Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm của nho giáo khổng - mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các...

Tài liệu Quan niệm của nho giáo khổng - mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội

.PDF
89
171
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------****------------ BÙI THỊ MƠ QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO KHỔNG – MẠNH VỀ “TRÍ” VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NHẬN THỨC CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội-2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------****--------------------- BÙI THỊ MƠ QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO KHỔNG – MẠNH VỀ “TRÍ” VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NHẬN THỨC CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số:60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nguyên Việt Hà Nội - 2015 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo – PGS.TS Trần Nguyên Việt – người hướng dẫn khoa học – đã tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Các lãnh đạo, quản lý cùng các thầy, cô giáo trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Thị Mơ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014 NGƢỜI CAM ĐOAN Bùi Thị Mơ ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 NỘI DUNG..............................................................................................................10 CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO KHỔNG – MANH VỀ “TRÍ”.....................................................................................................10 1.1. Những tiền đề cơ bản cho sự ra đời quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về “Trí”...........................................................................................................10 1.2. Quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về nguồn gốc của “Trí”......18 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “TRÍ” TỪ PHƢƠNG DIỆN NHẬN THỨC CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI................................................................35 2.1. Trí là tri trong sự hiểu biết về con ngƣời (trí giả tri nhân)....................35 2.2. Trí là một trong ba phẩm chất của ngƣời quân tử: Nhân, Trí, Dũng....42 2.3. Trí trong mối quan hệ mật thiết với một số phạm trù đạo đức khác trong tứ đức: Nhân, Nghĩa và Lễ........................................................................................52 2.4. Trí để ứng xử đạo đức đúng đắn theo “nhân luân” và “ngũ luân”.......59 2.5. Một số giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về “Trí” từ góc độ nhận thức các quan hệ xã hội......................................................72 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................80 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhƣ chúng ta đều biết, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội với nội dung tƣ tƣởng căn bản về thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Để thực hiện mục đích này, các nhà sáng lập Nho giáo đã chủ trƣơng dùng đạo đức để cảm hóa con ngƣời, đồng thời tiến hành việc giáo dục, đào tạo mẫu ngƣời lý tƣởng theo nội dung tƣ tƣởng nói trên. Vì vậy, Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Khổng - Mạnh tập trung vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xã hội loạn lạc, trên cơ sở đó đƣa ra cách thức thiết lập, duy trì trật tự xã hội, đƣa xã hội từ trạng thái loạn về trị, từ “vô đạo” trở về “hữu đạo” và đích cuối cùng là “trở về” với mô hình xã hội lý tƣởng đƣợc xem là “từng có” vào thời của những ông vua huyền thoại nhƣ vua Nghiêu, vua Thuấn. Trong lịch sử tƣ tƣởng dân tộc, Nho giáo cùng với các học thuyết khác trong hệ thống tam giáo là Phật giáo và Đạo (cả Đạo gia và Đạo giáo) đã có những đóng góp không nhỏ vào việc hình thành các giá trị truyền thống dân tộc. Có thể nói, Nho giáo có vai trò nổi trội hơn cả đối với việc hình thành nên giá trị đạo đức của dân tộc, bởi lẽ lịch sử của dân tộc ta luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc khỏi các thế lực xâm lƣợc, ở đó đạo “trung” và “hiếu” luôn đồng hành và gắn bó chặt chẽ với nhau để thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đó là một thực tế lịch sử cho đến nay không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung tƣ tƣởng của Nho giáo nói chung, nghiên cứu các phạm trù đạo đức của Nho giáo nói riêng, từ đó làm rõ những giá trị tích cực cũng nhƣ những hạn chế của nó là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu các phạm trù đạo đức của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Khổng - Mạnh không thể không chú ý đến phạm trù “Trí” nhƣ là một trong những phạm trù đạo đức cơ bản bởi nó vừa là mục đích, vừa là phƣơng tiện để nhận thức các quan hệ giữa các cá nhân con ngƣời với nhau và với xã 1 hội. Mặc dù Nho giáo ít bàn đến vấn đề nhận thức luận, song làm rõ tính đa nghĩa của “Trí” sẽ giúp chúng ta nắm bắt đƣợc mục đích cuối cùng của Nho giáo Khổng - Mạnh là con ngƣời phải có hiểu biết nhất định để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, tức góp phần vào việc củng cố trật tự ổn định xã hội. Xuất phát từ việc xác định vai trò của phạm trù “Trí” của Nho giáo Khổng - Mạnh, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về “Trí” và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội” cho luận văn thạc sĩ triết học của mình với hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ phạm trù “Trí” trong hệ thống các phạm trù đạo đức của học thuyết này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nho giáo là học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời ở Trung Quốc thời cổ đại. Nho giáo gắn bó với tên tuổi của ngƣời sáng lập là Khổng Tử (551 – 478 tr.CN), sau đó đƣợc Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN) và các thế hệ nhà Nho về sau kế thừa và làm phong phú thêm. Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về Nho giáo nói chung và phạm trù “Trí” nói riêng. Do nội dung nghiên cứu của luận văn là phạm trù “Trí” với tƣ cách là phạm trù đạo đức trong học thuyết của Nho giáo Khổng – Mạnh và vai trò của nó trong nhận thức các mối quan hệ ngƣời, cho nên ngoài việc khảo sát các tƣ liệu gốc của Nho giáo Khổng – Mạnh thông qua các bản dịch đã đƣợc công bố, chúng tôi cố gắng tìm hiểu các công trong và ngoài nƣớc về phạm trù này từ trƣớc đến nay. Trong quá trình tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tạm phân các hƣớng nghiên cứu chung về Nho giáo Khổng – Mạnh và những công trình nghiên cứu về phạm trù "Trí" trong học thuyết này nhƣ sau: Hướng thứ nhất là các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Khổng – Mạnh. Công trình đầu tiên cần nói đến cuốn “Khổng học đăng”, 2 đƣợc Phan Bội Châu viết vào đầu thế kỷ XX về Nho giáo sơ kỳ với những vấn đề liên quan đến đạo đức Nho giáo. Mục đích của nó là làm sống lại những mặt tích cực của Nho giáo nói chung, Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng. Tiếp đến là cuốn “Nho giáo” của Trần Trọng Kim. Theo Trần Trọng Kim, Nho giáo rất đắc dụng trong công việc chính trị, nó là phƣơng cách tốt nhất để thiết lập tôn ti, trật tự xã hội. Nhƣ ông cho rằng: “Học thuyết của Nho giáo thì phân ra tôn ti trật tự rất nghiêm. Ai giữ đƣợc cái địa vị tôn quý ở trên thì có quyền đƣợc bắt ngƣời tì hạ ở dƣới phải kính trọng mà phục tùng mình. Song phải cần một điều là ngƣời trên phải có tài đức xứng đáng, ai cũng kính phục, thì cái trật tự ấy dẫu tôn nghiêm thế nào, ngƣời ta ai cũng không giám ca thán” [26, tr. 16]. Công trình “Nho giáo xưa và nay” do Vũ Khiêu chủ biên tập hợp các bài nghiên cứu về Nho giáo của nhiều tác giả đã đánh giá Nho giáo theo các khía cạnh, mức độ ảnh hƣởng khác nhau: từ kinh tế, chính trị, đạo đức cho đến việc giáo dục các gía trị truyền thống dân tộc, v.v. Cuốn “Nho giáo Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2005 với dung lƣợng 1600 trang đã trình bày một loạt các chuyên đề mang tính học thuật của Nho giáo trong suốt tiến trình lịch sử của nó. Tuy nhiên, phần dành cho nghiên cứu Nho giáo Khổng - Mạnh khá khiêm tốn, chỉ dƣới 50 trang. Liên quan đến đề tài chỉ có 7 trang, bàn về "giáo hóa với nhân tính", ở đó “Trí” không đƣợc bàn tới một cách trực tiếp. Đây cũng là tình hình chung của các công trình khoa học về Nho giáo, nghĩa là vấn đề về “Trí” không đƣợc nghiên cứu một cách chuyên biệt, mà chỉ xem nó nhƣ một trong các phạm trù mang tính chuẩn mực đạo đức. Hướng thứ hai, đó là những công trình ít nhiều đề cập đến “Trí” mang tính lý luận nhận thức của Nho giáo. Cụ thể nhƣ Nguyễn Tài Thƣ trong “Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ” đã đi sâu phân tích các vấn đề tính ngƣời, 3 con ngƣời trong các quan hệ với tự nhiên và xã hội, các nhân cách lý tƣởng trong Nho học sơ kỳ. Trong đó, ông đã tập trung làm rõ các nhân cách lý tƣởng nhƣ “sĩ”, “quân tử”, “thánh”, “hiền”, đặc biệt là ngƣời quân tử, hình tƣợng con ngƣời tiêu biểu nhất trong quan niệm của đạo Nho. Tác giả cho rằng: “Ngƣời quân tử phải trau rồi các phẩm chất đạo đức mà Nho gia đã xây dựng nên, họ phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… phải thực hiện trung, hiếu…” [45, tr. 135], ngƣời quân tử phải tu luyện thƣờng xuyên để đạt đƣợc các phẩm chất đạo đức cao quý nhƣ “nhân”, “trí”, “dũng” [xem 45, tr. 138]. Công trình “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” do Doãn Chính chủ biên đã phân tích một cách khá sâu sắc toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của các trƣờng phái triết học nói chung, các nhà tƣ tƣởng nói riêng. Đặc biệt, khi phân tích tƣ tƣởng của hai đại biểu lớn của Nho gia là Khổng Tử và Mạnh Tử, tác giả cũng đã đề cập đến phạm trù “Trí”. Tác giả khẳng định: “Trí đƣợc hiểu là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, đánh giá con ngƣời và tình huống, qua đó tự xác định cho mình cách ứng xử cho phải đạo” [10, tr. 67]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hƣợu trong cuốn “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông” (sách do học trò ghi chép, biên tập lại sau khi ông mất) cũng đề cập đến phạm trù “Trí” với tƣ cách là một trong ba đạt đức của ngƣời quân tử, cùng với “Nhân” và “Dũng”: Nhân là “không lo”, trí là “không lầm”, dũng là “không sợ” [xem 19, tr. 63]. Các công trình “Lịch sử triết học phương Đông” gồm 6 tập, trong đó có các tập 1 và 2 của Nguyễn Đăng Thục; “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện; “Đại cương triết học Trung Quốc”, tập 1, 2 do Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê biên soạn v.v, cũng đề cập đến các vấn đề đạo đức của Nho giáo và ít nhiều có đề cập đến phạm trù “Trí”. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử triết học Trung Quốc là “Từ điển triết học Trung Quốc” của PGS.TS. Doãn Chính, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 4 2009. Tác phẩm này trình bày, phân tích một cách sâu sắc những vấn đề nhƣ: Nội dung các học thuyết triết học của Khổng Tử, lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi của phạm trù “Trí” trong tiến trình lịch sử, nguyên nhân sự ra đời của “Trí” cũng nhƣ ý nghĩa của “Trí”, v.v. Tuy nhiên, do đặc trƣng của thể loại từ điển và do khối lƣợng lớn các mục từ của nó, cho nên tác giả đành hạn chế phần phân tích nội dung của “Trí”. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả và tác phẩm trong lịch sử Nho giáo nhƣ Nguyễn Hiến Lê với các cuốn “Khổng Tử”; “Mạnh Tử”, Phạm Văn Khóa với cuốn “Khổng Phu tử và Luận ngữ” hay cuốn “Mạnh Tử linh hồn của nhà Nho” do Phùng Qúy Sơn dịch v.v. Đây là những cuốn sách rất có giá trị đối với việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của các nhà sáng lập Nho giáo cũng nhƣ những nội dung, tƣ tƣởng cơ bản của họ. Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ triết học đã đƣợc bảo vệ gần đây nhƣ : “Quan niệm của Khổng Tử về con người và giáo dục đào tạo con người” của Nguyễn Thị Tuyết Mai; “Tìm hiểu mẫu người quân tử qua 2 tác phẩm “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của Nguyễn Xuân Lộc; “Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ” của Nguyễn Thị Kim Chung; “Tư tưởng của Khổng Tử về Nhân qua mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân” của Nguyễn Thị Lan, v.v. Mặc dù bị hạn chế bởi phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài, song các tác giả ở những mức độ nhất định cũng đã đề cập đến phạm trù “Trí” trong quan hệ mật thiết của nó với các phạm trù đạo đức khác. Ngoài những công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản trong nƣớc, các công trình của nƣớc ngoài cũng đƣợc dịch thuật và phổ biến ở nƣớc ta. Điều đáng chú ý là trong số các công trình dịch thuật, có khá nhiều công trình dịch thuật các tƣ liệu gốc của các dịch giả nhƣ Đoàn Trung Còn, Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, v.v. Gần đây, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã xuất bản các bộ sách dịch “Tứ Thư” và “ Ngũ Kinh”. Tuy nhiên, hai bộ sách này chủ yếu phục vụ 5 cho công tác dạy và học chữ Hán, với việc diễn giải quá ngắn, vì vậy, nếu chỉ sử dụng hai bộ sách này trong việc nghiên cứu tƣ tƣởng triết học sẽ gặp phải những hạn chế nhất định, đặc biệt là đối với những ngƣời ít hiểu biết về Hán ngữ nhƣ chúng tôi. Chính vì vậy, chúng tôi tham khảo thêm tác phẩm “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, do Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải và đã chọn tài liệu này làm tài liệu chính phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nói trên, ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau đều đề cập đến phạm trù “Trí” của Nho giáo nói chung, của Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng. Tuy nhiên, các công trình ấy lại chƣa nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về nội hàm rộng lớn của phạm trù “Trí” cũng nhƣ chƣa làm rõ đƣợc vai trò to lớn của “Trí” trong nhận thức các quan hệ xã hội. Từ thực tế đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những học giả đi trƣớc, tác giả luận văn mong muốn đi sâu phân tích, làm rõ hơn nội dung của phạm trù “Trí” trong quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn trình bày một cách hệ thống quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về “Trí”, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của “Trí” trong nhận thức các quan hệ xã hội. - Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau: + Phân tích, làm rõ những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự ra đời quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về “Trí”. + Trình bày quan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử về nguồn gốc của “Trí”. 6 + Phân tích một số nội dung cơ bản của phạm trù “Trí” trong quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh từ phƣơng diện nhận thức các quan hệ xã hội. + Chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong quan niệm về “Trí” của Nho giáo Khổng – Mạnh từ góc độ nhận thức các quan hệ xã hội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về “Trí” và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về phạm trù “Trí” và vai trò của “Trí” trong nhận thức các quan hệ xã hội trong sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử. Đồng thời, luận văn cũng tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến phạm trù này cho luận văn của mình. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc triển khai trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và xã hội. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận chung của triết học Mác – Lênin, đồng thời kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, phƣơng pháp thẩm định, v.v. 6. Đóng góp mới của luận văn Trong luận văn này thông qua việc phân tích, luận giải một cách chuyên sâu và có hệ thống phạm trù “Trí” với tƣ cách phạm trù đạo đức của Nho giáo Khổng – Mạnh, từ đó chỉ ra vai trò to lớn của “Trí” trong việc nhận thức các quan hệ xã hội. 7 7. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc làm sáng tỏ quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về “Trí” và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội cũng nhƣ những giá trị và hạn chế trong quan niệm đó. Vì vậy, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học phƣơng Đông. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chƣơng, 07 tiết. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1: SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO KHỔNG - MẠNH VỀ “TRÍ” 1.1. Những tiền đề cơ bản cho sự ra đời quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về “Trí” Quan niệm về “Trí” của Nho giáo Khổng – Mạnh là một trong những quan niệm có nhiều yếu tố tích cực, trong đó xuất phát điểm của nó thể hiện ở chỗ cho rằng, con ngƣời phải có hiểu biết, nhất là hiểu biết về những nguyên tắc đạo đức để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, thông qua đó mà góp phần vào việc củng cố ổn định trật tự xã hội. Để hiểu đƣợc sự ra đời và một số nội dung cơ bản của phạm trù “Trí” từ phƣơng diện nhận thức các quan hệ xã hội, theo chúng tôi, cần phải tìm hiểu hoàn cảnh xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc (khoảng năm 770 – 221 tr.CN) cũng nhƣ những tiền đề cơ bản của nó. Đây là thời kỳ lịch sử sôi động với nhiều chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trung Quốc thời cổ đại, làm xuất hiện các khuynh hƣớng tƣ tƣởng mà một trong số đó là Nho gia với tƣ cách một học thuyết chính trị xã hội dựa trên nền tảng đạo đức để cảm hóa con ngƣời, trong đó có đức “Trí”. 1.1.1. Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự ra đời quan niệm về “Trí” của Nho giáo Khổng - Mạnh Trên lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế với tƣ cách là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ đồng sang đồ sắt. Đồ sắt đƣợc sử dụng phổ biến, sắt đƣợc dùng để làm ra các công cụ lao động nhƣ lƣỡi cày, lƣỡi cuốc, liềm, dao, rìu, búa, v.v. Phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật 9 trồng trọt cũng đƣợc cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất trong lao động nông nghiệp, của cải làm ra ngày càng nhiều. Trong thời kỳ này, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp cũng có những bƣớc phát triển mới. Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở thành phổ biến cùng với việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động trong nền sản xuất thủ công nghiệp, sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp cũng đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn, thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển nhƣ nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề làm đồ gốm, v.v. Thƣơng nghiệp cũng phát triển khá mạnh, trong xã hội đã xuất hiện một tầng lớp thƣơng nhân giàu có và ngày càng có thế lực. Tiền đồng ra đời vào cuối thời Xuân Thu, đến thời Chiến Quốc, nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Hình thức cho vay nặng lãi của các thƣơng nhân lớn cũng đã xuất hiện. Qúy tộc cũng noi theo thƣơng nhân kinh doanh buôn bán và cho vay nặng lãi. Trên cơ sở sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ với chế độ “tỉnh điền” bóc lột nhân dân theo kiểu của thiên tử, quý tộc nhà Chu trƣớc đây đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế bằng phƣơng thức bóc lột khác. Nếu nhƣ trƣớc đây tƣ liệu sản xuất (trong đó có ruộng đất) đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, thì đến giai đoạn này đã có sự thay đổi. Bắt đầu từ thời Xuân Thu, chế độ ruộng đất của nhà nƣớc dần dần tan rã, ruộng tƣ xuất hiện ngày càng nhiều. Thời Tây Chu, thiên tử nhà Chu phong đất cho các chƣ hầu trên cơ sở họ hàng và những ngƣời có công. Đến thời Xuân Thu, quan hệ họ hàng đã trở nên mờ nhạt, hơn nữa nhà Chu với tƣ cách là tôn chủ không còn đủ thế và lực để bắt những ngƣời đƣợc thừa kế đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Vì vậy, trên thực tế, các chƣ hầu đều coi lãnh địa đƣợc phong là thuộc quyền sở hữu của họ. Ngoài lãnh địa đƣợc phong, các nƣớc lớn còn thôn tính các nƣớc nhỏ và xâm chiếm đất đai của các nƣớc khác, bộ phận đất đai này trở thành sở hữu 10 riêng. Trong các nƣớc chƣ hầu do sự suy yếu của nhà vua, do sự tranh giành đất đai của nhau, thái ấp của các khanh đại phu cũng biến dần thành ruộng đất tƣ. Bọn quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã làm ruộng tƣ. Chế độ “tỉnh điền” dần tan rã, chế độ tƣ hữu về ruộng đất dần dần hình thành. Sau đó, chế độ tƣ hữu ruộng đất còn đƣợc pháp luật nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ. Đến thời Chiến Quốc, chế độ ruộng tƣ ngày càng phát triển mạnh mẽ, chế độ “tỉnh điển” đang đi đến chỗ tan dã hoàn toàn. Trong hoàn cảnh ấy, ruộng đất ngày càng tập chung vào tay các địa chủ lớn, nông dân nhiều ngƣời bị mất ruộng đất phải đi cày thuê, cấy mƣớn trở thành tá điền, cố nông. Chế độ bóc lột bằng phát canh thu tô xuất hiện. Do việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung ruộng đất vào tay một số ít lãnh chúa, địa chủ giàu có. Sự phát triển của chế độ tƣ hữu về ruộng đất là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phƣơng thức sản xuất mới – phƣơng thức sản xuất phong kiến. Về chính trị - xã hội: sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hƣởng, tác động to lớn đến lĩnh vực chính trị - xã hội. Nó làm xuất hiện một cục diện mới trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, đó là tình trạng các nƣớc chƣ hầu nổi lên lấn át địa vị và quyền lực của nhà Chu. Nếu nhƣ, vào đầu thời Chu đất đai và thần dân ở khắp dƣới gầm trời không đâu không phải là sở hữu của nhà vua thì nay, cái quyền sở hữu tối cao về đất và dân ấy đã bị một tầng lớp mới lên có sức mạnh kinh tế tấn công và chiếm lấy làm tƣ hữu. Tầng lớp quý tộc, thị tộc – cơ sở xã hội của nhà Chu, do bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút, vì vậy mà địa vị và vai trò chính trị cùng ngôi thiên tử của nhà Chu ngày càng suy giảm và trên thực tế chỉ là hình thức. Các nƣớc chƣ hầu của nhà Chu không những không chịu phục tùng vƣơng mệnh, không chịu cống nạp mà còn phát động chiến tranh thôn tính lẫn nhau, luôn tự xƣng và tự cho mình là bá chủ thiên hạ. Trong Sử Ký, Tƣ Mã Thiên đã miêu tả thời kỳ này là thời đại “vƣơng đạo suy vi”, “bá 11 đạo” cƣờng thịnh, lấn át “vƣơng đạo”. Các hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội có sự biến đổi lớn. Do có ruộng đất riêng một số khanh, đại phu, sĩ đã biến thành địa chủ mới. Đến thời Chiến Quốc, không những quan lại nhà nƣớc mà một số nhà giàu cũng mua đƣợc nhiều ruộng đất, trở thành những thƣơng nhân kiêm địa chủ. Từ tầng lớp này dần dần xuất hiện một loại quý tôc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo thang tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ nhƣ Huyền Cao ở nƣớc Tấn, Tử Cống ở nƣớc Lỗ, Lã Bất Vi ở nƣớc Tần, v.v. Sự tan rã của chế độ “tỉnh điền” đã làm cho giai cấp nông dân bị phân hóa, một bộ phận nông dân vẫn giữ đƣợc một trăm mẫu ruộng nhƣ trƣớc kia, cộng với ruộng đất khai khẩn thêm trở thành nông dân tự canh, một bộ phận khác hoàn toàn không có tấc đất cắm dùi buộc phải làm tá điền hoặc cày thuê cho địa chủ. Hệ quả tất yếu là những mâu thuẫn vốn có và mới nảy sinh trong lòng xã hội ngày càng sâu sắc, trầm trọng hơn. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, phong kiến mới nổi lên với giai cấp quý tộc đang nắm quyền lực chính trị nhƣng địa vị và sức mạnh kinh tế đã suy yếu; mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp quý tộc; mâu thuẫn giữa nông dân, nông nô với giai cấp địa chủ mới và quý tộc. Sang thời Chiến Quốc, mâu thuẫn trên ngày càng gay gắt hơn, đã đẩy xã hội tới nguy cơ suy thoái. Thêm nữa, chiến tranh giữa các nƣớc vẫn không ngừng xảy ra và ngày càng tàn bạo, khốc liệt hơn. Mạnh Tử đã phải thốt lên rằng: “Chiến tranh để giành đất đã sát hại ngƣời ta, thây nằm chật đất; chiến tranh để đoạt thành đã sát hại ngƣời ta, thây nằm ngập thành” (Tranh địa dĩ chiến, sát nhân doanh dã. Tranh thành dĩ chiến, sát nhân doanh thành – Mạnh Tử. Ly Lâu ) [20, tr. 1041 ]. Tình hình ấy đã làm cho xã hội hết sức rối loạn, sản xuất bị đình trệ, ruộng vƣờn bị bỏ hoang, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, gia đình ly tán. Trong xã hội thƣờng xuyên diễn ra hiện tƣợng “bề tôi giết vua, con giết cha, em giết anh”, thiên hạ trở nên “vô đạo”, trật tự, lễ nghĩa, cƣơng thƣờng của xã hội bị đảo lộn, các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trở nên biến dạng. Cho 12 đến thời điểm này thì cảnh chia ly không chỉ dừng lại trong gia đình mà đến cả đất nƣớc vì “ngũ luân” không đƣợc coi trọng nhƣ trƣớc nữa. Trong khi chế độ tông pháp đã tỏ ra quá lạc hậu với thời đại nhƣ vậy, thì những cơ sở cho sự định hình thể chế của xã hội mới lại mới chỉ manh nha. Giữa cái cũ và cái mới, không cái nào đủ sức đại diện chân chính cho lịch sử. Bị trói buộc trong trạng thái giao thời đó các chuẩn mực, giá trị xã hội hầu nhƣ không đƣợc định hình. Thực tiễn xã hội lúc bấy giờ đã đặt ra một vấn đề lớn là cách thức tổ chức và quản lý xã hội theo mô hình nhà Chu không còn thích hợp nữa. Vậy, cần phải làm thế nào để thiết lập lại trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, đƣa xã hội vào thế ổn định phát triển. Việc nhận thức đúng đắn và giải đáp có hiệu quả vấn đề này là nội dung chủ yếu trong đời sống tƣ tƣởng chính trị của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Chính vì vậy, trong xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, nhiều tụ điểm của những kẻ sĩ. Thành phần xuất thân của tầng lớp kẻ sĩ này là đa dạng, phức tạp nhƣng nhìn chung họ đều đứng trên lập trƣờng của giai cấp, tầng lớp mình mà phê phán trật tự xã hội cũ. Tình hình trên đã tạo ra cục diện “Bách gia tề phóng” (Trăm hoa đua nở), “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng), “Bách gia chƣ tử” (Trăm nhà trăm thầy), kết quả là làm xuất hiện nhiều nhà tƣ tƣởng, nhiều học phái khác nhau trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Bách gia bao gồm những học phái tiêu biểu: Âm dƣơng gia, Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Đạo gia, Tung hoành gia, Nông gia, Tạp gia, Tiểu thuyết gia, v.v. Mỗi học phái bằng cách này hay cách khác đã đề ra phƣơng pháp trị nƣớc theo quan điểm của mình. Mặc gia khẳng định trị nƣớc phải bằng “kiêm ái” (cùng yêu thƣơng nhau), còn Pháp gia cho rằng, muốn trị nƣớc phải dựa vào luật pháp. Nho gia lại chủ trƣơng con đƣờng trị nƣớc bằng “Nhân”, “Lễ”, “Chính danh”. Trong số các học thuyết ra đời ở thời Xuân Thu – Chiến Quốc thì Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức có ảnh hƣởng lâu dài nhất ở Trung Quốc. 13 Ngƣời có công sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN). Ông tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ngƣời nƣớc Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Sống trong thời kỳ xã hội loạn lạc, đƣợc tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh cƣớp bóc, Khổng Tử luôn ôm ấp hoài bão chính trị là xây dựng đất nƣớc thái bình thịnh trị theo mô hình xã hội lý tƣởng thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Để thiết lập lại trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, làm lành mạnh hóa các mối quan hệ ngƣời, Khổng Tử cho rằng phải dùng “đức trị” (nhân trị, lễ trị, phải thực hiện chính danh, trên dƣới phân minh, "vua cho ra vua, tôi cho ra tôi; cha cho ra cha, con cho ra con”) thì xã hội mới “hữu đạo”, thịnh trị. Sau khi Khổng Tử mất, tƣ tƣởng và đƣờng lối “đức trị” của ông đƣợc nhiều nhà Nho về sau kế thừa và tiếp tục phát triển. Tiêu biểu nhất là Mạnh Kha (372 - 289 tr.CN), tự là Dƣ, thƣờng đƣợc gọi là Mạnh Tử. Kế thừa đƣờng lối “đức trị” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề ra đƣờng lối “Nhân chính”, lấy cơ sở đạo đức nhân nghĩa làm đầu. Nhƣ vậy, để giải quyết đƣợc các vấn đề xã hội, Nho giáo sơ kỳ nói chung, Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng đã dựa vào học thuyết đạo đức với các chuẩn mực đạo đức nghiêm ngặt của nó nhƣ nhân, lễ, nghĩa, trí chứ không phải bằng phƣơng tiện kinh tế. Đặc biệt theo quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh, “Trí” là một phƣơng tiện rất quan trọng để nhận thức các quan hệ giữa các cá nhân con ngƣời với nhau và với xã hội. Có “Trí” con ngƣời mới điều chỉnh đƣợc hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, tức góp phần vào việc củng cố trật tự xã hội, đƣa xã hội vào thế ổn định, phát triển. Tóm lại, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc đầy biến động, phức tạp đã làm nảy sinh nhiều học thuyết của các học giả kiệt xuất nhằm mục đích giải quyết các vấn nạn của xã hội. Cũng trong thời kỳ này học thuyết của Nho gia Khổng – Mạnh với nhiều nội dung, trong đó có quan niệm về phạm trù đạo đức “Trí” cũng đƣợc hình thành. Khác 14 với các học phái khác, Nho giáo Khổng – Mạnh đặc biệt đề cao đạo đức, coi đạo đức là công cụ, phƣơng tiện để điều chỉnh hành vi đạo đức của con ngƣời cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, tức góp phần vào việc củng cố ổn định trật tự xã hội. 1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm về “Trí” của Nho giáo Khổng – Mạnh Nói đến sự ra đời quan niệm về “Trí” của Nho giáo Khổng – Mạnh, không thể không làm rõ cơ sở lý luận mà các nhà sáng lập Nho giáo tiếp thu, kế thừa từ đời sống văn hóa tƣ tƣởng (tôn giáo, chính trị, đạo đức) của Trung Quốc lúc bấy giờ, đặc biệt dƣới thời nhà Chu để xây dựng học thuyết của mình. Về tôn giáo: nhƣ triết học Mác – Lênin đã chỉ rõ, tôn giáo hay tƣ tƣởng tôn giáo với tính chất duy tâm thần bí của nó luôn đƣợc luôn đƣợc giai cấp thống trị lợi dụng và sử dụng nhƣ là những công cụ, phƣơng tiện cần thiết để duy trì và bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn đối với sự thống trị và quyền lợi của giai cấp thống trị. Chế độ nhà Chu cũng vậy, nhằm những mục đích chính trị ấy, họ luôn đề cao tƣ tƣởng “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ thƣợng đế”. Theo đó, nhà Chu cho rằng, “trời” (với các khái niệm có cùng một nghĩa là: thiên, đế, thiên đế, hoàng thiên thƣợng đế…) là lực lƣợng có nhân cách, có ý trí và có uy quyền tuyệt đối cho nên chính quyền, tài sản, sự thông minh, trí tuệ và sự sống lâu của kẻ thống trị cùng cuộc sống làm tôi tớ cực khổ của nhân dân lao động đều do trời ban cho. Chính vì vậy, có ngƣời cho rằng, vì nhà Ân không biết mệnh trời, hành động không hợp với mệnh trời, vì vậy Trời đã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân. Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng đã tiếp nhận yếu tố duy tâm thần bí và phản động trong tƣ tƣởng tôn giáo trên đây làm một trong những nội dung của tƣ tƣởng trị nƣớc, để ràng buộc con ngƣời, nhằm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan