Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển tài nguyên việt nam...

Tài liệu Quản trị kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển tài nguyên việt nam (tt)

.PDF
12
74
70

Mô tả:

Phần mở đầu 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nội dung nghiên cứu 6. Những đóng góp khoa học của luận văn 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 112 trang, 12 biểu bảng, 6 sơ đồ, ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kinh doanh Chương 2: Thực trạng công tác quản trị kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài nguyên Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển tài nguyên Việt Nam Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kinh doanh 1.1. Quản trị kinh doanh tại công ty cổ phần 1.1.1. Khái quát về khái niệm quản trị và quản trị kinh doanh * Quản trị: là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức * Quản trị kinh doanh: quản trị kinh doanh là một hoạt động phức tạp, các nhà QT phải tổ chức mọi hoạt động kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh. Có thể hiểu QTKD là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển doanh nghiệp * Bản chất của quản trị kinh doanh: Xét về mặt kinh tế - xã hội của quản trị, quản trị kinh doanh là vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp, bảo đảm i cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài, bảo đảm tính độc lập và cho phép thoả mãn những đòi hỏi xã hội của chủ doanh nghiệp và của mọi thành viên trong doanh nghiệp * Công tác quản trị kinh doanh: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên, các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức * Hoạt động quản trị kinh doanh: 1.1.2. Nguyên tắc quản trị và quản trị kinh doanh Hiểu chung nhất, nguyên tắc là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người phải tuân thủ. Nguyên tắc quản trị là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người thực hiện hoạt động quản trị phải tuân thủ. Như thế cần hai loại nguyên tắc là nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc quản trị - đều do các nhà Quản trị xây dựng và hoàn thiện Có thể đề cập đến một số nguyên tắc chung sau: Thứ nhất, nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu. Thứ hai, nguyên tắc quản trị định hướng kết quả. Thứ ba, nguyên tắc ngoại lệ. Thứ tư, nguyên tắc quản trị trên cơ sở phân chia nhiệm vụ. Thứ năm, nguyên tắc chuyên môn hoá. Thứ sáu, nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế. 1.1.3. Phương pháp quản trị và quản trị kinh doanh Phương pháp quản trị được hiểu là cách thức tác động của chủ thể đến khách thể quản trị nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Có nhiều cách phân loại phương pháp quản trị khác nhau Phương pháp hành chính Phương pháp kinh tế Phương pháp giáo dục thuyết phục 1.1.4. Quản trị kinh doanh truyền thống và hiện đại 1.1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển tài nguyên Việt nam ii 1.2. Công tác quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp 1.2.1. Đặc điểm công tác quản trị kinh doanh Về bản chất: công tác quản trị là một quá trình đo lường, tính toán, phân tích. Về phạm vi: công tác quản trị gồm rất nhiều các thông tin như thông tin tài chính, thông tin tác nghiệp Về mục đích: công tác quản trị giúp cho tổ chức đạt mục tiêu chiến lược. Về thuộc tính: công tác quản trị gồm ba thuộc tính: Kỹ thuật, hành vi ứng xử và văn hoá. 1.2.2. Vai trò của công tác quản trị kinh doanh Một tổ chức kinh tế muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, tức luôn có lợi nhuận lớn nhất hay hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất, đòi hỏi đơn vị tổ chức đó nhất định phải áp dụng khoa học quản trị tiên tiến hiện đại. Ngày nay khoa học quản trị hiện đại kết hợp với mô hình cổ phần với những ưu việt của nó đã giúp cho các doanh nghiệp phát triển thành công thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, và tạo ra các giá trị phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho xã hội loài người. Công tác quản trị kinh doanh là những tác nghiệp phải thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày như việc xác định mục tiêu dài hạn, trước mắt. Nghiên cứu môi trường kinh doanh, nắm bắt cơ hội kinh doanh, lên kế hoạch hoạt động, cách tổ chức phối hợp các nguồn tài nguyên để thực hiện được mục tiêu đề ra. 1.2.3. Nội dung công tác quản trị kinh doanh 1.2.3.1. Xác định mục tiêu kinh doanh a. Các đặc tính của mục tiêu Một mục tiêu được coi là thiết lập tốt nếu nó chính xác và có thể đo lường. Nếu mục tiêu không được phát biểu một cách chính xác có thể đo lường thì công ty không thể xem xét quá trình hướng tới đạt mục tiêu này. Mục tiêu có thể đo lường để nhà quản trị có tiêu chuẩn cho việc xem xét sự thực hiện của họ. Mục tiêu phải hướng đến các vấn đề quan trọng. b. Các vấn đề về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn Mục tiêu cực đại hóa thu nhập cho cổ đông Tiềm ẩn về các vấn đề ngắn hạn iii Các mục tiêu dài hạn 1.2.3.2. Nghiên cứu thị trường a. Sự cần thiết b. Nghiên cứu các cơ hội kinh doanh Cơ hội kinh doanh chỉ có thể xuất hiện trên thị trường cho nên nghiên cứu thị trương là để phát hiện các cơ hội kinh doanh. Muốn phát hiện các cơ hội kinh doanh việc nghiên cứu thị trường luôn bao gồm: - Nghiên cứu và phát hiện cầu - Nghiên cứu cung - Cân nhắc cơ hội kinh doanh c. Nghiên cứu các điều kiện môi trường + Các vấn đề về luật pháp + Các vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách cơ cấu, chính sách khuyến khích, chính sách thuế,… + Các vấn đề về khoa học công nghệ + Các vấn đề về nguồn lực như nhân lực, tài nguyên + Các vấn đề liên quan đến thủ tục cũng như chi phí gia nhập và hoạt động,… 1.2.3.3. Xác lập quan hệ kinh tế 1.2.3.4. Lập kế hoạch kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh được hiểu là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và định rõ chiến lược, chính sách thủ tục và các kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu, định rõ các giai đoạn phải trải qua để thực hiện mục tiêu, nó cho phép hình thành và thực hiện các quyết định. Lập kế hoạch kinh doanh cho phép hình dung và trình bày sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó mà cho phép phát hiện những nguy cơ, những rủi ro mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải hoặc phải đương đầu trong từng giai đoạn, cũng như những thời cơ có thể xuất hiện mà doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt. Nội dung kế hoạch kinh doanh dài hạn bao gồm: - Các mục tiêu tác nghiệp - Phân chia thành các giai đoạn thực hiện mục tiêu iv - Xác định mối quan hệ giữa các khâu Công tác kế hoạch kinh doanh bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tiếp thị. Trong giai đoạn này tiến hành phân tích thị trường, phân tích sản phẩm và dịch vụ, phân tích doanh nghiệp. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch. Giai đoạn này cũng tiến hành xác định mục tiêu các cấp và các chỉ tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Giai đoạn 3: Xác định các biện pháp thực hiện Giai đoạn 4: Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch của mình và của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu 1.2.3.5. Đảm bảo các nguồn lực a. Lao động – Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động nhân lực: – Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Quản trị nhân lực theo chế độ như chế độ làm việc và chế độ đãi ngộ. b. Vốn Khái niệm: Vốn kinh doanh là thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Phân loại vốn kinh doanh: Có thể đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại vốn kinh doanh. * Đứng trên giác độ pháp luật vốn ở doanh nghiệp được quy định thành: Vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn có quyền biểu quyết * Đứng trên giác độ hình thành vốn, vốn ở doanh nghiệp gồm: Vốn đầu tư ban đầu, vốn bổ sung, vốn liên doanh, vốn đi vay * Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh người ta chia vốn kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại: Vốn cố định, vốn lưu động Đặc điểm của vốn kinh doanh Vai trò của vốn kinh doanh Nội dung quản trị vốn kinh doanh c. Máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư: Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết v bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. 1.2.3.6. Tổ chức thực hiện a. Quản trị hoạt động mua sắm Sơ đồ 1-1: Quá trình mua sắm vật tư b. Quản trị hoạt động dự trữ - vận chuyển Dự trữ hàng hoá được hình thành ở các doanh nghiệp là do đòi hỏi tất yếu của việc đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất – kinh doanh. Đối với dự trữ sản xuất, việc quy định đúng đắn mức dự trữ có một ý nghĩa rất lớn, nó cho phép giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt mất mát, bảo đảm cho các doanh nghiệp có đủ những vật tư hàng hoá cần thiết trong sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, ngăn ngừa việc hình thành quá mức dự trữ, làm ảnh hưởng tốc độ chu chuyển vốn, phát hiện và có các biện pháp giải quyết những hàng hoá ứ đọng ở các doanh nghiệp. Dự trữ sản xuất Định mức dự trữ sản xuất c. Quản trị hoạt động marketing và bán hàng Khái niệm: Quản trị hoạt động marketing và bán hàng là hoạt động của người quản lý doanh nghiệp thông qua lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển hoạt động của lực lượng marketing và bán hàng nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng đề ra. Xác định mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp, lập kế hoạch bán hàng tổ chức lực lượng bán hàng, xác định quy mô và cơ cấu của lực lượng bán hàng, quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng d. Quản trị chi phí kinh doanh Khái niệm: Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân loại chi phí kinh doanh: – Phân loại theo tổng mức sản xuất của hàng hoá chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Chi phí cố định, chi phí biến đổi vi – Phân loại theo mức chi phí: Chi phí bình quân cho một đơn vị hàng hoá được sản xuất ra, chi phí biên – Phân loại theo cách tính toán: Chi phí kế toán, chi phí cơ hội – Phân loại theo nội dung của chi phí: Chi phí mua hàng, chi phí lưu thông, tiền nộp thuế và mua bảo hiểm cho hàng hoá, tài sản của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của quản trị chi phí kinh doanh e. Quản trị sản xuất Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định Xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất 1.2.3.7. Phân tích và Đánh giá Trong quá trình kinh doanh, và quản trị kinh doanh doanh nghiệp nào cũng dùng đến các con số và các tỷ số. Các con số là cái hàn thử biểu phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, muốn thấy được sự vận hành phối hợp giữa các mặt, các bộ phận của doanh nghiệp không có cách nào dễ hơn và có hiệu quả hơn là làm việc với các con số 1.2.3.8. Điều chỉnh Sau đo lường và thông báo kết quả, trong trường hợp cần thiết cần phải xúc tiến các hành động điều chỉnh để khôi phục củng cố sự thống nhất giữa mục tiêu và tiến trình thực hiện. Các loại hoạt động điều chỉnh: Điều chỉnh mục tiêu dự kiến, điều chỉnh chương trình hành động, tiến hành những hành động dự báo, không hành động gì cả. Yêu cầu đối với hành động điều chỉnh: - Thứ nhất, phải nhanh. Vì nếu không hiệu quả của hành động điều chỉnh sẽ giảm, thậm chí trở thành lỗi thời - Thứ hai, điều chỉnh với liều lượng thích hợp. 1.3. Một số nhân tố tác động tới công tác quản trị kinh doanh vii 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Thể chế chính sách tác động tới công tác quản trị kinh doanh 1.3.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế: cơ hội và thách thức đối với việc phát triển quản trị kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế *Cơ hội và thách thức đối với quản trị kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế + Những cơ hội + Những thách thức 1.3.2. Nhân tố khách quan Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp, các yếu tố từ bên trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển tài nguyên Việt Nam 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Lịch sử hình thành và phát triển Nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh 2.1.1. Bộ máy quản lý của công ty 2.1.1.1. Hệ thống bộ máy quản lý của công ty Các phòng ban trực thuộc công ty 2.1.1.2. Hệ thống tổ chức sản xuất của công ty 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Đặc điểm về vốn. Bảng 2-1: Vốn và các nguồn vốn của công ty Phân loại vốn: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn nhà nước, vốn cổ đông, vốn vay 2.1.2.2. Đặc điểm về lao động của công ty Bảng 2-2: Biểu tổng hợp nhân lực của công ty 2.1.2.3. Máy móc thiết bị, công nghệ Ngoài tiềm lực về vốn và nhân lực ra, công ty luôn quan tâm chú trọng tới việc phát triển hơn nữa các nguồn lực, các trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến viii hiện đại phục vụ cho ngành xây dựng như: cần trục tháp, các xe trộn bê tông khối lượng lớn 2.1.2.4. Đặc điểm về các dòng sản phẩm của công ty Công ty chủ yếu là nhận thầu xây dựng các công trình của nhà nước nhằm phục vụ nhân dân như xây dựng công viên Nghĩa Đô, công viên hồ Thành Công, các bể bơi, sân vận động, xây dựng cầu đường, kè sông, kè biển, xây dựng hệ thống cấp, thoát nước đô thị. Xây dựng các công trình công cộng nhà ở, kinh doanh nhà đất và cho thuê, đầu tư khai thác khoáng sản, tinh chế để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2-3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2-4: Hiệu quả sử dụng lao động Bảng 2-5: Kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh của công ty 2.2. Thực trạng công tác quản trị kinh doanh tại công ty 2.2.1. Xác định mục tiêu kinh doanh 2.2.2. Nghiên cứu thị trường Nhận thức được tầm quan trọng, sự thành hay bại trong kinh doanh thông qua kết quả nghiên cứu thị trường, công ty đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách việc nghiên cứu tổng hợp thị trường chịu sự trực tiếp quản lý của phó giám đốc công ty. Với phương thức nghiên cứu thị trường chuyên sâu - Quản trị hoạt động giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng - Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng 2.2.3. Xác lập quan hệ kinh tế 2.2.4. Lập kế hoạch kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh được hiểu là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và định rõ chiến lược, chính sách thủ tục và các kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu, định rõ các giai đoạn phải trải qua để thực hiện mục tiêu, nó cho phép hình thành và thực hiện các quyết định 2.2.5. Công tác đảm bảo các nguồn lực a. Lao động ix Sơ đồ 2-3: Công tác tuyển dụng nhân sự b. Vốn Bảng 2-6: Doanh lợi vốn kinh doanh. Bảng 2-7: Kết cấu nguồn vốn Bảng 2-8: Doanh thu trên chi phí. c. Thiết bị công nghệ, vật tư 2.2.6. Công tác tổ chức thực hiện a. Quản trị hoạt động dự trữ Dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan. Để đảm bao cho sự liên tục của quá trình tái sản xuất ở doanh nghiệp cần phải tiến hành dự trữ các loại vật tư Bảng 2-9: Tình hình dự trữ nguyên vật liệu b. Quản trị chi phí vận chuyển Bảng 2-10: Tổng chi phí vận chuyển. c. Quản trị sản xuất Sơ đồ 2-4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất của xưởng mỏ Bảng 2-11: Biên chế lao động tại mỏ đá Sơ đồ 2-5: Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá trắng d. Quản trị về hoạt động marketing và bán hàng Lựa chọn kênh bán hàng, tổ chức bán hàng. Sơ đồ 2-6: Tổ chức bán hàng Quy trình bán hàng của công ty có thể gói gọn trong 6 bước: + Định vị được khách hàng. + Nhận dạng được nhu cầu. + Tìm cách tiếp cận khách hàng. + Trình bầy lợi ích của khách hàng sẽ nhận được khi mua hàng + Giải đáp thắc mắc cho khách hàng. + Tìm thời cơ dứt điểm. Quản trị các hoạt động yểm trợ bán hàng Quản trị kết quả bán hàng Bảng 2-12: Kết quả bán hàng theo khu vực địa lý x 2.2.7. Công tác đánh giá, điều chỉnh a. Quan điểm của nhà quản trị b. Quan điểm của các nhà chủ sở hữu 2.3. Đánh giá tổng quát về công tác quản trị kinh doanh tại công ty 2.3.1. Ưu điểm Thành quả trong sản xuất kinh doanh 2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển tài nguyên Việt Nam 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị kinh doanh tại công ty Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển tài nguyên Việt Nam 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần 3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp tục phát triển đa ngành nghề trên câc lĩnh vực Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp kỹ thuật để nhanh chóng chế tạo sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khai thác tốt thị trường trong và ngoài khu vực. 3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1.2.1. Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính 3.1.2.2. Nâng cao năng lực quản trị điều hành 3.1.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển công ty trong dài hạn bền vững và hiệu quả 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh 3.2.1. Giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về sở hữu của công ty 3.2.2. Giải pháp về tổ chức và công tác quản trị kinh doanh Các giải pháp trong công tác quản trị kinh doanh: a. Giải pháp giảm chi phí: Giải pháp giảm chi phí mua hàng, giải pháp giảm chi phí tiền mua bảo hiểm cho hàng hoá, tài sản của doanh, giải pháp giảm chi phí lưu thông b. Giải pháp cho quản trị đầu vào c. Giải pháp về quản trị đầu ra xi d. Giải pháp về quản trị dự trữ e. Giải pháp về vốn, chi phí f. Giải pháp về lao động g. Giải pháp quản trị sản xuất 3.3. Một số kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công ty cần có biện pháp xây dựng cơ cấu thật hợp lý bộ máy quản trị kinh doanh của mình để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa Đầu tư nguồn nhân lực, Đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại. Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, tăng cường liên kết, liên doanh. Thực hành tiết kiệm, quản lý chi tiêu, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực * Đổi mới cơ cấu lãnh đạo * Hoàn thiện quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính của công ty * Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong tình hình mới * Đổi mới cơ chế chủ quản hiện nay * Thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài … Kết luận xii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan