Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài chính tại Cục An toàn Thực phẩm...

Tài liệu Quản lý tài chính tại Cục An toàn Thực phẩm

.PDF
92
852
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THỊ HẰNG NGA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THỊ HẰNG NGA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH XUÂN CƢỜNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn đƣợc nghiên cứu và hoàn thành một cách độc lập dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đinh Xuân Cƣờng. Tất cả các trích dẫn, số liệu đƣợc trình bày trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Học viên Lê Thi Hằ ̣ ng Nga LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã hết lòng chỉ bảo, giảng dạy trong suốt quá trình tác giả học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đinh Xuân Cƣờng, Thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG ................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ............................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 5 1.2. Một số vấn đề về cơ quan hành chính nhà nƣớc .................................. 8 1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước vàđặc điểmcủa cơ quan hành chính nhà nước ...........................................................................................................................8 1.2.2. Cơ quan hành chính Nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội............13 1.3. Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc........................... 14 1.3.1. Tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước ............................................14 1.3.2. Khái niệm quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước và sự cần thiết phải quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước ..........................16 1.3.3. Nội dung quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước................19 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ................................................................................. 28 1.4.1. Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước ......................................28 1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ....................................................30 1.4.3. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý......................................................30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................... 33 2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả ............................................................. 34 2. 3. Phƣơng pháp so sánh ........................................................................ 34 2.4. Phƣơng pháp tổng hợp phân tích ....................................................... 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM ................................................................................................. 36 3.1. Khái quát về Cục An toàn thực phẩm và tài chính của Cục An toàn thực phẩm .................................................................................................. 36 3.1.1. Khái quát về Cục An toàn thực phẩm........................................................36 3.1.2. Khái quát về tài chính ở Cục An toàn thực phẩm ....................................39 3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Cục An toàn thực phẩm .................... 43 3.2.1. Thực trạng quy trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm.......43 3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm .......................45 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm57 3.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................57 3.3.2. Hạn chế.........................................................................................................58 3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................60 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 63 TÀI CHÍNH Ở CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM............................................ 63 4.1. Cải cách hành chính và quan điểm đổi mới quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm .................................................................................... 63 4.1.1. Cải cách hành chính tại Cục An toàn thực phẩm ....................................63 4.1.2. Quan điểm đổi mới công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm........................................................................................................................66 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Cục An toàn thực phẩm .......................................................................................................... 69 4.2.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Cục An toàn thực phẩm........................................................................................................................69 4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đổi mới quy trình xử lý công việc, tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động; Ổn định và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính .....................................................................................70 4.2.3. Xây dựng, ban hành chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý kinh phí; Nâng mức chi phí quản lý hành chính .................................................................72 4.2.4. Tăng cường và quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ..............74 4.2.5. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ............................................................75 4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp ............................................................ 76 4.3.1. Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, các cấp Lãnh đạo ...........................................................................................................................76 4.3.2. Điều kiện về môi trường pháp lý................................................................76 4.3.3. Điều kiện về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin .................................76 4.3.4. Xác định mức chi phí quản lý hành chính đủ để thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao của Cục An toàn thực phẩm .................................................................77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu STT Nguyên nghiã 1 CBCC Cán bộ công chức 2 HCNN Hành chính nhà nƣớc 3 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 4 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 5 TSCĐ Tà sản cố định i DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 Nội dung Tổng chi các nguồn kinh phí giai đoạn 2012 2014 của Cục An toàn thực phẩm Trang 41 Tình hình thực hiện dự toán thu phí, lệ phí an toàn 2 Bảng 3.2 vệ sinh thực phẩm 2011 - 2014 của Cục An toàn 47 thực phẩm 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Tổng chi nguồn kinh phí thƣờng xuyên giao thực hiện tự chủ 2012 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm Tổng chi nguồn kinh phí không thƣờng xuyên 2012 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm ii 49 54 MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài: Cơ quan hành chính nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện quyền hành pháp, bao gồm chức năng lập quy, chức năng hành chính, đƣợc tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm duy trì trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và đáp ứng các nhu cầu hợp lý của mọi tổ chức, công dân. Hoạt động của Nhà nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội luôn phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu cho những mục tiêu xác định. Do đó, chi Ngân sách Nhà nƣớc cho cơ quan hành chính Nhà nƣớc là tất yếu, khách quan, là điều kiện quan trọng đảm bảo duy trì hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc, tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy Nhà nƣớc. Trong những năm qua, kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc dành cho lĩnh vực quản lý hành chính đang ngày càng thắt chặt. Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa so với nhu cầu chi tiêu thực tế phát sinh tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc để đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Để giải quyết mâu thuẫn này không thể chỉ thực hiện bằng biện pháp giảm chi ngân sách cho lĩnh vực quản lý hành chính mà còn phải xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài chính để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi Ngân sách nhà nƣớc. Cục An toàn thực phẩm là một cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc Bộ Y tế hoạt động trong lĩnh vực quản lý thực phẩm là một lĩnh vực có nhiều điểm nóng, vì vậy nguồn kinh phí hàng năm cấp cho đơn vị tƣơng đối lớn. Mă ̣t khác , nguồ n tài chin ́ h của Cu ̣c An toàn thƣ̣c phẩ m đƣơ ̣c hiǹ h thành tƣ̀ 1 2 nguồ n là Ngân sách Nhà nƣớc cấ p và nguồ n thu phí , lê ̣ phí . Viê ̣c quản lý và sƣ̉ du ̣ng nguồ n tài chính trên là tƣơng đố i phƣ́c ta ̣p , đòi hỏi phải có một quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, do vâ ̣y để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm là một vấn đề cấp thiết. Chính vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn này sẽ đánh giá đƣợc cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Cục An toàn thực phẩm (đƣợc hình thành từ 2 nguồn : NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí để lại) thông qua trả lời đƣợc các câu hỏi: - Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục An toàn thực phẩm đối với nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ, và quản lý nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc? - Đánh giá viê ̣c cầ n thiế t xây dƣ̣ng quy chế chi tiêu nô ̣i ?bô ̣ - Đánh giá tình hình sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc trong tình hình tiết kiệm chố ng lañ g phí hiê ̣n nay . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu lý luận cơ bản về quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm, các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm. Xuất phát từ mục tiêu chung đã nêu trên, luận văn sẽ chi tiết hóa với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Một là, về lý luận cơ bản về quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, luận văn tiếp cận các nội dung cụ thể: làm rõ vai trò của Cơ quan hành chính Nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế xã hội; phân tích sự cần thiết phải 2 quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; làm rõ các nội dung quản lý tài chính và quy trình quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Hai là, phân tích số liệu thực tế công tác tài chính tại Cục An toàn thực phẩm trong giai đoạn 3 năm gần đây (đối với cả nguồn kinh phí thƣờng xuyên giao thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí nguồn kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ), từ đó dƣới góc độ quản lý tài chính, đánh giá những ƣu điểm và làm nổi bật những mặt còn hạn chế trong công tác công tác quản lý tài chính của Cục An toàn thực phẩm đối với từng nguồn kinh phí. Ba là, luận văn đƣa ra những gợi ý, đề xuất đối với công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm, qua đó đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc Phạm vi nghiên cứu: Về lý luận, luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại ở các đơn vị hành chính nhà nƣớc. Về thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2014. Các giải pháp và đề xuất hoàn thiện đƣợc nghiên cứu và áp dụng cho những năm tiếp theo tại Cục An toàn thực phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để lý giải các vấn đề nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phƣơng pháp thống kê mô tả. Dựa vào phƣơng pháp này, luận văn đƣa ra các số liệu thực tế, kết hợp phân tích đánh giá các khía cạnh khác nhau trong việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí đƣợc giao và nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc của Cục An toàn thực phẩm. Đồng thời, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh dựa trên lý thuyết 3 quản lý nhà nƣớc về quản lý kinh tế để hỗ trợ cho việc đƣa ra các ý kiến đánh giá, gia tăng tính thuyết phục cho các đề xuất đƣợc nêu ra. 6. Kết cấu của luận văn: Lời mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính ở Cục An toàn thực phẩm. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm. KẾT LUẬN 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Chƣơng 1 của luận văn sẽ nêu tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về cơ quan hành chính nhà nƣớc, về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Trên cơ sở tiếp cận những lý luận chung về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc, chƣơng 1 sẽ nêu rõ các nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm: Quy trình quản lý; Quản lý hoạt động thu, chi từ nguồn NSNN cấp và Quản lý kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc. Đây cũng là cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để đánh giá hoạt động quản lý tài chính của Cơ quan hành chính Nhà nƣớc nói chung và Cục An toàn thực phẩm nói riêng. Ngoài ra, chƣơng này còn phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cơ quan nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Hoạt động của Nhà nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội luôn phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu cho những mục tiêu xác định. Do đó, chi Ngân sách Nhà nƣớc cho cơ quan hành chính Nhà nƣớc là tất yếu, khách quan, là điều kiện quan trọng đảm bảo duy trì hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, chi Ngân sách nhƣ thế nào là phù hợp, đảm bảo mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đề ra mà không gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện luôn là một vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm.Cơ quan hành chính nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Hoạt động của Nhà nƣớc trong các lĩnh 5 vực kinh tế, chính trị, xã hội luôn phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu cho những mục tiêu xác định. Do đó, chi Ngân sách Nhà nƣớc cho cơ quan hành chính Nhà nƣớc là tất yếu, khách quan, là điều kiện quan trọng đảm bảo duy trì hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, chi Ngân sách nhƣ thế nào là phù hợp, đảm bảo mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đề ra mà không gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện luôn là một vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm. Tại Việt Nam, theo khảo sát một vài năm trở lại đây, có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý tài chính của cơ quan hành chính dƣới dạng báo cáo khoa học, báo cáo chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp đại học. Đối với cấp độ luận văn thạc sĩ, số lƣợng nghiên cứu mảng đề tài quản lý tài chính tại cơ quan hành chính tƣơng đối nhiều, một số công trình khoa học mà sinh viên có thể tiếp cận nhƣ sau: Tác giả Nông Văn Thân - Khoa khoa học quản lý, lớp QLKT KV18 đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: "Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang" năm 2005, theo đó tác giả đã đƣa ra cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nƣớc, sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của NSNN cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc, tuy nhiên đây là những giải pháp tƣơng đối đặc thù xuất phát từ đặc điểm của Hà Giang - một tỉnh có nhiều tiềm năng nhƣng là một trong những tỉnh nghèo nhất nƣớc. Tác giả Văn Tuấn Kiệt với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tỉnh Kiên Giang” do TS. Phan Mỹ Hạnh hƣớng dẫn năm 2008, tác giả đƣa ra đƣợc mối quan hệ giữa các cấp ngân sách, việc lập và chấp hành dự toán ngân sách chƣa gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú với đề tài “Hoàn thiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nƣớc tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chƣơng trình truyền hình Việt Nam” do PGS. TS. Lƣu Thị Hƣơng hƣớng dẫn năm 2003, tác giả đƣa ra cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nƣớc là một cơ chế khá mới mẻ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp của Việt Nam nói chung và đối với Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chƣơng trình Đài truyền hình Việt Nam nói riêng. Vì vậy, trong giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2001 – 2002 những bất cập bộc lộ ra tại trung tâm là điều tất yếu, nhƣng những bất cập này vẫn chƣa phải là tất cả. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nói rằng việc chuyển đổi sang có chế này là không phù hợp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nƣớc là lựa chọn tốt nhất cho việc quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc taị các đơn vị hành chính sự nghiệp của Việt Nam hiện nay, đƣa ra những căn cứ, cơ sở và thực tế của việc thực hiện cơ chế này tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chƣơng trình Đài truyền hình Việt Nam. Nhƣ vậy, quá trình phân tích trong đề tài đã cho thấy tính tất yếu của việc chuyển đổi sang cơ chế khoán chi tại trung tâm. Tác giả Đào Xuân Liên với đề tài “Hoàn thiện cơ chế phân cấp Ngân sách Nhà nƣớc cho các cấp chính quyền địa phƣơng” do GS. TS. Nguyễn Thanh Tuyền hƣớng dẫn năm 2007, tác giả đƣa ra sự phụ thuộc các quyết định ngân sách từ Trung ƣơng mặc dù việc trao quyền ngân sách cho địa phƣơng nắm là nhiều hơn. Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phân cấp ngân sách nói chung và phân cấp cho các chính quyền địa phƣơng mà ở đây cụ thể là tỉnh Gia Lai. Những thông tin tìm hiểu của tác giả đã thực hiện cho thấy, hầu hết các luận văn đã thực hiện đều nghiên cứu về quản lý ngân sách Nhà nƣớc ở những địa phƣơng cụ thể (nhƣ Hà Giang, Kiên Giang, …) hoặc cơ quan cụ thể (Trung tâm kỹ thuật sản xuất chƣơng trình truyền hình Việt Nam…) có tính 7 đặc thù cao, hoặc cụ thể vào một hoạt động ngân sách, cụ thể nhƣ thu ngân sách, chi ngân sách, hiện chƣa có đề tài nghiên cứu nào về quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm, đây là một cơ quan hành chính nhà nƣớc, đƣợc cấp nguồn kinh phí hàng năm lớn, tƣơng ứng với các nội dung chi lớn và phức tạp, do đó đề tài về quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm là một khoảng trống cần đƣợc nghiên cứu, đảm bảo tính thời sự, tính độc lập và không có sự trùng lặp so với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây. 1.2. Một số vấn đề về cơ quan hành chính nhà nƣớc 1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước vàđặc điểmcủa cơ quan hành chính nhà nước Bộ máy nhà nƣớc là một chính thể thống nhất, đƣợc tạo thành bởi hệ thống các cơ quan nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nƣớc. Theo Hiến pháp năm 1992 (Nghị Quyết số 06/2011/QH13 sửa đổi năm 2013), ở nƣớc ta có các loại cơ quan nhà nƣớc sau đây: - Cơ quan quyền lực nhà nƣớc, gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. - Các cơ quan hành chính nhà nƣớc, gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. - Các cơ quan xét xử, gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án Quân sự các cấp, các Tòa án nhân dân địa phƣơng, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do luật định. - Các cơ quan kiểm sát, gồm: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiểm sát nhân dân địa phƣơng. 8 Tất cả các cơ quan nhà nƣớc tạo thành bộ máy nhà nƣớc. Nhƣng bộ máy nhà nƣớc không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nƣớc, mà là một hệ thống thống nhất các cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành theo một cơ chế đồng bộ. Từ giác độ hệ thống xem xét, mỗi cơ quan nhà nƣớc là một khâu (mắt xích) không thể thiếu của bộ máy nhà nƣớc. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nƣớc. Bộ máy Hành chính nhà nƣớc đƣợc thiết lập để thực thi quyền hành pháp. Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật. Để thi hành pháp luật, các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nƣớc theo sự quy định của pháp luật có quyền lập quy và quyền hành chính. - Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dƣới luật) để cụ thể hóa văn bản luật, thực hiện văn bản luật nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. - Quyền hành pháp là quyền tổ chức ra các bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đƣa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nƣớc một cách có hiệu quả. Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước. Đó là cơ quan quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Nhƣ vậy, cơ quan hành chính nhà nƣớc là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc đƣợc thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền 9 lực nhà nƣớc - quyền hành pháp. Cơ quan HCNN có những đặc điểm cơ bản giống các cơ quan nhà nƣớc khác trong bộ máy nhà nƣớc, đó là: Một là, cơ quan HCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nƣớc thể hiện ở chỗ: cơ quan HCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nƣớc; cơ quan HCNN nhân danh nhà nƣớc khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Hai là, mỗi cơ quan HCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc đƣợc giao. Hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan HCNN do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, đƣợc nhà nƣớc trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Cụ thể: Các cơ quan nhà nƣớc đƣợc tổ chức, hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dƣới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; đƣợc thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan HCNN cấp trên; đƣợc đặt dƣới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp và báo cáo hoạt động trƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhƣng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng. Ba là, về mặt thẩm quyền thì cơ quan HCNN đƣợc quyền đơn phƣơng ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tƣợng có liên quan; cơ quan HCNN có quyền áp 10 dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với các đối tƣợng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan HCNN. Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, cơ quan HCNN còn có những đặc điểm riêng nhƣ sau: Một là, cơ quan HCNN có chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nƣớc khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Tòa án có chức năng xét xử; Viện Kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát. Chỉ các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: quản lý nhà nƣớc về kinh tế, quản lý nhà nƣớc về văn hóa, quản lý nhà nƣớc về y tế, quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội, …. Hai là, cơ quan HCNN nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Thẩm quyền của các cơ quan HCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành. Hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN. Điều đó có nghĩa là cơ quan HCNN chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nƣớc. Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nƣớc, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc cấp tƣơng đƣơng và chịu sự trách nhiệm báo cáo trƣớc cơ quan đó. Các cơ quan HCNN có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cơ quan HCNN hoàn thành nhiệm vụ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất