Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thành phố yên bái, tỉnh yên ...

Tài liệu Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thành phố yên bái, tỉnh yên bái

.PDF
109
1
138

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM KIM ANH QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI,TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM KIM ANH QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI,TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bất Phú Thọ, năm 2020 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Phạm Kim Anh năm 2020 2 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy, cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế, các Thầy, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về Quản lý kinh tế làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Thị Bất người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy, Cô và các anh chị học viên. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Kim Anh 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................10 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................11 5. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................................15 6. Kết cấu luận văn 7. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH ...............................................................................................................18 1.1. Hộ kinh doanh và thuế đối với Hộ kinh doanh ..................................................18 1.1.1. Hộ kinh doanh.....................................................................................18 1.1.2. Thuế đối với Hộ kinh doanh ...............................................................21 1.2. Quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ....................................................................23 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ...............23 1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ................................25 1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ...................................25 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ........32 CHƢƠNG 2.........................................................................................................35 2.1. Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Yên Bái ...................................................35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................35 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế................................................ 1 2.1.3. Thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2017-2019.......................29 2.2. Thực trạng Hộ kinh doanh do Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái quản lý. ............................................................................................................................31 4 2.3.Thực trạng quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017-2019 ..............................................................33 2.3.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế ....................................33 2.3.2. Thực trạng quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế................37 2.3.3. Thực trạng quản lý miễn, giảm thuế ....................................................45 2.3.4. Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ......................................47 2.3.5. Thực trạng kiểm tra thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái...................................................................50 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái..................................................................................54 2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu ........................................................54 2.4.2. Ưu điểm trong quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái....................................................................... 2.4.3. Hạn chế trong quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái...................................................................56 2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .......................................59 CHƢƠNG 3……………………………………………………............………64 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đến năm 2025 ................................64 3.1.1. Mục tiêu quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đến năm 2025 .....................................................64 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đến năm 2025 ...........................65 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................................................67 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái......................................................................................74 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ............................67 5 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế .........................................................................................................69 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác miễn, giảm thuế ..................................73 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế ...................................73 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế .......................................74 3.2.7. Các giải pháp khác ...............................................................................75 3.3. Kiến nghị .................................................................................................................76 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ...........................................................76 3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Thuế ........................................................77 3.3.3. Kiến nghị đối với Cục Thuế tỉnh Yên Bái ...........................................78 3.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương và các phòng, ban .................79 KẾT LUẬN .........................................................................................................81 PHỤ LỤC 2 ............................................................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 3 ............................................................. Error! Bookmark not defined. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CMND : Chứng minh nhân dân HKD : Hộ kinh doanh CQT : Cơ quan thuế CSDL : Cơ sở dữ liệu TMS : Ứng dụng quản lý thuế tập trung TNCN : Thu nhập cá nhân GTGT : Giá trị gia tăng KBNN : Kho bạc nhà nước HĐTVT : Hội đồng tư vấn thuế UBND : Ủy ban nhân dân UNTT : Ủy nhiệm thu thuế TTHT : Tuyên truyền hỗ trợ NVQLT : Nghiệp vụ Quản lý thuế KTT-QLN&CCNT : Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế SXKD : Sản xuất kinh doanh LPX : Liên phường xã NNT : NNT NSNN : Ngân sách nhà nước 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1: Thống kê cán bộ, công chức Chi cục Thuế thành phố Yên Bái …..……Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Tổng hợp Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019..................................31 Bảng 2.3: Tổng hợp số thu từng sắc thuế của Hộ kinh doanh………........…33 giai đoạn 2017-2019 ............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Công tác tuyên truyền đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 34 Bảng 2.5: Công tác hỗ trợ đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ............35 Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh .........................................36 Bảng 2.7: Công tác đăng ký thuế đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 .............................................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh về thủ tục đăng ký thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế.. ..........................................................................38 Bảng 2.9: Công tác kê khai thuế đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 .40 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh về kê khai thuế .............41 Bảng 2.11: Công tác thu nộp thuế từ ủy nhiệm thu đối với Hộ kinh doanh .......42 Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh thu nộp thuế ..................44 Bảng 2.13: Công tác quản lý miễn giảm thuế đối với Hộ kinh doanh ........ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh về miễn giảm thuế ........47 Bảng 2.15: Công tác quản lý nợ thuế đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ....47 Bảng 2.16: Cơ cấu nợ thuế của Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ................49 Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh về quản lý nợ thuế ........50 Bảng 2.18: Công tác kiểm tra thuế (khảo sát doanh thu) đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.20: Tổng hợp kết quả khảo sát Hộ kinh doanh về kiểm tra thuế ............53 8 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung nghiên cứu ...................................................................................11 Hình 1.1: Các bước đăng ký thuế đối với Hộ kinh doanh ..................................27 Hình 1.2: Các bước thực hiện thu, nộp thuế đối với HKD ..................................28 Hình 1.3: Các bước miễn giảm thuế đối với HKD ..............................................29 Hình 1.4: Các bước quản lý nợ thuế ....................................................................31 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế ...................................................26 Hình 2.2: Thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2017-2019 .......................30 Hình 2.3: Thu ngân sách từ Hộ kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ......................32 Hình 2.4. Kết quả thu thuế HKD của đơn vị nhận ủy nhiệm thu ( Bưu điện ) năm 2017-2019…………………........……………………………………………46 Hộp 2.1: Phỏng vấn Công chức thuế Hoàng Thị Phương Hoa - Bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT - Chi cục Thuế………………………90 Hộp 2.2: Phỏng vấn Nhân viên bưu điện: Nguyễn Thị Thu Hương - Bộ phận thu thuế, Bưu điện tthành phố Yên Bái: .....................................................................90 Hộp 2.3: Phỏng vấn Công chức thuế Nguyễn Thị Nguyệt Nga - Bộ phận Lập bộ và xử lý miễn, giảm thuế - Chi cục Thuế: ............................................................93 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, khối kinh tế cá thể đã và đang từng bước phát triển ở nhiều lĩnh vực và đa dạng về ngành nghề, có thêm những tiềm năng mới và đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, từ đó góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và tăng cường nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Hộ kinh doanh( Hộ) là một trong những NNT có số lượng nhiều, họ hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng quy mô thường manh mún, số vốn không cần nhiều cũng vẫn có thể kinh doanh. Số thu từ Hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng công sức và chi phí của ngành thuế bỏ ra để thực hiện quản lý thuế tương đối nhiều. Tuy nhiên đây là loại hình kinh doanh mang tính truyền thống là chủ yếu, họ kinh doanh để nuôi sống bản thân đồng thời cũng góp phần tạo việc làm cho nhiều người. Thông qua hộ kinh doanh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân được tham gia vao lưu thông phần nào đó đóng góp vào ngân sách. Nhiệm vụ quản lý thuế đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể vẫn còn những, hạn chế, bất cập, chi phí hành thu cao, nguồn nhân lực ở cấp đội thuế liên xã chiếm tỷ lệ trên 20% trong tổng số biên chế toàn ngành nhưng nguồn thu từ khu vực hộ kinh doanh lại quá nhỏ chỉ chiếm 7-8% trên tổng số thu. Do tình hình sản xuất và kinh doanh của các hộ kinh doanh nói chung còn khá phức tạp, thêm vào đó khía cạnh chấp hành quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng còn chưa cao. Việc quản lý các loại thuế còn bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng như trốn thuế, nợ thuế và kê khai chưa đúng doanh thu từ đó dẫn đến làm giảm thu cho ngân sách. Ngoài ra còn phải kể đến sự hạn chế trong công tác tổ chức, vận hành 10 trong công tác quản lý của cơ quan Thuế, cũng như công tác xác định đối tượng hay mục tiêu quản lý thuế. Xác định việc nâng cao công tác quản lý đối với Hộ kinh doanh là thực sự cần thiết trong nhiệm vụ quản lý thu sách trong thời gian tới. Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã triển khai các phương án nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ sót về đối tượng quản lý thuế, hạn chế tình trạng kê khai thiếu doanh thu nhằm mục đích trốn thuế để góp phần vào nhiệm vụ tăng thu ngân sách Nhà nước. Từ những lý do đã nêu trên, việc chọn đề tài “Quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái”sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế cũng như NNT trên phương diện cả lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu công tác Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Yên Bái luận văn làm rõ thực trạng, thành công,hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nhằm : - Về phía ngành thuế : thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm. - Về phía hộ kinh doanh : nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của Hộ kinh doanh đối với NSNN, tạo cơ sở pháp lý giải quyết đầy đủ các quyền lợi của NNT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định khung nghiên cứu về công tác quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế. - Nhiệm vụ của Luận Văn là phân tích thực trạng quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 trên địa bàn thành phố Yên Bái, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 11 - Trên cơ sở phân tích đánh giá sẽ đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đến năm 2025. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thuế và công tác quản lý liên quan đến Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về Bộ máy quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ; Nghiên cứu về nội dung quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh của Chi cục Thuế bao gồm: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ; Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế , công tác ủy nhiệm cho tổ chức thu hộ tiền thuế; Công tác miễn, giảm thuế; Công tác quản lý đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế; Công tác kiểm tra thuế. - Phạm vi không gian: Phạm vi thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái với dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2017- 2019; Thu thập dữ liệu sơ cấp vào tháng 3, tháng 4 năm 2020; Đề xuất các giải pháp đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu 4.1. Khung nghiên cứu Đề tài sử dụng khung nghiên cứu theo Hình 1 dưới đây Hình 1: Khung nghiên cứu Yếu tố ảnh hƣởng -Thuộc về Chi cục Thuế. Nội dung quản lý thuế đối với HKD „- Bộ máy quản lý - Tuyên truyền, hỗ trợ Người Mục tiêu quản ý thuế đối với HKD „- Hoàn thành dự toán thu thuế được giao. 12 Khung nghiên cứu trên áp dụng xuyên suốt các nội dung trong việc đánh giá , so sánh, đối chiếu, phân tích số liệu. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu 4.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp - Báo cáo kết quả quản lý thuế trên địa bàn thành phố Yên Bái đối với Hộ kinh doanh giai đoạn năm 2017 - 2019. - Báo cáo kết quả tuyên truyền hỗ trợ NNT từ năm 2017 đến năm 2019. - Báo cáo tổng kết công tác miễn giảm thuế từ năm 2017 đến năm 2019. - Báo cáo nợ thuế, báo cáo kết quả tình hình kiểm tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019. - Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2017 đến năm 2019. 4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp a). Điều tra khảo sát - Đối tượng khảo sát: Chọn 110 Hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Yên Bái. - Mục tiêu khảo sát: Nhằm nắm bắt được thông tin và số liệu để phục vụ mục đích kiểm chứng, trên cơ sở đó có căn cứ phân tích số liệu thứ cấp, nhằm tiến hành khắc phục một số hạn chế do nguồn dữ liệu thứ cấp chưa đầy đủ, góp phần chu n hóa những nhận định của tác giả khi phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Nội dung: Dùng phiếu khảo sát Hộ kinh doanh, lấy ý kiến của Hộ kinh doanh vào phiếu. - Hình thức: Khảo sát trực tiếp. 13 - Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ 5/5/2020 đến 20/9/2020 - Địa điểm: tại trụ sở hoặc cửa hàng của Hộ kinh doanh. *Kết quả khảo sát : +Lấy ý kiến về Công tác tuyên truyền : phát 100 phiếu thu về 100 trong đó có 18 phiếu đánh giá mức độ Trung bình; 45 phiếu đánh giá khá và 37 phiếu đánh giá tốt. + Lấy ý kiến về Công tác hỗ trợ: phát 100 phiếu thu về 100 kết quả có 15 phiếu đánh giá trung bình, 34 phiếu đánh giá khá, 51 phiếu đánh giá tốt + Phát phiếu lấy ý kiến về thái độ giao tiếp : phát 100 phiếu thu về 100 phiếu, kết quả có 2 phiếu đánh giá trung bình, 23 phiếu đánh giá khá, 75 phiếu đánh giá tốt. +Về Đăng ký thuế: phát 100 phiếu thu về 100 phiếu, kết quả 88/100 phiếu đánh giá là đơn giản thuận tiện. + Về Kê khai thuế: phát 100 phiếu thu về 100, kết quả 98/100 đánh giá đơn giản và thuận tiện. ... b). Phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn 04 cán bộ thuế và 02 nhân viên Bưu điện thuộc đơn vị ủy nhiệm thu thuế đối với Hộ kinh doanh trên các lĩnh vực: Tuyên truyền, hỗ trợ; Miễn, giảm thuế; Thu nộp thuế, gồm: 1. Công chức Chi cục Thuế: 02 cán bộ thuộc Bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT. 2. Công chức Chi cục Thuế: 02 cán bộ thuộc Bộ phận Lập bộ tính thuế kế toán thuế. 3. Nhân viên UNTT: 02 cán bộ thuộc Bộ phận thu thuế, Bưu điện thành phố. - Mục tiêu phỏng vấn: Để đánh giá rõ về thực trạng về công tác tuyên 14 truyền hỗ trợ NNT, công tác miễn giảm thuế, công tác thu nộp thuế đối với Hộ kinh doanh. - Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác miễn giảm thuế, công tác thu nộp thuế đối với Hộ kinh doanh (có phụ lục – câu hỏi phỏng vấn). - Thời gian phỏng vấn: Tháng 6/2020. - Địa điểm phỏng vấn: Trực tiếp tại phòng làm việc. 4.3. Phương pháp ph n t ch số liệu 4.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Tổng hợp, so sánh số liệu về các khâu trong quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái từ năm 2017 đến năm 2019. 4.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Số liệu thu thập được từ việc khảo sát và dữ liệu phỏng vấn thu thập được sẽ thống kê, tổng hợp, lựa chọn độ tin cậy, hiệu chỉnh, phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, hình để minh họa cho những nội dung phân tích đánh giá công tác quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh. Từ những kết quả đã phân tích sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các số liệu, dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu. 5. Tính mới của luận văn : 5.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn phần nào sẽ góp phần hoàn thiện về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về cả cơ sở lý luận và thực tiễn . 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Sau khi nghiên cứu đề tài đã chỉ ra được cách thức thực hiện thông qua phần giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế của Hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 15 Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa đối với các sắc thuế khác trên địa bàn cũng như đối với các đơn vị khác có điều kiện về địa lý và môi trường xã hội giống với thành phố Yên Bái. 6. Kết cấu uận văn Luận văn gồm: Mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Hộ kinh doanh và quản ý thuế đối với Hộ kinh doanh Chƣơng 2: Thực trạng quản ý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản ý thuế đối với Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Yên Bái. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu : Luận Văn nghiên cứu về thuế và công tác quản lý thuế, nhận diện một số hành vi gian lận thuế nói chung từ đó nhận diện hành vi gian lận thuế của Hộ kinh doanh để tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cụ thể : * hái niệm thuế : Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Nhà nước thu thuế làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Đối tượng của quan hệ phân phối này là của cải vật chất được biểu hiện dưới hình thức giá trị. * hái niệm về quản lý thuế : Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật, là quá trình hoạch định kế 16 hoạch thuế cũng như chương trình mục tiêu, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, phát hiện những sai sót và gian lận để uốn nắn, chỉnh sửa trong công tác quản lý ở những kỳ tiếp theo. * Nhận diện các hành vi gian lận thuế bao gồm : Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế ; Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm hoặc giảm số thuế phải nộp; Lập hồ sơ hủy hoặc làm giảm số lượng vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm; Lập hóa đơn về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra sai nhằm làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế; Không ghi chép các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm hoặc giảm số thuế phải nộp; Không xuất hóa đơn hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế; Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế; Sửa chữa, t y xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm hoặc làm giảm số thuế phải nộp; Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận; Người nộp thuế đang vẫn kinh doanh dù đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh; Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Trong các hành vi gian lận thuế thì tình trạng “ Lỗ giả - Lãi thật” đang là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa xử lý được dứt điểm chủ yếu phát sinh ở các doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã làm ảnh hưởng 17 rất lớn tới nguồn thu ngân sách. Tình trạng nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể do doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ để tiếp tục đầu tư khi người đứng đầu doanh nghiệp có niềm tin vào cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng doanh nghiệp báo “lỗ giả” nhằm thực hiện hành vi trốn thuế, chuyển giá. Để biến lãi thành lỗ, hoặc sắp đặt mức lãi thấp, các doanh nghiệp không thể làm việc riêng lẻ mà thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn hoặc từng nhóm. Nhiều doanh nghiệp đã dùng chiêu trò thông qua việc định giá cao đầu vào và khai báo giá bán thấp khi xuất kh u, khai tăng nhiều chi phí khác, sử dụng chi phí trả lãi tiền vay… để thực hiện hành vi chuyển giá. Do đó, để chứng minh hành vi chuyển giá là điều không dễ dàng. Gian lận chuyển giá có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, làm thất thu ngân sách và mất công bằng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư và chính sách an ninh tiền tệ quốc gia. Cần phát hiện sớm được sự “nhảy múa” của số liệu lỗ - lãi sẽ sớm có biện pháp mạnh tay để xử lý tình trạng “lỗ giả, lãi thật” của doanh nghiệp. * Nghiên cứu chuyên sâu về Hộ kinh doanh và các quy trình liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh thực hiện phương pháp khoán không sử dụng hóa đơn chứng từ do vậy các hành vi trốn thuế chủ yếu là : Khai thiếu doanh thu khooán thuế, Người nộp thuế đang vẫn kinh doanh dù đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh; Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ khi bắt đầu kinh doanh...Nên Luận văn tập trung vào : Nghiên cứu về thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Đánh giá được thực trạng của từng bộ phận của cơ quan thuế cũng như thực trạng chấp hành của hộ kinh doanh, nêu bật những khó khăn và những thuận lợi cả về chính sách và thực tiễn thông qua Kết quả khảo sát. Làm rõ thêm những bất cập và hạn chế của cơ quan thuế trong quản lý, nhận diện được những rủi ro cũng như hành vi vi phạm quy định của NNT 18 trong khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Chỉ ra những vấn đề về hiệu quả đã đạt được của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Yên Bái những năm qua. Luận văn góp phần tìm ra những bài học kinh nghiệm của các tỉnh bạn đã áp dụng,rút ra bài học thực tiễn, bổ xung thêm kinh nghiệm, hoàn thiện lý luận và cách thức áp dụng đề ra được những giải pháp tối ưu để giúp công tác quản lý tốt hơn hướng tới mục tiêu “ Minh bạch –Chuyên nghiệp - Liêm ch nh – Đổi mới”. CHƢƠNG 1 HỘ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1. Hộ kinh doanh và thuế đối với Hộ kinh doanh 1.1.1. Hộ kinh doanh 1.1.1.1. hái niệm và đặc điểm chung của Hộ kinh doanh ( Nguồn Luật doanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan