Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh bình phước...

Tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh bình phước

.PDF
107
1
131

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN THÀNH QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 BÌNH DƯƠNG - 2019 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN THÀNH QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ LAN HƯƠNG BÌNH DƯƠNG - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo về một luận văn tốt nghiệp cao học quản lý giáo dục nào. Tác giả xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc, tài liệu có liên quan. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tác giả đã cam đoan ở trên đây. i LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện Luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập chương trình Cao học quản lý giáo dục và nghiên cứu Luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Lan Hương, giảng viên chính Trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn Tp. Hồ Chính Minh là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên Chương trình quản lý giáo dục, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Chương trình cao học quản lý giáo dục. Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn ở bên tác giả, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu làm luận văn. Trân trọng cảm ơn! Bình Phước, tháng 5 năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Thành ii PHỤ LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 6.1. Về địa bàn khảo sát ......................................................................................... 5 6.2. Về thời gian ..................................................................................................... 5 6.3. Nội dung khảo sát............................................................................................ 5 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................................... 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................. 5 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ .................................................................... 5 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................ 6 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................. 6 7.3. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu ............................................................ 7 8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 7 8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận .................................................................................... 7 8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................................. 7 9. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ........... 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9 1.1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trên thế giới ...................................................... 9 1.1.2. Tình hình ứng dụng CNTT ở Việt Nam ..................................................... 11 1.2. Những khái niệm cơ bản............................................................................. 15 1.2.1. Quản lý ....................................................................................................... 15 1.2.2. Công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ................................. 16 1.2.2.1. Công nghệ thông tin ................................................................................ 16 1.2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................ 17 1.2.3. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ............................................. 18 1.2.4. Quản lý công nghệ thông tin ...................................................................... 18 1.2.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ...................................................... 19 1.2.6. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở GD&ĐT ............................ 20 1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước .............................................................................................................. 20 1.3.1. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ........ 20 1.3.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước........... 22 1.4. Lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ................................... 23 iii 1.4.1. Vai trò của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ...................................................................................................... 23 1.4.2. Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................................................................. 25 1.4.2.1. Lập kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT ................................................... 25 1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ......................................... 28 1.4.2.3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT ................................................. 29 1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT ................................................ 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ........ 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC .................. 34 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 34 2.1.1. Khái quát về tỉnh Bình Phước .................................................................... 34 2.1.2. Khái quát về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước ............................. 35 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước39 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 39 2.2.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 39 2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 39 2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát ....................................................................... 39 2.2.5. Xử lý và đánh giá kết quả điều tra, khảo sát ......................................... 39 2.2.5.1. Quy trình khảo sát ................................................................................... 39 2.2.5.2. Các chỉ số thống kê ................................................................................. 40 2.2.5.3. Cách tính trị trung bình và ý nghĩa của trị trung bình ............................. 40 2.2.6. Thông tin về đặc điểm, tình hình về mẫu khảo sát .................................... 41 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước ................................................................................................................... 41 2.3.1. Thông tin về đội ngũ cán bộ, công chức .................................................... 41 2.3.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về mục đích của ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................................................... 43 2.3.3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin .................................................... 43 2.3.3.1. Mức độ trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ........................... 44 2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ......................... 44 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan .................... 45 2.3.4.1. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan .... 45 2.3.4.2. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý .......... 46 2.3.4.3. Mức độ triển khai và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC về CNTT ..... 47 2.3.5. Môi trường tổ chức và chính sách ứng dụng CNTT .................................. 48 2.4. Phân tích thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước ....................................................................... 49 2.4.1. Sự cần thiết của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ............................ 49 2.4.2. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin .................................... 49 2.4.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ............... 50 iv 2.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ................... 52 2.4.2.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin .......... 53 2.4.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin ........ 55 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ............ 58 2.5. Đánh giá chung ............................................................................................ 59 2.5.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 59 2.5.1.1. Thực trang ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ....... 59 2.5.1.2. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ................................. 60 2.5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ......... 60 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................................ 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 63 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC ................. 64 3.1. Cơ sở xác lập biện pháp .............................................................................. 64 3.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 64 3.1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 64 3.1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 66 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 66 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................................... 66 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................... 66 3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................... 66 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................. 67 3.2.5. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................... 67 3.3. Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước ................................................... 67 3.3.1. Nhóm biện pháp cải tiến hoạt động lập kế hoạch ứng dụng CNTT .......... 67 3.3.2. Nhóm biện pháp cải tiến hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan ............................................... 69 3.3.3. Nhóm biện pháp cải tiến hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................................................... 71 3.3.4. Nhóm biện pháp cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................................................... 73 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 75 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 76 3.5.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 76 3.5.2. Phương pháp............................................................................................... 76 3.5.3. Nội dung ..................................................................................................... 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt STT Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 ĐLC Độ lệch chuẩn 6 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 7 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 8 HĐQL Hoạt động quản lý 9 KT-XH Kinh tế - Xã hội 10 LLCT Lý luận chính trị 11 PM Phần mềm 12 QLGD Quản lý giáo dục 13 QLNN Quản lý nhà nước 14 TTB Trị trung bình 15 UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 2.1. Thang đo TTB và mức ý nghĩa của TTB ........................................ 40 2. Bảng 2.2. Thâm niên công tác và tuổi đời của đội ngũ CBCC........................ 41 3. Bảng 2.3. Thống kê trình độ Tin học của đội ngũ CBCC ............................... 42 4. Bảng 2.4. Mối liên hệ giữa chức vụ và Trình độ Tin học của CBCC ............. 43 5. Bảng 2.5. Mục đích của ứng dụng CNTT ....................................................... 43 6. Bảng 2.6. Mức độ và kết quả đạt được của đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT .... 43 7. Bảng 2.7. Mức độ triển khai và hiệu quả ứng dụng CNTT ............................ 45 8. Bảng 2.8. Mức độ triển khai và hiệu quả ĐTBD CBCC về CNTT ................. 47 9. Bảng 2.9. Môi trường tổ chức và chính sách ứng dụng CNTT. ...................... 48 10. Bảng 2.10. Thống kê sự cần thiết của quản lý ứng dụng CNTT ..................... 49 11. Bảng 2.11. Mức độ triển khai và kết quả đạt được của các hoạt động chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT ..................................................... 50 12. Bảng 2.12. Mức độ triển khai và kết quả đạt được của các loại kế hoạch liên quan đến hoạt động quản lý ứng dụng CNTT ...................................................... 51 13. Bảng 2.13. Mức độ triển khai, kết quả đạt được tổ chức thực hiện KH .......... 52 14. Bảng 2.14. Mức độ triển khai và kết quả đạt được của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng CNTT ............................................................................................ 54 15. Bảng 2.15. Mức độ triển khai và kết quả đạt được của hoạt động kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT .................................................................... 56 16. Bảng 2.16. Mức độ triển khai và kết quả đạt được của hoạt động đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT .................................................................... 57 17. Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT .................... 58 18. Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........ 77 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang 1. Biểu đồ 2.1. Thống kê độ tuổi của CBCC (tính đến tháng 02/2019). ............. 36 2. Biểu đồ 2.2. Thống kê CBCC là đảng viên (tính đến tháng 02/2019)............. 36 3. Biểu đồ 2.3. Thống kê trình độ LLCT của đội ngũ CBCC năm 2017, 2018. .. 37 4. Biểu đồ 2.4. Thống kê trình độ QLNN của CBCC năm 2017, 2018. .............. 37 5. Biểu đồ 2.5. Trình độ QLGD của đội ngũ CBCC năm 2017, 2018. ............... 38 6. Biểu đồ 2.6. Thống kê trình độ Tin học, tiếng Anh của CBCC. ..................... 38 7. Biểu đồ 2.7. Tuổi đời của đội ngũ CBCC ........................................................ 42 8. Biểu đồ 2.8. Số năm công tác của đội ngũ CBCC ........................................... 42 9. Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết đối với các biện pháp ........................................... 78 10. Biểu đồ 3.2. Tính khả thi đối với các biện pháp .............................................. 78 viii TÓM TẮT Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu, đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận văn gồm: Thứ nhất, luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT của đội ngũ CBCC và quản lý ứng dụng CNTT của lãnh đạo Sở GD&ĐT. Thứ hai, luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện các chức năng quản lý, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước. ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống KT-XH, đã trở thành nền tảng của kinh tế tri thức và là nhân tố then chốt đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế thị trường đang dần chuyển hóa thành nền kinh tế tri thức, việc ứng dụng CNTT trong HĐQL nói chung và trong HĐQL giáo dục nói riêng đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của CNTT và hiệu quả cao của ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội cùng với những đòi hỏi, những yêu cầu mới. Ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nêu rõ: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo... Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo” là một trong chín nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện. Ngày 01 tháng 7 năm 2014, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 36NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó khẳng định: “CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước”. 1 Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ đã khẳng định: CNTT đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, giao thông, thành lập doanh nghiệp,.. Việc đẩy mạnh và phát triển ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Trong lĩnh vực GD&ĐT, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có chỉ đạo, quyết sách để thực hiện mục tiêu này. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2025” đã nêu rõ: Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong HĐQL, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy- học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại và nâng cao chất lượng GD&ĐT. Một trong những nhiệm vụ cụ thể của ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục là “Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông” [9, tr. 1] Tại tỉnh Bình Phước, trong những năm qua các cơ quan nhà nước nói chung và Sở GD&ĐT nói riêng đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ứng dụng CNTT như: Trang bị hạ tầng CNTT (thiết bị mạng, đường truyền Internet, máy vi tính); tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, công chức về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; trang bị các phần mềm quản lý (tài chính, thiết bị, cơ sở vật chất, cán bộ, công chức, thống kê, báo cáo, điều hành, tác nghiệp,..) nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý GD&ĐT theo định hướng tin học hóa để cải cách 2 hành chính góp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng lực, hiệu quả góp phần vào công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, quản lý ứng dụng CNTT vẫn chưa đảm bảo tính khoa học, chưa đồng bộ trong các khâu quản lý như: chưa đi sâu vào việc lập kế hoạch mua sắm trang bị thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT; hoạt động tổ chức chưa chặt chẽ và chưa có tính tổng thể; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát; hoạt động kiểm tra, đánh giá còn mang tính chủ quan, chưa có bộ tiêu chí đánh giá mang tính định lượng, khoa học. Các bất cập này đến nay vẫn chưa có báo cáo hay công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp Chương trình quản lý giáo dục là phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn cao. Câu hỏi đặt ra với đề tài nghiên cứu là: - Những hạn chế, tồn tại của quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước là gì? Nguyên nhân từ đâu? - Những biện pháp cơ bản nào cần phải thưc hiện để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước trong thời gian tới? 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài khảo sát và phân tích thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tốt hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐQL 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước đã thể hiện rất tốt ở các mặt như: Cán bộ, công chức nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong HĐQL; Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã thực hiện được các chức năng cơ bản trong HĐQL như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Tuy nhiên, một số cán bộ, công chức còn chưa thực sự quan tâm đến ứng dụng CNTT trong HĐQL; quản lý ứng dụng CNTT vẫn chưa đảm bảo tính khoa học, chưa đồng bộ trong các khâu quản lý như: chưa đi sâu vào việc lập kế hoạch tác nghiệp như kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về kĩ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức và kế hoạch về trang bị thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT; hoạt động tổ chức chưa chặt chẽ và chưa có tính tổng thể; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát; hoạt động kiểm tra, đánh giá còn mang tính chủ quan, chưa có bộ tiêu chí đánh giá mang tính định lượng, khoa học. Nếu hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trạng quản lý ứng dụng CNTT sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động quản lý ứng dụng CNTT. 5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng CNTT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 4 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về địa bàn khảo sát Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động quản lý của cán bộ, công chức đối với việc ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 6.2. Về thời gian Đề tài nghiên cứu dựa trên việc khảo sát số liệu trong hai năm 2017 và 2018. 6.3. Nội dung khảo sát Thực trạng ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đảm bảo tính khoa học cho kết quả nghiên cứu, cụ thể: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm giúp người nghiên cứu phân tích, tổng hợp và hệ thống các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về HĐQL ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức. Nội dung: Phân tích và tổng hợp các vấn đề có liên quan đến đề tài như: khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và đào tạo, CNTT, ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng CNTT; lý luận về quản lý ứng dụng CNTT; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ 5 Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm giúp người nghiên cứu nắm được các số liệu liên quan đến HĐQL thông qua các loại hồ sơ quản lý lưu trữ tại cơ quan Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước liên quan đến CNTT. Nội dung: Phân tích, tổng hợp các số liệu liên quan đến ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức để nắm được thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và HĐQL tương ứng. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động điều tra, khảo sát thực tế. Từ đó, người nghiên cứu có những nhận xét, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại cơ quan Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Nội dung: Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT tại tỉnh Bình Phước; khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Mục đích: Thu thập ý kiến của các chuyên gia có trình độ, chuyên môn cao về quản lý giáo dục, quản lý ứng dụng CNTT giúp tác giả bổ sung, kiểm tra lẫn nhau các ý kiến nhằm nghiên cứu, khảo sát và phân tích đúng thực trạng quản lý ứng dụng CNTT và đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý ứng dụng CNTT hiệu quả.. Trong giáo dục, đó là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học giáo dục, bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách quan về một vấn đề giáo dục. Nội dung: Hỏi ý kiến của các chuyên gia có trình độ, chuyên môn cao về quản lý giáo dục, quản lý ứng dụng CNTT. 6 7.3. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu Mục đích: Phân tích số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, khảo sát để đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và thực trạng HĐQL ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước trên cơ sở tài liệu lý luận về thống kê ứng dụng trong KT-XH. Nội dung: Sử dụng phương pháp xử lý số liệu toán học thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS để xử lý số liệu. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các đại lượng thống kê, bao gồm: + Thống kê mô tả: Bảng phân bố tần số; tỉ lệ phần trăm (%); trị trung bình (Mean); số trung vị (Median); mode; độ lệch chuẩn (Std. Deviation); biểu đồ để nhận định về thực trạng ứng dụng CNTT của CBCC Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước + Kiểm định: Kiểm định Chi Bình phương (Chi Square) để kiểm định mối liên hệ giữa hai biến nghiên cứu. 8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Đề tài đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động của Sở GD&ĐT. 8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT tại Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. 9. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn gồm có ba phần chính, bao gồm: Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 7 Phần thứ hai: NỘI DUNG Phần nội dung của luận văn gồm có ba chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quạn nhà nước. Chương 2. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước. Chương 3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trên thế giới Xã hội loài người phát triển như ngày nay là do con người luôn luôn sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học vào trong đời sống xã hội. Để tăng năng suất lao động, con người đã thực hiện nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, từ nửa cuối thế kỷ 18 được coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nó có bản chất là quá trình cơ khí hoá, nội dung là sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay. Kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này là sự ra đời của các nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang công nghiệp với tỷ trọng cao hơn nhiều lần. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai. Cuộc cách mạng trong giai đoạn này chủ yếu về sự phát triển của ngành năng lượng mới, những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, công nghệ sinh học … cuộc cách mạng đã chuyển loài người sang một nền văn minh mới "văn minh trí tuệ". Thành tựu của cách mạng khoa học trong giai đoạn này phải kế đến sự đóng góp của các thế hệ máy tính điện tử. Bản chất của các ứng dụng máy tính là quá trình sử dụng máy tính trong xử lý thông tin để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con người. Sau khi chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1944, giới học giả Hoa Kỳ sử dụng thuật ngữ “computer science” (khoa học về máy tính) để chỉ ngành khoa học dành riêng cho lĩnh vực này. Người Pháp cho rằng máy tính điện tử dùng làm phương tiện xử lý thông tin, làm cho ngành thông tin phát triển mạnh hơn nên họ dùng thuật ngữ “informatique” (nghĩa là khoa học về xử lý thông tin trên máy tính điện tử). Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" (Information Technology IT) xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan