Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ng...

Tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nghệ an

.PDF
96
650
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------o0o--------------- ĐẶNG THỊ THẢO QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------o0o--------------- ĐẶNG THỊ THẢO QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHỆ AN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC........................................ 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 6 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN .......................................................................................................... 12 1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước: ....................... 12 1.2.2.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước:............................. 13 1.2.3. Quản lý Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An: ................ 19 CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 26 2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ........................................................... 26 2.2. Phương pháp thống kê ........................................................................... 28 2.3. Phương pháp so sánh ............................................................................. 29 CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY............................................................................... 32 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước ........................................................... 32 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN .................................... 32 3.1.2. Tổ chức bộ máy .................................................................................. 33 3.2.Các quy định chung trong quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An: ...................................................................................................... 34 3.2.1. Các quy định trong kiểm soát, thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An. .......................................................................................... 34 3.2.2. Trách nhiệm , quyền hạn của KBNN trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN ...................................................................................................... 38 3.2.3. Các quy định về quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An: ............................................................................................................... 40 3.3. Thực trạng công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An: ............................................................................................................... 43 3.3.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An: .................................................... 43 3.3.2. Quyết toán các dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước ............. 48 3.4. Đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An. ...................................................................................................... 50 3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 50 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 52 CHƯƠNG 4MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHỆ AN.................................................................................................... 63 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại KBNN Nghệ An ...................................................................................... 63 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ................................................................... 66 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi: ............................ 66 4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An ........................................... 73 4.2.4 Giải pháp tăng cường đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN ......................................... 74 4.3. Kiến nghị:.............................................................................................. 76 4.3.1.Kiến nghị với Quốc Hội ...................................................................... 76 4.3.2. Kiến nghị với Chính Phủ .................................................................... 76 4.3.3. Kiến nghị với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch - đầu tư, Bộ xây dựng ......... 77 4.3.4.Kiến nghị với KBNN Trung Ương: ..................................................... 78 4.3.5.Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nhà thầu ................................ 81 KẾT LUẬN.................................................................................................. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 86 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÍ HIỆU VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 CTMT Chương trình mục tiêu 3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 4 GPMB Giải phóng mặt bằng 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KBNN Kho bạc nhà nước 7 KTXH Kinh tế xã hội 8 NHNN Ngân hàng nhà nước 9 NSĐP Ngân sách địa phương 10 NSNN Ngân sách nhà nước 11 NSTW Ngân sách trung ương 12 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 13 TMĐT Tổng mức đầu tư 14 UBND Uỷ ban nhân dân 15 VĐT Vốn đầu tư 16 XDCB Xây dựng cơ bản 17 XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua các năm ..................... 43 Bảng 3.2: Tình hình từ chối thanh toán......................................................... 44 Bảng 3.3: Tình hình dư tạm ứng ................................................................... 46 Bảng 3.4: Tình hình bổ sung thông báo kế hoạch vốn năm........................... 46 Bảng 3.5: Tổng số tiền cam kết chi............................................................... 47 Bảng 3.6: Tình hình điều chỉnh cam kết chi ................................................. 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi truờng. Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu, quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước đã được chú trọng đặc biệt. Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành: từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn. Cũng như trong cả nước, việc quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An cũng được chú trọng. Các cấp chính quyền tỉnh và đặc biệt là hệ thống Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi ĐTXDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An còn nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước 1 còn hạn chế. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước đang đặt ra rất bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước là vấn đề rất cấp thiết. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài: "Quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Là trên cơ sở phân tích, đánh giá công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An, đề tài rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý nguồn vốn đầu tư tại đơn vị, từ đó đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các vấn đề sau đây cần được giải đáp: - Tại sao cần phải hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An? - Vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã được quản lý tốt hay chưa ? - Để hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An cần thực hiện các giải pháp gì? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra gồm: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện hiện nay. - Phân tích thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại KBNN Nghệ An, làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại KBNN Nghệ An gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNNtại KBNN Nghệ An, bao gồm công tác công tác kiểm soát chi và công tác quyết toán vốn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An. Việc nghiên cứu những vấn đề quản lý vốn ĐTXDCB đặt trong điều kiện triển khai thực hiện pháp luật, chính sách tài chính hiện nay. Việc đánh giá thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB chủ yếu trong giai đoạn 2010 đến nay. 4. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn : - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về ĐTXDCB từ nguồn NSNN, quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN. - Làm rõ thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN và nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành các phần sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An giai đoạn 2010 đến nay Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB NSNN. - Lê Chi Mai, 2006. "Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp".Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia.NXB Chính trị Quốc gia. Đề tài đã đưa ra những nghiên cứu về phân cấp ngân sách và quản lý ngân sách theo phân cấp ngân sách.. - Nguyễn Thái Hà, 2006. "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB qua hệ thống KBNN". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN. Đề tài này có đưa ra một số lí luận cơ bản về kiểm soát vốn ĐTXDCB qua hệ thống KBNN, phân tích thực trạng, đánh giá tồn tại, nguyên nhân và đưa ra 1 số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB qua KBNN với nguồn số liệu từ năm 2005 trở về trước. - Dương Cao Sơn, 2008. "Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN". Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Tài chính. Luận văn đã đưa ra những lí luận về quản lý chi vốn ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN; phân tích thực trạng và đưa ra 1 số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi vốn ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. - Nguyễn Hoài Thu, 1991.” Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của Ngân sách Nhà nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường”.Luận án tiến sĩ. Luận án đã đưa ra 1 số lí luận về Ngân sách Nhà nước và đánh giá 1 số thay đổi cần thiết của Ngân sách trong giai đoạn đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. - Nguyễn Ngọc Định, năm 1996. “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam”, luận án phó tiến sĩ khoa học. Đề tài này lại nhấn mạnh đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thời gian nghiên cứu trước năm 1996. - Đề tài nghiên cứu cấp ngành - Kho bạc nhà nước, năm 2006. “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư tại Kho bạc nhà nước Hà Nội nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản”. Đề tài này nghiên cứu đặt ra tại đơn vị KBNN Hà Nội, và nội dung nghiên cứu chỉ chú trọng đến công tác kiểm soát chi và thời điểm nghiên cứu là trước năm 2006. - Phan Thanh Mão, năm 2003. “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” luận án tiến sĩ . Luận án đặt không gian nghiên cứu cho địa bàn tỉnh Nghệ An, bàn về đối tượng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đã đưa ra các giải pháp tài chính chung để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này. - Lê Xuân Kinh,1999. "Tăng cường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN ở tỉnh Nghệ An". Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Luận văn có hướng nghiên cứu gần với đề tài của tác giả đang hướng đến. - Lê Toàn Thắng, 2012 . “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội “.Luận văn thạc sĩ. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Luận văn này cũng như luận văn của tác giả Lê Xuân Kinh, chỉ khác ở thời điểm nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu. - Nguyễn Khắc Thiện, năm 2006 “ Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Tây”. luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động ĐTXDCB bằng vốn NSNN tại tỉnh Hà Tây. Và việc tăng cường vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động này liên quan đến rất nhiều đối tượng. - Vũ Văn Yên, 2008."Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN (lấy ví dụ ở tỉnh Nam Định)".Luận văn thạc sĩ kinh tế. Số liệu nghiên cứu, cũng như cơ chế kiểm soát của Luận văn không còn phù hợp với thực tiễn. - Hoàng Thị Xuân, 2010." Nâng cao chât lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN (lấy ví dụ ở KBNN Nghệ An)".Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, đại học Kinh tế Quốc dân , Hà Nội. Luận văn có giá trị tham khảo đối với 1 số lí luận được kế thừa, cũng như xu hướng nghiên cứu về số liệu kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tuy nhiên số liệu cũng như 1 số văn bản, chế độ khồng còn giá trị cập nhật đến thời điểm hiện nay. - Ngụy Kim Hương, năm 2009. “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Bắc Giang”.Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia, Hà nội. Luận văn xác định được vai trò quan trọng của vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NS địa phương trong sự nghiệp phát triển KT-XH của Bắc Giang.Luận văn đã đưa ra được các giải pháp toàn diện và có hệ thống để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách địa phương của tỉnh Bắc Giang. -Bùi Mạnh Tuyên, năm 2015.”Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.Luận văn nhằm đánh giá, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Làm rõ những kết quả, những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang. -Nguyễn Ngọc Dũng, năm 2014.”Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh”. Luận văn áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp phù hợp trong nghiên cứu. Đề xuất được một số giải pháp khả thi để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh như: Bổ sung quy định về quản lý vốn đầu tư của cấp chính quyền địa phương; Xử lý một số tồn tại trong các khâu quản lý vốn đầu tư về lập kế hoạch;quản lý thanh toán; quản lý quyết toán; giám sát đánh giá đầu tư trên địa bàn. -Uông Thị Minh Huyền, năm 2015.”Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân”. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc là đảm bảo việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá và làm cơ sở để xây dựng một số kế hoạch, đề án…về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước -Hoàng Thị Hương Giang, năm 2012.”Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán Nhà nước”.Năm .Nhận dạng các hình thức thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng lãng phí, thất thoát. -Trần Tuấn Nghĩa, năm 2014.”Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh”.Luận văn hệ thống lại, mô hình hóa các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, quản ý dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đó cũng là những vấn đề đang tồn tại ở nhiều tỉnh thành, địa phương khác trong cả nước nói chung. Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế tồn và tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước. -Trần Quang Đông, năm 2014.”Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh “.Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến 2012; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. - Nguyễn Xuân Quảng, năm 2012. “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”. Luận văn tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, đưa ra được một số giải pháp định hướng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới. Các giải pháp đề ra có tính khả thi, phù hợp chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. - Ngoài ra, liên quan đến vấn đề đang được đề cập nghiên cứu tại luận văn cũng có một số tài liệu hội thảo như: "Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN"- hội thảo ngày 02/06/2009 tại Hà Nội; "Nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững"- Hội thảo ngày 30,31/10/2013 tại Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH & ĐT, Hà Nội. Tại các hội thảo này đã đánh giá tình hình kiểm soát chi, chỉ ra các tồn tại, chỉ ra hiệu quả của công tác đầu tư công và các kinh nghiệm học tập theo một số nước. - Các tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết liên quan đến quản lý vốn NSNN, hay công tác kiểm soát chi NSNN. Tuy nhiên các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương khác và giải pháp áp dụng cho các địa phương đó. Hoặc có đề cấp đến các vấn đề lý luận liên quan đến vốn ĐTXDCB, quản lý vốn ĐTXDCB, hay kiểm soát chi NSNN nhưng chưa đề cập đến quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN, các giải pháp hoàn thiện còn ít, chưa hiệu quả. Dù có ít nghiên cứu có đề cập qua cũng không đặt những vấn đề lý luận đã nghiên cứu đó trong bối cảnh cụ thể tại cơ quan KBNN và không có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB áp dụng tại KBNN..Có nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi tại KBNN Nghệ An thì số liệu lại quá cũ, các chính sách, chế độ áp dụng đã hết hiệu lực, không còn gía trị áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, các đề tài ít đề cập đến giác độ tổng thể của quản lý vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét, phân tích đánh giá phù hợp hơn trong cơ chế mới . Mặt khác đề tài này vận dụng các lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh nghèo, mặt bằng chung về quản lý và kinh tế xã hội không cao nhưng đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn mà nguồn ngân sách sẽ đầu tư. Vì vậy, đề tài “Quản lý vốn ĐTXDCB ngân sách nhà nước tại KBNN Nghệ An”, với kết quả nghiên cứu thực tiễn từ năm 2010- 2015 và phương hướng đến năm 2020 sẽ góp phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế. 1.2. Cơ sở lý luậnvề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN 1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước: 1.2.1.1.Khái niệm: Vốn đầu tư XDCB là vốn để tiến hành các hoạt động XDCB ( từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tài sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước,nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. 1.2.1.2.Đặc điểm của vốn ĐTXDCB từ NSNN: Vốn ĐTXDCB từ NSNN là nguồn vốn rất quan trọng với mỗi quốc gia. Nguồn vốn này có các đặc điểm sau: Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động của NSNN nói chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển. Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các công trình dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối tượng sử dụng theo quy định của luật NSNN và các luật khác. Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng. Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài quốc gia. Thứ sáu, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư XDCB bị tách rời nhau. Vốn đầu tư XDCB của NSNN là thuộc quyền sở hữu Nhà nước.Song quyền sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN lại giao cho một tổ chức bằng việc thành lập các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. 1.2.1.3. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN: Theo tính chất công việc của hoạt động XDCB, vốn đầu tư XDCB được phân thành chi phí xây lắp;chi phí thiết bị và chi khác. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu. Theo nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư người ta chia thành: + Nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN gồm: vốn XDCB tập trung; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng; vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu; vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB. + Nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho các chương trình mục tiêu đặc biệt như: chương trình 135 đầu tư cho xã nghèo đặc biệt khó khăn; chương trình 134 đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình 5 triệu hecta rừng,... 1.2.2.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước: 1.2.2.1. Khái niệm quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN: Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó. Khái niệm Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan