Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giả...

Tài liệu Quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

.PDF
218
277
81

Mô tả:

DƢƠNG QUYẾT THẮNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- DƢƠNG QUYẾT THẮNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- DƢƠNG QUYẾT THẮNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện 2. TS. Nguyễn Quang Thái Hà Nội - 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả các thông tin đƣợc trích dẫn trong luận án đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 0 MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH .. 15 1.1. TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ............................................................................... 15 1.1.1. Quan niệm về tín dụng chính sách .................................................................. 15 1.1.2. Đặc điểm tín dụng chính sách ....................................................................................... 17 1.1.3. Các hình thức tín dụng chính sách................................................................................ 18 1.1.4. Rủi ro tín dụng chính sách............................................................................................. 20 1.1.5. Vai trò của tín dụng chính sách..................................................................................... 24 1.2. QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ............................................................ 31 1.2.1. Khái niệm quản lý tín dụng chính sách ........................................................................ 31 1.2.2. Nội dung quản lý tín dụng chính sách .......................................................................... 31 1.2.3. Phƣơng pháp quản lý tín dụng chính sách ................................................................... 34 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng chính sách ........................... 36 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tín dụng chính sách............................................ 43 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH .............. 47 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc Châu Á ........................................................... 47 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ .......... 65 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách tại một số nƣớc Nam Mỹ và châu Phi.... 65 1.3.4. Bài học rút ra cho Ngân hàng Chính sách xã hội ........................................... 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 71 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ................................................................ 73 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .............................. 73 iv 2.1.1. Quá trình hình thành và đặc điểm hoạt động ............................................................... 73 2.1.2. Kết quả hoạt động ............................................................................................... 79 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................................................ 86 2.2.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội .................. 86 2.2.2. Phƣơng thức quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH ................................ 93 2.2.3. Hiệu quả quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội ................... 97 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ............................................................................... 114 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 114 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 122 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................ 127 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI......................................................................................... 128 3.1. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 128 3.1.1. Tổng quan về nghèo đói, an sinh xã hội ở Việt Nam .............................................. 128 3.1.2. Mục tiêu về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam .............................. 130 3.1.3. Nhu cầu tín dụng chính sách đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam đến năm 2020 ........................................................................................... 134 3.2. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ....................................................................................................... 148 3.2.1. Định hƣớng mục tiêu phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020 148 3.2.2. Định hƣớng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020 .......................................................................................... 149 3.2.3. Định hƣớng quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020 .............................................................................................................................. 150 3.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.......................................................................................... 153 3.3.1. Xây dựng khung quản lý tín dụng chính sách phù hợp............................................. 153 v 3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động tín dụng chính sách ..................... 157 3.3.3. Giải pháp mở rộng tín dụng chính sách .................................................................... 159 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và công tác cán bộ ........................... 161 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động của NHCSXH ................................. 169 3.3.6. Giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu ........................................... 179 3.3.7. Giải pháp tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ............................................... 180 3.3.8. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông............................... 181 3.4. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 182 3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ .............................................................. 182 3.4.2. Kiến nghị với các Bộ ngành .......................................................................... 183 3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc........................................................................... 185 3.4.4. Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng ...................................................................... 185 3.4.5. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ..................................................... 186 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 187 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CTXH : Chính trị xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số HĐQT : Hội đồng quản trị HSSV : Học sinh sinh viên MTQG : Mục tiêu quốc gia NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHPT : Ngân hàng phát triển NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NSNN : Ngân sách nhà nƣớc KTXH : Kinh tế xã hội TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TCVM : Tài chính vi mô TCTD : Tổ chức tín dụng TDCS : Tín dụng chính sách SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo WB : Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của NHCSXH tính đến 31/12 hàng năm .............. 80 Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn và dƣ nợ nguồn vốn đƣợc tài trợ, nhận ủy thác từ ngân sách địa phƣơng ........................................................................................................ 85 Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH từ năm 2002 đến 2015 ....................... 87 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH theo lãi suất huy động .............................. 89 Bảng 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn của NHCSXH phân theo thời gian huy động.................... 91 Bảng 2.6. Tổng dƣ nợ của NHCSXH từ năm 2002 đến 2015 .................................. 93 Bảng 2.7: Phân tích dƣ nợ theo phƣơng thức cho vay ............................................. 95 Bảng 2.8: Cơ cẫu mẫu điều tra .................................................................................. 28 Bảng 2.9: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ...................................................... 103 Bảng 2.10: Đối tƣợng vay vốn của gia đình .......................................................... 105 Bảng 2.11: Đối tƣợng vay vốn của gia đình phân theo trình độ học vấn ........ 105 Bảng 2.12: Mục đích sử dụng vốn theo khoảng thời gian vay .............................. 108 Bảng 2.13: Phân bổ cách thức sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi với tình trạng hôn nhân của gia đình ................................................................................................. 108 Bảng 2.14: Phân bổ cách thức sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi với độ tuổi của chủ hộ..... 109 Bảng 2.15: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi theo các hình thức. ..................... 110 Bảng 2.16: Đánh giá của các hộ về tác động của nguồn vốn ƣu đãi tới các hoạt động của gia đình ........................................................................................................... 111 Bảng 2.17: Đánh giá của các hộ gia đình về mức độ hợp lý của các nội dung của nguồn vốn vay ƣu đãi ............................................................................................. 113 Bảng 3.1: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn qua các năm từ địa phƣơng ................. 136 Bảng 3.2 : Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn ................................................................... 137 Bảng 3.3: Hệ số thu nợ ........................................................................................... 138 Bảng 3.4: Nhu cầu vốn giai đoạn 2015 - 2020 ....................................................... 143 Bảng 3.5: Mức độ cần thiết của các yếu tố tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn ............... 147 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn tại BRI .............................................................................. 58 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu khách hàng ở BRI ..................................................................... 58 Biểu đồ 1.3: Chỉ tiêu tài chính ngân hàng Rakyat Indonesia .................................... 59 Biểu đồ 1.4: Số khách hàng tại Ngân hàng CARD ................................................. 60 Biểu đồ 1.5: Cơ cấu vốn tại Ngân hàng CARD (triệu Php) ...................................... 60 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn theo lãi suất huy động .............................. 90 Biểu đồ 2.2: Xu hƣớng tăng tổng dƣ nợ của NHCSXH qua các năm ...................... 93 Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của NHCSXH .......................... 98 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ ngƣời sau cai nghiện đƣợc vay vốn và số việc làm bình quân/dự án đƣợc tạo ra từ các dự án đƣợc vay vốn giải quyết việc làm. ................................ 99 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ nợ quá hạn .......................................................... 100 Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình ...................................... 104 Biểu đồ 2.7: Hình thức vay vốn của các hộ nghèo ................................................. 106 Biểu đồ 2.8: Số tiền đƣợc vay của các hộ gia đình ................................................. 106 Biểu đồ 2.9: Khoảng thời gian gia đình vay nguồn vốn ƣu đãi .............................. 107 Biểu đồ 2.10: Số lần gia đình vay nguồn vốn ƣu đãi .............................................. 107 Biểu đồ 2.11: Tác động của nguồn vốn vay ƣu đãi tới các hoạt động của gia đình112 Biểu đồ 2.12: Mức độ hợp lý của các nội dung của nguồn vốn vay ƣu đãi ............ 113 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2014.............. 134 Biểu đồ 3.2: Số lƣợng khách hàng có dƣ nợ và dƣ nợ bình quân/khách hàng của NHCSXH giai đoạn 2003 – 2015............................................................................ 135 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội ............................ 77 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ................................ 78 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bƣớc sang Thiên niên kỷ thứ ba, loài ngƣời chứng kiến sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật nhƣng lại đang đứng trƣớc một thách thức vô cùng to lớn, đó là nạn nghèo đói. Chiến tranh, suy thoái môi trƣờng, biến đổi khí hậu, sự bất bình đẳng... đã đẩy một bộ phận ngƣời dân lâm vào cảnh đói khổ cùng cực. Xóa đói giảm nghèo đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trong 8 mục tiêu Phát triển Thiên kỷ của Liên Hợp quốc đƣợc thông qua năm 2000 thì mục tiêu số một là chống đói nghèo. Nhờ những nỗ lực của từng quốc gia, dân tộc và của cả thế giới, sau 15 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, công cuộc chống đói nghèo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Ở Việt Nam, XĐGN từ lâu đã là chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta và là sự nghiệp của toàn dân. XĐGN cũng là một trong những tiêu chí để thực hiện đảm bảo ASXH. Do đó, phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội và của ngƣời dân để thực hiện XĐGN. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo của bản thân từng ngƣời nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác giảm nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định an ninh chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc, nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Việt Nam đã hoàn thành trƣớc thời hạn Mục tiêu giảm nghèo trong Chƣơng trình Phát triển Thiên kỷ của Liên Hợp quốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhƣng nguyên nhân hàng đầu là do thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn. Để xóa đói giảm nghèo thành công, cần phải có nhiều giải pháp để xử lý tận gốc rễ các nguyên nhân của đói nghèo. Kinh nghiệm của thế giới cũng nhƣ của Việt Nam đã cho thấy giải pháp hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả và bền vững là hƣớng dẫn cho ngƣời nghèo cách làm ăn và cho họ vay vốn với 2 những điều kiện ƣu đãi phù hợp. Ở một nƣớc chƣa phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, nguồn lực của xã hội cũng nhƣ của Nhà nƣớc còn hạn chế nhƣ nƣớc ta thì giải pháp “cho vay” thay thế giải pháp “cho không” là sự lựa chọn hợp lý nhất. NHCSXH ra đời là để đáp ứng nhu cầu này của sự nghiệp XĐGN và bảo đảm ASXH. Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, NHCSXH đã vƣợt qua nhiều khó khăn, khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, đảm bảo ASXH, là địa chỉ tin cậy cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù này ở Việt Nam. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tạo nhiều việc làm cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, phát huy tiềm năng lao động sẵn có của những hộ gia đình nghèo. Hoạt động tín dụng phục vụ cho ngƣời nghèo cũng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động nghèo, tận dụng phần lớn thời gian nông nhàn và lao động mùa vụ để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi còn tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tự vận động, vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên thoát nghèo, hội nhập dần dần vào cơ chế kinh tế thị trƣờng. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, nhƣng công cuộc xóa đói giảm nghèo đang gặp phải một tồn tại lớn mang tính toàn cầu: giảm nghèo chƣa bền vững. Ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đang diễn ra tình trạng tái nghèo và đội ngũ những ngƣời nghèo vẫn đang đƣợc bổ sung thêm hàng năm. Thế giới hiện đang còn 1,3 tỷ ngƣời nghèo. Ở nƣớc ta, bình quân cứ 3 hộ thoát nghèo thì có một hộ nghèo tăng thêm (do tái nghèo hoặc phát sinh mới). Và vì thế, giảm nghèo bền vững đang trở thành một trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc trong Chƣơng trình nghị sự 2030 vừa đƣợc Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua tại Khóa họp thứ 70 từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015 tại New Work, Mỹ [14]. 3 Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn, bền bỉ hơn của từng ngƣời dân với sự hỗ trợ tối đa từ phía Nhà nƣớc. Ngoài những khó khăn hạn chế tồn tại từ trƣớc, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế là tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) những năm gần đây có xu hƣớng chậm lại. Tình hình đó đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của các cấp, các ngành, trong đó có NHCSXH, phải có những giải pháp tích cực và căn cơ để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. NHCSXH là một phần trong hệ thống các công cụ và giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ từ thiện, quỹ tài trợ của tƣ nhân,.... Dù có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu, nhƣng NHCSXH cũng chỉ là một công cụ bổ sung mà không thay thế cho bất cứ một công cụ nào khác. Mục tiêu số một đặt ra cho NHCSXH là tập trung nguồn lực của Nhà nƣớc có thể huy động đƣợc vào một đầu mối thống nhất và thông qua hình thức “cho vay có thu hồi” để thực hiện các mục tiêu, các chƣơng trình, dự án XĐGN do chính Nhà nƣớc đặt ra và yêu cầu. Trƣớc thực trạng đó, tác giả chọn đề tài: "Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội" làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu của TS. Đoàn Phƣơng Thảo (2015) về “Tăng cường thu hút đầu tư của tư nhân nhằm phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam” [8] đã tổng hợp đƣợc lý luận về an sinh xã hội với hệ thống các chính sách của Nhà nƣớc can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn trong điều kiện ngƣời dân không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu để sống (do luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em…). Tác giả đã nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tƣ của tƣ nhân để phát triển ASXH ở Việt Nam, giai đoạn 2011-2014. Theo đó, tác giả khẳng định lại một lần nữa nguồn vốn cho ASXH dựa vào nguồn NSNN, nguồn vốn tƣ 4 nhân và các nguồn khác nhƣng nguồn NSNN là chủ yếu. Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra trong giai đoạn từ 2011-2014, nguồn vốn dành cho ASXH chủ yếu do NSNN cấp, chiếm khoảng 53%, hàng năm tăng khoảng 22%. Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Kim Anh và đồng nghiệp (2011) về “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam, kiểm định và so sánh” [23] đã chỉ ra vai trò của tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc kiểm định và so sánh hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam với công tác giảm nghèo. Nhóm nghiên cứu công bố một số kết quả hoạt động tín dụng của tài chính vi mô cho ngƣời nghèo: Những năm gần đây, sự tăng nhanh của tín dụng vi mô cho các hộ gia đình nghèo và các nhóm mục tiêu chính sách xã hội chủ yếu là do sự tăng trƣởng nhanh chóng của các danh mục đầu tƣ từ NHCSXH, đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn do Nhà nƣớc huy động thông qua phân bổ ngân sách, tiền ký quỹ bắt buộc từ các NHTM Nhà nƣớc và các khoản đảm bảo vay toàn phần của Chính phủ. Nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2014) với chủ đề "Phát triển bền vững từ lý thuyết đến thực tiễn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam" [7] cho thấy sự phát triển bền vững của NHCSXH là sự phát triển đảm bảo tính ổn định, đảm bảo mối quan hệ hài hòa, lành mạnh giữa các mặt lợi ích của nhà nƣớc, ngân hàng và khách hàng, đáp ứng nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tƣơng lai phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và phát triển chung của nền kinh tế. Sự phát triển bền vững của NHCSXH đƣợc thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau: NHCSXH hoạt động dựa trên một nền tảng năng lực tài chính vững chắc; hệ thống quản trị rủi ro hiệu lực, hiệu quả; nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, chất lƣợng ngày một nâng cao, đạo đức nghề nghiệp thƣờng xuyên đƣợc củng cố, phát huy; hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại, tƣơng thích với hệ thống giao dịch; quá trình hoạt động và phát triển NHCSXH phải đƣợc thực hiện dựa trên một môi trƣờng hoạt động bền vững. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng và cộng sự (2013) với chủ đề “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” [24] chỉ ra chính sách giảm nghèo có tính liên ngành, do vậy đa phần các chính sách đề cập trong 4 trụ cột cơ bản của ASXH. Theo nhóm nghiên cứu, phát triển hệ thống ASXH nhằm các mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách tín dụng ƣu đãi, 5 đất sản xuất cho hộ nghèo DTTS, khuyến nông-lâm-ngƣ, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động; nâng cao vốn nhân lực của ngƣời nghèo thông qua tăng cƣờng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nƣớc sinh hoạt; giảm bất bình đẳng giữa các vùng thông qua phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, vùng đồng bào DTTS. Nhóm nghiên cứu cũng đã nêu ra đƣợc những vấn đề tồn tại sau: Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong vấn đề giảm nghèo; Khủng hoảng kinh tế và và các bất ổn kinh tế vĩ mô khác xuất hiện với quy mô và tần suất ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sinh kế của ngƣời nghèo, tốc độ giảm nghèo chậm dần, số hộ tái nghèo tăng cao; chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và nhóm dân cƣ lớn và có xu hƣớng gia tăng; biến đổi khí hậu toàn cầu, thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều hơn và khó kiểm soát làm tăng nhóm dễ bị tổn thƣơng; nghèo đói có xu hƣớng tập trung nhiều hơn ở nhóm đồng bào DTTS, vùng miền núi (năm 2012, DTTS chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo cả nƣớc, trong khi thu nhập bình quân chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân dân cƣ cả nƣớc); một bộ phận hộ nghèo rơi vào nghèo kinh niên, nghèo đói truyền kiếp và không thể tự vƣơn lên thoát nghèo đòi hỏi phải có những chính sách đặc thù. Nghiên cứu của nghiên cứu sinh (2015) với chủ đề "Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” [19] nêu một số thành tựu sau hơn 11 năm h lực tài chính để tạo lập nguồn vốn; tổ chức thực hiện hiệu quả các chƣơng trình tín dụng chính sách của Nhà nƣớc; đã thiết lập đƣợc mô hình tổ chức quản trị đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn nƣớc ta; đ công phƣơng thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, sáng tạo và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế ảnh hƣởng tới sự phát triển bền vững của NHCSXH: Nguồn vốn cho tín dụng chính sách chƣa có tính ổn định lâu dài; công tác xác nhận đối tƣợng thụ hƣởng tại một số địa phƣơng chƣa 6 kịp thời; hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho ngƣời vay chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nghiên cứu của Mai Phƣơng Lan, Nguyễn Mậu Dũng và Philippe Lebailly (2012) với chủ đề “Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo” [16] tập trung phân tích sự phân cấp quản lý Chƣơng trình XĐGN quốc gia theo hƣớng chuyển giao trách nhiệm quản lý, huy động và phân bổ nguồn lực từ trung ƣơng đến các đơn vị cấp Bộ, ngành và các địa phƣơng. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những tồn tại trong phân cấp quản lý Chƣơng trình XĐGN, cụ thể: Trong phân bổ nguồn lực của Chƣơng trình, rất khó có thể theo dõi việc phân bổ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc và theo dõi các nguồn này đƣợc sử dụng nhƣ thế nào; việc chậm ban hành các hƣớng dẫn và sự thiếu rõ ràng của các văn bản từ cấp trung ƣơng dẫn đến việc địa phƣơng chậm trễ thực hiện hoặc thực hiện sai và lúng túng trong quá trình thực hiện; năng lực của cán bộ địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc với những công việc mà họ đƣợc giao từ chƣơng trình XĐGN; Sự thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin từ cấp trung ƣơng đến cấp tỉnh, huyện, xã. Nghiên cứu của ThS. Trần Thùy Linh (2015) với chủ đề “Triển khai tín dụng chính sách tại một số quốc gia châu Á và thực tiễn tại Việt Nam” [28] chỉ ra rằng chính sách tín dụng là công cụ điều tiết của Nhà nƣớc nhằm kích thích nền kinh tế cũng nhƣ thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển của một nhóm đối tƣợng đƣợc chính sách hƣớng tới. Qua thực tiễn triển khai nguồn vốn này ở một số quốc gia châu Á, bài viết liên hệ tới tình hình triển khai chính sách này tại Việt Nam. Theo góc độ kinh tế, các chƣơng trình tín dụng chính sách đƣợc thiết kế để khắc phục vấn đề ngoại ứng hay thông tin bất cân xứng, khiến thị trƣờng tự thân không có khả năng phân bổ nguồn lực tối ƣu đến các đối tƣợng hay khu vực kinh tế. Tác giả đánh giá việc triển khai chƣơng trình tín dụng chính sách của các nƣớc trong khu vực và thực tiễn hoạt động của hai ngân hàng VDB và VBSP: Chƣơng trình tín dụng chính sách vẫn còn khá tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết cả về cơ chế, chính sách và năng lực, đòi hỏi trong thời gian tới cần phải chuyển biến mạnh mẽ về quy mô lẫn năng lực; quy mô đầu tƣ của VDB và VBSP hiện còn chƣa tƣơng xứng với nhu cầu khách quan. 7 Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai (2012) với chủ đề “Chính sách xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn” [25] đã chỉ ra đƣợc những thành tựu của chính sách giảm nghèo và ASXH ở vùng đặc biệt khó khăn. Tác giả cho rằng, bên cạnh những thành tựu của chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, Chính phủ đã nỗ lực thực thi chính sách đảm bảo ASXH trên 3 phƣơng diện sau: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trƣờng lao động cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định cho đồng bào DTTS; chính sách bảo hiểm y tế; chính sách trợ giúp xã hội. Tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của chính sách giảm nghèo và ASXH ở vùng khó khăn: Kết quả giảm nghèo vẫn chƣa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm còn cao, đặc biệt ở huyện miền núi, vùng cao, biên giới; việc dạy nghề chƣa thực sự gắn với nhu cầu; việc cho vay tín dụng ƣu đãi chƣa gắn với hỗ trợ và hƣớng dẫn về sản xuất, khuyến nông một cách hiệu quả... Tác giả cũng đã đề xuất cần thiết xây dựng một chƣơng trình giảm nghèo chung, bền vững và toàn diện, bao gồm hệ thống các chính sách giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung, thống nhất các chƣơng trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm ASXH có hiệu quả nhất. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu Frede Moreno (2004) chủ đề “Good governance in microcredit strategy for poverty reduction: Focus on western Mindanao, Philippines” [40] đã nghiên cứu về quản trị tốt chiến lƣợc tín dụng vi mô trong giảm nghèo: nghiên cứu tại miền Tây Mindanao, Philippine. Theo tác giả, nghiên cứu nhằm xác định và giới thiệu chƣơng trình tín dụng vi mô dựa trên những tiềm lực kinh tế xã hội địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu, khả năng của những ngƣời thực hiện chƣơng trình và những ngƣời đƣợc hƣởng lợi. Tác giả cũng đã khẳng định rằng vận hành các nguyên tác quản trị tốt trong phát triển chiến lƣợc tín dụng vi mô là điều cần thiết để tín dụng vi mô thành một chiến lƣợc khả thi cho công cuộc XĐGN và trở thành công cụ hiệu quả cho phát triển nông thôn. Tác giả cũng đã đúc kết những nhân tố ảnh hƣởng đến các chƣơng trình tín dụng vi mô đó là tài chính hộ gia đình, nhu cầu tín dụng của ngƣời nghèo, kinh nghiệm tín dụng, nhà cung cấp tín dụng cho ngƣời 8 nghèo. Tác giả cũng đã đề xuất giải pháp để quản lý tốt các chiến lƣợc tài chính vi mô: Quản trị tốt là phải có sự tham gia; quản trị tốt tín dụng vi mô là sự minh bạch; quản trị tài chính vi mô là phải có trách nhiệm giải trình; quản trị tốt tín dụng vi mô hƣớng tới sự bền vững. Nghiên cứu của Takyi, Emmanuel Ankrah (2011) với chủ đề “Micro-credit management in rural Bank: The case of Baduman rural Bank Ltd” [47] đã nghiên cứu về quản lý tín dụng vi mô ở các ngân hàng nông thôn. Theo tác giả, thành công của nghiên cứu này sẽ phục vụ nhƣ là một công cụ hữu ích cho các bên liên quan khác trong quản lý tín dụng vi mô có hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để quản lý tốt tín dụng vi mô cần đƣợc kết hợp vào các hoạt động ngân hàng nông thôn. Nghiên cứu này cũng nhằm đánh giá những món vay nhỏ theo chuẩn quy định của Ngân hàng Ghana. Đánh giá những tiêu chí nhằm xác định khách hàng vay vốn. Kiểm tra hiệu quả quy trình giải ngân, giám sát và trả nợ. Tìm hiểu mức độ khách hàng đƣợc ngân hàng đào tạo và giám sát khách hàng từ khi bắt đầu đến khi tất toán. Đánh giá sự phù hợp của các chính sách tín dụng so với mục tiêu của Ngân hàng. Và cuối cùng là xác định chắc chắn những vấn đề mà ngân hàng phải đối mặt khi thu hồi các khoản vay. Nghiên cứu của Agba,A.M.ogaboh, Stephen Ocheni và Festus Nkpoyen (2014) với chủ đề “Microfinance Credit Scheme and Poverty Reduction among Low-Income Workers in Nigeria” [32] theo đó, đói nghèo đã đƣợc công nhận là một vấn đề xã hội đƣợc Chính phủ và các tổ chức quốc tế quan tâm. Chƣơng trình tín dụng vi mô đƣợc phổ biến để tăng khả năng tiếp cận các khoản vay đối với những ngƣời thu nhập thấp để nâng cao đời sống cho họ. Nhóm nghiên cứu thấy rằng chƣơng trình tín dụng vi mô là công cụ hữu hiệu để giảm nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tại Nigeria, những lợi ích của chƣơng trình trình tín dụng vi mô vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Điều này thừa nhận Chính phủ Nigeria đã thất bại trong giảm nghèo. Lý do ở đây là thái độ thử nghiệm của Chính phủ, thực thi chƣa đúng, thiếu kinh phí, thiếu chuyên gia và thiếu tính liên tục. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng chƣơng trình tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp, tạo cơ hội tiết kiệm, nâng vị thế ngƣời nghèo, thúc đẩy bình 9 đẳng giới và cũng đã lập luận rằng chƣơng trình tín dụng vi mô lấy hộ gia đình có thu nhập thấp từ độ sâu thiếu thốn, tuyệt vọng lên thành hi vọng, tự trọng và ý thức về phẩm giá. Nghiên cứu của Mario Olivares và Sofia Santos (2009) với chủ đề “Market Solutions in Poverty: The Role of Microcredit in Development Countries with Financial Restrictions” [43] đã nghiên cứu về giải pháp thị trƣờng về giảm nghèo, vai trò của tín dụng vi mô ở các nƣớc đang phát triển hạn chế về năng lực tài chính. Việc tạo ra các thị trƣờng tín dụng ở các nƣớc nghèo là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của những nƣớc đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tín dụng chính thức không đƣợc nhiều ngƣời biết đến khi họ cần vay tiền để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hàng triệu ngƣời trên thế giới không tiếp cận đƣợc với các dịch vụ tài chính từ các tổ chức tài chính chính thức. Tác giả nghiên cứu đã khái quát các yếu tố quan trọng của tài chính vi mô. Vai trò của tín dụng vi mô trong giảm nghèo phản ánh sự thành công gần đây của chƣơng trình cho vay quy mô nhỏ. Trong thập kỷ qua, các tổ chức tài chính vi mô đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng và tiết kiệm cho ngƣời nghèo kinh doanh, thông qua các chiến lƣợc sáng tạo. Chúng bao gồm việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho ngƣời nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn với mức lãi phù hợp và không cần thế chấp. Nhƣng tác giả cũng lƣu ý rằng không thể tự cáng đáng đƣợc các chi phí và cũng khó thực hiện trong một xã hội đồng nhất, những khoản tiết kiệm của khách hàng chỉ bằng 1/3 quỹ cho vay. Mô hình này sẽ rất tốn chi phí, đòi hỏi mất nhiều thời gian của nhân viên cũng nhƣ của khách hàng. Nghiên cứu của Janda K. và P. Zetek (2014) với chủ đề "Survey of Microfinance Controversies and Challenges" [46] cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn nhƣng toàn diện về tài liệu học thuật tài chính vi mô, nhấn mạnh về đổi mới gần đây, xu hƣớng và hiệu quả. Đặc biệt, tác giả tập trung vào nghiên cứu các vấn đề gây tranh cãi của tài chính vi mô, nhƣ thƣơng mại hóa, quy định, chính sách lãi suất và sự cân bằng giữa tiếp cận và hiệu suất của tổ chức TCVM. Tóm lại, những phát hiện của tác giả đã nhấn mạnh vào sự cải tiến lớn trong lĩnh vực TCVM, tuy nhiên, TCVM vẫn chƣa đạt đƣợc tiềm năng phát triển đầy đủ. Đồng thời, tác giả 10 phác thảo những rủi ro tiềm năng và hạn chế dọc theo con đƣờng phát triển và trƣởng thành của TCVM, nhiều trong số đó vẫn đang chờ đợi để đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về mặt học thuật. Tác giả cũng giới thiệu một mô hình kinh tế lƣợng minh họa về mối quan hệ giữa hiệu quả xã hội và tài chính. Nghiên cứu của Wright, Graham (2000) về chủ đề "Designing Quality Financial Services for the Poor” [49] đã phác thảo các vấn đề trong lĩnh vực tài chính vi mô, bao gồm thảo luận sâu về: Tài chính vi mô đóng góp đối với việc giảm nghèo, nâng cao địa vị của phụ nữ, nâng cao vị thế khách hàng nghèo và cải thiện sức khỏe, dinh dƣỡng và giáo dục của những ngƣời nghèo trên thế giới; vai trò của tiết kiệm trong tài chính vi mô: đối với khách hàng, đối với các tổ chức có liên quan và cho các cơ quan quản lý; làm thế nào để mời gọi, phát triển và duy trì khách hàng chất lƣợng cao; và các vấn đề xung quanh nhân rộng mô hình và hệ thống tài chính vi mô thành công. Tiếp theo tác giả cung cấp hƣớng dẫn thực tế, với các ví dụ rõ ràng về cách thiết kế hệ thống tài chính vi mô để cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lƣợng cho ngƣời nghèo. Tác giả mô tả lại chi tiết quá trình nghiên cứu, xây dựng để phát triển hai hệ thống tài chính vi mô rất khác nhau, một ở vùng đông dân cƣ tại nông thôn Bangladesh và một ở vùng núi xa xôi của Philippines. Tác giả cũng đã đƣa ra thảo luận nhiều vấn đề và thách thức đối tài chính vi mô. Trong khi nói rõ sức mạnh của TCVM có thể giúp góp phần xóa đói giảm nghèo, tác giả cũng cung cấp một tour du lịch vô giá về các vấn đề, đề xuất, minh họa làm thế nào để đạt đƣợc hiệu quả thực hiện TCVM. 2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chung và tại NHCSXH nói ri sách nói riêng hƣớng tới mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH 11 - hoạt động tín dụng chính sách hƣớng tới mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH - Khuyến nghị chính sách cũng nhƣ đƣa ra một số giải pháp liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách hƣớng tới mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH và quản lý hiệu quả hoạt động này. điểm tƣơng đồng thì những kết quả nghiên cứu còn một số nội dung chƣa đề cập hoặc chƣa phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, cụ thể là: - Phần lớn các đề tài nghiên cứu mới dừng ở mức độ phân tích trên phạm vi hẹp hoặc theo một khía cạnh nhất định, chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung vào đầy đủ các nội dung liên quan đến vấn đề quản lý tín dụng chính sách. Hơn nữa, do đối tƣợng nghiên cứu có sự khác biệt do tính hạn chế về địa lý và lịch sử, cũng nhƣ cho đến nay đã có nhiều sự biến động của kinh tế xã hội nên các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết đƣợc một phần liên quan đến TCVM cũng nhƣ tín dụng chính sách, các giải pháp chƣa có tính đồng bộ nhằm tăng cƣờng vai trò của TCVM cũng nhƣ tín dụng chính sách đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Đánh giá trong điều kiện của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH là một mô hình rất đặc thù của Việt Nam. Đó là một tổ chức tài chính do Nhà nƣớc lập ra, đƣợc giao nhiệm vụ chuyển tải vốn của Nhà nƣớc dành cho mục tiêu XĐGN, nhƣng không phải bằng hình thức cấp phát mà bằng công cụ tín dụng ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng do ngân hàng này thực hiện là tín dụng chính sách xã hội (phục vụ mục tiêu XĐGN và bảo đảm ASXH thuộc phạm vi trách nhiệm của Nhà nƣớc). NHCSXH cũng đƣợc thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng thông thƣờng do Luật các tổ chức tín dụng quy định. - Tổng hợp một cách hệ thống với tính thực tiễn cao về quản lý tín dụng chính sách và các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng chính sách và hệ thống các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện này phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. - Nghiên cứu và đề xuất định hƣớng mục tiêu về giảm nghèo, đảm bảo an
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan