Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong c...

Tài liệu Quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng namb

.DOCX
104
81
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THAO QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THAO QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 834 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI QUANG TUẤN HÀ NỘI – năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và đáng tin cậy. Tác giả Nguyễn Thị Thao MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...............................................................................................................................10 1.1. Các khái niệm liên quan và mục tiêu của Bảo hiểm thất nghiệp .........................10 1.2. Nguyên tắc quản lý bảo hiểm thất nghiệp.......................................................................15 1.3. Tiêu chí đánh giá bảo hiểm thất nghiệp............................................................................16 1.4. Nội dung quản lý bảo hiểm thất nghiệp............................................................................18 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm thất nghiệp..............................................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ.............................34 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 34 2.2. Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp và bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ...............................................................35 2.3. Phân tích thực trạng quản lý Bảo hiểm thất nghiệp ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ................................................................................................................45 2.4. Phân tích thực trạng Bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp khảo sát ..56 2.5. Đánh giá chung về quản lý thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.........................................................................58 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................63 3.1. Bối cảnh và định hướng hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách BHTN .. 63 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đối với Người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025...............................................................................................................66 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Association of Southeast Asian Nations ASEAN : An sinh xã hội ASXH : Bảo hiểm thất nghiệp BHTN : Bảo hiểm xã hội BHXH : Bảo hiểm y tế BHYT : Chứng minh thư nhân dân CMTND : Công nghệ thông tin CNTT : Cơ sở dạy nghề CSDN : Đại học Kinh Tế Quốc dân ĐH KTQD : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐH QGHN : Đăng ký thất nghiệp ĐKTN : Giới thiệu việc làm GTVL : Hợp đồng lao động HĐLĐ : Hội đồng nhân dân HĐND : International Labour Organization ILO : Lao động - Thương binh và Xã hội LĐTB&XH : Người lao động NLĐ : Người sử dụng lao động NSDLĐ : Ngân sách nhà nước NSNN : Người thất nghiệp NTN : Nhà xuất bản NXB : Quản lý nhà nước QLNN : Trợ cấp thất nghiệp TCTN : The Trans-Pacific Partnershi TPP TT GTVL: Trung tâm giới thiệu việc làm UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội mà các nước trên thế giới đều gặp phải. Thất nghiệp một mặt thúc đẩy bộ phận lao động đang làm việc phải làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thất nghiệp là tình trạng không tốt. Đối với người thất nghiệp là mất thu nhập, đời sống không đảm bảo và có thể dẫn đến tha hóa, đối với xã hội là tình trạng không tạo ra toàn dụng lao động và từ đó không tạo ra tăng trưởng kinh tế theo mong muốn. Có thể nói, thất nghiệp là vấn đề mang tính hai mặt, trong đó mặt tiêu cực là nổi trội và ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển con người. Do đó, chính phủ các nước đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề thất nghiệp, có trách nhiệm phải quản lý tốt tình trạng thất nghiệp, không để thất nghiệp xảy ra quá lớn và ảnh hưởng xấu tới nguồn lực lao động cũng như tới đời sống của người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý thất nghiệp không đơn giản, vì phụ thuộc vào lợi ích và cách hành xử của các chủ sử dụng lao động đối với việc làm, thu nhập của người lao động trong các hoạt động kinh doanh của họ. Để quản lý được tình trạng thất nghiệp, chính phủ phải tác động vào cả chủ doanh nghiệp và người lao động theo hướng đảm bảo lợi ích của cả hai bên được lâu dài nhằm giảm thiểu tình trạng xa thải, mất việc làm của người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp thường xuyên xảy ra, chỉ có khác nhau ở tỉ lệ cao hay thấp. Giảm thất nghiệp và bảo vệ người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý mà còn là mục tiêu của các chương trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một địa phương. Việt Nam hiện trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong nhiều năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển và hoàn thiện, trong đó có sự phát triển nổi bậc của thành phần kinh tế tư 1 nhân. Tuy nhiên, nhiều vấn đề và thách thức của thị trường lao động đang đặt ra như sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh đưa đến người lao động thất nghiệp, mất việc làm và thất nghiệp của người lao động dẫn đến bất ổn xã hội và cả nền kinh tế. Vì vậy, cần phải thường xuyên quan tâm giải quyết các vấn đề về thất nghiệp của người lao động, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam nên địa bàn tập trung lực lượng lao động tương đối đông, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) lớn và tăng theo hằng năm. Theo số liệu thống kê, năm 2017, thành phố Tam Kỳ đã chi hơn 50 tỷ đồng TCTN cho gần 7.000 người. Từ khi triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến nay, Thành phố Tam Kỳ đã bố trí và tập huấn cán bộ, triển khai các chính sách, chủ trương của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nhằm thực hiện tốt nhất và hoàn thiện hơn công tác BHTN, giúp cho người lao động mất việc làm giảm gánh nặng kinh tế cũng như tâm lý trong thời gian thất nghiệp đồng thời tìm được công việc phù hợp, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, BHTN trên địa bàn thành phố Tam Kỳ còn nhiều bất cập liên quan đến BHTN như: bảo hiểm chưa phủ khắp các đối tượng; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan bảo hiểm, trung tâm giới thiệu việc làm và cơ quan lao động để nắm chắc số lượng người thất nghiệp; chưa nắm chắc tình trạng thất nghiệp thật sự của BHTN; chi trả bảo hiểm còn chậm trễ… Điều đó đã ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bị thất nghiệp, cũng như tình hình an sinh xã hội (ASXH). Thực trạng trên xuất phát từ nhiều lý do như: do thực hiện BHTN trong thời gian chưa nhiều; nhận thức của Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và Người lao động (NLĐ) còn hạn chế; chính sách BHTN chưa thật sự hướng tới lợi ích của NLĐ; thanh tra, kiểm tra BHTN chưa thật sự hiệu quả... Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay liên quan đến đề tài về quản lý thực hiện chính sách BHTN đã có nhiều công trình khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ như đã có một số đề tài nghiên cứu như: Cuốn sách: “Bảo hiểm xã hội – Những điều cần biết” do NXB Thống kê phát hành năm 2001, Nguyễn Văn Kỵ có bài: “Luật BHXH và vấn đề BHTN”. Nội dung tập trung vào khía cạnh: Khi xây dựng Luật BHXH ở Việt Nam có nên hay không nên đề cập đến vấn đề BHTN? Tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội” do Bộ Tài Chính tổ chức năm 2003, Đặng Anh Duệ có bài báo “Để xây dựng và thực hiện chế độ BHTN ở Việt Nam”. Bài báo chủ yếu tập trung vào sự cần thiết phải có chế độ BHTN trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính nhằm xây dựng và thực hiện chế độ này. Tạp chí Cộng sản số 124/2014 có bài viết: “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thời gian gần đây và giải pháp”. Công trình đề ra những thống kê về tình hình thực hiện BHTN tại Việt Nam và vạch ra những tham luận có giá trị nhằm khắc phục những thiếu sót. Năm 2004, Nguyễn Huy Ban cùng các cộng sự tại BHXH Việt Nam đã thực hiện chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu đề ra và phân tích nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập tới các hình thức Trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam. Trịnh Thị Hoa - Trung tâm Nghiên cứu khoa học, BHXH Việt Nam đã đưa ra công trình nghiên cứu “Những lý luận cơ bản về BHTN hiện đại”. Công trình đề cập về hiện tượng thất nghiệp. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Chính phủ cần triển khai chương trình trợ cấp thất nghiệp và chương trình này chỉ thực hiện đối với những người bị thất nghiệp bắt buộc. Giải pháp tích cực 3 đối với chống thất nghiệp là đầu tư tạo ra chỗ việc làm mới. Năm 2013, Đặng Văn Thành – Đại học Lao động - Xã hội thực hiện luận văn: “Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam hiện nay”. Trên cơ sở phân tích chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, luận văn đưa ra quan điểm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là so sánh giữa hai mô hình quản lý BHTN, đó là: Mô hình quản lý liên kết giữa ngành LĐTB&XH - BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình BHXH Việt Nam thực hiện độc lập. Từ đó, đưa ra mô hình phù hợp nhất với Việt Nam trong thời gian đến. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung làm Chủ nhiệm. Đề tài đề cập tới cơ quan thực hiện dịch vụ việc làm là Trung tâm GTVL, thực hiện chức năng cầu nối giữa Người lao động và Người sử dụng lao động, cung cấp dịch vụ tư vấn cho NLĐ, thực hiện sắp xếp việc làm cho Người lao động và Người sử dụng lao động thông qua hoạt động môi giới. Trung tâm GTVL là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn cho NLĐ. Công trình nghiên cứu:“Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giải Lê Minh Lý. Công trình này chủ yếu phân tích thực trạng quỹ và giải pháp chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Bình Dương. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác... Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Việc nghiên cứu này hết sức quan trọng trong việc quản lý thực hiện chính sách BHTN tại thành phố Tam Kỳ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về thực hiện chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và 4 nguyên nhân của quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chính sách BHTN - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ 5 năm qua. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Tư liệu, thông tin, khảo sát được giới hạn ở phạm vi của thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam. * Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu quản lý thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn thành phố Tam Kỳ từ năm 2013 đến năm 2017, tầm nhìn tới năm 2025. * Phạm vi nội dung Việc nghiên cứu luân văn giới hạn ở các vấn đề liên quan đến quản lý thực hiện chính sách BHTN như việc xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức thực hiện, không đề cập đến các vấn đề nghiệp vụ cụ thể. Luận văn sẽ 5 tập trung đi sâu xem xét các công cụ quản lý, cơ chế và chính sách quản lý. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn áp dụng cách tiếp cận hệ thống, gắn lý luận với thực tiễn, hệ thống hóa lý luận và xem xét thực tiễn thực hiện chính sách ở cấp độ địa phương của một thành phố thuộc một tỉnh xem có phù hợp với lý luận không. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là điều tra khảo sát những người lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong thời gian khảo sát để điều tra thực trạng tham gia BHTN tại thành phố Tam Kỳ. Luận văn cũng thu thập thông tin (số liệu, tài liệu) thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tổng kết ngành, niên giám thống kê và trên mạng Internet, bao gồm thông tin thứ cấp khác. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành khảo sát để có thông tin sơ cấp. * Thông tin thứ cấp Luận văn sử dụng những thông tin đã có sẵn, được cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và và được công bố. Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động tham gia BHTN trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2017 và thông tin tổng hợp thông qua qua các sách, tạp chí, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết của cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, Internets... * Thông tin sơ cấp Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập qua các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, lãnh đạo đơn vị liên quan, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và người lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa thành phố Tam Kỳ. 6 Bảng mẫu điều tra doanh nghiệp Đối tượng điều tra Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nước ngoài Tổng số Nguồn: Tác giả - Điều tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chọn một số loại hình doanh nghiệp ở địa bàn khác nhau để tiến hành khảo sát lấy ý kiến về nhu cầu tham gia BHTN của các doanh nghiệp. - Điều tra người lao động: Mỗi doanh nghiệp chọn mẫu lấy ý kiến của 5 người lao động xem nhận biết của họ về BHTN như thế nào và nguyện vọng tham gia BHTN. Bảng mẫu điều tra người lao động Đối tượng điều tra Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nước ngoài Tổng số Nguồn: Tác giả 7 Bảng mẫu điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin (lãnh đạo) Đối tượng điều tra Lãnh đạo UBND thành phố Lãnh đạo BHXH thành phố Lãnh đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Tổng số Nguồn: Tác giả Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin truyền thống như phân tích thống kê, so sánh đối chiếu và khái quát hóa dựa trên những số liệu được điều tra, khảo sát các đối tượng được thu thập số liệu từ tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2013- 2017. Thông tin thu được trong quá trình điều tra, phỏng vấn được xử lý bằng phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và xây dựng khung phân tích của quản lý thực hiện chính sách BHTN, nhất là về nội dung, phương thức, công cụ và biện pháp tăng cường quản lý thực hiện hiện chính sách về BHTN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đề tài là góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự tham gia của NLĐ, tăng cường và hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách BHTN nhằm đảm bảo ASXH, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương 8 Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, giai đoạn 2013 – 2017. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện chính sách BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm liên quan và mục tiêu của Bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Thất nghiệp Theo kinh tế học, Thất nghiệp là tình trạng NLĐ muốn có việc làm mà không tìm được việc làm, hoặc NLĐ đang làm việc mà bị mất việc làm. Thất nghiệp là một trong những “căn bệnh” phổ biến của nền kinh tế. Đó là, tình trạng của nền kinh tế, trong đó một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm, họ đang cố gắng đi tìm việc. Thất nghiệp làm cho Người lao động không có thu nhập, trong khi phải tốn kém những chi phí đi tìm việc làm. Thêm vào đó, thất nghiệp làm cho đời sống tinh thần của Người lao động và gia đình họ luôn nặng nề. Các nhà xã hội học cho rằng: thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp không chỉ có ảnh hưởng lớn đến NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, như là: sự lãng phí nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao), kéo theo sự lãng phí các nguồn lực kinh tế khác; sự giảm sút tổng sản lượng của nền kinh tế… Ngoài ra, khi có tình trạng thất nghiệp, xã hội chi ra những khoản trợ cấp thất nghiệp, những khoản khắc phục và chống các tệ nạn xã hội do thất nghiệp. Có các tiêu chí để phân loại thất nghiệp. Cụ thể như sau: Căn cứ vào loại hình thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại: thất nghiệp theo giới tính; thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng lãnh thổ; thất nghiệp theo ngành nghề; thất nghiệp theo chủng tộc, dân tộc … Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có những loại thất nghiệp sau: 10 - Thất nghiệp do bỏ việc, họ là người tự ý xin thôi việc vì những nguyên nhân khác nhau như công việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa, tiền công thấp... - Thất nghiệp do mất việc, là NLĐ không có việc làm vì chủ sử dụng lao động cho thôi việc do nguyên nhân nào đó. - Thất nghiệp do mới vào, họ là người lần đầu tiên tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang cố gắng tìm kiếm việc làm. - Thất nghiệp do trở lại, họ là NLĐ đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp sau: - Thất nghiệp dai dẵng, là mức thất nghiệp tối thiểu khó có thể giảm được trong một nền kinh tế sôi động. Dạng thất nghiệp này là những người tạm thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong nền kinh tế mà lực lượng lao động và công việc tìm người luôn thay đổi. - Thất nghiệp do cơ cấu, là thất nghiệp không có sự đồng bộ giữa tay nghề, trình độ đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi. Thất nghiệp xảy ra khi có thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối giữa cung - cầu cục bộ trên thị trường lao động. - Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Lý do chính của hiện tượng này là nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu lao động cũng giảm. - Thất nghiệp do yếu tố thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền lương cân bằng. Để đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trường, mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của nghiệp đoàn, công đoàn. - Thất nghiệp do công nghệ: Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế cho con người, chỉ cần một số người vận hành sẽ có một bộ phận NLĐ trong các dây chuyền sản xuất bị dư ra, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan