Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của bình nguyên lộc...

Tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của bình nguyên lộc

.PDF
126
1
59

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH THỊ XUÂN TRANG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 80 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2018 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH THỊ XUÂN TRANG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 80 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHA BÌNH DƢƠNG - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu có sai phạm gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Xuân Trang i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, sự góp ý quý báu, khích lệ, động viên của thầy hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Kha. Tự đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc các thầy cô Khoa Sƣ phạm Ngữ văn, Phòng Sau đại học và lãnh đạo Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình. Ngoài ra, hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng THCS Mỹ Phƣớc, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, những ngƣời đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập và hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ơn!... Bình Dương, ngày 02 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Xuân Trang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục ....................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VÀ KHÁI LƢỢC VỀ NHÀ VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC ....................................................................................................... 12 1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con ngƣời” và việc vận dụng khái niệm vào việc nghiên cứu ở Việt Nam. .............................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật” và “quan niệm nghệ thuật về con người” trong nghiên cứu văn học ............................................................................. 12 1.1.2. Tình hình tiếp nhận khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” và ứng dụng vào nghiên cứu trong văn học Việt Nam................................................... 19 1.2. Giới thiệu tác giả Bình Nguyên Lộc .................................................................. 22 1.2.1. Tiểu sử nhà văn Bình Nguyên Lộc .............................................................. 22 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc .................................................. 24 1.2.3. Quan niệm sáng tác của Bình Nguyên Lộc................................................. 26 Chƣơng 2. CÁC BÌNH DIỆN CON NGƢỜI ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC ................................................ 31 2.1. Con ngƣời cá nhân ............................................................................................. 31 2.1.1. Con người cô đơn trước số phận và thời cuộc ........................................... 31 2.1.2. Con người vật lộn với số phận để tìm hạnh phúc ....................................... 35 2.1.3. Con người trả giá cho hạnh phúc vì những toan tính vị kỷ ........................ 39 2.2. Con ngƣời trong quan hệ gia đình, quê hƣơng................................................... 43 2.2.1. Khát vọng kết nối, hòa hợp dân tộc ............................................................ 44 2.2.2. Con người với tình cảm gia đình, quê hương nồng hậu ............................. 47 iii 2.3. Con ngƣời với thiên nhiên.................................................................................. 55 2.3.1. Con người hòa hợp với thiên nhiên ............................................................ 56 2.3.2. Tình yêu thiên nhiên bình dị của miền quê Nam Bộ ................................... 58 2.3.3. Sự trân quý cảnh sắc thiên nhiên đô thành................................................. 61 2.4. Con ngƣời với thế giới tâm linh ......................................................................... 62 2.4.1. Tâm linh trong đời sống thường ngày của người Nam Bộ ......................... 63 2.4.2. Quan niệm về thiện - ác và cái nhìn nhân văn của nhà văn ....................... 67 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC .......................................................................... 75 3.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc .............................. 75 3.1.1. Bức tranh làng quê và đô thành mang dấn ấn người Nam Bộ ................... 75 3.1.2. Không gian gia đình - “tế bào” kết nối đời sống con người Nam Bộ ........ 78 3.2. Xây dựng tình huống bộc lộ tính cách nhân vật ................................................ 82 3.2.1. Những tình huống xung đột đời thường ...................................................... 82 3.2.2. Tình huống bi kịch ...................................................................................... 85 3.2.3. Tình huống giả tưởng.................................................................................. 90 3.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................ 92 3.3.1. Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của con người Nam Bộ ....................................... 92 3.3.2. Khắc họa tính cách nhân vật gắn với cuộc đời, số phận ................................. 95 3.4. Ngôn ngữ góp phần cá thể hóa, mang đậm dấu ấn con ngƣời Nam Bộ ............ 99 3.4.1. Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường gần gũi với cuộc sống người Nam Bộ ..... 99 3.4.2. Sử dụng khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca .......................... 102 3.4.3. Ngôn ngữ đời thường mang tính thị dân hiện đại của xã hội đô thị ........ 103 3.4.4. Ngôn ngữ giàu tính triết lí ........................................................................ 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 116 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà văn Nga M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học” (Trần Đình Sử (1998), tr87). Từ xƣa đến nay, văn học luôn lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm. Ngƣời đọc đến với văn chƣơng bắt gặp một thế giới mới hiện ra nhƣ chính thế giới thực tại với biết bao con ngƣời, bao số phận đƣợc các nhà văn, nhà thơ tái hiện trong tác phẩm. Từ đó, văn học làm cho con ngƣời thêm phong phú, tạo khả năng cho con ngƣời lớn lên, và ngày càng hiểu về con ngƣời nhiều hơn. Trong lịch sử văn học nhân loại, từ văn học dân gian đến văn học viết, chúng ta có thể nhận thấy dù văn học ca ngợi cái đẹp hay phê phán cái xấu, cái ác thì mục đích cuối cùng của văn học hƣớng tới vẫn là con ngƣời. “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.” (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2014). Văn học thể hiện những mảnh đời, những số phận không đơn thuần chỉ để độc giả cảm nhận về con ngƣời qua từng mảnh đời, số phận ấy. Điều quan trọng là làm cho văn học đồng hành cùng nhân loại với tƣ tƣởng nhân đạo mà nhà văn đã gửi gắm trên từng trang viết, cốt lõi của văn học là vì con ngƣời. Quan niệm về con ngƣời chính là tầm nhìn, tầm cảm, tầm lý giải, đánh giá của nhà văn về con ngƣời đƣợc coi là “mẩu số chung”, thƣớc đo của sự tiến bộ của văn học. Thành tựu của nền văn học Việt Nam hiện đại đã để lại dấu ấn trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn nhƣ: Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, … Đặc biệt khi nói đến bộ phận văn học Nam Bộ thời kì hiện đại đã xuất hiện rất nhiều tác giả đã có những cống hiến cho sự nghiệp văn học dân tộc. Trong đó có thể kể đến tên tuổi các nhà văn nhƣ: Trƣơng Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Vƣơng Hồng Sển, Kiều Thanh Quế, Phi Vân, Sơn Nam, … Trên mảnh đất Bình Dƣơng, Nam Bộ cũng xuất hiện hai tác giả tiêu biểu có những đóng góp không nhỏ cho bộ phận văn học Nam Bộ đó là Bình Nguyên 1 Lộc và Huỳnh Văn Nghệ. Nếu mọi ngƣời biết đến Huỳnh Văn Nghệ từ bài thơ Nhớ Bắc với đại danh Thi tướng rừng xanh thì nhà văn Bình Nguyên Lộc là một tác giả có sự lao động nghệ thuật nghiêm túc với sự nghiệp sáng tác đa dạng và khối lƣợng tác phẩm không nhỏ, có ngƣời gọi ông là “nhà văn nghìn truyện ngắn”... Trên mảnh đất Tân Uyên giáp sông Đồng Nai - nơi chứng kiến nhiều tội ác của bọn thực dân đế quốc, nơi sinh ra những ngƣời con cách mạng kiên cƣờng dũng cảm và nơi ấy cũng là mảnh đất quê hƣơng của nhà văn một lòng hƣớng về cội nguồn dân tộc. Với tình yêu quê, yêu ngƣời tha thiết, Bình Nguyên Lộc – ngƣời con đất Thủ năm nào với đam mê viết báo làm văn đã để lại cho đời những giá trị văn chƣơng lƣu danh đến ngày nay. Nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc” là tìm về những giá trị mà nhà văn đã lí giải, cắt nghĩa, thể hiện tầm nhìn, tầm cảm về con ngƣời trong tác phẩm của ông. Đó là những suy nghĩ, trăn trở và cảm nhận về những con ngƣời Nam Bộ trong bối cảnh xã hội những năm 1954 đến 1975. Từ đó, Bình Nguyên Lộc giúp chúng ta tìm về những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc và khát vọng sống tốt đẹp trên mỗi trang tiểu thuyết của ông về sự đời, lẽ phải, tình yêu và cội nguồn là những bài học sống cao quý, đầy ý nghĩa dành cho con ngƣời. Với đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi mong muốn sẽ tìm hiểu đƣợc những giá trị cao đẹp mà nhà văn gửi gắm trong từng nhân vật, từng con ngƣời trong tác phẩm của ông. 2. Lịch sử vấn đề Gần bốn mƣơi năm cầm bút (1936-1975), Bình Nguyên Lộc đã để lại cho đời một khối lƣợng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại nhƣ: nghiên cứu, cổ văn, dân tộc học, ngôn ngữ học, tạp bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ… Nhƣng do hoàn cảnh đất nƣớc chiến tranh, nhà văn phải nhiều lần tản cƣ nên một số tác phẩm bị thất lạc. Tuy nhiên với khối lƣợng tác phẩm đƣợc đăng báo và xuất bản, Bình Nguyên Lộc đã thể hiện sự đóng góp trên văn đàn dân tộc. Rất nhiều sáng tác và công trình nghiên cứu của nhà văn xoay quanh chuyện đời, chuyện ngƣời và thời cuộc, đặc biệt 2 đáng chú ý nhất là ở thể loại truyện ngắn đƣợc xem là một trong những thành công nhất của Bình Nguyên Lộc. Trong đó, thể loại tiểu thuyết cũng có những thành công không kém so với truyện ngắn. Ở lĩnh vực này, nở rộ với nhiều tiểu thuyết tiêu biểu: “Đò Dọc, Gieo gió gặt bão, Món nợ thiêng liêng, Xô ngã bức tường rêu, Tỳ vết tâm linh,…”. Dù viết ở thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết, Bình Nguyên Lộc cũng hƣớng ngòi bút của mình về con ngƣời, cuộc sống văn hóa Nam Bộ và cội nguồn dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc” là một trong những đề tài thú vị để khám phá ngòi bút của một nhà văn luôn hƣớng mình về dân tộc, quê hƣơng đất nƣớc với bao tình cảm thiết tha và sâu nặng. Để có cơ sở cho cái nhìn bao quát, sâu sắc, đảm bảo tính khách quan khoa học cho đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi xin lƣợc khảo những nghiên cứu, đánh giá về sáng tác của nhà văn Bình Nguyên Lộc khi xuất hiện trên văn đàn. Nhà văn Vũ Hạnh đã có nhận xét trong Điểm sách (ngày 01 tháng 6 năm 1960): “Bình Nguyên Lộc là một nhà văn phong phú. Ông đề cập đến nhiều vấn đề, nói đến rất nhiều cảnh sống và bày tỏ rất nhiều thái độ... Bình Nguyên Lộc còn khiến ta mến yêu vì cái sắc thái địa phương đậm đà ở trong tác phẩm. Với Bình Nguyên Lộc chúng ta có dịp trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua cái ngõ ngách của đô thành, tìm đến những hàng quán cũ, chứng kiến những mẩu sống, những thói tục và những con người không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác”. Nhà văn, nhà phê bình Nguyễn Văn Xuân cũng có ý kiến tƣơng đồng nhƣng đƣợc diễn đạt một cách bộc trực: “Nội dung truyện ngắn của ông, cũng như của Phan Du hướng về cái Chân – Thiện – Mĩ cổ điển. Ông khác Phan Du ở chỗ ít lý luận, phát triển dài dòng (tôi nói ít hơn thôi). (…) nếu ông cứ để truyện phát triển theo thực chất của nó, sự việc tới đâu trình bày cảm nghĩ nhân vật tới đó thì thật ý vị, thâm trầm.” (Nguyễn Thị Thùy Trang, 2008). Còn riêng về tiểu thuyết thì có nhiều ý kiến trái chiều. Nguyễn Văn Sâm, Cao Huy Khanh với các bài in trên Tạp chí Văn học số 3 18- tháng 7 năm 1987 đều cho rằng Bình Nguyên Lộc chỉ thành công ở tiểu thuyết Đò dọc. Ông Cao Huy Khanh cho rằng: “… cá tính ưa thích sự phân tích lý luận bác tạp rộng về bề mặt nhưng thiếu chiều sâu”. Ông Nguyễn Văn Sâm thì bảo “Bình Nguyên Lộc đã giải thích quá nhiều lần, nên người đọc dễ chán, người ta đọc tưởng mình đọc sách học hơn là đang thưởng thức một sáng tác phẩm.” (Tạp chí Văn học, Hoa Kỳ, số 18, tháng 7 năm 1987). Mỗi nhà phê bình có những ý kiến khác nhau nhƣng điều cốt lõi mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Bình Nguyên Lộc đã làm nghề vô cùng nghiêm túc, bằng tất cả lòng chân thành và tình yêu của “một bút lực lớn” để cống hiến cho độc giả nhiều tác phẩm văn chƣơng giá trị. Nhà văn Võ Phiến cũng có bài viết: “Bình Nguyên Lộc, một nhân sĩ trong làng văn, 1998”, tác giả đã sơ lƣợc về sự nghiệp cầm bút của nhà văn và nêu ra những nhận định đối với những sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Bài viết đã giúp chúng ta cảm nhận đƣợc những trăn trở, suy tƣ và tình cảm của nhà văn làm nên những giá trị nghệ thuật độc đáo. Võ Phiến đã ghi lại những ý kiến xoay quanh truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc qua các bài phỏng vấn Nguiễn Ngu Í, Nguyễn Nam Anh, Viên Linh, hay Nhất Linh. Đặc biệt, Sơn Nam đã có một bài viết dành cho Bình Nguyên Lộc. Sơn Nam đọc sách Bình Nguyên Lộc không đơn thuần vì mến mộ mà còn là “… muốn có sẵn trong tủ một quyển sách có công dụng thiết thực. Công dụng gì? (...) Chúng tôi đọc Nhốt gió để tìm một vài phút lâng lâng (…) Thế nào là lâng lâng? (...). Muốn thưởng thức Nhốt gió thì nên lật ra, đọc một vài hàng, hoặc vài chục hàng để rồi xếp lại, hoặc bỏ vài chục trang, đọc một đoạn cho vui. Người đọc không phải cố gắng, chịu cực để theo dõi nhơn vật hoặc suy nghĩ gì cả. Xin giới thiệu vài đoạn (...). Cứ đọc Nhốt gió khi nào mình thấy thiếu thốn một chút hương vị quen thân.” (Thời tập, Sài Gòn, số đã dẫn.). Thụy Khuê đánh giá khá toàn diện về Bình Nguyên Lộc trong bài viết: Bình Nguyên Lộc (1914-1987) đất và con người, 2006. Bài viết này đã khái quát về cuộc đời cầm bút của nhà văn với những thành công đặc sắc ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết (gồm 820 truyện ngắn (in năm tập) và 52 tiểu thuyết (in 11 quyển). Bà đã 4 nhận định: Bình Nguyên Lộc là nhà văn lao động nghệ thuật nghiêm túc có lập trƣờng văn học riêng và mang tinh thần hòa hợp dân tộc cao, điều đó đƣợc thể hiện trong các sáng tác của ông tiêu biểu với tiểu thuyết Đò dọc. Trong bài viết này, Thụy Khuê còn ca ngợi ý thức về tự do của nhà văn qua truyện ngắn Nhốt gió để từ đó nghe đƣợc âm thanh của đời sống mà Sơn Nam đã từng viết: “… cứ phải đọc Nhốt gió, đọc mà không hiểu tại sao “thỉnh thoảng đọc lại năm ba hàng, tình cờ, lại thấy vui và mới. Nó giống như ca dao, những câu ca dao bằng văn xuôi.” (dẫn theo lời của Võ Phiến, trong Tuyển tập của Bình Nguyên Lộc, 2002). Bài viết còn đề cập đến khuynh hƣớng hiện thực “thô lậu”, đây là một phong cách văn chƣơng đặc biệt ở Bình Nguyên Lộc. Dƣới con mắt của nhà văn thì mọi thứ vận động không ngừng, Bình Nguyên Lộc còn dựng lên một thế giới lai: thế giới chung lộn, lai tạp, giữa ngƣời Việt và ngƣời Hoa, ngƣời Việt và ngƣời Chàm....trong Nhốt gió. Hình ảnh con ngƣời và thiên nhiên, con ngƣời và đất nƣớc, con ngƣời và cõi âm, di dân…trong sáng tác của ông bằng giọng văn giản dị gần gũi dễ hiểu, chứa chan đầy tâm tình. Bài viết với nhiều mục nhƣ: Sài Gòn thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ, Cuộc cạnh tranh sinh tồn, Cõi âm, Tiêu diệt dân Chàm, Lịch sử di dân và ý thức đất nước… Đây là một bài viết có cái nhìn khái quát về phong cách và sự nghiệp văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc ở thể loại truyện ngắn. Đến với văn chƣơng Bình Nguyên Lộc dƣờng nhƣ ngƣời ta nhìn thấy phảng phất nét văn hóa Nam Bộ. Khảo sát sáng tác của Bình Nguyên Lộc từ bình diện văn hoá, Phạm Phú Phong đã có bài viết: “Văn chương Bình Nguyên Lộc – từ gốc nhìn văn hóa, 2007”. Theo Phạm Phú Phong, những tác phẩm của Bình Nguyên Lộc in thành sách chƣa đƣợc một phần ba (gồm một công trình nghiên cứu ngôn ngữ, hai tập thơ, một tiểu thuyết bằng thơ, 30 tập văn xuôi gồm tùy bút, truyện ngắn, truyện dài…). Nhận định của Phạm Phú Phong về Bình Nguyên Lộc là một nhà văn luôn hƣớng ngòi bút về cội nguồn, luôn truy nguyên tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Bài viết còn đề cập đến thành công ở thể loại tiểu thuyết tâm lý nhƣ: Đò dọc, Hoa hậu Bồ Đào,… Trong bài viết, ông còn phân tích những đặc sắc 5 về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ. Tác giả ví Bình Nguyên Lộc nhƣ một nhà ảo thuật về ngôn từ và sắc sảo trong bút pháp phân tích tâm lý nhân vật. Đó là ngôn ngữ tri thức văn hóa lịch sử. Bình Nguyên Lộc – một nhà văn luôn hƣớng mình với cội nguồi dân tộc, con ngƣời và vùng đất Nam Bộ, theo hƣớng nghiên cứu này còn có bài viết của Nguyễn Vy Khanh: Bình Nguyên Lộc và tình đất, 2007; Nguyễn Mạnh Trinh: “Bình Nguyên Lộc, nhìn từ con người và các tác phẩm, 2007; Nguyễn Thị Thu Trang cũng có bài viết: “Con người và văn hóa Nam bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, 2009.” Trong bài viết: Bình Nguyên Lộc, tổng quan văn chương vùng đất Đồng Nai, 2014, Hồ Trƣờng An cũng đã nói lên những cái hay, đặc sắc trong các tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc nhƣ: Đò dọc, Gieo gió gặt bão, Hoa hậu Bồ Đào, Xô ngã bức tường rêu, Uống lộn thuốc tiên,… Bài viết của Hồ Trƣờng An cũng đối sánh tác phẩm của Bình Nguyên Lộc với các tác giả khác nhƣ Tú Hoa, Tùng Long, Nguyễn Ngọc Mẫn, Dƣơng Hà, Dƣơng Trử La, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh… là những cây bút nổi tiếng trên văn đàn miền Nam lúc bấy giờ. Tiêu biểu ở sáng tác của các nhà văn là những câu chuyện gần gũi với vùng văn hóa sông nƣớc Nam Bộ nhƣ Rừng mắm (Bình Nguyên Lộc), Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam), Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh). Ý nghĩa độc đáo của Rừng mắm khiến chúng ta ngậm ngùi thƣơng cảm “về đức hi sinh cao cả của lớp người tiên phong đi mở đất, ở cái dũng mãnh kiên cường của chí khí dân tộc, ở niềm tin rực rỡ của lớp hậu sinh về đất nước mai sau nối thêm chiều dài trên biển Nam Hải”. Trong bài viết, tác giả cũng khẳng định ngòi bút của nhà văn Bình Nguyên Lộc trong sáng, thiên lƣơng chứng tỏ đƣợc cái tánh hồn nhiên khả ái của ngƣời Nam Kỳ nói chung, cái bộc trực của đa số cây bút gốc Nam Kỳ nói riêng. Nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận thấy Bình Nguyên Lộc cũng là một trong những nhà văn có những cống hiến nghệ thuật không nhỏ cho sự nghiệp văn chƣơng Nam Bộ. Bình Nguyên Lộc dù không viết đƣợc một thôn quê tiền chiến, song ngôn ngữ miền Nam, văn chƣơng theo giọng điệu miền Nam mà Bình Nguyên Lộc đã 6 phần nào thể hiện đƣợc tinh thần mộc mạc của một nhà văn Nam Bộ với tình yêu quê hƣơng sâu nặng. Trong số những công trình nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc, chúng ta không thể không nhắc đến nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam Nguyễn Quang Thắng đã có công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc nhƣ: Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (I,II,III,IV) xuất bản năm 2001 và Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai xuất bản năm 2010. Trong những bài viết của ông, đã cho thấy Bình Nguyên Lộc là một cây bút sung mãn và sắc nét nhất của đồng bằng Nam Bộ chuyên về tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp bút của văn học Việt Nam thời hiện đại. Tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đã góp phần không nhỏ vào tiến trình văn học Việt Nam, nhất là làm sống dậy và lớn lên cái tinh thần chiến đấu hăng say, lạc quan của nhân dân ta nơi vùng đất mới này. Với khối lƣợng tác phẩm ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: nghiên cứu, cổ văn, dân tộc học, ngôn ngữ học, tiểu thuyết, truyện ngắn,… Nguyễn Quang Thắng đã minh chứng cho công trình nghiên cứu về những đóng góp to lớn của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, bài viết về tác giả Bình Nguyên Lộc vừa dẫn, trong nhà trƣờng, đã có một số đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc: Luận văn “Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc” của Nguyễn Lƣơng Hải Khôi – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 ; Luận văn “Văn hóa và con người Nam bộ trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc” của Nguyễn Văn Đông – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn, 2010; Luận văn “Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc” của Trần Thị Tuyết Hoa – Trƣờng đại học Cần Thơ, 2010; “Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc” của Trần Thị Thúy Hằng – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2012; Luận án tiến sĩ: “Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ gốc nhìn văn hóa” của Nguyễn Văn Đông – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn, 2015;… Các công trình nghiên cứu trên tuy có đề cập đến con ngƣời trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc nhƣng trên bình diện rộng (chủ yếu 7 ở thể loại truyện ngắn, đƣợc xem là một thành công đặc sắc của Bình Nguyên Lộc) mà chƣa đi cụ thể ở mảng tiểu thuyết. Điểm qua những công trình nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc trên đây, chúng tôi chỉ nêu một số bài viết tiêu biểu, đó là những công trình nghiên cứu hữu ích và có giá trị cho thế hệ sau kế thừa và học tập. Với đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi cũng mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho việc khám phá và lƣu giữ những giá trị văn chƣơng của nhà văn dành cho con ngƣời Nam Bộ cùng với những giá trị văn hóa của một nhà văn luôn hƣớng mình về dân tộc, với cội nguồn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, luận văn hƣớng đến những mục đích cụ thể sau: Thông qua việc khảo sát tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc để thấy đƣợc sự nhận thức, sự đánh giá mang tầm khái quát của nhà văn Bình Nguyên Lộc về con ngƣời. Qua đó, thấy đƣợc sự đóng góp của Bình Nguyên Lộc cho tiểu thuyết Nam Bộ và nền văn học Việt Nam hiện đại. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và những yếu tố chi phối quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc. Nhiệm vụ nghiên cứu này đƣợc thể hiện ở hai điểm: + Trình bày lí luận quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và việc tiếp nhận lí luận quan niệm về con ngƣời trong văn học Việt Nam. Việc làm rõ khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” là cơ sở lí luận, làm công cụ để triển khai việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc; + Bên cạnh việc làm rõ tiền đề lí luận nhƣ đã nói ở trên, việc tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên Lộc nhƣ: cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, quan niệm văn chƣơng 8 của nhà văn – những yếu tố chi phối tƣ tƣởng nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc, trong đó quan niệm về con ngƣời là cốt lõi cũng là việc làm cần thiết. - Khảo sát các bình diện con ngƣời đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc để thấy rõ tầm cảm, tầm nhận thức, lý giải về con ngƣời của nhà văn. - Khảo sát các biện pháp nghệ thuật nhà văn Bình Nguyên Lộc sử dụng để thể hiện cách nhìn con ngƣời từ các bình diện nói trên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhà văn Bình Nguyên Lộc có 20 tiểu thuyết đƣợc xuất bản nhƣng với đề tài này chúng tôi giới hạn khảo sát 8/20 tiểu thuyết, bao gồm: Đò dọc (1959); Gieo gió gặt bão (1959); Hoa hậu Bồ Đào (1963); Đừng hỏi tại sao (1963); Nửa đêm Trảng Sụp (1963); Uống lộn thuốc tiên (1965); Món nợ thiêng liêng (1969); Tỳ vết tâm linh (1973), đây là các tiểu thuyết nổi tiếng đƣợc nhiều bạn đọc biết đến và đƣợc viết với những khoảng thời gian khác nhau trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Việc chọn những tiểu thuyết ở các thời điểm khác nhau đƣa vào diện khảo sát để thấy đƣợc cách nhìn con ngƣời của nhà văn ở từng chặng đƣờng khác nhau, từ đó làm nổi rõ sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn. Đây là điểm cần thiết trong nghiên cứu đề tài này, vì nhận thức về con ngƣời trong sáng tạo nghệ thuật là một quá trình. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mở rộng diện khảo sát đến mảng truyện ngắn, ở những truyện ngắn tiêu biểu nhƣ: Rừng mắm, Thèm mùi đất, Bà Mọi hú, Lửa Tết, Hương hành kho, Về làng cũ,… trong tập truyện ngắn Kí thác và Cuống rún chưa lìa…; lĩnh vực nghiên cứu chúng tôi tìm đọc Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam và Lột trần Việt ngữ; và tác phẩm Hương rừng Cà Mau – Sơn 9 Nam; Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ để so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Bình Nguyên Lộc trong tiểu thuyết. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng linh hoạt và kết hợp các phƣơng pháp sau: - Vận dụng lý thuyết thi pháp. Đây là hƣớng tiếp cận chủ yếu của đề tài vì để làm rõ tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn, trong đó quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cốt lõi, ngƣời nghiên cứu phải khảo sát các yếu tố cấu thành tác phẩm. Theo lý thuyết thi pháp, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn là mạch chìm, chi phối các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Do vậy, ngƣời nghiên cứu, thông qua các yếu tố cấu thành tác phẩm (ở đây là tiểu thuyết) để làm nổi bật quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn. - Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình đƣợc vận dụng để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu là tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc. - Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống: là một trong những phƣơng pháp quan trọng của đề tài giúp sắp xếp và hệ thống các vấn đề nghiên cứu theo một trình tự khoa học. - Phƣơng pháp tiểu sử tác giả đƣợc vận dụng để tìm hiểu khái lƣợc về nhà văn Bình Nguyên Lộc ở các phƣơng diện tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, quan niệm sáng tác. Ngoài ra, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng trong quá trình triển khai đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc” nghiên cứu một cách hệ thống nội dung và nghệ thuật trong sáng tác ở thể loại tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc, từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời để từ đó thấy đƣợc sự đóng góp của tác giả, một trong những nhà văn Nam Bộ tiêu biểu, cho tiểu thuyết Nam Bộ và nền văn học Việt Nam hiện đại. 10 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong nghiên cứu văn học và tác giả Bình Nguyên Lộc. Giới thuyết về khái niệm quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, đồng thời tìm hiểu khái lƣợc về tác giả Bình Nguyên Lộc. Chương 2. Các bình diện con ngƣời đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc. Ngƣời viết đi vào nghiên cứu các bình diện con ngƣời đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc để thấy đƣợc tầm nhìn, tầm cảm, tầm lí giải về con ngƣời của nhà văn. Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc. Ngƣời viết đi vào nghiên cứu một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc. Ngoài ra, còn có những phần phụ khác nhƣ lời cam đoan, lời cảm ơn, phần mục lục và tài liệu tham khảo. 11 Chƣơng 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VÀ KHÁI LƢỢC VỀ NHÀ VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC 1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con ngƣời” và việc vận dụng khái niệm vào việc nghiên cứu ở Việt Nam. 1.1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật” và “quan niệm nghệ thuật về con người” trong nghiên cứu văn học Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm hay nói một cách tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Mỗi nhà văn đều có một quan niệm sáng tác riêng. Đó là sự nhận thức, nhào nặn tạo ra hình tƣợng nghệ thuật theo quan niệm của cá nhân trong bối cảnh lịch sử xã hội nhất định, tạo nên tính thẩm mĩ, sự hài hòa về con ngƣời trong đời sống. Đối với Trần Đình Sử, (1998), ông cho rằng: quan niệm là ý tƣởng, sự lý giải, cắt nghĩa, sự hiểu, khái niệm về thế giới con ngƣời của một tác phẩm, một tác giả nào đó. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nghĩa là hệ thống những cái nhìn, sự khám phá, lý giải, trình độ chiếm lĩnh con ngƣời của nhà văn và quan niệm đó có tính chất nghệ thuật đối với con ngƣời trong văn học. Vì vậy, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là cái nhìn cụ thể trong hình thức nghệ thuật thể hiện của một tác giả thông qua tác phẩm của họ. Nó là một loại nội dung, cái lí, cái logic của sự miêu tả về con ngƣời, tức là nội dung của riêng hình thức. Nó trả lời câu hỏi vì sao nhà văn lại miêu tả con ngƣời nhƣ thế, chọn hình ảnh và chi tiết nhƣ thế. Đó là sự cắt nghĩa, lí giải về cách làm của nhà văn chứ không phải là phân tích một nhân vật cụ thể nào đó trong tác phẩm để thấy đƣợc tƣ tƣởng của tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật về con người giúp ta biết đƣợc giới hạn trong nhận thức, cảm thụ và miêu tả về con ngƣời trong văn học. Nhà văn sẽ miêu tả con ngƣời, nhân vật trong tầm nhìn của họ. Con ngƣời đƣợc nhận thức, soi sáng qua nhiều bình 12 diện với những mối quan hệ phong phú và sinh động với tự nhiên, xã hội, bản thân trong tất cả mối quan hệ của con ngƣời với các vấn đề cá nhân, cộng đồng,... Đặc biệt quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thể hiện trên bình diện nhƣ thân thể, bởi thân thể là nền tảng tồn tại của con ngƣời. Thân thể đƣợc thể hiện theo nhiều quan niệm nhƣ thần thoại, tôn giáo, chính trị, thẩm mĩ, tâm sinh lí, qua phƣơng tiện kinh tế, tiêu dùng, hay quan niệm y học. Nhƣng quan niệm nghệ thuật thƣờng có nội hàm triết lí nghệ thuật. Mỗi thời kì văn học sẽ có những quan niệm khác nhau nhƣ: Văn học cách mạng nhấn mạnh con ngƣời phải hiến thân cho sự nghiệp giải phóng. Thời kì văn học hiện đại con ngƣời đƣợc miêu tả trong tất cả các chiều kích nhƣ tự nhiên, xã hội, giới tính, tiêu dùng, thời thƣợng,… Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời không giới hạn ở địa vị, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác mà nó còn mở rộng ranh giới vƣợt ra ngoài nghề nghiệp và tuổi tác. Con ngƣời đƣợc thể hiện qua hành động hoặc tâm lí, ý thức và có thể có tất cả những mặt ấy. Con ngƣời có thể quan niệm qua giao tiếp, từ ngữ xƣng hô, hoặc qua các phƣơng thức tu từ nhƣ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nghịch dị, qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật về tƣ thế, động tác, màu sắc…. Các thể loại khác nhau có sự thể hiện con ngƣời khác nhau, vì phƣơng tiện nghệ thuật của chúng cũng khác nhau. Nhân vật không có sẵn để nhà văn sao chép hay chụp lại mà chính nhà văn sáng tạo ra nhân vật. Nhân vật đƣợc hiện ra theo cách hình dung cảm nhận của tác giả. Do vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời hƣớng tới việc xem xét quan niệm chủ thể của ngƣời sáng tác đối với con ngƣời đƣợc miêu tả và con ngƣời nói chung nhƣ một phạm trù khái quát, qua đó mà miêu tả nhân vật cụ thể nhƣ mô hình con ngƣời của nhà văn. Từ đó, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời chính là sự khám phá về con ngƣời bằng nghệ thuật. Vì vậy, nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con ngƣời và các hình thức phức tạp tƣơng ứng trong quan hệ con ngƣời đối với thế giới. Đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn thẩm mĩ đầy tính phát hiện độc đáo của các nhà 13 văn, nhà thơ qua các thời kỳ văn học nhƣ: Con người trong thần thoại là hình ảnh con ngƣời chƣa phân biệt đƣợc con ngƣời tự nhiên, họ quy cho thần những sức mạnh thần bí. Thần thoại lƣu giữ những kí ức thời nguyên sơ, có ảnh hƣởng sâu sắc tới văn nghệ này. Do vậy, đặc điểm nổi bật nhất của con ngƣời thần thoại là con ngƣời chức năng, chức năng tự nhiên và chức năng văn hóa. Con ngƣời thần thoại mang những chức năng tự nhiên nhƣ: Thần Zeus- Chúa tể thế giới, Thần Okeanos – Thần Biển, Eros - Thần Tình yêu, Apolon –Thần Mặt trời… Đặc điểm thứ hai của con ngƣời thần thoại là biến hóa. Con ngƣời thần thoại có tài biến hóa qua lại giữa ngƣời và tự nhiên. Sự biến hóa ở đây diễn ra rất tự nhiên chứ không phải tu luyện. Do vậy, con ngƣời thần thoại đƣợc xem là những ngƣời đầu tiên, vị tổ tiên thứ nhất của nhân loại, ngƣời đã đẻ ra loài ngƣời, tạo ra thế giới, đất trời, ngày đêm và muôn vật. Ở con ngƣời thần thoại cũng có những biểu hiện bản năng về phƣơng diện tính dục. Có thể nhận thấy, con ngƣời thần thoại là biểu hiện của thiên nhiên, vũ trụ, nó đã cung cấp nhiều motif nghệ thuật cho đời sau có ảnh hƣởng không nhỏ đến các hình thức nghệ thuật đời sau. Con người trong sử thi là ngƣời của cộng đồng, của bộ tộc. Sử thi gắn liền với ý thức phân biệt bộ tộc, tham gia vào những cuộc chiến tranh bảo vệ quyền lợi, danh dự của bộ tộc. Con ngƣời sử thi là con ngƣời sống bằng lí trí, không hành động vì cảm giác hoặc tình cảm ham muốn nhất thời. Con ngƣời sử thi chƣa phát triển ý thức hệ cá nhân, họ đều đại diện toàn năng cho bộ tộc. Tất cả biểu hiện trên con ngƣời của họ, trang phục vũ khí của họ, đó là sự kết tinh cho những gì cao quý ở bộ tộc họ. Con ngƣời sử thi còn đại diện cho quan niệm cộng đồng trong mọi phƣơng diện nhƣ sức mạnh, trí tuệ, sự giàu sang, phong tục, tập quán, quan niệm về cái đẹp… Con ngƣời sử thi bao giờ cũng đƣợc vẽ lên hết sức hoàn thiện, toàn diện về bề ngoài nhƣng chƣa tìm thấy con ngƣời bên trong. Con ngƣời sử thi là con ngƣời khai sinh hoặc anh hùng của bộ tộc, cho nên họ thƣờng đƣợc thần thánh hóa, mang vẻ đẹp thiêng liêng trong con mắt của đời sau. Điều này ảnh hƣởng đến cách nhìn con ngƣời trong quan niệm nghệ thuật của đời sau. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan