Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC...

Tài liệu QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC

.PDF
50
42
58

Mô tả:

QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan là vấn đề đã bắt đầu phát triển trên thế giới từ 200 năm trước. Đối với Việt Nam, đây là một khái niệm còn khá mới mẻ và phức tạp. Chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của tác giả trong nước được công bố để làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng trên thực tế. Số lượng tài liệu dịch cũng rất hạn chế và không được phát hành rộng rãi. Có thể nói, quản lý tập thể còn hoàn toàn lạ lẫm với phần đông người dân cũng như một phần các luật gia Việt Nam. Mặc dù, tại Việt Nam, những kiến thức về quản lý tập thể vẫn còn khá xa lạ nhưng quản lý tập thể đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá thể sáng tạo và những người sở hữu quyền có liên quan đến sáng tạo đó. Sự phát triển của công nghệ mới, Internet và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan. Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển. Việc quản lý sao cho quyền tác giả, quyền liên quan được tôn trọng, đồng thời quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể. Quản lý tập thể là một công cụ mới và hữu dụng có thể giúp giải quyết hiệu quả vấn đề này. Bên cạnh tầm quan trọng tự thân của quản lý tập thể, bối cảnh hội nhập cũng khiến việc nghiên cứu tìm hiểu về quản lý tập thể trở nên cấp thiết. Khi tham gia vào WTO, Việt Nam phải hội đủ các tiêu chuẩn về khung pháp lý cơ bản để kịp thích ứng với sân chơi quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đáp ứng tiêu chuẩn đó vì có điều khoản quy định về quản lý tập thể, nhưng những điều khoản này rất chung chung, mơ hồ và không có hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện. Nay, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc có khung pháp lý mà cần phải có nhiều nghiên cứu sâu rộng để triển khai quản lý tập thể trên thực tế. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, người sử dụng của một quốc gia có nhu cầu sử dụng tác phẩm của nhiều quốc gia khác, các tổ chức quản lý tập thể nước ngoài đã bắt đầu có những bước tiếp xúc với các tổ chức quản lý tập thể trong nước, do đó, kiến thức vững chắc về vấn đề này là hành trang không thể thiếu cho các tổ chức quản lý tập thể trong nước nói riêng, và cho tất cả những ai kinh doanh trên thị trường văn hóa phẩm tại Việt Nam nói chung. Quản lý tập thể có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài của mình, nhóm tác giả chọn tìm hiểu về quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc. Nhóm tác giả nhận định, hiện nay, đây là đối tượng đang bị xâm phạm bất hợp pháp với số lượng và mức độ lớn nhất, kể cả tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước. Do tính chất dễ truyền đạt, phát tán của tác phẩm âm nhạc, quản lý tập thể quyền trong lĩnh vực này cũng rất đặc trưng và phát triển trên thế giới. Chọn nghiên cứu một mảng then chốt sẽ giúp đề tài tập trung, chất lượng hơn, đồng thời 2 vẫn bảo đảm nêu ra được những đặc điểm cơ bản của quản lý tập thể để làm cơ sở áp dụng trên những lĩnh vực khác. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về lý luận quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt đối với các tác phẩm âm nhạc. - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của tổ chức quản lý tập thể, liên hệ với đặc điểm hoạt động và cơ sở pháp lý tại Việt Nam . - Phân tích các mô hình quản lý tập thể phổ biến trên thế giới, kiến nghị mô hình thích hợp để áp dụng tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu đề tài là vấn đề quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Trong đó, nhóm tác giả chỉ giới hạn đề tài qua việc nghiên cứu tập trung vấn đề quản lý tập thể đối với quyền của người biểu diễn và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2008 đến tháng 06/2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác–Lênin. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC 1.1. Quyền tác giả, quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc 1.1.1. Quyền tác giả 1.1.2. Quyền liên quan 1.2. Quản lý tập thể (collective management) 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Phân biệt “quản lý tập thể quyền” và “cấp phép quyền kiểu trung gian”’ 1.2.3. Lịch sử hình thành tổ chức quản lý tâp thể 1.3. Tổ chức quản lý tập thể 3 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 2.1 2.2 2.3 2.4 Tính chất công hay tư của tổ chức quản lý tập thể. Tính chất lợi nhuận và kinh doanh của tổ chức quản lý tập thể. Liên đới quản lý bắt buộc Khả năng cấp phép mở 2.4.1 Các kiến thức cơ bản về cấp phép mở và giấy phép mở 2.4.2 Lợi thế của việc cấp phép mở 2.4.3 Những tác động xấu của việc cấp giấy phép mở 2.4.4 Những lĩnh vực cần thiết xác lập giấy phép mở 2.4.5 Các kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở 2.5 Vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.5.1 Việc hình thành vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.5.2 Các biện pháp ngăn chặn khả năng lạm dụng vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.6 Vấn đề hợp nhất các tổ chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác nhau và dành cho các nhóm chủ sở hữu quyền khác nhau 2.6.1 Lý do của việc hợp nhất tổ chức quản lý tập thể của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm 2.6.2 Đánh giá nhu cầu thiết lập tổ chức liên minh quản lý tập thể quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam Chương 3. KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM 3.1 Vấn đề quản lý quyền 3.1.1 Các phương pháp quản lý tập thể phổ biến trên thế giới 3.1.2 Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc – trường hợp cụ thể của RIAV (Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam) 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 3.1.4 Cơ chế quản lý nhà nước 3.2 Vấn đề chống xâm phạm quyền 3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật 3.2.2 Các biện pháp hành chính, dân sự 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC 1.1 Quyền tác giả, quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc Muốn nghiên cứu về quyền tác giả, quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc, đầu tiên phải xác định được nội hàm chính xác của khái niệm “tác phẩm âm nhạc”. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Định nghĩa này giúp mở rộng khái niệm “tác phẩm âm nhạc” so với cách hiểu thông thường. Một bản nhạc được sáng tác, cho dù không trình diễn trước công chúng, vẫn được xem là tác phẩm âm nhạc và được bảo hộ theo các nguyên tắc luật định. 1.1.1 Quyền tác giả Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ quy định “Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả”. Chủ thể của quyền tác giả được phân thành hai nhóm là tác giả _ người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, và chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, sự phân chia này không phải lúc nào cũng cố định và tách bạch. Ví dụ: theo quy định tại Điều 37 Luật sở hữu trí tuệ, trong trường hợp tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm, thì hai chủ thể này nhập làm một, tác giả cũng chính là chủ sở hữu quyền tác giả. Nhìn chung, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Nhóm tác giả sẽ giữ quyền nhân thân và nhóm chủ sở hữu quyền tác giả sẽ giữ quyền tài sản. Sự phân chia này cũng mang tính tương đối. Ví dụ trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, quy định tai Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ, thì chủ sở hữu này không những giữ quyền tài sản mà còn có thêm một quyền nhân thân là công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm đó. 1.1.2 Quyền liên quan Cụm từ “liên quan” thể hiện sự phụ thuộc, sự tồn tại song song của quyền liên quan đối với quyền tác giả. Phải có một thực thể tồn tại độc lập thì mới xuất hiện thực thể khác liên quan tới nó. Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền liên quan là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Chủ thể của quyền liên quan được liệt kê gồm ba nhóm là người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình và tổ chức phát sóng. Có thể dễ dàng nhận thấy các quyền của ba chủ thể nói trên mang tính chất bổ trợ, tồn tại song song với quyền tác giả. Nếu tác 5 giả sáng tạo ra một tác phẩm mà không có người biểu diễn thì tác phẩm ấy không thể đến được với công chúng. Ngay cả khi có người biểu diễn tác phẩm ấy, thì việc truyền bá tác phẩm vẫn mang tính giới hạn về không gian, thời gian. Do đó, hoạt động của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, của tổ chức phát sóng đóng vai trò quan trọng để tác phẩm được phổ biến rộng rãi. Tuy có sự “liên quan” như vậy, việc bảo hộ quyền liên quan không được làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm, cũng như ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Sự khác biệt về tương quan giữa quyền liên quan và quyền tác giả xuất phát từ bản chất của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Các nước theo hệ thống luật thành văn, điển hình như Pháp, coi bản quyền là con đẻ của Cách mạng Pháp, là quyền không thế tách rời với tác giả, nói cách khác là một phần của nhân quyền. Thực tế, điều này được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới của Pháp năm 1948: “Article 27(2) reads “Everyone has the right to the protection of the moral and material interests resulting from any scientific, literary or artistic production of which he is the author” (Tạm dịch: Mọi người đều có quyền được bảo vệ lợi ích tinh thần và vật chất gắn với bất kỳ sản phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật nào mà họ là tác giả) Với việc bản quyền gắn bó khắng khít với tác giả như vậy, tuy một số thành phần mang tính kinh tế của quyền (tức quyền liên quan) được chuyển giao cho nhà sản xuất, nhưng quyền tác giả vẫn được tôn trọng. Ngược lại, ở các nước theo hệ thống thông luật, bản quyền thực chất là độc quyền cùa nhà sản xuất. Do quá trình phát triển lâu dài, quyền này mới mở rộng ra và bao trùm cả tác giả.1 Trong phạm vi đề tài này, nhóm thực hiện xin giới hạn phân tích quyền liên quan của chủ thể người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình mà không đề cập đến tổ chức phát sóng. Điều này gắn với thực tế là các tổ chức quản lý tập thể (sẽ được giới thiệu sau đây) thường ghép chung việc quản lý quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, nhưng lại tách riêng việc quản lý quyền của tổ chức phát sóng. Việc tách riêng này xuất phát từ sự “sinh sau đẻ muộn” của tổ chức phát sóng. Bên cạnh đó, hoạt động của hai nhóm chủ thể kia có thể tồn tại độc lập mà không cần đến tổ chức phát sóng. Tuy nhiên, nếu không có người biểu diễn tác phẩm, không có các bản ghi của tác phẩm thì việc phát sóng không thể thực hiện được. 1 Collective management of copyright and neighbouring rights in Canada: An international perspective, Daniel J. Gervais 6 1.2 Quản lý tập thể (collective management) 1.2.1 Khái niệm Trước khi đưa ra định nghĩa chính xác về quản lý tập thể, cần nêu khái quát về lý do hình thành mô hình này trên thực tế. Yếu tố đặc trưng và cơ bản của quyền tác giả là sự độc quyền. Chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền trong việc khai thác và ủy quyền cho người khác khai thác tác phẩm của mình. Điều này có nghĩa là chỉ duy nhất chủ sở hữu quyền tác giả có vị thế cho phép một người sử dụng tác phẩm của mình, và ngăn cấm một người khác sử dụng (về thực chất, quyền ngăn cấm này không mang tính phủ định mà nhằm mục đích đảm bảo cho tác phẩm được khai thác bằng cách thức phù hợp với ý định và lợi ích của chủ sở hữu quyền). Độc quyền này chỉ có thể được thực thi một cách hoàn chỉnh nhất khi từng chủ sở hữu quyền trực tiếp thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người sử dụng tác phẩm là rất lớn, với địa điểm và thời điểm sử dụng đa dạng, chủ sở hữu quyền không thể gặp từng người để thương lượng, cấp phép rồi thu tiền thù lao được. Nhạc sỹ Phú Quang không thể mỗi ngày đi các quán cà phê để xem nơi nào phát nhạc của ông, mỗi đêm đi các phòng trà xem ca sĩ nào hát bài hát của ông. Chưa kể các bài hát của nhạc sỹ Phú Quang có thể được sử dụng ở mọi tỉnh thành trên khắp đất nước, thậm chí ở nước ngoài, vào sáng sớm, buổi trưa, xế chiều và buổi tối. Việc bản thân chủ sở hữu quyền có thể tự thực hiện và bảo vệ quyền của mình, theo đó, hầu như là bất khả thi. Khó khăn này dẫn đến ba hướng giải quyết. Thứ nhất, do tôn trọng tuyệt đối quyền tác giả, không ai có thể sử dụng quyền tác giả mà không được trực tiếp cho phép. Có nghĩa là nếu Phú Quang cho phép 10 quán cà phê sử dụng nhạc của ông thì chỉ 10 quán này có quyền khai thác. Mọi cá nhân, tổ chức khác nếu vi phạm sẽ bị phạt. Các khán giả muốn nghe nhạc Phú Quang thì chỉ có 10 nơi để đến. Giải pháp này vô cùng hạn chế về mặt hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu của người sử dụng,thậm chí ngay bản thân chủ sở hữu, như Phú Quang, cũng không muốn tác phẩm của mình bị giới hạn như vậy. Thứ hai, nếu độc quyền không thể giải quyết theo hướng cá nhân truyền thống thì nên bãi bỏ hoặc giảm bớt chúng để chỉ còn là quyền hưởng thù lao. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng nhạc Phú Quang, miễn phí hoặc chỉ trả một khoản thù lao nhất định, mà không phải quan tâm việc tác giả có đồng ý hay không. Tuy giải pháp này tạo cơ hội to lớn cho người sử dụng tiếp cận tác phẩm, nhưng lại xâm phạm nghiêm trọng đến quyền cơ bản của chủ sở hữu quyền. Vì không thể nói rằng nếu không thực hiện, quản lý được một việc nào đó thì nên loại bỏ hay hạn chế nó. Nếu ý kiến này được thông qua thì việc sở hữu quyền của chủ sở hữu hầu như trở thành vô nghĩa. Sở hữu làm gì khi mình không thể ngăn cấm ai đó sử dụng tác phẩm 7 của mình, và cũng không được đảm bảo lợi ích về kinh tế. Điều này sẽ dẫn đến sự thui chột sức sáng tạo. Thứ ba, chính là mô hình liên đới quản lý quyền. “liên đới quản lý quyền” là việc các chủ sở hữu quyền riêng lẻ liên kết dưới những cách thức nhất định để cùng thực hiện các quyền giống nhau. Hai hình thức của liên đới quản lý quyền là “quản lý tập thể” và “cấp phép quyền kiểu trung gian”. Trong đó, mô hình “quản lý tập thể” thường được các nước áp dụng. “Trong cơ cấu của một tổ chức quản lý tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức quản lý tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lý dựa trên một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao, và phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ sở hữu quyền.”2 Như vậy, Phú Quang sẽ kí hợp đồng với một tổ chức quản lý tập thể, sau đó yên tâm là các quyền lợi của mình đã được tổ chức này bảo vệ. Các khán giả ở khắp nơi cũng không phải chờ gặp Phú Quang xin phép mà chỉ cần liên hệ trực tiếp với một tổ chức chuyên nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của mình bất cứ lúc nào. Dễ dàng nhận thấy, phương án thứ ba này vẫn có nhược điểm, như là sự kiểm soát của các chủ sở hữu quyền đối với một số yếu tố nhất định trong quyền của họ trở thành gián tiếp. Tuy nhiên, nếu hệ thống quản lý tập thể vận hành trơn tru, thì các quyền vẫn duy trì được đặc điểm bản chất của chúng. Và so với lợi ích mà mô hình quản lý tập thể đem lại, nhược điểm này hoàn toàn chấp nhận được. Không những bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu, hệ thống quản lý tập thể cũng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Do một tổ chức quản lý tập thể sẽ quản lý quyền của rất nhiều tác giả, người sử dụng không cần phải đến nhà Phú Quang, Phó Đức Phương, Thuận Yến để xin cấp phép mà chỉ cần đến một tổ chức duy nhất. Đồng thời, do quản lý tập thể đơn giản hóa các cuộc 2 Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan – TS Mihály Fiscor 8 thương lượng, giám sát sử dụng và thu phí, người sử dụng sẽ được khai thác tác phẩm với chi phí giao dịch thấp hơn, được nhiều lợi ích hơn. 1.2.2 Phân biệt “quản lý tập thể quyền” và “cấp phép quyền kiểu trung gian” Nếu chỉ dừng lại như mức phân tích ở trên thì “quản lý tập thể quyền” hầu như không khác gì “cấp phép quyền kiểu trung gian”. “Cấp phép quyền kiểu trung gian là một hệ thống liên đới trong đó nghĩa vụ duy nhất là thu và chuyển giao tiền bản quyền nhanh nhất và chính xác nhất với mức chi phí thấp nhất có thể, càng cân xứng với giá trị và công dụng thực tế của sản phẩm càng tốt.”3 Như vậy, có thể hình dung hoạt động của “cấp phép quyền kiểu trung gian” giống hệt như mô hình quản lý tập thể được sơ đồ hóa như hình (1). Tuy nhiên, trong “cấp phép quyền kiểu trung gian”, đây là nghĩa vụ duy nhất, còn trong “quản lý tập thể”, việc thu tiền bản quyền, phân phối lại chỉ là một phần trong các nghĩa vụ phải thực hiện. “Cấp phép quyền kiểu trung gian”quan tâm đến quyền hưởng thù lao của chủ sở hữu. “Quản lý tập thể” quan tâm đến quyền của chủ sở hữu. Một tổ chức quản lý tập thể thực sự không chỉ là một bộ máy thu-chi mà còn tích cực thúc đẩy quyền lợi tinh thần của chủ sở hữu quyền. Nó có mục tiêu chung rõ ràng, nhằm đến một sự thừa nhận về mặt xã hội và pháp lý tốt hơn đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, thúc đẩy sự sáng tạo của thành viên… Điểm khác biệt lớn nhất của quản lý tập thể so với cấp phép kiểu trung gian chính là yếu tố “tập thể”, sau lưng nó là một tập thể thật sự chứ không chỉ là một cơ quan được ủy quyền quản lý. Hệ thống liên đới cấp phép kiểu trung gian chỉ là một thực thể đứng ra với tư cách đại diện, thực hiện công việc được xác định của những chủ thể trao quyền. Trong khi đó, quản lý tập thể được hình thành với một tập thể thực sự, cử ra một số cơ quan thường trực chuyên làm các nhiệm vụ được chính tập thể đó phân cấp. Có thể hình dung: “cấp phép kiểu trung gian” như một tổ chức để thực hiện “dịch vụ” thu và cấp tiền bản quyền cho các chủ sở hữu quyền; còn “quản lý tập thể” là một tổ chức như một “ban giám đốc” thực hiện các công việc được “đại hội đồng cổ đông” là tập thể các chủ sở hữu quyền ủy thác trong công ty cổ phần. Hai mô hình này có thể cùng tồn tại và hoạt động bên nhau theo kiểu “chung sống hòa bình”, thậm chí họ có thể thành lập liên minh hoặc hợp tác thực hiện những quyền nhất định. Tuy nhiên, do sự khác biệt về chiến lược và mục tiêu, hai hệ thống này có thể xảy ra mâu thuẫn, cạnh tranh. Tại các quốc gia có truyền thống luật thành văn, nơi hệ thống quyền tác giả coi người sáng tạo là trung tâm, việc liên đới quản lý quyền thường được phát triển toàn diện cả về mặt vật 3 Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan – TS Mihály Fiscor 9 chất và tinh thần, nên những tổ chức quản lý tập thể chiếm ưu thế hơn cấp phép quyền kiểu trung gian. 1.2.3 Lịch sử hình thành tổ chức quản lý tập thể Các tổ chức quản lý tập thể ra đời lần đầu tiên tại Pháp vào thế kỷ 18. Lúc ban đầu, chức năng của các tổ chức này không phải là quản lý tập thể mà chính là việc đấu tranh để được công nhận và tôn trọng một cách đầy đủ các quyền của tác giả. Ban đầu Beaumarchais – nhà biên kịch là người đầu tiên dẫn dắt các trận chiến pháp lý chống lại những nhà hát tại Pháp để yêu cầu họ thừa nhận và tôn trọng các quyền nhân thân và quyền kinh tế của tác giả. Kết quả thắng lợi của những hoạt động này là việc thành lập Bureau de législation dramatique (văn phòng pháp luật kịch nghệ) vào năm 1777. Sau này văn phòng được đổi thành société des auteurs et compositeurs dramatique (SACD) – hiệp hội của các tác giả và các nhà biên kịch (SACD). Nửa thế kỷ sau, ba nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ là Honoré de Balzac, Alexandre Dumas, Victor Hugo đã dẫn đầu các nhà văn Pháp thời bất giờ để tiến hành các hoạt động tương tự trên lĩnh vực văn học và thành lập Hiệp hội các nhà sáng tác văn học với phiên họp đầu tiên vào cuối năm 1837. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, những hiệp hội này chưa mang đầy đủ các tính chất của một tổ chức quản lý tập thể hoàn thiện. Trong lịch sử quản lý tập thể đã ghi nhận sự phát triển một cách toàn diện của quản lý tập thể chính thức là sau năm 1847 khi hai nhà soạn nhạc là Paul Henrison và Victor Parizot và một nhà văn Ernet Bourget, được sự trợ giúp của nhà xuất bản của họ đã nhìn thấy một sự bất công. Họ phải trả tiền cho chỗ ngồi và đồ ăn của họ tại “Ambassadeurs” – một cửa hàng cà phê trên đại lộ Champs- Elysée nổi tiếng của Pháp, trong khi không ai trả tiền cho việc tác phẩm của họ đang được dàn nhạc biểu diễn. Cả 03 người quyết định không thanh toán tiền cho bữa ăn nếu như họ chưa được thanh toán cho việc tác phẩm của họ đang được sử dụng. Vụ kiện đã được giải quyết và theo đó, các tác giả đã giành chiến thắng to lớn, ông chủ của cửa hàng cà phê này đã phải trả một khoản tiền thù lao lớn, đồng thời mở ra cho các tác giả (các nhà soạn nhạc và soạn lời) của các tác phẩm phi nhạc kịch một khả năng thu được tiền từ các cửa hàng, quán cà phê tương tự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, các cá nhân hoàn toàn không thể nào tự thực hiện được quyền này. Vì vậy vào năm 1850, một tổ chức quản lý tập thể toàn diện đã thay thế cho SACD và vẫn hoạt động tốt đem đến nhiều lợi ích to lớn cho các thành viên đó là SACEM Tổ chức của các tác giả, nhà soạn nhạc, soạn lời âm nhạc (société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những tổ chức tương tự của các tác giả đã được thành lập ở hầu hết các nước châu Âu và mở rộng ra một vài nước khác. Các tổ chức bắt đầu hợp 10 tác thông qua những thỏa thuận song phương để có thể bảo vệ được kho tác phẩm của nhau. Vào tháng 6 năm 1926, đại biểu từ 19 hiệp hội đã thành lập Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), thành viên của CISAC ngày càng mở rộng bao gồm cả các tổ chức quản lý quyền biểu diễn. Hiện nay, trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã trở thành thành viên của CISAC từ năm 2008. Về sau này, với sự phát triển của ngành luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan được công nhận song song và quản lý tập thể cũng được mở rộng một cách toàn diện đối với cả quyền tác giả và quyền liên quan. 1.3 Tổ chức quản lý tập thể (Collective Management Organisation) Hiện nay, trên thế giới, các tổ chức quản lý tập thể (Collective Management Organisation) được gọi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm của từng quốc gia, từng tổ chức như: Hội (society – société) như: SACEM – société des auteurs, compositeur et éditeurs de musique, Hiệp hội (association): RIAJ – recording indutry association Japan, Liên đoàn (Federation): FIM – Federation international musician, tổ chức (organisation): RRO - Reproduction Right Organisation… Tại Việt Nam hiện nay, cũng tồn tại 2 cách gọi đối với một tổ chức quản lý tập thể, đó là: Hiệp hội (Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam ), Trung tâm (trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam). Tuy vậy, tên gọi không thể làm ảnh hưởng đến bản chất của một tổ chức quản lý tập thể so với những tổ chức khác. Hiện nay, tại Việt Nam, cộng đồng vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa một tổ chức quản lý tập thể với một tổ chức mang tính chất tập thể khác đó chính là Hiệp hội hay hội. Tổ chức quản lý tập thể: là tổ chức quản lý tập thể theo định nghĩa như trên đã nói Hiệp hội hay hội: được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp4. Cả hai tổ chức này đều là sự tập hợp những thành viên (có thể là tổ chức, có thể là cá nhân), nhưng chức năng nổi bật đem đến sự khác biệt rõ rệt và dễ dàng phân biệt nhất chính là chức năng thu hộ tiền thù lao và phân phối cho các thành viên của các tổ chức quản lý tập thể. Có thể dễ dàng đưa ra sự so sánh thông qua bảng sau: 4 Khoản 2 điều 4 Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội 11 Tổ chức quản lý tập thể Hiệp Hội - Đều là sự tập hợp nhiều cá nhân, hoặc tổ chức - Đều có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên Giống Khác - Đều có chức năng thúc đẩy sự phát triển của các thành viên - Đều có chức năng đề xuất và tham mưu với các cơ quan nhà nước về các quy phạm pháp luật có liên quan - Được thành lập trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan - Được thành lập với mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của - Được thành lập trên nhiều lĩnh vực - Được thành lập với nhiều mục đích khác nhau chủ sở hữu quyền - Có bộ máy hiệu quả để thu và - Không có bộ máy chuyên thu và phân phối phân phối tiền bản quyền tiền bản quyền Với sự khác biệt cơ bản về chức năng, nhiệm vụ như vậy nên ở các nước vị trí pháp lý của các tổ chức quản lý tập thể luôn được thừa nhận theo một cách thức hoàn toàn khác với các Hiệp hội (dù cho tên gọi có giống nhau – như trường hợp của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam). Ví dụ: Tại Cộng hòa liên bang Đức từ năm 1965 đã xây dựng luật pháp về điều kiện thành lập và vận hành của các tổ chức quản lý tập thể, phân biệt với hiệp hội. Luật 3/7/1985 của Pháp hoặc Luật về sở hữu trí tuệ 11/11/1987 của Tây Ban Nha đều có những điều khoản chi tiết quy định về điều kiện thành lập và vận hành của riêng tổ chức quản lý tập thể.5 Các điều khoản về việc thu và phân phối tiền thù lao, tiền bản quyền được quy định trong các quy chế hoạt động hoặc điều lệ của các tổ chức quản lý tập thể và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hình thành nên một chức năng có tính chất pháp lý của các tổ chức này. Như tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 điều lệ của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam đã được Bộ nội vụ phê chuẩn có ghi rõ 6. “3. Thực hiện các quyền do hội viên uỷ thác theo hợp đồng ủy thác quyền. 4. Thiết lập Biểu giá thu tiền bản quyền, Quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, Quy chế phân phối tiền bản quyền đối với việc sử dụng bản ghi âm ghi hình.” 5 Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan – trang 174 – TS Mihály Fiscor 6 Xem điều lệ Hiệp Hội công nghiệp ghi âm Việt Nam 12 Tuy nhiên, giữa một tổ chức quản lý tập thể và một hiệp hội (được thành lập theo đúng nghĩa của từ “hiệp hội”) luôn luôn có một mối quan hệ vững chắc. Thậm chí việc xác định tương quan của mối quan hệ này là một trong những điều quan trọng nhất khi xác lập một mô hình tổ chức quản lý tập thể. Vì về bản chất, một tổ chức quản lý tập thể phải thực sự có một tập thể đứng ngay phía sau để hỗ trợ tổ chức đó hoạt động. Nếu một tổ chức quản lý tập thể (CMO) được thành lập từ một Hiệp hội (association) thì hiển nhiên tổ chức quản lý tập thể đó đang được một tập thể thực sự vững mạnh hỗ trợ. Theo đó, tổ chức quản lý tập thể sẽ dễ dàng được nhận ủy thác từ các chủ sở hữu quyền để quản lý các quyền và thực hiện các biện pháp chống xâm phạm. Mô hình này có thể thấy rõ thông qua việc phân tích cơ sở thành lập của tổ chức NORWACO (tổ chức quản lý tập thể quyền đối với các tác phẩm nghe nhìn ở Na Uy) Tổ chức này được thành lập trên cơ sở sự liên minh của các hiệp hội như: Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp, liên hiệp các tác giả, hiệp hội các nhà xuất bản, hiệp hội các nghệ sĩ thu âm Na Uy…v…v7 Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức quản lý tập thể ra đời theo ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước. Đặc biệt là trong những lĩnh vực mà việc giám sát của chủ sở hữu quyền là bất khả thi: ví dụ: việc sao chép cá nhân. Lúc này, cơ quan nhà nước thường hình thành trước một tổ chức quản lý tập thể, tổ chức này độc lập và thực hiện chức năng cấp phép thu hộ và phân phối hộ tiền bản quyền. 7 www.norcode.no 13 Trong thời gian ban đầu, RIAV được thành lập với chức năng của một tổ chức quản lý tập thể. Tuy nhiên, vì nhận thức ban đầu của các chủ sở hữu quyền liên quan trên lĩnh vực này chưa cao, họ chưa thể hình dung một tổ chức quản lý tập thể là gì, nên RIAV được ra đời với tư cách của một Hiệp hội – Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, đó chính là tổ chức tập hợp các công ty, nhà sản xuất bản ghi âm. Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam sẽ đảm nhiệm hai vai trò: vai trò của một hiệp hội và vai trò của một tổ chức quản lý tập thể. Tuy nhiên, để một tổ chức quản lý tập thể thật sự hoạt động hiệu quả, năng động, công bằng, không bị ảnh hưởng bởi những thành viên ban chấp hành – là những chủ sở hữu quyền có quyền lực trong Hiệp hội, thì tổ chức quản lý tập thể phải là một đơn vị độc lập và trực thuộc hiệp hội. 14 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC – THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Tại chương này, nhóm tác giả sẽ phân tích những đặc điểm cơ bản của quản lý tập thể trên cơ sở phân tích các vấn đề về mặt lý luận và đối chiếu, so sánh với thực trạng việc quản lý tập thể quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. 2.1 Tính chất công hay tư của tổ chức quản lý tập thể Hiện tồn tại hai mô hình cơ bản của tổ chức quản lý tập thể là tổ chức quản lý tập thể công và tổ chức quản lý tập thể tư. tổ chức quản lý tập thể công là tổ chức do Nhà nước thành lập, quản lý. Ngược lại, tổ chức quản lý tập thể tư do cá nhân, pháp nhân (mà chủ yếu là chính thành viên của tổ chức đó) lập nên và duy trì hoạt động. Câu hỏi được đặt ra là một tổ chức quản lý tập thể sẽ hoạt động tốt hơn nếu nó được Nhà nước thành lập, quản lý, hay nếu nó hoàn toàn do tư nhân chịu trách nhiệm? Không thể có câu trả lời chung cho các tổ chức của mọi quốc gia mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như quan điểm pháp lý riêng của từng nước. Tại những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các tổ chức tư nhân chiếm ưu thế hơn. Ngược lại, ở những nước theo nền kinh tế kế hoạch, thiết chế công chiếm đa số nên ít thấy tổ chức tư. Chủ yếu ở châu Phi mới phổ biến các tổ chức công. (1) Sự phân hóa này một phần bắt nguồn từ lý do kinh tế. Có thể thấy các tổ chức công phổ biến tại những nước có nền kinh tế đang phát triển. Do sự yếu kém về hạ tầng kinh tế, pháp lý, số lượng quyền cũng như việc bảo đảm quyền cho chủ sở hữu mới ở mức độ sơ khai, thu nhập của chủ sở hữu và nhận thức của chính họ về quyền của mình vẫn chưa mạnh mẽ. Với xuất phát điểm như vậy, các chủ sở hữu khó có thể tập hợp đủ nguồn lực kinh tế, tầm nhìn chiến lược để khởi đầu thành lập một tổ chức liên đới quản lý quyền của mình. Lúc này, sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và hợp lý. Thêm vào đó, ở những quốc gia có thiết chế công phát triển như vậy, việc người sử dụng tác phẩm cũng là tổ chức công là khó tránh khỏi (ví dụ, người sử dụng là Đài truyền hình quốc gia); do đó một tổ chức quản lý tập thể công tại nước đang phát triển sẽ có nhiều lợi thế hơn tổ chức quản lý tập thể tư trong việc đàm phán, giao kết, thực hiện quản lý quyền. Tuy nhiên, sự phân chia công – tư này cũng mang tính tương đối. Trên thực tế có tồn tại những tổ chức bán công. Đây là những tổ chức... Đồng thời tính tương đối thể hiện ở chỗ: một tổ chức quản lý tập thể tư có khi phải chịu sự giám sát, quản lý nhất định của các cơ quan công quyền; hoặc một tổ chức quản lý tập thể công không chịu sự quản lý hoàn toàn của Nhà nước mà 15 các thành viên của nó, tức các chủ sở hữu quyền, được liên đới quản lý một số quyền của mình ở mức độ cao. Tại Việt Nam, có thể xác định các tổ chức quản lý tập thể hiện đang tồn tại là tổ chức bán công. Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập (1)8, chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng các chủ sở hữu quyền lại có quyền quyết định cách thức hoạt động, tức là vừa mang tính công, vừa mang tính tư. Việc xác định một tổ chức là công hay tư chi phối mạnh mẽ hoạt động và cơ cấu của tổ chức. Thông thường, một tổ chức công sẽ do một người đại diện cơ quan công quyền đứng đầu. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức công đó được thể chế hóa. Đồng thời, tổ chức công này sẽ có một vị trí độc quyền nhất định trong lĩnh vực quản lý, thuận lợi trong việc đàm phán, cấp phép với người sử dụng tác phẩm. Ngược lại, một tổ chức tư thường có người đứng đầu được thiết lập thông qua chế độ bầu cử. Một số quyền được pháp luật quy định cụ thể, một số khác thì dựa vào pháp luật chung (pháp luật dân sự). Trong quá trình đàm phán, cấp phép với người sử dụng, các tổ chức tư thường có vị thế cân bằng với người sử dụng, không có ưu thế vượt trội như với các tổ chức công. 2.2 Tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận của tổ chức quản lý tập thể Việc xác định tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận của một tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, cách thức, cơ cấu hoạt động của tổ chức đó. Khoản 1 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.” Quy định của luật đã xác định rõ tính chất của một tổ chức quản lý tập thể(mà Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam gọi là “tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan”) là phi lợi nhuận. Điều này cần được phân tích và xem xét lại dựa trên các yếu tố thực tiễn. Cần lưu ý là Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời trong bối cảnh nước ta sắp gia nhập WTO, cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cơ bản theo yêu cầu quốc tế dù có những khái niệm chưa phổ biến chính xác trong nước, do đó những thiếu sót trong quá trình xây dựng Luật này là không thể tránh khỏi. Cần phân biệt giữa “phi lợi nhuận” (non-profit) và “không vì mục đích kinh doanh” (not for profit) để có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Một tổ chức “phi lợi nhuận” là tổ chức hoạt động không nhằm vào lợi nhuận và thực tế hoàn toàn không có lợi nhuận, không tạo nguồn 8 (http://www.cov.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newId=36) 16 thu. Còn tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có thể tạo ra những nguồn thu nhất định từ hoạt động của mình, dù mục tiêu cuối cùng của tổ chức này không hề nhằm vào lợi nhuận. Như vậy, điểm giống nhau của hai mô hình này là đều không được xác lập vì lợi nhuận, nhưng do đặc trưng riêng của hoạt động, mô hình “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có lợi nhuận trên thực tế. Vậy, nói tổ chức quản lý tập thể là tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” mới là chính xác. Liên hệ với tính chất công hay tư của quản lý tập thể, cần lưu ý tính công- tư và tính kinh doanh là không chi phối nhau. Dù tổ chức quản lý tập thể đó là tổ chức công hay tư, nó vẫn hoạt động không vì mục đích kinh doanh. Tránh một số thói quen cho rằng các tổ chức tư nhân thì thường hướng đến mục tiêu lợi nhuận. 2.3 Liên đới quản lý bắt buộc (Complusory collective management) Khái niệm liên đới quản lý bắt buộc thường được đề cập nhiều khi nhắc đến quản lý tập thể. Khái niệm này có thể được hiểu đơn giản là: trong một số lĩnh vực thì việc liên đới quản lý trở nên bắt buộc. Các tác giả không thể và thậm chí là không có khả năng tự mình thực hiện các quyền. Lúc này, liên đới quản lý (dưới hình thức quản lý tập thể hoặc cấp phép quyền trung gian) sẽ là giải pháp duy nhất bắt buộc phải lựa chọn nếu một quốc gia mong muốn các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan được bảo đảm. Hầu như các nước đều sử dụng mô hình quản lý tập thể để có thể liên đới quản lý các quyền trong một số lĩnh vực mà việc liên đới quản lý là bắt buộc. Theo khuyến cáo của tác giả Milahy Fiscor trong tác phẩm “Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan” thì “cần phải tránh quy định coi liên đới quản lý bắt buộc là một điều kiện thực hiện quyền tác giả và quyền liên quan bất cứ khi nào mà có thể và có khả năng thực thi riêng lẻ quyền” Như vậy, trong các trường hợp mà chủ sở hữu quyền có thể tự mình thực thi riêng lẻ quyền, thì cần loại bỏ quan điểm về việc bắt buộc phải thiết lập một mô hình quản lý tập thể Như vậy, trong lĩnh vực âm nhạc, đối với quyền liên quan, cần phải xác định có nên quy định về quản lý bắt buộc và nếu có sẽ là quy định để quản lý các quyền nào, trên lĩnh vực nào? Đứng trước những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc liên đới quản lý bắt buộc quyền liên quan của các tác phẩm âm nhạc, nhiều quốc gia đã quy định việc quản lý bắt buộc ở một số lĩnh vực. Thông thường các quốc gia thường áp dụng việc quản lý bắt buộc đối với một số lĩnh vực như: sao chụp, sao chép để dùng riêng bản ghi âm, ghi hình… Nhiều quốc gia (Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Na Uy …) có nền bản quyền phát triển đều quy định việc liên đới quản lý bắt buộc trong lĩnh vực “sao chép để dùng riêng” bản ghi âm ghi hình. Điển hình là tại Pháp, vào năm 1995, Bộ trưởng văn hóa Pháp đã chấp nhận tổ chức SEAM 17 được quyền đại diện cho tất cả chủ sở hữu quyền hợp pháp và được trao một độc quyền để cấp phép việc sao chép các bản ghi đến người sử dụng.9 Ở đây, nhóm tác giả sẽ đi sâu làm rõ vấn đề về quản lý bắt buộc ở lĩnh vực “sao chép dùng riêng bản ghi âm, ghi hình”. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần phải trả lời được 03 câu hỏi: 1/ Tại sao nên quản lý bắt buộc việc “sao chép để dùng riêng” bản ghi âm, ghi hình? 2/ Phương thức nào để liên đới quản lý bắt buộc việc “sao chép để dùng riêng” bản ghi âm ghi hình? 3/ Phương thức cụ thể nào để liên đới quản lý bắt buộc việc sao chép để dùng riêng bản ghi tại Việt Nam? - Vấn đề thứ nhất: Lý do quản lý bắt buộc việc sao chép để dùng riêng bản ghi âm, ghi hình. Theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam năm 2005 tại điều 32, điểm a khoản 1 có quy định trường hợp sử dụng quyền liên quan để “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân” thì không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Điều này có nghĩa là việc sao chép cá nhân các bản ghi chỉ không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi đó là phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là “mục đích nghiên cứu khoa học” và việc kiểm soát việc sao chép cá nhân trở thành bất khả thi đối với các chủ sở hữu quyền. Theo quy định tại công ước Berne thì việc sao chép cá nhân là không được thừa nhận, trừ khi việc sao chép này đáp ứng các điều kiện để được xem là một ngoại lệ về việc sao chép, các ngoại lệ đó được điều 9(2) công ước Bern nêu ra bao gồm: ngoại lệ chỉ liên quan tới một trường hợp cụ thể, không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường các tác phẩm có liên quan và không gây thiệt hại một cách vô lý tới quyền lợi hợp pháp của tác giả.10 Công ước Rome không quy định về trường hợp sao chép cá nhân đối với quyền liên quan. Tuy nhiên, hiệp ước WPPT đã thay đổi bằng các điều 7, 11, 16 đã so sánh quyền sao chép của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm với quyền của tác giả. Những điều khoản tương tự cũng được ghi nhận tại hiệp định TRIPS Như vậy, việc sao chép cá nhân, đặc biệt là với sự phát triển của hệ thống khoa học kỹ thuật ngày nay, không thể nào thuộc các trường hợp ngoại lệ của việc sao chép. Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp ghi âm, việc sao chép các bản ghi tại các gia đình đã trở thành một trở ngại cho các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Khi một người tiêu dùng đến tiệm đĩa để mua một 9 “How Reproduction Rights Organisations Function” – IFFRO ( International Federation of Reproduction Rights Organisation) Manual 10 Điều 9.2 Công ước Bern 18 album, họ sẽ có quyền sao chép bản ghi đó để lưu trữ tại máy tính cá nhân vì điều này đảm bảo việc khai thác bình thường của chủ sở hữu quyền, tuy nhiên, chủ sở hữu quyền không thể nào kiểm tra hay đảm bảo việc sao chép này chỉ dừng lại ở việc sao chép để giữ lại một bản cho cá nhân. Việc sao chép cá nhân này hoàn toàn dẫn đến một trong các khả năng chia sẻ cho một người khác, upload lên mạng cộng đồng, sao chép qua các phương tiện, thiết bị khác; sử dụng tại các quán ăn, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn…. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các nhà sản xuất bản ghi âm sẽ không thể bán được các đĩa nhạc gốc, hay kinh doanh trên chính sản phẩm do mình tạo ra và đương nhiên là thị trường kinh doanh của họ sẽ bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Như vậy, việc sao chép cá nhân đã trở nên mâu thuẫn với việc khai thác bình thường quyền liên quan của chủ sở hữu quyền. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật hiện nay, việc này đã tạo ra một sự thiệt hại lớn cho chủ sở hữu quyền. Tuy nhiên, không thể yêu cầu từng hãng ghi âm, ghi hình yêu cầu các cá nhân xâm phạm trả tiền cho việc sao chép cá nhân này, vì không có khả năng kiểm soát được việc sao chép cá nhân và lúc này, chỉ có quản lý tập thể là giải pháp khả dĩ nhất và duy nhấtcho việc đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu quyền. Như vậy, câu hỏi đầu tiên đã được trả lời. - Vấn đề thứ hai: Phương thức quản lý tập thể quyền sao chép để dùng riêng bản ghi âm, ghi hình. Tính chất cá nhân, nhỏ lẻ và phổ biến của việc sao chép cá nhân đã trở thành một trở ngại vô cùng lớn cho việc thực thi quyền, thậm chí với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, thì việc thu tiền thù lao đối với việc sao chép cá nhân đã trở thành một thách thức to lớn đối với lý thuyết quản lý tập thể. Tuy nhiên, với mô hình quản lý tập thể, nơi thể hiện sức mạnh tập thể, nơi bảo đảm quyền lợi của các chủ sở hữu quyền, ở các quốc gia mà việc quản lý tập thể đang ngày càng phát triển thì nhiều phương thức để đảm bảo quyền lợi của các chủ sở hữu quyền đã được áp dụng – đặc biệt đối với việc sao chép cá nhân các bản ghi âm. Tiền bản quyền được trả cho chủ sở hữu quyền lúc này được hiểu không phải chỉ là “tiền bản quyền” mà nên hiểu là “tiền bồi thường”. Cả hai đều là khoản tiền phải trả cho chủ sở hữu quyền nhưng lại có sự khác biệt về bản chất. Tiền bồi thường là khoản tiền trả cho chủ sở hữu quyền để đền bù cho việc các hành vi trái pháp luật đã làm xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ sở hữu quyền (tiền trả sau). Ngược lại, tiền bản quyền là tiền để trả cho chủ sở hữu quyền để được quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm (tiền trả trước). Tại các quốc gia phát triển, thị trường bản quyền được cấp phép hợp pháp khoảng 80%, còn đối với 20% còn lại, pháp luật không thể ngăn chặn được các hành vi trái phép và thị trường 19 này được hợp pháp hóa bằng việc thu tiền bồi thường. Để thực hiện được việc thu tiền bồi thường đối với việc sao chép cá nhân các bản ghi, các quốc gia sử dụng một cơ chế bao gồm hai quy trình gắn chặt nhau như sau: - Liên đới quản lý bắt buộc: các tác giả đương nhiên/bắt buộc phải tham gia vào tổ chức quản lý tập thể này và qua đó được nhận tiền từ hoạt động của tổ chức quản lý tập thể này. Sẽ có 1 tổ chức quản lý tập thể được quyền cấp phép và thu tiền đối với việc sao chép cá nhân. Sự cấp phép này sẽ không dựa trên sự ủy quyền của chủ sở hữu quyền. - Nhà nước thiết lập một nghĩa vụ trả tiền thông qua hệ thống thuế đánh vào những nhà sản xuất/ nhà nhập khẩu những thiết bị ghi âm và các vật liệu ghi âm (thuế thiết bị). Tiền thuế này bao gồm tiền trả cho chủ sở hữu quyền tác giả và tiền trả cho chủ sở hữu quyền liên quan. Tổ chức quản lý tập thể được giao thu tiền sẽ phân phối và trả về các chủ sở hữu quyền theo một tỉ lệ do nhà nước quy định. - Vấn đề thứ ba: Phương thức thực hiện quản lý bắt buộc quyền sao chép để dùng riêng ở Việt Nam. Học tập điều này, tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả Việt Nam, tại hội thảo “Các hiệp ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số” tháng 8 năm 2009 do WIPO, cơ quan bản quyền của Nhật Bản và Cục Bản quyền Tác giả Việt nam tổ chức đã đề xuất mô hình thu tiền đối với đĩa trắng, đĩa quang như sau: + Nhà nước quy định tiền đánh thuế lên các thiết bị ghi âm, các vật liệu ghi âm. Có thể RIAV có trách nhiệm thu khoản tiền đánh thuế này. Sau đó,RIAV sẽ phân phối đến các chủ sở hữu quyền. Đề xuất này tương ứng với quy định của một số nước. Tại Đức, Luật bản quyền năm 1965 quy định tiền bồi thường đối với các thiết bị ghi âm, đến năm 1985 mở rộng ra việc thu tiền bồi thường đối với các phương tiện ghi âm. Việc thu tiền bồi thường này sẽ được giao cho các tổ chức quản lý tập thể hiện có hoặc thành lập hẳn một tổ chức riêng biệt như ZPU ở Đức, COPIE FRANCE ở Pháp chuyên thu tiền đối với việc sao chép cá nhân các bản ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, các đề xuất này gặp không ít phản ứng từ dư luận. Mặt bằng nhận thức của người dân tại Việt Nam còn khá thấp, để có thể giải thích về tiền bồi thường, về ý nghĩa của việc đánh thuế là rất khó khăn. Mặt khác, để thiết lập được một chế định cho việc đánh thuế, mức thu, cơ chế thu, cơ chế phân phối cần rất nhiều thời gian. Có lẽ chính vì điều này, mà các quy định này đã được ban dự thảo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung ghi nhận bằng việc bổ sung điều 25 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Chính phủ quy định cụ thể về 20 các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang trắng để định hình, sao chép.” Mặt khác, việc thiết lập tiền thuế bồi thường đánh vào việc sao chép cá nhân bản ghi âm cần phải được tiến hành song song với các hoạt động mở rộng thị trường cấp phép cho việc sử dụng hợp pháp, nghĩa là thúc đẩy hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể. 2.4 Giấy phép mở (Extended Collective Licence) 2.4.1 Các khái niệm cơ bản về cấp phép mở và giấy phép mở Cấp phép mở mà kết quả cụ thể của nó là giấy phép mở là một hoạt động đem đến một lợi thế to lớn cho quản lý tập thể. Giấy phép mở chính là một loại giấy phép mà tổ chức quản lý tập thể cấp phép cho người sử dụng sử dụng toàn bộ kho tác phẩm ở quốc gia đó (hoặc của toàn thế giới) có liên quan đến quyền do tổ chức quản lý tập thể đó quản lý, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho tổ chức quản lý tập thể đó quyền quản lý hay không. Việc cấp một giấy phép như vậy được gọi là cấp phép mở. Như vậy hoạt động cấp phép mở góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các tổ chức quản lý tập thể và các đơn vị sử dụng. 2.4.2 Lợi thế của việc cấp phép mở - Cấp phép dễ dàng, thuận lợi; - Hạn chế những tranh cãi pháp lý; - Khẳng định vị trí độc quyền hợp pháp của một tổ chức quản lý tập thể, giảm thiểu sự cạnh tranh của các tổ chức tư nhân khác; - Tạo điều kiện cho người sử dụng liên hệ với tổ chức quản lý tập thể để có được quyền sử dụng tác phẩm hợp pháp. Nhìn chung, nếu giấy phép mở không được áp dụng thì những lợi thế của một tổ chức quản lý tập thể sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại bỏ. Để giải thích cho nhận định này, có thể lấy một dẫn chứng vừa xảy ra tại Việt Nam trong năm 2008. Đó là vụ tranh cãi kéo dài từ tháng 6 giữa RIAV và công ty FPT Telecom đối với việc sử dụng các bản ghi âm ghi hình. Mấu chốt của vấn đề là cả hai đều cho rằng mình nắm giữ quyền của các hãng ghi âm, ghi hình đã ủy thác cho. Nhiều tranh cãi đã xảy ra, thậm chí hai bên phải sử dụng những biện pháp pháp lý để chứng minh việc quản lý quyền của mình là hợp pháp thông qua việc đưa ra các hợp đồng ủy thác quyền. Trong những tranh chấp như vậy, tư cách pháp lý của một tổ chức quản lý tập thể như RIAV hoàn toàn tương tự với một pháp nhân dân sự thông thường như FPT Telecom. Cả hai đều cho rằng, mình có quyền cấp phép cho đơn vị sử dụng (ở đây là công ty Nokia).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng