Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái...

Tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái

.PDF
122
1
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÀO PHÙNG NGHĨA QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÀO PHÙNG NGHĨA QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Hải Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Phú Thọ, ngày 05 tháng 05 năm 2021 Tác giả Luận văn Đào Phùng Nghĩa ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình Cao học và viết Luận văn. Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập để có kiến thức, trình độ viết lên Luận văn này. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo: TS. Nguyễn Ngọc Hải đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện Luận văn. Tuy nhiên không thể tránh khỏi hết những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tận tình của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn học viên. Phú Thọ, ngày 05 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Đào Phùng Nghĩa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ........................................................................vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 7 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 8 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN…………………………………………………..10 1.1. Cơ sở lý luận về QLT BHXH bắt buộc........................................................... 10 1.1.1. Khái niệm và vai trò của BHXH .................................................................. 10 1.1.2. Quản lý thu , BHXH bắt buộc ...................................................................... 21 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả QLT,BHXH bắt buộc ........................... 29 1.1.4. Đánh giá hiệu quả của QLT BHXH bắt buộc .............................................. 33 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về QLT BHXH ........................................................... 33 1.2.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay .......................................... 33 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………..36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QLT BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020 ........................................... 38 2.1. Khái quát đặc điểm về QLT BHXH tại BHXH tỉnh Yên Bái ......................... 38 2.2. Thực trạng quản lý công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái .... 39 2.2.1. Khái quát những việc đang làm để QLT BHXH bắt buộc .......................... 39 2.2.2 Thực trạng kết quả và hiệu quả thu và QLT BHXH bắt buộc ..................... 56 iv 2.2.3. Những mặt hạn chế và nguyên nhân………………………………………78 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA QLT BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH YÊN BÁI (GIAI ĐOẠN NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025)................................................................................................. 85 3.1. Bối cảnh chung tác động đến QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái ........................................................................................................................ ........85 3.2. Định hƣớng về QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái 20212025........................................................................................................................88 - Quan điểm của Đảng về chính sách ASXH và phát triển đối với công tác QLT BHXH bắt buộc....... ...............................................................................................88 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái: Giai đoạn 2021 -2025 .........................................................................................9897 3.3.1. Giải pháp số 1: Làm tốt công tác Truyền thông và tuyên truyền:.............. .98 3.3.2. Giải pháp số 2: Làm tốt công tác quản lý ĐT tham gia BHXH đến quản lý số tiền thu nộp BHXH bắt buộc ............................................................................99 3.3.3. Giải pháp số 3: Quản lý mức đóng BHXH bắt buộc và các khoản phụ cấp: ...................................................................................................................... ........100 3.3.4. Giải pháp số 4: Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Tổ chức hội nghị tập huấn định kỳ ........................................................ ........100 3.3.5. Giải pháp số 5: Phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của BHXH tỉnh.. .........................................................................................................101 3.3.6. Giải pháp số 6: Học tập kỹ năng và trang bị cho mình một kỹ năng làm việc nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong luận văn ...........................................101 3.3.7 Giải pháp số 7: Công tác tham mƣu với cấp ủy chính quyền địa phƣơng 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................102 1. Kết luận ............................................................................................................102 2. Kiến nghị ..........................................................................................................103 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thu BHXH bắt buộc giai đoạn năm 2016 đến năm 2020 tốc độ tăng hàng năm ................................................................................................................ 57 Bảng 3.2: Thu BHXH của các loại hình, khối đơn vị SDLĐ cơ cấu...................... 58 Bảng 3.3: Tổng tiền nợ BHXH giai đoạn 2016- 2020 ............................................ 59 Bảng 3.4: Các loại hình, khối đơn vị SDLĐ nợ BHXH ......................................... 60 Bảng 3.5: Danh sách tham gia BHXH các loại, khối, hình đơn vị SDLĐ ............ 65 Bảng 3.6: Các đơn vị, DN tăng mới năm 2016, 2017 , 2018, 2019, 2020 ............... 66 Bảng 3.7: ĐKKD mới của các đơn vị SDLĐ hàng năm ....................................... 66 Bảng 3.8: LĐ đăng ký đóng BHXH theo loại khối, hình đơn vị SDLĐ ............... 67 Bảng 3.9: Cấp sổ BHXH bắt buộc từ năm 2016 đến năm 2020 ............................. 70 Bảng 3.10: Quỹ tiền lƣơng (QTL) và tiền công đăng ký đóng BHXH bắt buộc theo loại, khối, loại hình đơn vị SDLĐ ................................................................. 71 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Yên Bái ................................................ 41 Hình 3.2: Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 - 2020 .............................. 56 Hình 3.3: Thu BHXH năm 2020 của các loại hình, khối đơn vị SĐLĐ có cơ cấu ................................................................................................................................ 57 Hình 3.4: Nợ BHXH qua các năm 2016 đến năm 2020 ...................................... 61 Hình 3.6: Cơ cấu LĐ theo loại, khối hình đơn vị SDLĐ năm 2020 ..................... 69 Hình 3.7. QTL thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 - 2020 ................................... 72 Hình 3.8: Cơ cấu QTL thu BHXH năm 2020 ......................................................... 72 Hình 3.9: Sơ đồ tổ chức thu BHXH của BHXH Tỉnh Yên Bái .............................. 75 Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái .......... 46 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6 HCSN Hành chính sự nghiệp 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 HTX Hợp tác xã 10 HKDCT Hộ kinh doanh cá thể 11 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tƣ 12 LD, VPĐD Liên doanh, văn phòng đại diện 13 LĐTBXH Lao động thƣơng binh và xã hội 14 NCL Ngoài công lập 15 NLĐ Ngƣời lao động 16 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 17 SDLĐ Sử dụng lao động 18 SXKD Sản xuất - kinh doanh 19 TNLĐ - BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 20 UBND Uỷ ban nhân dân viii 21 HĐLĐ Hợp đồng lao động 22 ATTT An toàn thông tin 23 CNTT Công nghệ thông tin 24 NQD Ngoài Quốc doanh 25 ASXH An sinh xã hội 26 QLNN Quản lý nhà nƣớc 27 KNLĐ Khả năng lao động 28 LĐ Lao động 29 TNLĐ Tai nạn lao động 30 BNN Bệnh nghề nghiệp 31 XH Xã hội 32 SDLĐ Sử dụng lao động 33 ASXH An sinh xã hội 34 QL Quản lý 35 KH Kế hoạch 36 QLT Quản lý thu 37 HĐQL Hội đồng quản lý 38 PL Pháp luật 39 TTKT Thanh tra - Kiểm tra 40 QLNN Quản lý nhà nƣớc 41 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 42 DN Doanh nghiệp 43 CĐCS Chế độ chính sách ix 44 XHCN Xã hội chủ nghĩa 45 TTHC Thủ tục hành chính 46 CNTT Công nghệ thông tin 47 KTXH Kinh tế - xã hội 48 CCVC Công chức viên chức 49 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 50 TCS (Phần mềm) Giải quyết chính sách 51 KTTT (Phần mềm) Kế toán 52 TST (Phần mềm) Quản lý thu 53 LLLĐ Lực lƣợng lao động 54 DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc 55 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 56 QTL Quỹ tiền lƣơng 57 HĐLV Hợp đồng làm việc 58 SXKD Sản xuất kinh doanh 59 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 60 CĐCS Chế độ chính sách 61 HKDCT Hộ kinh doanh cá thể 62 NCL Ngoài công lập 63 KH Kế hoạch 64 CNXH Chủ nghĩa xã hội 65 KT Kinh tế 66 HĐQT Hội đồng quản trị x 67 KTXH Kinh tế, xã hội 68 NN Nhà nƣớc 69 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 70 QLNN Quản lý Nhà nƣớc 71 CNXH Chủ nghĩa xã hội 70 CNVC Công nhân viên chức 71 KTTT Kinh tế thị trƣờng 72 LĐLĐ Liên đoàn lao động 73 CST Cấp sổ thẻ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội (ASXH). Do đó ở Việt Nam, chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc và là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách ASXH đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm thực hiện, BHXH đã gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ổn định chính trị. Nên việc xác định đúng đắn vai trò của chính sách BHXH trong cuộc sống; sự tác động của BHXH đối với đời sống của ngƣời lao động (NLĐ) và đối với các chính sách ASXH, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc chính sách BHXH cần phải từng bƣớc đƣợc sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội (KT&XH). Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH là một vấn đề cấp thiết, không những của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý (QL); mà còn cả những NLĐ với tƣ cách vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể của chính sách BHXH. Do đó chính sách BHXH là một vấn đề cấp thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế (KT) thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay, trong xã hội (XH) có sự phân hóa giàu ngh o đang có sƣ chênh lệch khá lớn. Vì thế NLĐ cần có sự tƣơng trợ, giúp đỡ của cộng đồng, phát huy vai trò đó để giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống do các rủi ro trong quá trình lao động (LĐ) đem lại. Với những nhu cầu đó, chính sách BHXH luôn hƣớng tới mục tiêu, vì cuộc sống tốt đẹp của con ngƣời và sự văn minh trong toàn XH. Để xác định đúng vị trí và vai trò của chính sách BHXH trong công cuộc đổi mới ngày 5/7/1994 Quốc hội đã ban hành Bộ Luật LĐ. Ngày 26/01/1995 Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH k m theo Nghị định số 12/CP. Ngày 29/6/2006. Đến ngày 29/6/2006 Quốc hội đã ban hành Luật BHXH số 71/2006/QH11; ngày 20/11/2014 sửa đổi bổ sung và ban hành Luật BHXH số 58/2014/QH13 để nhằm thực hiện thống nhất chính sách BHXH. Tuy nhiên trong một thời gian việc thực hiện chính sách BHXH còn bộc lộ nhiều hạn chế; đặc biệt là quản lý thu (QLT) thu BHXH bắt buộc. Cụ thể: số các đơn vị doanh nghiệp (DN) có số LĐ tham gia BHXH còn ít, 2 tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc còn nhiều, phần nào gây ảnh hƣởng không nhỏ tới quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH, việc tăng nguồn thu BHXH còn thấp chƣa tƣơng xứng với tình hình thực tế. QLT BHXH bắt buộc và thu BHXH ở BHXH tỉnh Yên Bái cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Một trong những nguyên nhân đó là QL còn chƣa phù hợp, sự phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức liên quan còn thiếu chặt chẽ, chƣa nhịp nhàng và cũng còn chƣa đồng bộ. Nhƣ vậy, hoạt động QLT BHXH bắt buộc ảnh hƣởng trực tiếp đến chi BHXH và thực hiện chính sách BHXH trong những năm tới. Do đó BHXH dựa trên nguyên tắc (đóng, hƣởng). Tuy nhiên BHXH là chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc và là chính sách ASXH của đất nƣớc mang tính nhân văn và không vì mục đính kinh doanh, lợi nhuận. Vì vậy thu và QLT BHXH bắt buộc đặt ra yêu cầu thu BHXH bắt buộc phải đúng đối tƣợng, đúng chính sách, thu đủ mức đóng, các khoản phụ cấp phải nộp theo pháp luật. Đồng thời phải kịp thời, nếu không thu đƣợc BHXH bắt buộc thì quỹ BHXH không tăng trƣởng sẽ không có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Để thực hiện QLT BHXH bắt buộc đƣợc tốt đóng một vai trò quyết định và then chốt trong quá trình đảm bảo an toàn và tăng trƣởng quỹ BHXH đảm bảo ổn định cho cuộc sống cho NLĐ cũng nhƣ các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) đƣợc hoạt động bình thƣờng. QL quỹ BHXH trong đó QLT BHXH bắt buộc là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành BHXH. Để thực hiện QLT BHXH bắt buộc đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi phải thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung quy trình QLT thật chặt chẽ, hợp lý, khoa học từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cả từ phía các đơn vị SDLĐ. Khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH đảm bảo tăng trƣởng nguồn thu BHXH bắt buộc, có sự phát triển bền vững quỹ BHXH; rất cần có những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong thời gian tới. Từ nhận thức những vấn đề Học viên chọn đề tài "Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái" làm đề tài Luận văn Thạc sỹ của mình góp phần vào việc giải quyết những vấn đề còn hạn chế đã nêu. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng QLT BHXH bắt buộc giai đoạn năm 2016 -> 2020. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 -> 2023. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Hệ thống hoá lại những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và QLT BHXH bắt buộc làm cơ sở nghiên cứu tại BHXH tỉnh Yên Bái. 2.2.2. Đánh giá thực trạng QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái: Phân tích, đánh giá thực trạng về QLT BHXH bắt buộc nhằm chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân. Đồng thời làm rõ những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 2.2.3. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLT BHXH bắt buộc. Từ thực trạng đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLT BHXH bắt buộc tại tỉnh BHXH tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2021 -> 2023. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn này là QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3.2.1. Phạm vi về thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn trong giai đoạn từ năm 2016 -> 2020, tập trung vào năm 2018 -> 2020. 3.2.2. Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 3.2.3. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn về: (1) QL đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; (2) QL quỹ lƣơng làm căn cứ tính tiền đóng BHXH bắt buộc; (3) QL tiền thu BHXH bắt buộc; (4) Thanh tra, kiểm tra (TTKT) đóng BHXH bắt buộc. Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, đánh giá thực trạng, đề xuất định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả về QLT BHXH bắt buộc. 4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu: 4.1.1. Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Về quan điểm nghiên cứu tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, trong đó dựa vào các nghiên cứu đã đƣợc chứng minh có mục tiêu gần tƣơng tự với đề tài. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét QLT BHXH bắt buộc có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ: điều kiện KT&XH, tự nhiên của từng địa phƣơng, trình độ dân trí; hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC), cơ sở vật chất, trang thiết bị... Lý luận nhận thức duy vật lịch sử là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về XH, đƣợc sử dụng để nghiên cứu các lĩnh vực đời sống XH và vạch ra các quy luật phát triển của XH. QLT BHXH bắt buộc là trong các lĩnh vực của đời sống XH nhằm phục vụ cho công tác ASXH. Nên cần phải tiếp tục hoàn thiện với sự phát triển KT&XH của đất nƣớc. 4.1.2. Tuân thủ tƣ tƣởng phát triển vì dân, do dân của Bác Hồ: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn cán bộ chính quyền, đoàn thể phải tin ở dân, vì khả năng của dân là to lớn, là vô tận. Trong toàn bộ hoạt động của mình với cƣơng vị là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, lợi ích của nhân dân là trƣớc hết và trên hết, nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể là phụng sự nhân dân. 4.1.3. Tuân thủ chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về chính sách BHXH và QLT BHXH bắt buộc. Trong luận văn QLT BHXH bắt buộc đƣợc tiếp cận từ góc độ BHXH tỉnh Yên Bái, tức QL của cấp tỉnh trong hệ thống BHXH Việt Nam. Chính vì thế, nội dung QL của cấp Trung ƣơng đƣợc coi là tiền đề, pháp lý trong đó BHXH tỉnh Yên Bái hoặc phải tuân thủ, phải thích nghi. 4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn và tiếp cận theo hệ thống. Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu: Sách chuyên khảo; luận án, luận văn liên quan đến luận văn; 5 Các tạp chí, bài báo khoa học; các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản pháp luật, QL chỉ đạo, các báo cáo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Yên Bái…vv. 4.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Là cách thức quản trị mọi bộ phận của tổ chức sao cho toàn bộ nội dung của luận văn cùng hƣớng về một mục tiêu chung là QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 4.2.2. Phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Giúp cho học viên nắm chắc lý thuyết trong QLT BHXH bắt buộc. Đồng thời qua lý thuyết, thấy thực tiễn là một bƣớc nhảy vọt không phải ai cũng học giỏi lý thuyết thì mới thực hành tốt đƣợc, phải xuất phát từ kinh nghiệm và qua thời gian thực tế. 4.2.3. Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành: Là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong việc nghiên cứu hiện nay. Đặc biệt hơn nữa phƣơng pháp tiếp cận liên ngành để giúp học viên có sự tổng hợp viết lên đề tài của mình lựa trọn. 4.3.4. Phƣơng pháp tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: Là nghiên cứu những hành vi của các chủ thể KT, nhƣ doanh nghiệp, hộ kinh doanh (HKD)…trên một thị trƣờng cụ thể, nhƣ: (Luận văn QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái). 4.3.5. Phƣơng pháp tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Đƣợc diễn giải nhƣ một thuộc tính của hiện tƣợng, các khả năng cho phép nhà khoa học đƣa ra những dự báo, với ít nhiều cơ hội đƣợc thực hiện. nhân quả trong tự nhiên trong chừng mực, nói chính xác, nó coi là những gì không đáp ứng nhu cầu tiên đoán của nó. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: 4.3.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê: Đối với những thông tin là số liệu đƣợc thu thập tại BHXH tỉnh Yên Bái tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân và lập thành các bảng biểu, đồ thị. + Thu thập số liệu Để tiến hành nghiên cứu, học viên sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Những tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ những công bố chính thức của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh; Sở kế hoạch và đầu tƣ (KHĐT), Sở lao động - Thƣơng binh và Xã hội (LĐTBXH), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh, Cục thống kê tỉnh Yên Bái và các cơ quan có liên quan đến ngành BHXH. Tài liệu thứ cấp thu thập bao gồm: Báo cáo tổng kết hàng năm báo cáo chuyên đề về thu và QLT BHXH bắt buộc của 6 BHXH tỉnh Yên Bái giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Với các nội dung nhƣ: Kết quả thu BHXH hàng năm, số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, số LĐ tham gia BHXH, số đơn vị SDLĐ nợ tiền đóng BHXH, số tiền nợ BHXH, tình hình khởi kiện hành vi, vi phạm pháp luật BHXH... Các bài viết về chủ đề thu BHXH trên Báo BHXH, Tạp chí BHXH, LĐXH; tin bài trên trang Website và các công trình nghiên cứu, đề tài, đề án về thu BHXH của Ngành BHXH. Các tài liệu liên quan khác. Mục đích của phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập kết quả nghiên cứu, số liệu có liên quan đến đề tài luận văn. Trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, học viên sẽ tiến hành phân tích thực trạng QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. + Phân tổ thống kê: Căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tổng hợp thống kê. Những thông tin thứ cấp thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ: loại hình đơn vị SDLĐ, LĐ trong mỗi loại hình đơn vị SDLĐ, tiền lƣơng tiền công theo thang bảng lƣơng nhà nƣớc, tiền lƣơng tiền công do chủ SDLĐ quyết định, tiền nợ BHXH của mỗi loại hình đơn vị SDLĐ...vv. Phƣơng pháp này đánh giá chính xác nhất về tình hình QLT BHXH bắt buộc. + Bảng thống kê: Là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này giúp cho việc thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất của hiện tƣợng nghiên cứu. + Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động , đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. + Phân tích thông tin: Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển 7 của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. + Phân tích dãy số thời gian: Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm... Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị về số tiền thu BHXH, số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, số LĐ tham gia BHXH, số tiền nợ BHXH, quỹ tiền lƣơng tiền công của đơn vị SDLĐ tham gia BHXH qua các năm nghiên cứu, các chỉ tiêu KTXH của tỉnh Yên Bái...vv. 4.3.2. Phƣơng pháp so sánh: Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh số liệu qua các thời gian. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng KT&XH đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau: Biểu hiện bằng số: Số lần hay số phần trăm; Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: So sánh kết quả thực hiện với các nhiệm vụ kế hoạch (KH); So sánh các chỉ tiêu qua các giai đoạn thời gian khác nhau; So sánh các đối tƣợng tƣơng tự; So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình. 4.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu 05 chuyên gia là CBCCVC chuyên quản thu của BHXH tỉnh Yên Bái để tìm ra các thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 4.3.4. Phƣơng pháp dự báo: Phƣơng pháp dự báo định lƣợng đều dựa trên cơ sở Toán học, Thống kê. Để dự báo nhu cầu tƣơng lai trong thu, QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái, không xét đến các nhân tố ảnh hƣởng khác ta có thể dùng các phƣơng pháp dự báo theo dãy số thời gian. Trong quá trình thu BHXH bắt buộc, các nhà QL thƣờng phải đƣa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. 4.3.5. Phƣơng pháp bảng biểu: Sử dụng phƣơng pháp bảng biểu trong QLT BHXH bắt buộc sẽ rất thuận lợi cho quá trình nghiên cứu giúp cho QLT BHXH bắt buộc xác định số liệu thu BHXH đƣợc thuận lợi, dễ dàng tìm, tổng kết và phân tích các số liệu đƣợc thu thập, điều tra. Từ đó đánh giá tình hình thực tiễn của vấn đề và đƣa ra các giải pháp khắc phục khó khăn phù hợp, hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. 8 4.3.6. Phƣơng pháp phân tích chính sách: 4.3.7. Phƣơng pháp điều tra xã hội (XH) học: 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật: Từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu; đề án; luận án; luận văn và bài viết nghiên cứu về BHXH đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý chính sách BHXH và QLT BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, học viên cũng kỳ vọng với kiến thức thu đƣợc trong quá trình học tập, kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trƣớc đó và với kinh nghiệm công tác của mình tham gia nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về QLT BHXH bắt buộc tại BHXH Yên Bái, từ đó có những đóng góp mới mang tính khoa học 5.2. Về mặt thực tiễn: Hoàn thiện QLT BHXH bắt buộc góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu BHXH ở đơn vị SDLĐ. Nghiên cứu thực trạng QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái để làm rõ những mặt tích cực, tồn tại, hạn chế và có những điểm còn yếu kém nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ QLT BHXH bắt buộc. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần danh mục chữ viết tắt; danh mục bảng; danh mục biểu, sơ đồ; mở đầu; kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở Lý luận về QLT BHXH bắt buộc và kinh nghiệm thực tiễn; Chƣơng 2: Thực trạng về QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái; Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả về QLT BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lĩnh vực BHXH nói chung và QLT BHXH bắt buộc nói riêng đã đƣợc nhiều cấp, ngành, mọi ngƣời trong XH quan tâm nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, đƣợc đề cập, thể hiện trong một số đề tài cấp Nhà nƣớc và cấp Bộ, Ngành và nhiều luận văn Tiến sỹ, Thạc sỹ. Đƣợc biết thêm sự nắm bắt tổng quan của tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; qua đó tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến QLT BHXH bắt buộc đều xuất phát từ thực trạng để hƣớng tới các giải pháp hoàn thiện QLT BHXH bắt buộc và nhằm nuôi dƣỡng, phát triển nguồn thu BHXH một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan