Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài chính dự án tuyến cáp quang biển trục bắc – nam...

Tài liệu Quản lý tài chính dự án tuyến cáp quang biển trục bắc – nam

.PDF
26
129
56

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- ĐỖ MẠNH DŨNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TUYẾN CÁP QUANG BIỂN TRỤC BẮC - NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2011 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Duy Hải Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ..... giờ .... ngày ....... tháng ....... .. năm ............. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thì công tác quản lý tài chính dự án có vai trò quan trọng trong việc chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đây là vấn đề bức xúc xã hội và là vấn đề các cấp có thẩm quyền đặc biệt quan tâm, đòi hỏi các nhà quản lý phải tập trung nghiên cứu giải quyết. Hàng năm Ngân sách Nhà nước dành trên 30% chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng, nhưng thực tế việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành Bưu chính Viễn thông được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều công trình của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có quy mô lớn, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế đã và đang được Nhà nước đầu tư xây dựng với mục tiêu biến Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập Tập trung nghiên cứu quản lý tài chính dự án đầu tư của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói chung cũng như tại dự án đầu tư Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam nói riêng trên cơ sở các bài học kinh nghiệm quản lý tài chính của một số dự án, tác giả mong muốn đi sâu phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đặc biệt là công tác quản lý dự án Cáp quang biển trục Bắc – Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao “Quản lý tài chính dự án Tuyến Cáp quang biển trục Bắc – Nam”. Chính vì ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính dự án Tuyến Cáp quang biển trục Bắc – Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã và đang đầu tư một số dự án lớn như: ODA miền trung, Vinasat I, II, Cáp quang biển…Tuy nhiên công tác quản lý tài chính còn nhiềm bất cập do đó việc giải ngân thường chậm không theo kế hoạch đã định. Vì vậy tác giả đã nghiên cứu đề tài về “Quản lý tài chính dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam” không trùng lắp với các đề tài đã từng nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là dự án Công trình cáp quang biển trục Bắc – Nam của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước dự án Công trình cáp quang biển trục Bắc Nam Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê, phương pháp lịch sử và lô gíc, đồng thời sử dụng các tài liêu thống kê để tăng cường quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước. Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chương 3: Quản lý tài chính dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam. CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm về dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước 1.1.1. Khái niệm và phân loại dự án. * Khái niệm về dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.( 17 Điều 3- Luật Xây dựng). * Phân loại dự án : Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A,B,C. Theo nguồn vốn đầu tư bao gồm: Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước; Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. * Dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà Nước. Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thì Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư như: Xác định chủ trương đầu tư; Quyết định đầu tư; Lập thiết kế, tổng dự toán; Lựa chọn nhà thầu; Thi công xây dựng; Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Bảng 1.2: Bảng vòng đời của dự án Giai đoạn Tên gọi Hình thành Đề án và khởi xướng Phát triển Thiết kế và đánh giá Trưởng thành Kết thúc Thực hiện và quản lý Hoàn công và kết thúc Những mục tiêu quản lý • Quy mô và mục tiêu • Tính khả thi • Ước tính ban đầu +/- 30% • Đánh giá các khả năng • Quyết định triển khai hay không • Xây dựng Dự án • Kế hoạch thực hiện và phân bổ nguồn lực • Dự toán +/- 10% • Kế hoạch ban đầu • Phê duyệt • Giáo dục và thông tin • Qui hoạch chi tiết và thiết kế • Khống chế ở mức +/- 5% • Bố trí công việc • Theo dõi tiến trình • Quản lý và phục hồi • Hoàn thành công việc • Sử dụng kết quả • Đạt được các mục đích • Giải thể nhân viên • Kiểm toán và xem xét * Nội dung quản lý dự án Quản lý phạm vi dự án; Quản lý thời gian dự án; Quản lý chi phí dự án; Quản lý chất lượng dự án; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý việc trao đổi thông tin dự án; Quản lý rủi ro trong dự án. * Ý nghĩa của quản lý dự án Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn, phức tạp. Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án. Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành. 1.2. Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính dự án bằng vốn ngân sách Nhà nước Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là thực hiện các công việc nhằm tối đa hiệu quả về mặt tài chính. 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước. 1.2.2.1. Xác định mức vốn đầu tư * Thứ nhất: Tổng mức đầu tư: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác; Chi phí dự phòng. * Thứ hai: Tổng dự toán và dự toán hạng mục: Các khoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình gồm những nội dung cụ thể như sau: Chi phí xây lắp; Chi phí thiết bị; Chi phí khác; Chi phí dự phòng. 1.2.2.2. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư. 1.2.2.3. Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư 1.2.2.4. Quyết toán vốn đầu tư. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước và Doanh Nghiệp Hai yếu tố do tác động bên ngoài: Nguồn tài trợ và chương trình; Ảnh hưởng bên ngoài. Hai yếu tố phát sinh từ chiến lược của dự án: Thái độ; Xác định Ba yếu tố xuất phát từ bên trong tổ chức dự án: Con người; Hệ thống; Tổ chức Bảng 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án Bảy yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án Hai yếu tố do tác động bên ngoài Hai yếu tố phát sinh từ chiến lược của dự án 1. Nguồn tài trợ và chương trình: nguồn tài chính do nhà tài trợ và chủ dự án cung cấp, kết quả mong đợi và thời gian "hoàn " vốn. 2. Ảnh hưởng bên ngoài như tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường. 3. Thái độ: thể hiện tầm quan trọng của dự án và sự hỗ trợ của các bên liên quan. 4. Xác định: dự án cần xác định rõ phải làm gì, phương pháp tiếp cận thiết kế dự án và chiến lược thực hiện. 5. Con người: sự quản lý và lãnh đạo Ba yếu tố xuất phát từ bên trong tổ chức dự án 6. Hệ thống: kế hoạch, chế độ báo cáo và kiểm soát để đo lường tiến độ của dự án 7. Tổ chức: vai trò, trách nhiệm và quan hệ giữa các bên tham gia. 1.3.1. Các nhân tố chủ quan Nhận thức của lãnh đạo cơ quan chủ quản đầu tư về quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dung cơ bản. Công tác tổ chức quản lý giám sát Các yếu tố về con người - năng lực cán bộ Yếu tố cơ sở vật chất kỹ Hệ thống thông tin quản lý. 1.3.2. Các nhân tố khách quan Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Các chính sách cơ chế pháp luật có liên quan Hệ thống thông tin quản lý. Các nhân tố ảnh khác. Kết luận chương 1 Việc tìm hiểu các khái niệm dự về án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước giúp đề tài xác định rõ nội hàm của các từ ngữ, thuật ngữ và giúp cho kết cấu đề tài được chặt chẽ, logic hơn; đề tài có một cách nhìn tổng thể, khoa học hơn về hiệu quả dự án đầu tư. Từ đó có cơ sở cho những đánh giá, phân tích của chương 2 và những giải pháp khoa học ở chương 3 của đề tài. CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN CÁP QUANG BIỂN TRỤC BẮC NAM CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc – Nam của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Dự án Công trình cáp quang biển trục Bắc Nam được Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) phê duyệt tại Quyết định số 1023/QĐ-BBCVT ngày 26/11/2003. Trong đó Chủ đầu tư là Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) trực tiếp quản lý và thực hiện dự án thông qua ban quản lý dự án, địa điểm xây dựng; về hệ thống truyền dẫn cáp quang biển 8 sợi sử dụng cấu hình hoa cung (festoon), công nghệ WDM, dung lượng ban đầu 20Gbps, tuy nhiên do tốc độ phát triển nhanh trong những năm vừa qua do đó được điều chỉnh lên dung lượng ban đầu của hệ thống là 60Gbps trong vùng lãnh hải Việt Nam từ Hải Phòng đến Sóc Trăng dài khoảng 2034km, dọc theo tuyến cáp biển có 11 điểm cập bờ để kết nối với hệ thống cáp trên bờ gồm Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Vũng Tàu, Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư trước thuế giá trị gia tăng là: 2.915.114.000.000 đồng (Hai nghìn chín trăm mười lăm tỷ một trăm mười bốn triệu đồng), trong đó: Nội tệ 441.072.000.000 đồng; Ngoại tệ 19.495.000.000 Yên Nhật (tương đương 2.474.042.000.000 đồng) Nguồn vốn: Vốn ODA - Vốn vay ưu đãi dài hạn của JAPAN BANK FOR INTERNATIONAL COOPERATION (JBIC) theo Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản; Vốn đối ứng - Nguồn vốn vay và vốn tái đầu tư của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thời gian thực hiện từ năm 2003 đến năm 2008 Anh Ban quản lý dự án cáp quang biển có tên giao dịch Tiếng là: SUBMARINE FIBER OPTIC CABLE PROJECT MANAGEMENT UNIT – PMU NSFOC. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA cáp quang biển T P OÀN BCVT VI TNAM BAN QLDA CÁP QUANG BI N (GIÁM C BAN) PHÓ BAN QLDA PH TRÁCH V N PHÒNG - So n th o, l u tr tài li u - T ch c nhân s - Ti n l ng - T ng h p báo cáo -H ih p PHÓ BAN QLDA PH TRÁCH H P NG - L p báo cáo u t - D án u t - Thuê thi t k - L p k ho ch - T ch c u th u - Theo dõ h p ng - Thanh quy t toán T V N PHÓ BAN QLDA PH TRÁCH CH T L NG - Xây d ng tiêu chí k thu t - Qu n lý chát l ng công trình - Tham gia công tác chu n b H s th u, u th u và àm phán h p ng - Giám sát ch t l ng 2.1.1. Tổ chức quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt * Chức năng nhiệm vụ Ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án cáp quan biển là đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng, có Giám đốc Ban quản lý dự án phụ trách, cáo các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các viên chức chuyên môn nghiệp vụ. * Tổ chức triển khai thực hiện dự án: * Cơ cấu tổ chức : Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Hành chính, Kế toán Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Kỹ thuật 2.1.1. Tổ chức quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2.1.1.1. Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty mẹ 2.1.1.2. Quản lý và sử dụng tài sản tại Công ty mẹ 2.1.1.3. Quản lý doanh thu và chi phí * Quản lý doanh thu: * Quản lý chi phí. 2.1.1.4. Phân phối lợi nhuận 2.1.1.5. Quản lý tài chính đơn vị hạnh toán phụ thuộc * Quản lý và sử dụng vốn * Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong quản lý và sử dụng vốn và quỹ. * Quản lý và sử dụng tài sản * Doanh thu, thu nhập khác và chi phí * Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 2.1.1.6. Thực hiện nhiệm vụ công ích 2.1.1.7. Kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê kiểm toán 2.2. Thực trạng quản lý tài chính dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam của Tập đoàn BCVT Việt Nam 2.2.1. Quản lý thanh toán: Kiểm soát thanh toán đối với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Sơ đồ 2.2: Thủ tục thanh toán trực tiếp và thanh toán vốn với Kiểm soát chi trước Bộ Tài Chính 5 Nhà Tài tr 4 6 3 Cơ quan KSC BQLDA 2 Nhà thầu/ Đơn vi ứng vốn 1 1) Nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ/đơn vị tạm ứng vốn gửi chứng từ đề nghị thanh toán 2) Ban quản lý dự án gửi hồ sơ tới cơ quan Kiểm soát chi để xác nhận chi tiêu hợp lệ 3) Cơ quan Kiểm soát chi xác nhận Phiếu giá thanh toán 4) Ban quản lý dự án gửi Đơn rút vốn và hồ sơ rút vốn tới Bộ Tài chính 5) Bộ Tài chính xem xét ký/đồng ký Đơn rút vốn 6) Nhà tài trợ thanh toán cho người thụ hưởng Sơ đồ 2.3: Thủ tục thanh toán trực tiếp và thanh toán tiền chuyển tiền với Kiểm soát chi sau 3 Bộ Tài chính JBIC/ Nhà Tài tr 2 BQLDA 5 Cơ quan Kiểm soát 1 Nhà Th u 4 Ngân hàng phục vụ 1) Nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ gửi chứng từ đề nghị thanh toán 2) Ban Quản lý dự án kiểm tra và gửi đơn rút vốn và hồ sơ đề nghị thanh toán tới Bộ Tài chính 3) Bộ tài chính xem xét ký/đồng ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ 4) Nhà tài trợ chuyển vốn cho nhà thầu 5) Ban Quản lý dự án gửi hồ sơ tới cơ quan kiểm soát chi để xác nhận chi tiêu hợp lệ + Thủ tục Thư cam kết Khi có nhu cầu rút vốn thanh toán theo thủ tục này, Ban quản lý dự án gửi Bộ Tài chính đơn xin phát hành thư cam kết. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét ký/đồng ký Đơn rút vốn đề nghị Nhà tài trợ phát hành Thư cam kết và có thông báo gửi Ngân hàng phục vụ. Sơ đồ 2.4: Thanh toán theo thủ tục Thư cam kết Bộ Tài chính 4 Nhà Tài tr 5 3 Ngân hàng phục vụ Ngân hàng nhà thầu 6 2 Nhà th u BQLDA 1 1) Ban Quản lý dự án và Nhà thầu ký hợp đồng cung cấp hàng hoá 2) Ban Quản lý dự án đề nghị Ngân hàng phục vụ mở L/C 3) Ban Quản lý dự án gửi Bộ Tài chính đơn rút vốn và hồ sơ rút vốn theo hình thức cam kết đặc biệt 4) Bộ Tài chính xem xét ký/đồng ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ 5) Nhà tài trợ phát hành thư cam kết đặc biệt cho ngân hàng của nhà thầu để thực hiện thanh toán theo L/C 6) Ngân hàng nhà thầu chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu và đề nghị nhà tài trợ hoàn vốn. Kiểm soát thanh toán đối với nguồn vốn của Tập đoàn BCVT Sơ đồ 2.5: Quy trình thanh toán đối với nguồn vốn Tập đoàn Nhà th u Ban QLDA Ngân hàng Nhà th u Ngân hàng ph c v T p oàn BCVT/ Ban KTTKTC 2.2.2. Thực trạng giải ngân: Hiện nay các gói thầu như: Gói thầu Tư vấn khảo sát biển, hệ thống cáp quang biển, Rà phá bom mìn, Bồi thường giải phóng mặt bằng, Tư vấn đường dây trạm điện, Tư vấn xây dựng nhà trạm... đang gặp khó khăn trong việc thực hiện với các lý do sau: Trong năm 2008 có nhiều biến động tăng về giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công do đó các gói thầu cần phải điều chỉnh lại dự toán do đó phải báo cáo, xin phép điều chỉnh dự toán Do dự án cáp quang biển là dự án đầu tiên của Việt Nam do đó Nhà nước chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức đối với việc xây dựng cáp biển, Rà phá bom mìn trên biển; Biểu số 2.6: Biểu số liệu thực hiện giải ngân năm 2009 - 2010 Đơn vị tính: 1.000USD Tổng T T Dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc Nam Giá trị giải ngân 2009 Giá trị giải ngân 2010 ODA Nội tệ ODA Nội tệ ODA 1.275.415 25.292 1.146.429 220.198 128.986 Nội tệ 32.094 (Nguồn từ: Báo cáo của Ban QLDA cáp quang biển về thực hiện dự án 2009 – 2010) Biểu số 2.7: Biểu số liệu thực hiện giải ngân 9 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: 1.000USD Kế hoạch giải ngân năm 2011 TT Dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc Nam Tổng số ODA Nội tệ 18.962.5 8.700 100.262. Giá thị thực hiện giải ngân từ 1/1/2011 đến hết 30/9/2011 Tổng ODA Nội tệ số 1.359.5 1.262 97.565 (Nguồn từ:Báo cáo của Ban QLDA cáp quang biển về thực hiện dự án Quý III/2011) Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do các Sở ban ngành địa phương chưa thực hiện tốt thời gian xét duyệt hồ sơ cũng như phối hợp trong công tác đền bù. 2.2.3 Thực trạng lập kế hoạch triển khai các gói thầu Sau khi kế hoạch thầu được duyệt, Ban quản lý dự án chưa ứng dụng phần mềm quản lý dự án trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng gói thầu cũng như cho toàn bộ dự án do đó không nắm rõ được tiến độ của các hạng mục nhanh chậm sẽ ảnh hưởng như thế nào tới toàn chình của dự án. Bảng 2.8 : Bảng kế hoạch đấu thầu Giá trị gói thầu trước thuế (triệu đồng) ST T Tên gói thầu 1 Hệ thống cáp quang biển (vốn vay ODA) 2 Tư vấn ODA) (vốn vay 3a Tư vấn khảo sát thiết kế đường dây và trạm điện: 3 gói thầu cho 10 trạm riêng biệt tại 3 miền Bắc – Trung – Nam (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 3b Thi công đường dây và trạm điện AC 3 gói thầu cho 10 trạm riêng biệt tại 3 miền Bắc – Trung – Nam (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 3c Thiết bị nguồn điện AC (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) Hình thức, phương thức đấu thầu Đấu thầu quốc tế hai túi hồ sơ, không qua sơ tuyển Thời gian tổ chức đấu thầu Thời gian thực hiện Trọn gói Quý I/2006 24 tháng: 6/066/08 146.358 Chỉ định thầu Trọn gói, tính theo thời gian thực tế Quý IV/2003 51 tháng 11/042/09 500 Chỉ định thầu Trọn gói Quý IV/2009 27.617 Đấu thầu hạn chế trơng nước 1 túi hồ sơ Trọn gói Quý I/2010 10 tháng 2/0612/06 24.770 Đấu thầu rộng rãi trong nước 1 Trọn gói Quý III/2010 10 tháng 1.893.349 Loại hợp đồng 3 tháng túi hồ sơ 4a Thư vấn khảo sát thiết kế nhà trạm: 10 gói thầu cho 10 trạm riêng biệt (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 4b Nhà trạm 10 gói thầu cho 10 nhà trạm riêng biệt (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 20.967 5 Hệ thống điều hoà (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 3.622 6 Hệ thống chống sét (Vốn vay và tái đầu tư của VNPT) 1.263 7 Rà phá bom mìn 8 Tư vấn giám sát đánh giá tác động môi trường 9 Kiểm toán 700 144.000 18.000 900 Chỉ định thầu Đấu thầu rộng rãi trong nước 1 túi hồ sơ Đấu thầu hạn chế trong nước 1 túi hồ sơ Đấu thầu rộng rãi trong nước 1 túi hồ sơ Đấu thầu rộng rãi trong nước 1 túi hồ sơ Đấu thầu trong nước 02 túi hồ sơ Đấu thầu trong nước 02 túi hồ sơ 03 tháng Trọn gói Quý IV/2009 Trọn gói Quý I/2010 12 tháng Trọn gói Quý III/2010 06 tháng Trọn gói Quý III/2010 Trọn gói 02 hợp đồng: Khảo sát và thi công Quý IV/2003 13 tháng Trọn gói Quý IV/2009 24 tháng Trọn gói Quý II/2010 03 tháng 06 tháng 10 Bảo hiểm công trình 44.444 Đấu thầu rộng rãi trong nước 01 túi hồ sơ 11 Ủy thác nhập khẩu thiết bị hệ thống cáp quang biển 1.425 Chỉ định thầu Trọn gói Quý II/2010 25 tháng Trọn gói Quý IV/2009 06 tháng (Nguồn từ: Quyết định phê duyệt kế hoạch thầu của Bộ BCVT năm 2009) 2.2..4. Thực trạng về lập kế hoạch vốn hàng năm Việc lập kế hoạch vốn hàng năm còn thụ động do kế hoạch lập triển khai các hạng mục công việc gói thầu yếu, có những hạng mục thừa vốn, có những hạng mục thiếu vốn. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam 2.3.1. Thành công Tổ chức triển khai thực hiện tốt quy trình thanh toán. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhập kiến thức cho cán bộ Thường xuyên cập nhật chính sách chế độ của Nhà nước. Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế * Xác định mức vốn đầu tư Do dự án Cáp quang biển là dự án đầu tiên của Việt Nam, ngoài yếu tố phức tạp về kỹ thuật thì việc xây dựng tổng mức đầu tư rất khó khăn do nhà thầu trong nước chỉ có kinh nghiệm về cáp đất liền, còn cáp biền thì chưa có dự án nào đã thực hiện, do đó khi xây dựng dự toán cho các hạng mục không chính xác dẫn đến việc điều chỉnh nhiều lần ảnh hưởng đến việc triển khai các hạng mục khác cũng như tiến độ chung của dự án. * Lập thông báo kế hoạch vốn đầu tư Hiện nay Ban QLDA chưa thực hiện xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai dự án, trong kế hoạch chỉ ghi các hạng mục công việc theo kế hoạch thầu mà chưa xây dựng các công việc cụ thể đối với từng gói thầu do đó không thể quản lý được tiến độ dự án. Ngoài ra không có chuyên viên chuyên trách cũng như sử dụng phần mềm quản lý về kế hoạch để có thể báo cáo, dự báo được các công việc thuận lợi cho Giám đốc Ban QLDA ra quyết định. * Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư còn nhiều bất cập Nhiều hạng mục công trình nhà thầu đã thực hiện xong Ban quản lý dự án cáp quang biển đề nghị Tập đoàn thanh toán tuy nhiên không được thanh toán vì trong năm không đăng ký vốn trong khi không cho phép lấy vốn từ nguồn của các hạng mục khác có đang ký tuy nhiên chưa thực hiện được. Phòng Kế hoạch Đầu tư và Phòng Kế toán Tài chính theo dõi và kiểm tra các hồ sơ thanh toán từ khi thực hiện đến khi kết thúc công việc tuy nhiên mỗi lần thanh toán đều phải qua các phòng ban chức năng của Tập đoàn để kiểm tra lại một lần nữa trong khi các phòng ban của Tập đoàn không có cán bộ theo dõi từ đầu nên đến khi gửi hồ sơ lên Ban quản lý thường phải cử cán bộ để giải trình những khúc mắc của các Ban chức năng Tập đoàn do đó rất mất nhiều thời gian. * Quyết toán vốn đầu tư Hiện nay do thực hiện các công việc chậm so với tiến độ đề ra, nhiều hạng mục công trình chưa chiển khai thi công được do đó chưa thể tiến hành thanh quyết toán. Nhiều hạng mục công việc đã thực hiện xong tuy nhiên chưa tổ chức nghiệm thu bàn giao sản phẩm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan