Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị công ty tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam luận văn t...

Tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
108
98
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ DIỆU LINH QUẢN TRỊ CÔNG TYTẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC Hà Nội -2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ DIỆU LINH QUẢN TRỊ CÔNG TYTẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC Hà Nội -2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ DIỆU LINHQUẢN TRỊ CÔNG TYTẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM Chuyên ngành:Luật Kinh tế Mã số:60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨLUẬTHỌC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Hà Nội -2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ DIỆU LINHQUẢN TRỊ CÔNG TYTẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM Chuyên ngành:Luật Kinh tế Mã số:60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨLUẬTHỌC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Hà Nội -2010 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắ tDanh mục bảng biểu,sơ đồ MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY.........................................................................................................51.1 . Nguồn gốc,khái niệm quản trị công ty...................................................5 1.1.1. Nguồn gốc của Quản trị công ty.......................................................5 1.1.2.Các khái niệm về Quản trị công ty....................................................7 1.2. Ýnghĩa của quản trị công ty..................................................................13 1.2.1. Ý nghĩa của Quản trị công ty..........................................................13 1.2.2.Ý nghĩa của Quản trị công ty được quan tâm ở Việt Nam.............17 1.3. Khái quát các nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty của OECD.........21 Chƣơng2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM..................................25 2.1. Tổng quan giới thiệu về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.......................................................................................................25 2.2.Thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.................................................................................................27 2.2.1.Cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC.................................................27 2.2.2.Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát tại PVFC.........................................................33 2.2.3.Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi các cổ đông của PVFC.............38 2.3. Những bất cập về quản trịcông ty tạiTổngCôngtyTàichínhCổ phần Dầu khíViệtNam................................................................................44 2.3.1. Các quy định pháp lý vềquản trịcông ty và quy định vềtổchức và hoạt động của công ty tài chính còn chưa đầy đủvà thiếu sựđồng bộ.........44 2.3.2. Những hạn chế trong mô hình quản trị nội bộ tại PVFC................47 2.3.3.Những hạn chế trong việc thực hiện bảo vệ quyền lợi cổ đông của PVFC..................................................................................................49 2.3.4. Những bất cập về vai trò của cổ đông Nhà nước tham gia quản trị công ty tại PVFC.......................................................................................52 Chƣơng3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TYTẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM.................................................55 3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty và môi trường pháp lý cho hoạt động của công ty tài chính.............................................................55 3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty......................................55 3.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của Công ty Tài chính.63 3.2. Hoàn thiện và tăng cường hoạt động của các bộ phận trong cấu trúc nội bộ củaPVFC...........................................................................................65 3.2.1. Bổ nhiệm thành viên HĐQT độc lập..............................................65 3.2.2. Hoàn thiện mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc tại PVFC...................................................................................68 3.2.3. Hoàn thiện mối quan hệ giữa Ban Kiểm soát với Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc tại PVFC.............................................................71 3.2.4. Tăng cường và nâng cao vai trò hoạt động của Ban Kiểm soát và bộ phận Kiểm toán nội bộ tại PVFC.........................................................72 3.3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các cổ đông của PVFC thực hiện quyền của mình...........................................................76 3.3.1. Tạo điều kiện cho cổ đông được tham dự và thực hiện các quyền tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông............................................................76 3.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quan hệ cổ đông....78 3.3.3. Nâng cao chất lượng công bố thông tin cho cổ đông......................79 3.4.Xây dựng và phát triển quan hệ nhà đầu tư tạiPVFC...........................82 3.5.Tăng cường phối hợp hoạt động với đơn vị kiểm toán độc lập củaPVFC..85 KẾT LUẬN......................................................................................................8 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................88 MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtàiTrong thời gian gần đây, Quản trị công ty được nhắc đến như một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam.Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất phức tạp, cùng với sự sụt giảm nhanh, mạnh của các chỉ số, việc thua lỗ của các nhà đầu tư, nhiều vấn đề “nóng bỏng” đã được đặt ra như việc minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết, vấn đề giao dịch nội gián, chuyện lương thưởng cho nhà quản lý công ty...v.v. Những yếu tố này đã khiến cho vấn đề quản trị công ty càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiềuhơn.Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày càng biến động cùng với sự phức tạp của môi trường kinh doanh, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề sống còn đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sau quá trình cổ phần hóa và niêm yết.Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2000. Ngày 17/03/2008 đánh dấu một bước ngoặttrong quá trình phát triển của PVFC với việc Tổng Công ty đã cổ phần hoá thành công, chính thức chuyển từ công ty 100% vốn Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh, thương hiệu Tài chính Dầu khí Việt Nam được khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế giới. Mục tiêu phát triển của PVFC đến năm 2015 là trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, là tập đoàn tài chính quan trọng nhất và là xương sống trong các định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình “một chủ” (Nhà nước) sang mô hình “nhiều chủ” (cổ phần) đã đặt ra cho PVFC nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan đến việc quản trị công ty như: sự xung đột lợi ích giữa cổ đông thiểu số và người quản trị doanh nghiệp, vấn đề quản lý cổ phần của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp, sự chế ước giữa người quản lý và người điều hành trong hoạt động quản lý và điều hành công ty...v.v. Cùng với đó, để đối phó tốt với những biến động của nềnkinh tế toàn cầu hiện nay, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển bền vững, đạt được mục tiêu đã đặt ra theo định hướng chiến lược phát triển của PVFC đến năm 2015, một trong những yêu cầu đặt ra cho Ban lãnh đạo PVFC là phải thực hiện tốt vấn đề quản trị công ty. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu “Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam” được chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Để hoạt động tốt trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động thì mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu bộ máy quản trị hợp lý, phải nắm rõ và áp dụng được những nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề quản trị công ty là cần thiết và thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp. Mặc dù vậy,ở Việt Nam hiện nay, quản trị công ty vẫn còn là một khái niệm còn mới mẻ và khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề quản trị công ty, trong thời gian qua, đã có khá nhiều học giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các đề tài này thường nghiên cứu về vấn đề quản trị công ty cổ phần nói chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản trị công ty tại một doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt là đối với công ty tài chính –tổ chức tín dụng phi ngân hàng.Dựa trên những thông tin từ các nghiên cứu về quản trị công ty, người viết chọn đề tài“Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam”làm luận văn với hi vọng có thể tìm hiểu sâu rõ hơn về mảng đề tài quản trị công ty áp dụng đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, đặc biệt là với một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, để góp phần cho việc nghiên cứu cụ thể hơn về quản trị công ty cổ phần từ những đề tài đã có trước. 3. Mục đích nghiên cứu của luận vănViệc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích:-Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty;Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam;-Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam để đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của quản trị công ty áp dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam –một công ty tài chính cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước, từ đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị về hiệu quả của quản trị công ty tại PVFC. 5. Phƣơng pháp nghiên cứuTrên cơ sở phươngpháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin, luận văn sử dụng phương pháp chính là thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn liên quan để trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn và đềxuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. 6. Ý nghĩa của luận văn-Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.-Là cơ sở quan trọng để kiến nghị hoàn thiện từng bước và nâng cao hiệu quả của các nguyên tắc quản trị công ty áp dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. 7. Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Nhữngvấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Chƣơng 3: Một số kiến nghị vàgiảiphápnhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.1.Nguồn gốc, khái niệm quản trị công ty 1.1.1.Nguồn gốc của quản trị công tyTác giả của Luận văn đã làm rõ nguồn gốc của Quản trị công ty là xuất phát từ vấn đề tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là nhóm cổ đông thiểu số. Mục đích chính khiến hệ thống quản trị công ty ra đời là để bảo vệ quyền lợi củanhà đầu tư, cổ đông và đảm bảo hài hòa giữa các nhóm lợi ích của công ty. Quản trị công ty tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của người quản lý, người điều hành công tythể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan.Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu bật được rằng quản trị công ty không chỉ dừng lại ở khía cạnh là giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, mà nó còn mang đến một cách tiếp cận rộng lớn hơn đối với sự vận hành của cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực. 1.1.2.Các khái niệm về quản trị công tyTác giả đã đưa ra các cách định nghĩa khác nhau của các học giả trên thế giới về quản trị công ty dưới các quan điểm khác nhau để làm cơ sở cho việc khẳngđịnh hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “Quản trị công ty”. Mặc dù vậy, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nước sử dụng khái niệm quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế -OECD. Theo OECD: “Quản trị Công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thực hiện và những biện pháp để đạtđược những mục tiêu và khả năng giám sát là xác định được”. Định nghĩa này của OECD có thể coi là định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty, nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới vận dụng để xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị công ty” lần đầu tiên được xuất hiện trong Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán do Bộ Tài Chính ban hành tháng 03 năm 2007,theo đó quản trị công ty được định nghĩa như sau“Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty”. Cóthểnói, Việt Nam đã bướcđầuxây dựng được khái niệm về “quản trị công ty” cùng với khung pháp luật cơ bản về quản trị công ty. Tuy nhiên, khái niệm này ở Việt Nam còn mới mẻ và dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “quản trị kinh doanh”. Do vậy, tác giả đãnêu rõ một số điểm khác biệtgiữa khái niệm “quản trị công ty” và “quản trị kinh doanh” để tránh sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. 1.2.Ý nghĩa của quản trị công ty 1.2.1.Ý nghĩa của quản trị công tyTừ việc khẳng định quản trị công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của quản trị công ty, đó là:Thứ nhất, công tác quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao hơn.Nó cũng cải thiện việc sử dụng nguồn vốn thường là khan hiếm ở nhiều quốc gia. Hơn nữa, nó tạo điều kiện phát triển cho các ngành công nghiệp mới. Thứ hai, quản trị công ty tốt làm giảm nguy cơ của các cuộc khủng hoảng kinh tế.Trong trường hợp có sự xáo trộn từ bên ngoài, quản trị tốt có thể tăng cường khả năng chống chọi của nền kinh tế.Thứ ba, quản trị công ty tốt là việc hết sức cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đảm bảo xây dựng thị trường tài chính lớn mạnh với tính thanh khoản cao.Ngoài ra, quản trị công ty còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các công ty đại chúng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Tóm lại, có thể coi quản trị công ty là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát triểnkinh tế cũng như tăng cường giá trị công ty và đảm bảo cơ chế để các công ty quản lý rủi ro tốt hơn.Một khuôn khổ quản trị công ty tốt sẽ góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường. 1.2.2.Ý nghĩa của quản trị công ty đƣợc quan tâm ở Việt NamTác giả đã chứng minh quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp cùng với sự phát triển “nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập liên quan đến quản trị công ty. Khi thực tế xảy ra những bất cập như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được rằng một cơ chế quản trị công ty tốt sẽ giúp tăng cường giá trị của công ty và giảm thiểu các rủi ro. Từđóquản trị công ty đã bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng và đầu tư đúng mức. Đó là lý do vì sao quản trị công ty được đặc biệt quan tâm tại Việt Nam trong những năm trở lại đây. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra 03 nguyên nhân của thực trạng Việt Nam chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, đó là:Thứ nhất, khuôn khổ về quảntrị công ty ở Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan còn thiếu và yếu, thiếu những hướng dẫn về mặt pháp lý liên quan đến quản trị công ty, chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về tình hình quản trị công ty tại Việt Nammặc dù trên thực tế Việt Nam đã ghi nhận sự khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) về các nguyên tắc quản trị công ty.Thứ hai, các công ty cổ phần của Việt Nam hiện nay được thành lập chủ yếu từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên vẫn chịu ảnh hưởng lớn của mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước trước đây.Thứ ba, nhiều nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của quản trị công ty đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Cùng với đó là khả năng nhận thức và tự bảo vệ lợi ích của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số còn nhiều hạn chế. 1.2.3.Khái quát các nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty của OECDTác giả giới thiệu khái quát vềquá trình ra đời bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD và nội dung các nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty của OECD để làm cơ sở cho việc phân tích và bình luận về thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty của OECD tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆTNAM 2.1.Tổng quan giới thiệu về Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt NamTác giả giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển của PVFC cũng như những kết quả hoạt động kinh doanh PVFC đã đạt được. 2.2.Thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 2.2.1.Cấu trúc quản trị nội bộ của PVFCVới đặc điểm là một tổng công ty có quy mô lớn, vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ VNĐ, mô hình cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC lựa chọn là mô hình công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanhnghiệp 2005, bao gồm 4 cơ quan: Đại hội đồng cổ đông; HĐQT; Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc.Trên cơ sở tìm hiểu Điều lệ của PVFC, tác giả đã chỉ ra một số điểm bất cập trong cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC, cũng như điểm khác biệt trong cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC với tư cách là một tổ chức tín dụng so với cấu trúc nội bộ của các doanh nghiệp khác. 2.2.2.Thực trạng giảiquyết mối quan hệ giữa HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát tại PVFCLuận văn trình bày về nguyên tắc làm việc cũng như cách thức xử lý công việc, chế độ báo cáo, trách nhiệm cụ thể, mối quan hệ công tác giữa HĐQT, Ban Tổng Giám đốc cũng như Ban Kiểmsoát PVFC trong việc tạo lập khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát PVFC.Việcxây dựngcácmốiquan hệnàynhằm tránh xung đột giữa các cơ quan quảnlý, điềuhànhvàkiểmsoát, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Tổng Công ty, đảm bảo tất cả các cơ quan quản lý, điều hành nêu trên cùng nhau làm việc vì mục đích chung của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được phân công và cùng chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đôngvà trước pháp luật về hoạt động quản lý và điều hành Tổng Công ty. Theo đó, nguyên tắc phối hợp giải quyết công việc giữa 03 cơ quan trên là:-Các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soátvà Ban Tổng Giám đốc phối hợp hoạt động theo tinh thần phát huy tốt nhất trách nhiệm cá nhân, đảm bảotính thống nhất trong quản lý và điều hành Tổng Công ty; đảm bảo đoàn kết nội bộvà tăng cường sựhỗtrợlẫn nhau trong lãnh đạo, chỉđạo vì sựphát triển của Tổng công ty theo đúng quy định của Pháp luật và Điều lệTổng Công ty.-HĐQT thực hiệnphân cấp, phân quyền quyết định cho Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty; quản lý, chỉđạo và giám sát Tổng Giám đốc trong công tác điều hành Tổng Công ty thông qua các quy chế, quy định, nghịquyết, quyết định cụthểcủa HĐQT. -Tổng Giám đốc có quyền và trách nhiệm chỉđạo thực hiện nhiệm vụvà quyết định các vấn đềtrong phạm vi quyền hạn của mình đảm bảo tuân thủđúng Pháp luật và Điều lệcủa Tổng Công ty và các quy định vềphân cấp, phân quyền của HĐQT.-Tổng Giám đốc có tráchnhiệm trình HĐQT phê duyệt các vấn đềliên quan trong hoạt động của Tổng Công ty mà thuộc thẩm quyền HĐQT phê duyệt, quyết định.-Ban Kiểm soát có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính của Tổng Công ty;tính hợp pháp trong các hành động của thành viênHĐQT, Ban Giám đốc, cán bộ quản lý;sự phối hợp giữa HĐQT với Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và cổ đông;các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Điều lệ Tổng Công ty nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cao nhất của Tổng Công ty và các cổ đông. 2.2.3.Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi các cổ đông của PVFCTác giả phân tích thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi các cổ đông của PVFC dưới góc độ phân tích thực trạngPVFC áp dụng 05 nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi cổ đông theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, bao gồm: (i) Quyền được đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu cổ phần; (ii) Quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần; (iii) Quyền tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng vềcông ty một cách kịp thời và thường xuyên; (iv) Quyền được tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổđông; (v) Quyền được hưởng lợi nhuận của công ty.Qua việc phân tích, tác giảluận văn đã khẳng định xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã được PVFC đảm bảo tuân thủ trên thực tế.Do vậy, từ khi cổ phần hoá đến thời điểm hiện tại, tại PVFC chưa có phát sinh tranh chấp nào giữa các cổ đông với nhau hoặc giữa cổ đông với người quản lý của Tổng Công ty, chưa xảy ra bất kỳ xung đột về lợi ích nào trong Tổng Công ty. 2.3.Những bất cập về quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 2.3.1.Các quy định pháp lý vềquản trịcông ty và quy định vềtổchức và hoạt động của công ty tài chính còn chƣa đầy đủvà thiếu sựđồng bộLuận văn đã chỉ rõ khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam thực chất vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan về quản trị công ty vẫn đang trong quá trình xây dựng, nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và bộc lộ rõ những hạn chế. Phần lớn các quy định mới chỉ được xây dựng trên cơ sở về mặt nguyên tắc, nên không quy định cụ thể tất cả các tình huống có thể xảy ra và khó đánh giá được mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những bất cập về khung pháplý cơ bản cho hoạt động của công ty tài chính, nhiều quy định của pháp luật vềtổchức và hoạt động của công ty tài chínhchưa đảm bảo cho hoạt động thực tếcủa các công ty tài chínhnói chung và PVFC nói riêng.Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong tổchức thực hiện và hoạch định các chính sách tài chính tiền tệvẫn chưa thực sựđồng bộvà còn nhiều lúng túng. Do đó, môi trường pháp lý vềhoạt động của các công ty tài chính tại Việt Nam còn thiếu, chưa đồng bộ. Cũng như các công ty tài chính ởViệt Nam hiện nay, PVFC chịu sựđiều chỉnh của Luật Các TổChức Tín Dụng và Nghị định 79/2002/NĐ-CP quy định về mô hình tổ chức và hoạt động của các Công ty Tài chính, Nghị định 81/2008/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Đây được coi là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động của công ty tài chính nhưng những quy định này vẫn chưa đảm bảo cho hoạt động thực tếcủa các công ty tài chính như PVFC, nhiều quy định của NHNN điều chỉnh cơ chế và phạm vi hoạt độngcủa Công ty tài chính như các quy định về huy động vốn, sử dụng vốn, về hoạt động ngoại hối, về đầu tư tài chính...v.v còn nhiều bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các Công ty Tài chính nói chung và hoạt động của PVFC nói riêng. Hơn nữa, mặc dù Công ty Tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có quy định về chức năng nhiệm vụ, hoạt động với đặc thù khác biệt so với các ngân hàng thương mại nhưng hiện nay Công ty tài chính vẫn đang áp dụng chung một khung pháp lý với các Ngân hàng thương mại. Như vậy, do thiếu một khung pháp lý hoàn thiện về quản trị công ty cũng như cho hoạt động của công ty tài chính nên tổ chức và hoạt động của PVFC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo thực hiện trên thực tế các nguyên tắc quản trị công ty của PVFC. 2.3.2.Những hạn chế trong mô hình quản trị nội bộ tại PVFCQua việc phân tích thực trạng mô hình cấu trúc nội bộ của PVFC cũng như mối quan hệ giữa HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát PVFC, tác giả đãlàm rõ những bất cập trong mô hình quản trị nội bộ tại PVFC, đó là:-Chất lượng của các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chưa caovì mặc dù các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của PVFC được diễn ra theo đúng trình tự pháp luật quy định, nhưng rất khó có thể bảo đảm tối đa quyền lợi cho các cổ đông tham dự họp trên thực tế, chất lượng ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông cũng chưa cao;-HĐQTcòn can thiệp vào công việc điều hành của Tổng Giám đốc, chưa có cơ chế chung, thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền giữa HĐQT và Ban Tổng Giám đốc cũng như chưa có sự phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên HĐQT.-Chất lượng hoạt động của Ban Kiểm soát chưa caodo số lượng nhân sựcòn ít, hạn chế về mặt kinh nghiệm, trình độvàhoạt động của Ban Kiểm soát chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu tiền kiểm mà chưa đảm bảo vai trò ở khâu hậu kiểm. 2.3.3.Những hạn chế trong việc thực hiện bảo vệ quyền lợi cổ đông của PVFCLuận văn đã nêu lên một số hạn chế của PVFC trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho các cổ đông của mình. Đó là: mặc dù PVFC đã thành lập bộ phận quản lý cổ đông, tuy nhiên, hoạt động của bộ phận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan