Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thông tin về thời sự nội chính trên báo chí bắc kạn...

Tài liệu Quản lý thông tin về thời sự nội chính trên báo chí bắc kạn

.PDF
124
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI VĂN KHIÊM QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ THỜI SỰ NỘI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI VĂN KHIÊM QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ THỜI SỰ NỘI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản lý Báo chí - Truyền thông Mã số: 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Đặng Thị Thu Hƣơng HÀ NỘI - 2021 Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “ Quản lý thông tin về thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Đặng Thị Thu Hƣơng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực; những kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác; các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2021 Học viên Bùi Văn Khiêm LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn, các cơ quan Báo Bắc Kạn; Đài Phát thanh và Truyền hình và Bắc Kạn, PGS,TS. Đặng Thị Thu Hƣơng - người trực tiếp hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn cơ quan, gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn. Luận văn chắc chắn sẽ còn những thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kỹ thuật văn bản. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô giáo và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2021 Học viên Bùi Văn Khiêm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTV : Biên tập viên CMS : Content Management System CNDVBC : Chủ nghĩa duy vật biện chứng CNDVLS : Chủ nghĩa duy vật lịch sử CTV : Cộng tác viên HLQS : Huấn luyện quân sự PCTN : Phòng chống tham nhũng PTTH : Phát thanh truyền hình PR : Public Relation- quan hệ công chúng QĐND : Quân đội nhân dân QLNN : Quản lý nhà nước QPAN : Quốc phòng an ninh QPVN : Quốc phòng Việt Nam TCTT : Tiếp cận thông tin MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN THỜI SỰ NỘI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ .................................................. 14 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ....................................... 14 1.2. Nội dung, phương thức quản lý thông tin thời sự nội chính..... 18 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý thông tin thời sự nội chính ........................................................................................ 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN THỜI SỰ NỘI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ TỈNH BẮC KẠN .............................................. 33 2.1. Giới thiệu về báo chí Bắc Kạn .............................................. 33 2.2. Quản lý thông tin thời sự nội chính tại báo chí Bắc Kạn hiện nay ........................................................................................... 36 2.3. Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế..................................................................................... 71 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THÔNG TIN THỜI SỰ NỘI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍTỈNH BẮC KẠN ................................................................................................... 89 3.1. Giải pháp tăng cường quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới ...................................... 89 3.2. Khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới....................... 96 KẾT LUẬN .............................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 102 PHỤ LỤC ................................................................................................. 106 TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................... 114 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê năm 2020 của học viên cho thấy báo chí Bắc Kạn.. 38 Bảng 2.2. Cơ cấu tổ chức lao động của Báo Bắc Kạn .............................. 63 Bảng 2.3. Cơ cấu tổ chức lao động của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn ........................................................................................... 66 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá của độc giả về thông tin thời sự nội chính đăng tải trên báo Bắc Kạn ................................... 81 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá của công chúng về thông tin thời sự nội chính trên sóng Đài PTTH Bắc Kạn ...................... 84 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bi u đồ 2.1. Tỉ lệ nguồn đăng tải những bài viết về thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn khảo sát năm 2020 ................... 47 Bi u đồ 2.2. Th loại bài viết về thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn khảo sát năm 2020 ................................................. 49 Bi u đồ 2.3. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các bài viết về thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn khảo sát năm 2020............................................................................... 52 Bi u đồ 2.4. Số lượng hình ảnh sử dụng trong các bài viết về thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn khảo sát năm 2020 . 53 Bi u đồ 2.5. Kết quả tổng hợp chung đánh giá chất lượng thông tin nội chính trên Báo chí Bắc Kạn .................................................. 74 Bi u đồ 2.6. Kết quả tổng hợp chung đánh giá mức độ độc giả theo dõi Báo Bắc Kạn ......................................................................... 77 Bi u đồ 2.7. Kết quả tổng hợp chung đánh giá chất lượng thông tin thời sự nội chính trong Chương trình thời sự trên sóng Đài PTTH Bắc Kạn................................................................................. 83 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của báo mạng điện tử ............. 23 Hình 2.1. Một số inforgraphic về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 trên báo Bắc Kạn................................................................ 51 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong các lĩnh vực thông tin báo chí, mảng thông tin nội chính, hay còn gọi là thông tin chính trị là một trong những nội dung quan trọng, luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Đây không chỉ là những thông tin có tính định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, tư pháp, thanh tra, mà còn liên quan sát sườn tới cuộc sống của từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị. Do vậy, thông tin nội chính khi đến được với mọi người dân, mọi hộ gia đình, mọi cơ quan, đơn vị một cách kịp thời thì định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, tư pháp, thanh tra sẽ nhanh chóng được phản hồi, phản biện đ được bổ sung, hoàn thiện và sớm phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác nội chính đã tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm, như: Đảm bảo an ninh chính trị đất nước, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tăng cường các hoạt động thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, nắm bắt diễn biến tư tưởng trong nội bộ và tâm trạng xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin dưới nhiều hình thức không đ xảy ra “đi m nóng”. Chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính ở tất cả các khâu từ phát hiện, ghi nhận và tham mưu về khen thưởng các tập th , cá nhân tiên tiến, đến điều tra, bắt giam giữ, truy tố, xét xử và công tác thanh tra đều có chuy n biến tích cực. Sự chuy n biến ấy góp phần rất quan trọng giữ vững an ninh chính trị đất nước và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát tri n đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc thông tin truyền thông về thông tin nội chính đã được quan tâm, nhưng đâu đó vẫn còn có cơ quan báo 2 chí tuyên truyền chưa thật sự khoa học, hiệu quả. Điều này dẫn đến hệ quả là thông tin chính thống trên báo chí về hoạt động thông tin nội chính kém hẫp dẫn. Một bộ phận không nhỏ công chúng tìm kiếm thông tin về nội chính trên các kênh không chính thống như mạng xã hội, các trang thông tin điện tử nước ngoài không được ki m duyệt, trong đó có nhiều thông tin sai lệch, bịa đặt với chủ đích gây ra sự nhiễu loạn thông tin trong xã hội; làm mất lòng tin ở một bộ phận dân chúng đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thậm chí, có nhiều thời đi m, gây chia rẽ trong xã hội, tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta, phủ nhận mọi thành quả của đất nước đạt được trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đối với tỉnh Bắc Kạn, trong những năm qua, cùng với hệ thống tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở; các cơ quan báo chí của tỉnh; cổng thông tin, các trang thông tin và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, Báo Bắc Kạn đã tri n khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác nội chính; kết quả thực hiện công tác nội chính của các ban, bộ, ngành, các địa phương cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng; kết quả thanh tra, ki m tra các vụ việc và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng; xử lý các vụ việc, đối tượng thuộc phạm vi ki m tra, giám sát của Đảng về phòng, chống tham nhũng; giới thiệu, bi u dương gương người tốt, việc tốt, tập th , cá nhân đi n hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng..., từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Báo Bắc Kạn cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đ đảm bảo cập nhập nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các thông tin về công tác nội chính. Báo Bắc Kạn đăng tải hàng trăm tin, bài, ảnh về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác tuyên truyền thông tin thời sự nội chính, nhưng trước nhu cầu hưởng thụ thông tin ngày 3 một cao, đa dạng của độc giả, các bài viết về nội dung thông tin nội chính trên Báo Bắc Kạn cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế về nội dung, hình thức... Do vậy, học viên lựa chọn đề tài: Quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn đ nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn này, tiêu bi u như: *Nhóm thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về quản lý báo chí: - Tô Huy Rứa 2007) Ti p t h á h m ng n i m i và phát tri n v ng h n n áo t ”, tạp chí Cộng sản, ngày 21-6-2007. Tác giả nhấn mạnh giải pháp ưu tiên cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ cho các báo, đài, tạp chí do các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương quản lý, giúp các cơ quan này nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tăng tính hấp dẫn, lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, tính định hướng, tính chi phối, làm chủ trận địa thông tin. - Trần Đăng Tuấn 2007), Một s v n nh o, qu n áo h trong t nh h nh hi n n y, Tạp chí Cộng sản. Trong bài viết, tác giải nhấn mạnh báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội th hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Tác giả cũng chỉ ra việc cần thiết phải nâng cao tính chủ động không chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin, mà cả trong quản lý nhà nước đối với báo chí - truyền thông. - Lê Minh Toàn chủ biên) 2009), Qu n Nhà n v thông tin và truy n thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách không chỉ đề cập riêng về vấn đề quản lý nhà nước về báo chí mà cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan đến quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nước về bưu 4 chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. - Hoàng Quốc Bảo chủ biên) 2010): L nh o và qu n ho t ộng áo h ở Vi t N m hi n n y, Nxb Lý luận chính trị. Cuốn sách đã khái quát quan đi m của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ những nghiên cứu trên thực tiễn cuốn sách đã đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. Như vậy cuốn sách đã cung cấp những kiến thức trong công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý báo chí nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu về công tác QLNN. - Nguyễn Thị Minh Phương 2010), "Tăng ờng qu n Nhà n i v i áo Đ ng hi n n y", Luận văn Báo chí học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả đi sâu nghiên cứu cách thức và nội dung quản lý Nhà nước với riêng đối tượng báo Đảng. Luận văn này đã làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo Đảng hiện nay. Nêu ra thực trạng hoạt động của các báo Đảng và thực trạng quản lý nhà nước với các cơ quan báo chí này; những thành tựu hạn chế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra việc quản lý nhà nước đối với các đơn vị báo chí này. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với báo Đảng trong giai đoạn hiện nay. Vũ Xuân Dần (2019), Quản lý thông điệp truyền thông về huấn luyện quân sự trên Báo Quân đội nhân dân Khảo sát trên trang Quốc phòng - An ninh, Báo Quân đội nhân dân năm 2018), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý thông điệp truyền thông về HLQS trên báo chí. Làm rõ thực trạng quản lý thông điệp truyền thông về HLQS trên trang QP-AN Báo QĐND trong năm 2018. Khái quát những vấn đề đặt ra và đề xuất, luận giải cơ sở 5 khoa học của các giải pháp tăng cường quản lý thông điệp truyền thông về HLQS trên Báo QĐND trong những năm tới. Bùi Thị Hồng Nhung (2019), Quản lý thông điệp về quân sự trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam hiện nay (Khảo sát từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 trên Kênh truyền hình QPVN), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn cần tri n khai những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa, làm rõ những lý luận chung về quản lý thông điệp về quân sự khái niệm, nội dung, phương thức, công cụ quản lý; vai trò của quản lý thông điệp quân sự trên truyền hình và tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý…). Thứ hai: Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý thông điệp về Quân sự trên kênh QPVN, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba: Đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thông điệp về Quân sự trên kênh QPVN trong thời gian tới. Triệu Thị Kim Cúc 2019), Quản lý thông điệp hình ảnh về người dân tộc thi u số trên báo mạng điện tử khu vực Tây bắc Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo: baotuyenquang.com.vn, baolaichau.vn, baolaocai.vn, năm 2018), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí nói chung và tài liệu lý luận về ảnh báo chí nói riêng đ hệ thống hoá các vấn đề lý luận về ảnh, hi u rõ thêm một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thông điệp hình ảnh trên báo mạng điện tử làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, khảo sát. Khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá thành công và hạn chế hoạt động quản lý nội dung và hình thức thông điệp hình ảnh về người dân tộc thi u số trên ba tờ báo mạng điện tử baotuyenquang.com.vn; baolaichau.vn và baolaocai.vn trong năm 2018. Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp hình ảnh về người dân tộc thi u số trên báo mạng điện tử khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay. 6 *Nhóm thứ 2: Những công trình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông chính trị - Trong cuốn Báo h và d uận x hội, PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011) đã cung cấp nhiều lý luận rút ra từ thực tiễn đời sống báo chí đương đại, thời kỳ hội nhập trong khoảng 10 năm trở lại đây. Công trình nghiên cứu phân tích, lý giải 4 vấn đề khá cơ bản về báo chí và dư luận xã hội: Bản chất dư luận xã hội; Bản chất hoạt động báo chí; Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; Nhà báo và dư luận xã hội. - Hoạt động quan hệ công chúng chính phủ cũng được đề cập trong giáo trình Quan h ông húng h nh ph trong văn hó i ngo i (2011) của tác giả Lê Thanh Bình. Cuốn sách nêu các khái niệm về PR chính phủ và giới thiệu lịch sử hình thành phát tri n PR ở một số quốc gia; phân tích mục tiêu và hoạt động PR thúc đẩy văn hóa đối ngoại của nước ta trong những năm gần đây. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời tổng kết những thành tựu chính về PR trong văn hóa đối ngoại của đất nước trong lịch sử. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động công chúng trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập. - Cuốn Cơ sở uận áo h của PGS,TS Nguyễn Văn Dững 2012) đã cung cấp những kiến thức và hệ thống các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, cũng như khái niệm và đặc đi m báo chí, bản chất hoạt động của báo chí…Ngoài các vấn đề lý luận, tác giả còn đề cập đến kỹ 4 năng của nhà báo, ở đó, kỹ năng là khả năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Đối với nhà báo, kỹ năng là những hành vi, thao tác nghiệp vụ hằng ngày, từ việc nắm bắt tình hình chung và cụ th trong lĩnh vực được phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin – dữ liệu… đ viết bài và theo dõi thông tin phản hồi từ dư luận xã hội. 7 Ở nước ngoài, chính phủ nhiều nước, đặc biệt là các nước tư bản phát tri n đều áp dụng rất triệt đ các biện pháp truyền thông chính trị. Political Public Relations đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu rất chuyên sâu. Gần đây nhất, hai giáo sư Jesper Stromback – người Thụy Đi n và Spiro Kiousis – người Mỹ đã xuất bản cuốn Political Public Relations (2013), trong đó nêu lên các nguyên tắc và việc ứng dụng truyền thông chính trị tới công chúng, thông qua ví dụ cụ th của tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh... - Bài viết Quan h ông húng trong n n h nh trị hi n i của thạc sĩ Lê Thị Thu Mai (2013), đăng trên trang web caphesach.wordpress.com. Trong đó, tác giả nhấn mạnh quan hệ công chúng như một hoạt động của các cơ quan chính phủ nhằm tạo không khí tin tưởng của dân chúng vào chính quyền. Thomas Jefferson đã mở đầu một hướng nghiên cứu mới trong hoạt động cũng như nghiên cứu khoa học chính trị hiện đại mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn đang theo đuổi. - Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Mai Thông tin h i hi u gi a Qu c hội v i cử tri trên áo Đ i Bi u Nhân Dân (2015), gồm có 3 chương: Quốc hội và cử tri, mối liên hệ không th tách rời; Thực trạng thông tin hai chiều giữa Quốc hội và cử tri trên báo Đại bi u nhân dân và Phát huy cao độ sợi dây gắn kết Quốc hội với cử tri. Luận văn tìm hi u về quá trình thông tin hai chiều giữa Quốc hội với cử tri. Đó chính là nghiên cứu nội dung và hình thức thông tin trên báo chí trong việc thông tin những hoạt động của Quốc hội đến với cử tri cũng như truyền đạt những tâm tư nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội, từ đó, rút ra những kinh nghiệm về vấn đề này; Khảo sát thực trạng thông tin hai chiều trên báo chí của Quốc hội và báo Đại bi u nhân dân trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2013; Đánh giá những ưu đi m và hạn chế về việc thông tin hai chiều giữa Quốc hội với cử tri; Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp đ nâng cao chất lượng thông tin về Quốc hội trên báo đại bi u nhân dân. 8 - Từ góc độ nghiên cứu quan hệ công chúng, Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng đã chủ biên cuốn sách PR lý luận & ứng dụng: Chi n ợ PR h nh ph , doanh nghi p và t chứ phi h nh ph (2015). Theo tác giả: “quan hệ báo chí và quản lý thông tin” là một trong 3 hoạt động đặc trưng của PR Chính phủ. Cuốn sách cho rằng hoạt động PR Chính phủ có th khác nhau tùy từng cơ quan, song chúng dựa trên 2 cơ sở nền tảng là Chính phủ liêm chính kiến tạo và hành động phải thông tin cho người dân biết hoạt động của mình và hoạt động quản lý chính phủ hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia chủ động và ủng hộ của người dân. Vì vậy, hoạt động truyền thông của Chính phủ, dù thuộc th chế nào, cũng thường có 3 hoạt động đặc trưng là thông tin cho các thành phần liên quan về các hoạt động của Chính phủ, đảm bảo sự chủ động hợp tác trong hoạt động của Chính phủ, vận động sự ủng hộ của người dân đối với chính sách mà chính phủ đưa ra và quan hệ báo chí, quản lý thông tin. - Cuốn L o ộng nhà áo của TS. Lê Thị Nhã 2016) cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động báo chí, những người tham gia vào hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, và một số vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ trình bày khái niệm, đặc đi m lao động nhà báo. Tổ chức lao động trong cơ quan báo chí. Lao động nhà báo trong quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm báo chí. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà báo. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đình Tùng, đề tài Kỹ năng tá nghi p c a phóng viên nội h nh áo ng ị ph ơng khu vự ph B c (2016). Trong đó, tác giả cho rằng phóng viên nội chính là nhóm có vai trò quan trọng nhất trong việc thông tin đến đến các tầng lớp nhân dân về những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Truyền tải những thông tin này là cách thức đơn giản nhất đ đưa những quyết sách đến với người dân. Ngoài hệ thống thông tin truyền thông, rất khó đ công chúng có th tiếp cận với đường lối, quyết định của các cấp lãnh đạo. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng 9 của các cơ quan báo chí, giúp lãnh đạo và nhân dân tiếp cận thông tin và hi u nhau hơn, từ đó giúp các bên có định hướng, phản biện. Phóng viên nội chính thường phản ánh các đề tài về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị- xã hội, các đoàn th chính trị, các cơ quan trong khối nội chính, các bộ, ban ngành trung ương và các địa phương, các hoạt động chính trị, xã hội nổi bật trong nước, các lĩnh vực an ninh quốc phòng, dân tộc tôn giáo, lao động thương binh xã hội… Do vậy, có những đề tài phóng viên được giao nhiệm vụ viết báo và không cần phải tìm kiếm nhiều. Tuy nhiên, đ có nhiều tác phẩm báo chí phong phú hơn thì phóng viên nội chính cũng cần thiết lập các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và phải có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích, so sánh đ phát hiện cái mới, sự khác biệt, đột phá trong các vấn đề, sự việc mà phóng viên tiếp cận được. Từ cái mới, cái khác biệt đó, phóng viên tiến hành khai thác thông tin, phát tri n thành những tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn thu hút công chúng. - Đỗ Thị Mai Phương 2016), Báo h tỉnh Phú Thọ ph c v nh o, qu n ông tá hi n nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn làm rõ vai trò của báo chí trong phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng; phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đạt được, những mặt còn bất cập, hạn chế; đưa ra các khuyến nghị, giải pháp mang tính khả thi trong việc phát huy vai trò của báo chí phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới. Có th thấy rằng, thông tin nội chính, truyền thông chính trị, PR Chính phủ, đối với bất cứ th chế nào, cũng đều rất quan trọng và được nghiên cứu tương đối nhiều. Ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về việc quản lý sản xuất nội dung thông tin về thông tin thời sự nội chính vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu. 10 Chính vì vậy, với kinh nghiệm thực tiễn của mình, học viên chọn đối tượng nghiên cứu cụ th là thông tin về thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn đ nghiên cứu. Học viên sẽ đề cập vấn đề ở các gốc độ mới hơn, chuyên sâu hơn về quản lý sản xuất tin tức về thông tin thời sự nội chính thông qua các sự kiện, hiện tượng cụ th . 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát thực trạng quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế, từ đó, học viên đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin thời sự nội chính trên Báo Bắc Kạn trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn; - Khảo sát thực trạng quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thông tin thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thông tin thời sự nội chính trên Báo Bắc Kạn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Ph m vi thời gian: Năm 2020 Ph m vi kh o sát: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thông tin nội chính trên Báo Bắc Kạn và Đài PTTH Bắc Kạn. 11 5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Ở Việt Nam, việc đưa tin thời sự nội chính là một phần quan trọng, có ý nghĩa then chốt của hoạt động thông tin chính trị. Nghiên cứu đề tài này, học viên dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan đi m, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về báo chí truyền thông, quản lý báo chí- truyền thông, về công tác tuyên giáo... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) và chủ nghĩa duy vật lịch sử CNDVLS). Các phương pháp liên ngành: Báo chí chí học, Khoa học quản lý, Xã hội học... - Ph ơng pháp nghiên ứu tài i u, sử dụng đ nghiên cứu các Nghị quyết, văn n, ờng i nh o hỉ o của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị; quản lý thông tin liên quan tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Luật Báo chí; hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông có liên quan đến đề tài được th hiện qua các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây. - Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: dùng đ phân tích về nội dung và hình thức của các tin, bài về thời sự nội chính trên báo chí Bắc Kạn. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng đ nghiên cứu, khảo sát hoạt động quản lý thông tin thời sự nội chính của báo chí Bắc Kạn. - Ph ơng pháp kh o sát, th ng kê, sử dụng đ lượng hóa những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tổng hợp các số liệu khảo sát thực tế chương trình, số lượng tác phẩm, các th loại trong chương trình. - Ph ơng pháp phân t h t ng hợp, sử dụng đ phân tích, đánh giá các chương trình đã phát sóng trong thời gian luận văn khảo sát, nhằm đưa ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan