Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhán...

Tài liệu Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên

.PDF
125
226
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG MẠNH HÙNG QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG MẠNH HÙNG QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ BẮC THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả Dương Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Bắc. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả Dương Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5 5. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 6 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .................................................................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận quản lý vốn cho vay hộ nghèo ............................................ 7 1.1.1.Hộ nghèo, đặc điểm tín dụng đối với hộ nghèo ....................................... 7 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng chính sách xã hội.................... 12 1.1.3. Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội .. 14 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH ........................................................................................................ 22 1.2. Kinh nghiệm quản lý vốn cho vay hộ nghèo của một số Ngân hàng Chính sách xã hội trên thế giới và ở Việt Nam ........................................ 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ v 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn cho vay hộ nghèo của một số Ngân hàng Chính sách xã hội trên thế giới ......................................................... 25 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn cho vay hộ nghèo của một số Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam ........................................................... 29 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................ 32 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 34 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 36 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 36 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37 2.3.1.Nhóm chỉ tieu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo ....... 37 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo ................ 38 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................. 42 3.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ................ 42 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .............................................. 42 3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 43 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 47 3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo ............ 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vi 3.2.1.Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và thực trạng các hộ nghèo được điều tra tại tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 48 3.2.2. Thực trạng quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .................................................. 56 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................. 75 3.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay qua ý kiến của đối tượng vay vốn ..................................................... 77 3.4. Những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân tồn tại ............................. 79 3.4.1.Những mặt đã đạt được .......................................................................... 79 3.4.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 81 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 82 Chương 4: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................. 85 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ................. 85 4.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .................................. 85 4.1.2. Định hướng tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .................................. 86 4.1.3. Mục tiêu tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 87 4.2. Tăng cường quản lý vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 88 4.2.1. Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................ 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vii 4.2.2. Hoàn thiện công tác thực hiện tổ chức cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ...................................... 90 4.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện thu hồi nợ cũng như phòng ngừa rủi ro ............................................................................................ 91 4.2.4. Củng cố hoàn thiện mạng lưới cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ...................................... 93 4.2.5. Mở rộng phương thức cho vay, mức cho vay thời hạn cho vay đối với hộ nghèo linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 94 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 97 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................... 97 4.3.2. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam ...................................................... 99 4.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể ................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTXH : Công tác xã hội CT-XH : Công tác xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị HSSV : Học sinh sinh viên NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHN0&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TLSX : Tư liệu sản xuất TSTD : Tài sản tiêu dùng TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VNĐ : Việt Nam đồng XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên năm 2016 .... 49 Bảng 3.2: Thông tin chung điều tra về các hộ nghèo ở tỉnh Thái nguyên ...... 51 Bảng 3.3: Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2014-2016 ...... 57 Bảng 3.4: Kế hoạch huy động vốn và cho vay của NHCSXH Thái Nguyên năm 2014-2016.................................................................. 59 Bảng 3.5: Kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên .. 61 Bảng 3.6: Đánh giá của hộ nghèo về phương thức cho vay tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 64 Bảng 3.7: Lãi suất cho vay và đánh giá của hộ nghèo về lãi suất cho vay ưu đãi của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ......................................... 66 Bảng 3.8: Thời hạn cho vay và đánh giá của hộ nghèo đối với Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ...................... 67 Bảng 3.9: Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 69 Bảng 3.10: Kết quả đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên............. 69 Bảng 3.11: Đánh giá của các hộ nghèo về công tác giảm sát kiểm tra, hỗ trợ sau vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ...... 73 Bảng 3.12: Tỷ lệ số hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên thoát khỏi khó khăn, thoát nghèo .................................................... 74 Bảng 3.13: Tình hình đầu tư TLSX đối với hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 78 Bảng 3.14: Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm ........................ 78 Bảng 3.15: Tác động của vốn tín dụng đến đời sống của hộ dân ................... 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .................................................. 18 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ... 47 Hình 3.2. Quy trình cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ............... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của đất nước, thời kỳ hội nhập và phát triển, kinh tế nước ta đã có những tăng trưởng và phát triển rõ nét, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đã có những lộ trình, bước đi theo đúng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhưng quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, miền, các nhóm dân cư. Vì vậy đã xuất hiện nhiều vùng, nhiều khu vực nông thôn chưa bắt nhịp với tiến trình phát triển của đất nước, chưa theo kịp với sự đổi mới, trong sản xuất, kinh doanh nhất là trong sản xuất nông nghiệp, yếu về trình độ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn trầm trọng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gặp rủi ro, họan nạn trong cuộc sống, dẫn đến thu nhập thấp, cuộc sống trở nên khó khăn và trở thành người nghèo. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác chăm lo cho các gia đình chính sách, đầu tư cho thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đặc biệt là nước ta đang phát động phong trào "toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thì yếu tố thu nhập là một tiêu chí rất quan trọng trong 19 bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Để đạt được đơn vị xây dựng nông thôn mới riêng tiêu chí hộ nghèo phải đạt dưới 3%. Nâng cao thu nhập là một trong những nội dung trọng tâm và thường xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam đã xây dựng nhiều chủ trương, chính sách và mang tầm chiến lược quốc gia nhằm tăng trưởng, phát triển và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 2 xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Rất nhiều nỗ lực của Chính phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đang được tập trung cho thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực hiện. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao thu nhập. Nhiều hộ hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống… Tỉnh Thái Nguyên là nằm ở trung du miền núi phía Bắc,có diện tích đất tự nhiên 3536,4 km2, dân số 39.978 hộ, với 1.156.000 người, gồm 9 đơn vị hành chính (2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện). Nghề chính của người dân là làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhiều hộ dân có thời gian nông nhàn, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao, chiếm 11,21% năm 2016. Hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã góp phần không nhỏ cho công tác nâng cao chất lượng cuộc sống trong nhân dân. Trong đó Ngân hàng chính sách xã hội (NH CSXH) là một tổ chức tín dụng chính thống, không vì mục tiêu lợi nhuận, có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ hệ thống tín dụng phục vụ trong việc hỗ trợ hộ nghèo có việc làm, tăng thu nhập, học sinh sinh viên khó khăn, nghèo có điều kiện học tập để lập thân, lập nghiệp và có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Mặc dù đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, đơn giản để người vay vốn thuộc diện ưu đãi tiếp cận với đồng vốn dễ dàng hơn, tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía người cho vay và người đi vay như cho vay không đúng đối tượng; mức vốn vay, bình xét vốn vay, nguồn cho vay chưa đáp ứng với nhu cầu vay, thời hạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 3 cho vay còn hạn chế và chưa phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp và đặc biệt một vấn đề nảy sinh là việc quản lý vốn vay ưu đãi hộ nghèo đôi khi chưa thực sự hiệu quả…Vì vậy, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi và kỳ vọng của Nhà nước và nhân dân về XĐGN, tác động của vốn tín dụng đối với ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo còn thấp. Với mong muốn việc quản lý vốn vay đối với hộ nghèo ngày càng hiệu quả góp phần tích cực hơn nữa trong việc bảo toàn vốn cho vay, phát huy được tác dụng của vốn cho vay trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân cả nước nói chung, của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về quản lý vốn cho vay hộ nghèo của nhiều tác giải như: “Thực trạng và giải pháp tín dụng Ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo” (2001), do TS. Đỗ Quế Lượng chủ nhiệm đề tài khoa học ngành ngân hàng. Đề tài nghiên cứu về thực trạng tín dụng của các Ngân hàng thương mại nhằm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cương hiệu quả tín dụng để hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo [7]. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội” (2007) của Đặng Thị Phương Nam nghiên cứu lý luận về chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH, phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 4 Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa” (2011) của Trần Phương Thảo đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống kiến nghị gắn với đặc thù địa phương Thanh Hóa [21]. Bài viết “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam” của tác giả Trần Công Lộc (2012) nghiên cứu và phân tích thực trạng về hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo của hệ thống NHCSXH Việt Nam trong thời gian qua, xác định các nguyên nhân, những tồn tại tác động đến hiệu quả của công tác tín dụng cho vay hộ nghèo và từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, nâng cao tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam [23]. Tuy nhiên, với nội dung "Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên” cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo trong các công trình nghiên cứu đã công bố. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, có ý nghĩa khoa học và mang tính ứng dụng cao cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp nhằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 5 hoàn thiện công tác quản lý vốn vay cho hộ nghèo qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các đối tượng chính sách. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý vốn cho vay hộ nghèo trong hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội. - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý vốn cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp của Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian. Luận văn tập chung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi về thời gian Số liệu được sử dụng để đánh giá, phân tích về quản lý vốn cho vay hộ nghèo trong luận văn được thu thập số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2014 2016. Đối với số liệu sơ cấp tác giả tập trung điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016. - Phạm vi về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý vốn vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cụ thể về công tác lập kế hoạch cho vay; tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình cho vay vốn đôi với hộ nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 6 5. Những đóng góp của luận văn Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, nội dung công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội. Tiến hành phân tích, đánh giá công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016, chỉ rõ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thái Nguyên, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn vay đối với hộ nghèo. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm có 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Hoàn thiện quản lý vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận quản lý vốn cho vay hộ nghèo 1.1.1.Hộ nghèo, đặc điểm tín dụng đối với hộ nghèo 1.1.1.1. Khái niệm hộ nghèo Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 đã quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (gồm 5 dịch vụ là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin). Khái niệm hộ nghèo được xác định như sau: - Khu vực nông thôn: hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Khu vực thành thị: hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [6]. 1.1.1.2.Đặc điểm tín dụng đối với hộ nghèo - Tín dụng đối với hộ nghèo cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm. Các ngân hàng thường cho rằng cho vay và tiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 8 kiệm món nhỏ không có lãi, và vì thế họ không quan tâm tới các nhóm nhỏ này. Điều này dành chỗ cho tín dụng tư nhân phát triển, nhất là ở nông thôn. Dịch vụ thương mại tư nhân luôn sẵn có cho những chi chí cho vay lớn (vì lãi suất cao) cho người vay, nhất là người nghèo. Các tổ chức phi Chính Phủ và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã có phương pháp cung cấp tín dụng phù hợp cho những người vay có thu nhập thấp. - Đối tượng phục vụ là những người nghèo, chủ yếu là những người có thu nhập thấp hay không có kế sinh nhai nhất định, nếu được cung cấp tài chính họ có thể vươn lên. Người nghèo thường có nhiều phương thức kiếm sống khác nhau: làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, buôn bán, tái chế, làm thuê … - Tổ chức cung cấp tín dụng cho xoá đói giảm nghèo là những tổ chức tài chính bền vững. Sự bền vững tài chính được thể hiện ở sự bù đắp được chi phí, kể cả rủi ro, tăng nguồn thu, kích thích tiết kiệm, giám sát và hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng, tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tổ chức này thường là tổ chức đa chức năng (của người vay kết hợp với các tổ chức ngân hàng, xã hội và phát triển). Tài chính vi mô đã bù đắp được tất cả các chi phí và rủi ro không cần trợ cấp, mang lại lợi nhuận cho tổ chức tham gia. - Phương pháp được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách hàng tham gia. Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo thường được cung cấp dịch vụ tài chính cho từng hộ hay nhóm hộ; cho từng hộ có điều kiện nhất định để tạo ra thu nhập, sẵn sàng trả những khoản vay và lãi vay - thường là những người nghèo kinh tế; cho nhóm khách hàng, nhất là những người cực nghèo, thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm. - Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống, thu hút được nhiều người tham Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan