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410 202 5253 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 10 năm 2004 - Trụ sở chính đặt tại: 2 bis Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM - Điện thoại: (08) 38244041 – (08) 22103801 - Email: [email protected] - Logo: 9 Website: www.athena.com.vn - 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Trung tâm chính thức được thành lập dưới giấy phép kinh doanh số 401 202 5253 dưới tên chính thức là công ty TNHH tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng. Từ năm 2004 – 2006: Trung tâm có nhiều bước phát triển và chuyển mình. Trung tâm trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của nhiều doanh nghiệp nhằm cài đặt hệ thống an ninh mạng và đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp về các chương trình quản lý dự án MS Project 2003, kỹ năng thương mại điện tử, bảo mật web… Là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên đến đăng kí học. Đòi hỏi cấp thiết trong thời gian này của Trung tâm là nâng cao hơn nữa đội ngũ giảng viên cũng như cơ sở để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ thông tin của đất nước nói chung, các doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. Đến năm 2006, cùng với sự phát triển nhanh chóng và cạnh tranh với nhiều Trung tâm đào tạo an ninh mạng khác như trung tâm đào tạo Nhất nghệ, Vn pro. Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena mở ra thêm một chi nhánh tại Cư xá Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời tiếp tục tuyển dụng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia an ninh mạng tốt nghiệp các trường đại học và học viện công nghệ thông tin uy tín trên toàn quốc, đồng thời trong thời gian này Athena có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đội ngũ nhân 10 lực công nghệ thông tin lành nghề từ các doanh nghiệp, tổ chức, làm giàu thêm đội ngũ giảng viên của trung tâm. Đến năm 2008, hàng loạt các trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng mọc lên, cùng với sự khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho Trung tâm rơi vào nhiều khó khăn. Cộng thêm chi nhánh tại Cư xã Nguyễn Văn Trỗi hoạt động không còn hiệu quả phải đóng cửa làm cho trung tâm rơi từ khó khăn này đến khó khăn khác. Từ năm 2009 đến này, cùng với sự lãnh đạo tài tình và đầu óc chiến lược. Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng dần được phục hồi và trở lại quỹ đạo hoạt động của mình. Đến nay, Trung tâm đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo quản trị mạng hàng đầu Việt Nam và mở thêm các chi nhánh: 11  Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Đào Tạo Phòng Kỹ Thuật và Quản lý Dự án Chi nhánh thành phố Hồ Chí minh: 92 Nguyễn Đình Chiều, P. ĐaKao, Q.1.  Chi nhánh Nha Trang: 218 Thống Nhất – Nha Trang – Khánh Hòa. Cùng với sự liên kết của rất nhiều công ty, tổ chức doanh nghiệp, trung tâm trở thành nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho xã hội. Từng bước thực hiện mục tiêu góp phần và tiến trình tin học hóa nước nhà. 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC. Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu công ty nên mọi quyết định và chính sách đều ảnh hưởng đến hoạt động của công ty vì vậy giám đốc có các chức năng và nhiệm vụ quan trọng sau:  Quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo của trung tâm.  Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư của công ty.  Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Điều hành mọi hoạt động công ty theo đúng chính sách pháp luật nhà nước. 12  Lập kế hoạch hằng năm, phối hợp với các phòng ban thực hiện hợp đồng, đồng thời theo dõi kiểm tra để đánh giá hiệu quả làm việc của các phòng ban.  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, khen thưởng các chức danh quản lý trong công ty.  Tuyển dụng nhân viên và giải quyết các vấn đề về hợp đồng lao động. Phó Giám Đốc Phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Trung tâm theo sự phân công của giám đốc. Phó giám đốc có các chức năng và nhiệm vụ sau:  Giúp việc cho giám đốc tổ chức, xây dựng và điều phối các chương trình đào tạo, tuyển sinh, khai giảng tại trung tâm.  Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trung tâm. Đề xuất phương án phát triển phù hợp với từng thời kỳ.  Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả làm việc.  Chịu trách nhiệm công tác đối ngoại, tìm kiếm các đối tác cùng ngành, phối hợp liên kết đào tạo các bên.  Quản lý và điều hành đội ngũ giảng viên, nhân viên tại trung tâm, phân công và kiểm tra công việc của các phòng ban. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh là phòng trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt 13  được mục tiêu, doanh số và cả về thị phần, nên phòng kinh doanh có những chức năng và nhiệm vụ sau:  Thiết kế ý tưởng marketing, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động marketing của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu. Tiếp xúc tư vấn sản phẩm cho khách hàng.  Tìm kiếm thị trường cho công ty, nhằm nâng cao doanh số, quan hệ với đối tác kinh doanh.  Tổ chức nghiên cứu, giám sát các hoạt động kinh doanh, doanh số theo từng tuần, từng quý.  Thực hiện các hoạt động bán hàng tới khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.  Tiếp nhận thông tin phản hồi yêu cầu của khách hàng. Chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm để duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng. Phòng kế toán Là bộ phận quản lý tài chính – kế toán cho công ty và tư vấn cho Ban Giám Đốc công ty về lĩnh vực tài chính nên Phòng Kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:  Tham mưu cho Giám đốc, chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch tính kế toán.  Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính.  Thực hiện theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty.  chi phí Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí quảng cáo và các 14  khác của công ty.  Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán, nợ nần, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.  Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Phòng đào tạo  Tham mưu cho Giám đốc, quản lý, triển khai các chương trình đào tạo bao gồm các kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế của Bộ giáo dục và công ty. Quản lý các khóa học và chương trình học và danh sách học viên, quản lý học viên.  Nghiên cứu và đổi mới chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy để phù hợp với học viên. Phòng kĩ thuật và quản lý dự án  Thiết kế và duy trì Website công ty, cập nhật thông tin khóa học thường xuyên cho các học viên và các phòng ban theo dõi.  Đảm bảo an ninh mạng và bảo mật thông tin cho Website của công ty.  Lập kế hoạch phát triển sản phẩm, thay đổi các chương trình đào tạo cũ và bổ sung thêm chương trình đào tạo mới để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.  Tổ chức nghiên cứu, quản lý, giảm sát dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách đã duyệt đảm bảo chất lượng và các mục tiêu cụ thể của dự án. 15  1.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Hoạt động chủ yếu của công ty là về lập trình mạng, thiết kế website. Đào tạo cho sinh viên có thể được học tập về các kỹ năng lập trình, an ninh mạng,… 1.5 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY. Trải qua 10 năm hoạt động, tính đến năm 2013 tổng số lao động của công ty là 44 người. Cơ cấu về nhân sự công ty được chia theo loại lao động, trình độ, giới tính và phản ảnh như sau: 1.5.1 Cơ cấu lao động theo loại lao động. Hiện tại trung tâm hoạt động với đội ngũ nhân viên các phòng ban và giảng viên được chia thành 2 loại lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp được thể hiện qua bảng sau: 16 Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo loại lao động. Chỉ tiêu 2011 Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng số lao động 2012 2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 38 76 34 75.55 34 77.2 12 24 11 24.45 10 22.73 50 100 45 100 44 100 (Nguồn: phòng nhân sự, 2014) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2012 là 45 người giảm 5 người so với 2011, năm 2013 là 44 người giảm 1 người so với 2012. Điều này cho thấy tình hình nhân sự của công ty biến động nhiều trong năm 2012 do chưa thực hiện tốt chính sách nhân sự dẫn đến nhân viên nghỉ việc nhiều và năm 2013 tình hình về nhân sự đã ổn định hơn. Tỉ lệ lao động trực tiếp chiếm đa số số lượng lao động của công ty khoảng 75% và lao động gián tiếp chỉ chiếm 25%. Số lao động gián tiếp chủ yếu là các giảng viên bên ngoài được kí hợp đồng ngắn hạn để tăng cường đội ngũ giảng viên cho trung tâm. 1.5.2 Cơ cấu lao động theo trình động. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty bao gồm các trình độ: Trên Đại học, Cao đẳng, trung cấp – trung học phổ thông và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo trình độ Chỉ tiêu 2011 2012 17 2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trên đại học 8 16 8 17.78 8 18.19 Đại học 12 24 12 26.67 12 27.27 Cao đẳng 13 26 12 26.67 12 27.27 Trung cấp, PTTH 17 34 13 28.88 12 27.27 (Nguồn: phòng nhân sự, 2014) Số lượng nhân viên ở công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 40% qua các năm và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở hoặc các giảng viên tham gia vào công tác giảng dạy tại Trung tâm. Nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm 27.27%, nhân viên trung cấp – phổ thông trung học chiếm 27.27% . Hai lực lượng nhân viên này chủ yếu làm việc tại các phòng ban như phòng kinh doanh, kế toán và trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chủ yếu là nhân viên bảo vệ, tạp vụ. Nhìn chung với tỷ lệ cơ cấu theo lao động như trên đảm bảo cho hoạt động giảng dạy và phát triển của công ty. Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo giới tính Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nam 35 75 34 75.55 33 75 Nữ 15 25 11 24.45 11 25 (Nguồn: phòng nhân sự, 2014) 18 Tỉ lệ lao động theo giới tính thì lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong công ty, chiếm khoảng 75% và tỉ lệ lao động nữa chỉ chiếm 25%. Lao động nam chủ yếu tập trung là các giảng viên, nhân viên kỹ thuật, kỹ thuật viên ứng cứu máy tính, tập trung ở các khối phòng ban bộ phận đào tạo, bộ phận quản lý dự án, quản lý sản phẩm. Còn lao động nữ trong công ty chiếm tỉ trọng ít hơn thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban hành chính văn phòng, kế toán. 1.6 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Giai đoạn 2011- 2013 là giai đoạn công ty đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trong hoạt động kinh doanh do sự thay đổi chính sách giá cả của các mặt hàng kĩ thuật và sự ra đời ồ ạt của các trung tâm đào tạo tin học dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, với uy tín và sự nỗ lực của Ban giam đốc và tất cả nhân viên đã mang lại kết quả sau đây: Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 2100 2400 2650 300 14.29 250 10.42 Chi phí 1900 2180 2340 280 14.74 160 7.34 Lợi nhuận 200 220 310 20 10 90 40.9 19 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 9.52 9.17 11.69 -0.35 -3.68 2.52 21.55 (Nguồn: phòng nhân sự, 2014) Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hơn năm trước. Năm 2012 doanh thu là 2.4 tỷ đồng tăng 300 triệu đồng tương ứng 14.29% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu là 2.65 tỷ đồng tăng 250 triệu đồng tương ứng 10.42% so với năm 2012. Kết quả này có được do sự phấn đấu không ngừng của công ty trong việc thực hiện các chiến lược marketing, kinh doanh tốt, ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy nên đã thu hút nhiều học viên đến trung tâm hơn mang lại doanh thu ổn định cho công ty. Chi phí của công ty cũng tăng qua các năm. Cụ thể, chi phí 2012 tăng 280 triệu tương ứng 14.74% so với năm 2011. Chi phí năm 2013 tăng 160 triệu tương ứng 7.34% so với năm 2012. Nguyên nhân do chính sách giá cả thay đổi chóng mặt của các mặt hàng kĩ thuật nên ảnh hưởng nhiều đến chi phí của công ty mang lại hiệu quả kinh doanh không cao. Lợi nhuận của công ty năm 2012 là 220 triệu tăng 20 triệu và tương ứng 40.9% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty hoạt động ổn định có lợi nhuận, năm 2013 công ty hoạt động hiệu quả nhất do đó đã mang lại lợi nhuận cao nhất trong 3 năm. Trái lại năm 2011 công ty gặp khó khăn nên không mang lại lợi nhuận cao. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm 0.35% tương ứng 3.68% so với năm 2011, năm 2013 tăng 2.52% tương ứng 21.55%so với năm 2012. Điều này chứng tỏ năm 2013 công ty đã thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh tuy nhiên do chi phí không cắt giảm được nhiều nên chỉ mang lại lợi nhuận ổn định cho công ty. Nhìn chung tình hình kinh doanh công ty trong 3 năm qua có tăng trưởng ổn định. Doanh thu tăng đều qua từng năm tuy nhiên chi phí cho hoạt động của công ty vẫn cao dẫn đến lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng, cụ thể doanh thu chỉ tăng 10% năm 2012 so với năm 2011. Nhưng nhờ vào việc công ty đã thực hiện kế hoạch đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng và nâng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan