Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành ...

Tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội

.PDF
123
397
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN THÀNH QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUËN V¡N TH¹C Sü QU¶N Lý GI¸O DôC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN THÀNH QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SÓC SƠN ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Thuần HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các phòng, ban của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô, cán bộ thiết bị và học sinh của các trường Trung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: trường THPT Xuân Giang, trường THPT Đa phúc, trường THPT Sóc Sơn, trường THPT Trung Giã, trường THPT Kim Anh, trường THPT Minh Phú đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý TBGD của các nhà trường và các số liệu rất chân thực khảo sát của đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Văn Thuần đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi chỉ bảo cho tôi hoàn thành xuất sắc luận văn. Hơn nữa, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cho dù đã cố gắng, nghiêm túc triển khai nghiên cứu đề tài tuy nhiên luận văn không thể tránh hết được những thiếu sót, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cám ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Thành i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB cán bộ CBQL cán bộ quản lí CSVC cơ sở vật chất GD giáo dục GD&ĐT giáo dục và đào tạo GV giáo viên HS học sinh HT hiệu trưởng KHKT khoa học kỹ thuật PHT phó hiệu trưởng PPDH phương pháp dạy học QL quản lý QLGD quản lí giáo dục SGK sách giáo khoa TB trung bình TBDH thiết bị dạy học TBGD thiết bị giáo dục THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TTGDTX trung tâm giáo dục thường xuyên UBND ủy ban nhân dân XHCN xã hội chủ nghĩa XHH xã hội hóa XHHGD xã hội hóa giáo dục ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tên bảng So sánh quy mô phát triển các trường THPT huyện Sóc sơn giai đoạn 2009- 2014 2.2. Trang 35 Thống kê chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh các trường THPTcông lập huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai 36 đoạn 2009-2014 2.3. Bảng thống kê về số lượng học sinh khối 12 thi học sinh giỏi được công nhận học sinh giỏi cấp Thành phố 2.4. 37 Thống kê về chất lượng đào tạo chuyên môn, đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường THPT năm 39 học 2013 – 2014 2.5. Thống kê cán bộ quản lý của các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội 42 2.6. Qui mô TBGD của 06 trường THPT ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội 45 2.7. Chất lượng TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn hiện nay 46 2.8. Tính đồng bộ về cơ cấu TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn 46 2.9. Sổ tiền đầu tư mua sắm, sử chữa TBGD của các trường THPT năm học 2013- 2014 49 2.10. Mức độ nhận thức củaCBQL, GV và học sinh về vai trò của TBGD 50 2.11. Thực trạng và nguyên nhân sử dụng TBGD đối với CBQL 54 2.12. Thực trạng và nguyên nhân sử dụng TBGD của GV 57 2.13. Thực trạng và nguyên nhân sử dụng TBGD của học sin 60 3.1: 89 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ, Tên Sơ đồ, biều đồ biểu đồ Trang SĐ 1.1: Mô hình về quản lý 10 SĐ 1.2. Các chức năng quản lý trong chu trình quản lý 13 SĐ 1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản trong quá trình dạy học 20 BĐ 2.1. Thống kê số lượng học sinh khối 12 được công nhận học sinh giỏi cấp thành phố trong 5 năm ( 2009-2014 ) 37 BĐ 2.2. Tính đồng bộ của TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn 47 SĐ 3.1. Mô phỏng công tác XHHGD 86 BĐ 3.1. Tính cần thiết của 6 biện pháp 91 BĐ 3.2. Tính khả thi của 6 biện pháp 92 iv MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ..................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ..............................................................................ii Danh mục các bảng ....................................................................................... iii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ......................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY......6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 8 1.2.1. Quản lý ..............................................................................................................8 1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................13 1.2.3. Quản lý trường học/nhà trường ......................................................................15 1.2.4. Thiết bị giáo dục..............................................................................................16 1.2.5. Quản lý thiết bị giáo duc .................................................................... 18 1.3. Vai trò của thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông ............................................................................................. 19 1.3.1.Thiết bị giáo dục nâng cao năng lực nhận thức và rèn kỹ năng của học sinh 21 1.3.2. Thiết bị giáo dục vật chất hóa phương pháp đào tạo, làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh .................................................................................23 1.3.3. Thiết bị giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả..............24 1.4. Nội dung quản lý thiết bị giáo dục trong trường Trung học phổ thông ..................................................................................................................... 26 1.4.1. Quản lý việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục ..................................................................................26 1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lí thiết bị giáo dục trong trường ..................................27 1 1.4.3. Quản lý đầu tư thiết bị giáo dục......................................................................28 1.4.4. Quản lý sử dụng thiết bị giáo dục ...................................................................29 1.4.5. Duy trì và bảo quản thiết bị giáo dục .............................................................30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông .................................................................................. 31 1.5.1. Yếu tố khách quan ...........................................................................................31 1.5.2. Yếu tố chủ quan ...............................................................................................31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................. 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SÓC SƠN,THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 33 2.1. Khái quát về giáo dục THPT của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ..................................................................................................................... 33 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế ............................................33 2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo ........................................................................34 2.1.2.1. Quy mô giáo dục cấp Trung học phổ thông công lập ...................... 35 2.1.2.2. Chất lượng giáo dục cấp Trung học phổ thông công lập .................. 36 2.1.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học ................................................ 38 2.1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ..................................... 39 2.2. Thực trạng thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ............................................................. 44 2.2.1. Thực trạng quy mô thiết bị giáo dục ...............................................................44 2.2.2. Thực trạng chất lượng thiết bị giáo dục .........................................................45 2.2.3 Thực trạng cơ cấu thiết bị giáo dục ................................................................46 2.2.4.Thực trạng đầu tư kinh phí mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục ........................48 2.3. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ................................................. 50 2 2.3.1. Thực trạng việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục ..........................................................................50 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong trường ...............51 2.3.3. Thực trạng về quản lý xây dựng thiết bị giáo dục ..........................................52 2.3.4. Thực trạng về quản lý việc sử dụng thiết bị giáo dục .....................................52 2.3.5. Thực trạng về việc duy trì và bảo dưỡng thiết bị giáo dục .............................61 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thiết bị giáo dục của các trường Trung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ............ 63 2.4.1. Mặt mạnh ........................................................................................................63 2.4.2. Mặt yếu ............................................................................................................64 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng..........................................................................65 2.4.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về chủ thể quản lý................................... 65 2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân thuộc về đối tượng quản lý ............................... 65 2.4.3.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về điều kiện, môi trường quản lý ............ 66 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................. 67 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ...........................................69 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................... 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.................................................................69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp ..................................................................69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..............................................70 3.1.4. Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý ............................................................70 3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay .......... 71 3.2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị giáo dục và quản lý thiết bị giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh .......................71 3.2.2. Tăng cường trang bị, cung ứng thiết bị giáo dục ...........................................75 3 3.2.3. Xây dựng quy trình quản lý sử dụng thiết bị giáo dục ....................................77 3.2.4. Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục ..................................81 3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ...............................................................82 3.2.6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm vận động các tổ chức cá nhân, các lực lượng xã hội đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục..................................85 3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................87 3.3.1. Tính cấp thiết và tính khả thi...........................................................................88 3.3.2. Những thuận lợi và khó khãn khi thực hiện các biện pháp ............................92 KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ ............................................................. 95 1. Kết luận ................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99 PHỤ LỤC.................................................................................................. 102 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tình hình thế giới hiện nay, có rất nhiều tác động của quá trình toàn cầu hóa, thế giới dần bước sang nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ như vũ bão về công nghệ thông tin và truyền thông làm cho giáo dục có thêm những vai trò mới. Giáo dục và đào tạo không những là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức mà còn là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại; đang tạo ra một sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người có khả năng: làm việc theo nhóm, hợp tác tốt, làm công dân tốt, làm lãnh đạo tốt, năng động và sáng tạo... phù hợp với nhu cầu của xã hội mới. Ở Việt Nam cũng phải bắt nhịp cùng sự phát triển của thế giới đang bước vào một thời kỳ lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa để đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp, công nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại, tiếp cận nền kinh tế tri thức. Để tiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của chúng ta. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục và đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thữ IX đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội một cách bền vững …”. Và hơn nữa trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, Đảng ta lại tiếp tục có 1 những chỉ đạo cho nền Giáo dục:“ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.” Như vậy, theo Nghị quyết của Đảng, nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, các cơ sở giáo dục, bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng trường lớp, thư viện nghèo nàn, thiếu thiết bị giáo dục tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị giáo dục trong trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Sóc Sơn là một huyện ngoại thành, nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố Hà Nội. Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục do đó kinh tế, dân trí trong khu vực dần được phát triển. Hệ thống trường trung học phổ thông gồm sáu trường công lập và sáu trường ngoài công lập về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện và các vùng lân cận. Các trường THPT công lập trong huyện Sóc Sơn đã được UBND thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quan tâm, đầu tư xây dựng trường sở với quy mô khá hiện đại, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, thiết bị giáo dục được 2 trang bị cơ bản, đảm bảo theo các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong nhà trường phổ thông, từ đó đã tạo được động lực nhất định cho đội ngũ giáo viên nâng cao được chất lượng dạy và học. Tuy nhiên thực trạng về trang bị, quản lý, sử dụng, đầu tư, bảo quản thiết bị giáo dục trong các trường THPT huyện Sóc Sơn vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hết vai trò và tầm quan trọng của thiết bị giáo dục trong các hoạt động giáo dục. Cụ thể: Trang bị thiết bị dạy học còn thiếu đồng bộ, thiếu chủng loại cho các bộ môn, cho các phòng thí nghiệm; Công tác chỉ đạo quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục của các nhà trường chưa được coi trọng và chưa quan tâm đúng mức; Kinh phí cho việc mua sắm, đầu tư, sửa chữa trang thiết bị giáo dục thì hạn chế, chưa thường xuyên; Việc bảo quản thiết bị dạy học còn nhiều bất cấp, chưa được quan tâm sát sao dẫn đến thiết bị nhanh xuống cấp và hư hỏng nhiều; Việc sử dụng thiết bị trong giảng dạy, trong các hoạt động giáo dục chưa được giáo viên khai thác triệt để, một số giáo viên không sử dụng hoặc ít sử dụng thiết bị giáo dục với nhiều lí do khác nhau như mất thời gian, mất công, mất sức, công tác chuẩn bị còn lúng túng, cán bộ phụ trách thiếu nhiệt tình,... Mặt khác công tác quản lý thiết bị giáo dục của các trường THPT trong huyện Sóc Sơn chưa được quan tâm và chỉ đạo sát sao, chưa có những biện pháp tích cực trong công tác quản lý thiết bị giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở trường THPT và đưa ra những biện pháp quản lý thiết bị giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý thiết bị giáo dục ở trường THPT trong bối cảnh hiện nay. 3. 2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu đổi mới giáo dục thì hoạt động này chưa được chú ý đúng mức, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay. Nếu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục phù hợp như: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị giáo dục và quản lý thiết bị giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; Tăng cường trang bị, cung ứng thiết bị giáo dục; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; … thì sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT công lập huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. 6.2. Thời gian khảo sát Thời gian khảo sát trong 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2014). 4 6.3 Giới hạn. về khách thể khảo sát Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT bao gồm: 6 Hiệu trưởng và 14 Phó hiệu trưởng. Đội ngũ giáo viên: 300 người ở các trường THPT trên địa bàn huyện. Khảo sát 500 học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Sóc Sơn 7. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm hiểu và nghiên cứu trong các văn kiện của Đảng, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của UBND thành phố Hà Nội, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; nghiên cứu trên sách, báo chí, tạp chí, đề tài, luận văn, luận án và các tài liệu chuyên môn liên quan đến quản lý thiết bị giáo dục. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và một số giáo viên; khảo sát… - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về công tác quản lý thiết bị giáo dục và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục bậc THPT. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ngoài các phương pháp trên tác giả còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường Trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong quá trình dạy học, TBGD là công cụ lao động sư phạm của GV và HS, yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Với tư cách là công cụ lao động sư phạm của GV và HS, khi chúng ta sử dụng đúng quy trình, phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn, TBGD đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin cho HS trong học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành được ở HS những phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Trực quan trong dạy học là một trong những nguyên tắc lý luận dạy học, được nghiên cứu xuyên suốt qua các thời kỳ triết học: Trực quan trong triết học cổ đại, trực quan trong triết học siêu hình cận đại, trực quan trong triết học biện chứng duy tâm và trong triết học duy vật biện chứng. Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, lý thuyết về dạy học trực quan đã có những bước tiến mới nhận thức được vai trò quan trọng của phương tiện dạy học trực quan. Tính trực quan trong dạy học đóng vai trò minh họa trong bài giảng của giáo viên, giúp học sinh không chỉ nhận biết được hiện tượng mà còn nắm rõ được bản chất của hiện tượng. Chính vì vậy, công tác quản lý cơ sở vật chất trường học nói chung và công tác quản lý TBGD nói riêng đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu. Theo quan điểm của người Ấn Độ đã từng tổng kết: tôi nghe - tôi quên, tôi nhìn - tôi nhớ, tôi làm - tôi hiểu. Ở Việt Nam, có câu tục ngữ cho rằng: “Trăm nghe không bằng một thấy.” Và hơn hết Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới đã nói “Học phải đi đôi với hành.” 6 Thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục, đã được Đảng, Nhà nước đưa vào thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. TBGD là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần II, khóa VIII chỉ rõ: “ Tất cả các trường phổ thông đều có các thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay, học chay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”. Tuy nhiên, trong thực tế công tác sử dụng TBGD của đội đội ngũ nhà giáo chưa đạt được kết quả như mong muốn do nhận thức về vai trò quan trọng của TBGD, kỹ năng sử dụng còn hạn chế, thiết bị giáo dục kém chất lượng, thiếu đồng bộ, công tác quản lý thiếu các biện pháp có hiệu quả. Chính vì vậy mà đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến công tác quản lý, sử dụng TBGD nhằm tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả như : Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông” của tác giả Trần Quốc Đắc, nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các bộ môn theo chương trình SGK. Đề tài cấp Bộ “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học phục vụ triển khai chương trình sách giáo khoa tiểu học và THCS” của tác giả Trần Đức Vượng chủ trì đã đưa ra những biện pháp sử dụng thiết bị có hiệu quả. Trong cuốn “ Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc làm chủ biên có phần nghiên cứu về “Quản lý tài chính và thiết bị giáo dục” đã chỉ ra cách phân loại và các nguyên tắc quản lý TBGD ở trường phổ thông. Năm 2005, tác giả Ngô Quang Sơn chủ nhiệm đề tài cấp Bộ về “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng 7 dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng” đã có những đánh giá rất xác thực về quản lý thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT tại các TTGDTX. Năm 2013, Trong cuốn tài liệu dung cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Phạm Văn Thuần đã đề cập đến quản lý CSVC và TBGD, đưa ra những vấn đề chung về CSVC-TBGD và nội dung quản lý CSVC – TBGD. Năm 2013, đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Minh Huế. Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lê Đình Sơn “Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM)”. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THPT còn rất ít đề tài đề cập đến, đặc biệt ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội công tác này còn nhiều bất cập và hạn chế. Từ đó, tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản lý thiết bị giáo dục ở các trườngTrung học phổ thông huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý TBGD góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Ngay từ trong xã hội nguyên thủy, con người phải sống theo bầy đàn, họ phải biến đám đông ô hợp thành tập thể có sức mạnh thống nhất để chống chọi lại với thiên nhiên và thú dữ vì mục đích sinh tồn chung của xã hội loài người, từ đó việc tổ chức điều khiển, ra lệnh, chỉ huy đã manh nha như một sự tất yếu, tự nhiên. Đó là nguồn gốc của của hiện tượng quản lý. 8 Nhu cầu quản lý ngày càng phát triển gắn liền với tiến trình lịch sử của nhân loại và trở thành các quan điểm tư tưởng quan trọng đối với các nhà triết học, dưới các chế độ khác nhau ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ trải qua các phương thức sản xuất và trở thành một khoa học độc lập từ giữa thế kỷ XIX, có tác động vô cùng to lớn với hiệu quả quản lý hoạt động của tất cả các lĩnh vực xã hội. Sử gia Daniel A. Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy” [6,tr 23]. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau như kinh tế học, giáo dục học, xã hội học, … nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra những khái niệm tương đối đồng nhất về khái niệm quản lý. Trước tiên theo quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý: Theo Harold Koonfz và Heinz Weihrich: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài lực, vật lực ít nhất đạt được kết quả cao nhất” [35]. Theo H.Fayol (1841 - 1925), một kỹ nghệ gia người Pháp, xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý. Ông là người đầu tiên đã phân biệt chúng thành năm chức năng cơ bản của quản lý: “Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”[6, tr. 31] Các Mác đưa ra khái niệm:“Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”. Ông mô tả hoạt động quản lý qua cách diễn đạt hình tượng hóa rất sinh động: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [34]. Quan niệm của các tác giả ở Việt Nam về quản lý: Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc viết: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, tr.9]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [1]. 9 Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang:“Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định” [27]. Qua các khái niệm về quản lý nêu ở trên, ta thấy tuy được diễn đạt theo những cách thức khác nhau nhưng chúng đều nhấn mạnh vào ba yếu tố cơ bản của hoạt động quản lý. Đó la chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý Chủ thể quản lý: Có thể là cá nhân hoặc tập thể, đưa ra những tác động có định hướng, có mục đích, hợp quy đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Đối tượng quản lý: là con người trong tổ chức và các nguồn lực, là đối tượng chịu tác động có mục đích của chủ thể quản lý. Mục tiêu quản lý: là trạng thái mong muốn của tổ chức hướng tới trong tương lai. Nó là đích cần đạt để tổ chức ổn định và phát triển cao hơn. Từ đó, theo quan điểm của tác giả, khái niệm quản lý được định nghĩa như sau: “ Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý bằng các hoạt động kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra lên khách thể quản lý(đối tượng quản lý) nhằm đạt được trạng thái mong muốn của tổ chức và để từ đó tiếp tục đưa tổ chức phát triển. Công cụ Môi trường quản quản lý lý Chủ thể Khách Mục tiêu quản lý thể quản quản lý Phương pháp quản lý Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất