Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam...

Tài liệu Quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam

.PDF
113
1004
132

Mô tả:

-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ***** NGUYỄN THỊ NH HOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 -2- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ***** NGUYỄN THỊ ÁNH HOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : KINH TẾ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.HOÀ CHÍ MINH, NAÊM 2009 -3- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Người viết, Nguyễn Thị Ánh Hoa . -4- LỜI CÁM ƠN Xin ghi lại nơi đây lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của tôi đến Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang – người đã định hướng, giúp tôi phát hiện đề tài và hướng dẫn tận tình, thấu đáo trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và khơi gợi trong tôi niềm ham mê nghiên cứu trong suốt thời gian tôi theo học lớp Cao học Tài chính – Doanh nghiệp khóa 16. Tôi cũng xin cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu trên lĩnh vực tài chính – doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính đã tiếp sức cho tôi về thông tin, tư liệu để tôi hoàn thành đề tài này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009 Nguyễn Thị Ánh Hoa -5- MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua đánh dấu một thời kỳ khá rối ren trong đời sống kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như sự thay đổi các chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn. Những tác động này ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đối mặt với những biến động phức tạp của giá cả nguyên vật liệu, lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán đã làm cho rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí - dầu khí được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong năm 2008 và các tháng đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam trong đó các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dầu khí nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình và ở cấp độ, quy mô ngày càng lớn. Tình hình đó đặt ra việc xác định các rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp để xử lý kịp thời. Do vậy để thực hiện mục tiêu phát triển, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc nghiên cứu áp -6- dụng những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí là vô cùng cần thiết. Chính vì những nhận định đó đề tài “ Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu trong bối cảnh hiện tại. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nhận diện các rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp dầu khí gặp phải, nguyên nhân của những rủi ro tài chính và ảnh hưởng của những rủi ro tài chính tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí. - Rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính được phản ánh như thế nào trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí. - Các giải pháp gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí, cụ thể là trong hoạt động thăm dò, khai thác, xuất khẩu dầu thô và các dịch vụ dầu khí, phân tích đánh giá các rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí, tìm ra nguyên nhân của những rủi ro tài chính từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ để gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm: phương pháp lý thuyết suy luận logic, phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp so sánh, phân tích kinh tế lấy lý luận so với thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài. Dữ liệu nghiên cứu Các số liệu nghiên cứu trong đề tài bao gồm số liệu sơ cấp từ cuộc điều tra, số liệu thứ cấp thu thập được từ các doanh nghiệp dầu khí, thông tin công bố chính thức trên các tờ báo, tạp chí, trên trang web các Bộ…. -7- Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, nội dung của đề tài gồm có 4 chương: Chương 1: Quản trị rủi ro - một quyết định tài chính quan trọng trong doanh nghiệp Chương 2: Quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam Chuơng 4: Giải pháp gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí. -8- MỤC LỤC Lời mở đầu...................................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục các hình....................................................................................................... vii Danh mục các bảng..................................................................................................... viii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... ix Chương 1: Quản trị rủi ro - một quyết định tài chính quan trọng trong doanh nghiệp 1 1.1 Rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.1 Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ............................................................... 1 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro tài chính ................................................................... 1 1.1.1.2 Các loại rủi ro tài chính thường gặp .................................................... 3 1.1.2 Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp................................................... 5 1.1.2.1 Vấn đề quản trị rủi ro tài chính ........................................................... 5 1.1.2.2 Các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiệu quả ..................................... 6 1.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ................................. 9 1.2.1 Nguyên nhân rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.2.1.1 Những nguyên nhân khách quan.......................................................... 9 1.2.1.2 Những nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp ................................ 10 1.2.1.3 Những nguyên nhân từ các đối tác với doanh nghiệp ....................... 10 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp 11 1.2.2.1 Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................................ 11 1.2.2.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................................ 12 -9- 1.2.2.3 Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá........................................................ 12 Kết luận chương 1........................................................................................................ 13 Chương 2: Quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................... 15 2.1 Khái quát chung về các doanh nghiệp dầu khíViệt Nam....................................... 15 2.1.1 Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế .......................................... 15 2.1.1.1 Dầu khí............................................................................................... 15 2.1.1.2 Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế ................................................ 15 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí 16 2.1.3 Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí.............................. 19 2.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới và bài học cho Việt Nam ................................................ 21 2.2.1 Trung Quốc.................................................................................................... 22 2.2.1.1 Chính sách tăng cường và bổ sung năng lực tài chính....................... 23 2.2.1.2 Chính sách ưu đãi về thuế .................................................................. 24 2.2.1.3 Chính sách đối với dầu thu hồi chi phí ............................................. 24 2.2.1.4 Chính sách cổ phần ............................................................................ 25 2.2.1.5 Chính sách ngoại hối.......................................................................... 25 2.2.1.6 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính Trung Quốc ......................................................................................... 25 2.2.2 Indonesia ....................................................................................................... 28 2.2.2.1 Chính sách về thuế và phân chia sản phẩm ...................................... 28 2.2.2.2 Chính sách ưu đãi............................................................................... 30 2.2.2.3 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính Indonesia ............................................................................................. 30 -10- 2.2.3 Công ty dầu khí British Petroleum (BP) ....................................................... 31 2.2.4 Công ty dầu khí ConocoPhillips.................................................................... 34 2.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam............................ 36 Kết luận chương 2........................................................................................................ 39 Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí ........ 40 3.1 Thực trạng rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp dầu khí.......................................................................................................................... 40 3.1.1 Mô tả mẫu điều tra......................................................................................... 40 3.1.2 Thực trạng rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp dầu khí ...................... 41 3.1.2.1 Rủi ro do biến động giá dầu............................................................... 41 3.1.2.2 Rủi ro biến động tỷ giá....................................................................... 43 3.1.2.3 Rủi ro lãi suất tiền vay ....................................................................... 50 3.1.2.4 Rủi ro giá chứng khoán...................................................................... 53 3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí .................... 55 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK .. 59 3.3.1 Thị trường sản phẩm phái sinh còn kém phát triển....................................... 59 3.3.2 Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh ........................................................... 60 3.3.3 Chính sách của Chính phủ- Khung pháp lý chưa rõ ràng ............................. 60 3.3.4 Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp ....................................... 62 Kết luận chương 3........................................................................................................ 65 Chương 4: Giải pháp gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam ............................................................................................. 66 4.1 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro................................................................... 66 4.1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của chương trình quản trị rủi ro............................... 66 -11- 4.1.2 Các nội dung chủ yếu của chương trình quản trị rủi ro................................. 67 4.1.2.1 Mục tiêu quản trị rủi ro ...................................................................... 67 4.1.2.2 Nhận diện rủi ro và định lượng độ nhạy cảm .................................... 67 4.1.2.3 Xác định triết lý quản trị rủi ro .......................................................... 69 4.1.2.4 Đánh giá và kiểm soát........................................................................ 72 4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK ........... 73 4.2.1 Các giải pháp vĩ mô....................................................................................... 73 4.2.1.1 Xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý ......................................... 73 4.2.1.2 Xây dựng thị trường tài chính hiện đại .............................................. 74 4.2.1.3 Tạo cơ chế hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống thông tin-kinh tế .......... 75 4.2.1.4 Xây dựng khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam........................... 75 4.2.2 Các giải pháp vi mô....................................................................................... 77 4.2.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 77 4.2.2.2 Xây dựng mô hình thực hiện chương trình quản trị rủi ro................. 79 4.2.2.3 Lựa chọn công cụ, phương pháp quản lý rủi ro tài chính thích hợp .. 82 4.2.2.4 Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh .................... 87 Kết luận chương 4........................................................................................................ 87 Kết luận........................................................................................................................ 89 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 90 Phụ lục ......................................................................................................................... 93 -12- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Phòng ngừa rủi ro và kiệt quệ tài chính ........................................................ 20 Hình 2.2 Phân chia dầu tại Indonesia .......................................................................... 29 Hình 3.1 Cơ cấu doanh nghiệp dầu khí tham gia điều tra phân theo loại hình............ 40 Hình 3.2 Quy mô của các doanh nghiệp tham gia điều tra.......................................... 41 Hình 3.3 Diễn biến giá dầu thế giới............................................................................. 41 Hình 3.4 Doanh thu và sản lượng xuất khẩu dầu thô................................................... 42 Hình 3.5 Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ năm 1995 đến 2006 .............. 44 Hình 3.6 Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ năm 2007-2009..................... 44 Hình 3.7 Diễn biến lãi suất huy động bằngUSD năm 2006-2009 ............................... 51 Hình 3.8 Quy mô doanh số vay bằng USD của các DNDK ........................................ 52 Hình 3.9 Mức độ các loại rủi ro tài chính thường gặp trong các DNDK ................... 55 Hình 3.10 Mức tìm hiểu các SPPS trong doanh nghiệp dầu khí ................................. 58 Hình 4.1 Chương trình quản trị rủi ro.......................................................................... 73 Hình 4.2 Các giải pháp mà DNDK mong muốn cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện............................................................................................................................... 74 Hình 4.3 Các giải pháp mà DNDK cho rằng cần thiết thực hiện nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro tài chính........................................................................................ 78 Hình 4.2 Tổ chức thực hiện chương trình quản trị rủi ro............................................. 82 -13- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Lĩnh vực hoạt động và năng lực tài chính các công ty dầu khí Trung Quốc 23 Bảng 3.1 Chi tiết chênh lệch tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến nguồn vốn..................... 47 Bảng 3.2 Chi tiết chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và CLTG chưa thực hiện .. 47 Bảng 3.3 Bảng thống kê thực trạng có tiến hành biện pháp quản trị rủi ro tài chính . 56 Bảng 3.4 Bảng thống kê doanh nghiệp dầu khí tìm hiểu về SPPS .............................. 58 Bảng 3.5 Bảng thống kê sử dụng SPPS trong doanh nghiệp dầu khí.......................... 58 Bảng 4.1 Các tình huống phòng ngừa rủi ro................................................................ 71 -14- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BP : Công ty dầu khí British Petroleum CLTG : Chênh lệch tỷ giá CNCP : Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc CNCP : Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC : Tổng công ty dầu Hải dương quốc gia Trung Quốc DNDK : Doanh nghiệp dầu khí IOSCO : Tổ chức quốc tế của các Ủy ban chứng khoán LIBOR : Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn MM : Modigliani-Miller NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại OTC : Thị trường phi tập trung PVD : Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan SIBOR : Lãi suất liên ngân hàng Singapore SPC : Công ty cổ phần dầu khí Singapore SPPS : Sản phẩm phái sinh TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoán USD : Đô la Mỹ VAT : Thuế giá trị gia tăng VNĐ : Việt Nam đồng XK : Xuất khẩu WTO : Tổ chức thương mại thế giới -15- CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ RỦI RO - MỘT QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.1. Rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm rủi ro tài chính Theo từ điển Tiếng việt phổ thông “rủi ro là điều không lành mạnh không tốt bất ngờ xảy ra”. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Bản chất của doanh số bất ổn do chu kỳ kinh doanh. Các doanh nghiệp với doanh số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Tính bất ổn cao trong ngành hàng không là một minh hoạ rõ nhất về trường hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào. - Bản chất bất ổn trong giá bán. Trong vài ngành công nghiệp, giá cả có thể ổn định từ năm này sang năm khác, hoặc doanh nghiệp có thể có khả năng tăng giá thường xuyên theo thời gian. Điều này đúng cho nhiều sản phẩm tiêu dùng, như thuốc lá và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, ở các ngành công nghiệp khác, ổn định giá cả là điều ít chắc chắn hơn nhiều. Ví dụ, trong thập niên vừa qua, các công ty dầu như Exxon, Shell Oil và Mobil chẳng hạn, đã học được nhiều bài học quan trọng về tính bất ổn của giá cả khi giá dầu thô đã sụt từ trên 30 đôla một thùng xuống dưới 10 đôla một thùng hoặc như vào những năm 2005 giá dầu thô đã tăng 70 đôla một thùng cũng như đến năm 2008 giá dầu thô đã tăng 140 đôla một thùng sau đó lại đến năm 2009 giá dầu thô lại sụt dưới 50 đôla một thùng. Thông thường, giả cả trong -16- một ngành công nghiệp càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp đó càng lớn. - Bản chất bất ổn trong chi phí. Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, các công ty hàng không như Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động trong giá cả nhiên liệu máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới dường như đã không còn dấu hiệu kết thúc kể từ năm 2004 đến nay. - Cạnh tranh trên thương trường. Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn như IBM chẳng hạn, nhờ quy mô của họ hay do cấu trúc của ngành công nghiệp trong đó họ cạnh tranh, thường có nhiều khả năng để kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hơn. Vì vậy, sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp càng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp này càng nhỏ. Thí dụ, một nhà sản xuất máy tính gặp rủi ro kinh doanh là một đối thủ cạnh tranh của họ sẽ giới thiệu ra thị trường một sản phẩm ưu việt hơn về mặt công nghệ sẽ lấy đi mất thị phần của nhà sản xuất đó trong tương lai. - Đầu tư tích luỹ mà doanh nghiệp đã thực hiện qua thời gian. Các đầu tư này xác định các ngành công nghiệp mà trong đó doanh nghiệp sẽ cạnh tranh, mức độ sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp sẽ sở hữu và mức độ định phí trong quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành sản phẩm tiêu dùng, như ngành bán lẻ, sản xuất bia, chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp tiện ích có khuynh hướng có mức độ rủi ro kinh doanh thấp hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá lâu bền, sản xuất hàng công nghiệp và các hãng hàng không thường có mức độ rủi ro kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên có hai điều mà chúng ta cần phải phân biệt khi phân tích về rủi ro kinh doanh. Thứ nhất, là những rủi ro cố hữu, thuộc về bản chất từng ngành nghề. Thứ hai, là độ nhạy cảm của biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả định nghĩa độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường (giá hàng hoá, lãi suất, tỷ giá,…) tác động đến thu nhập của doanh nghiệp là rủi ro tài chính của doanh nghiệp. -17- Thuật ngữ rủi ro tài chính thật ra có thể bao hàm nội dung rộng hơn khuôn khổ độ nhạy cảm của doanh nghiệp với các nhân tố giá cả thị trường. Trong nhiều trường hợp, rủi ro tài chính có thể có ý nghĩa bao hàm cả rủi ro kiệt quệ tài chính do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (nguồn vốn vay trong kinh doanh). Như vậy, rủi ro tài chính chỉ rủi ro của công ty do biến động bất lợi của tỷ giá, lãi suất, giá hàng hoá hay giá chứng khoán gây ra. 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính thường gặp Khoa học về quản trị rủi ro tài chính và tổng kết từ thực tiễn cho thấy rủi ro tài chính luôn gắn liền với tình trạng lạm phát nền kinh tế và gồm có: - Rủi ro cân đối dòng tiền. Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (luồng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tìm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ….phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh, tiền lương của công nhân và các khoản vay nếu có không trả được đúng hạn ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không đúng kế hoạch,… Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn, vốn lưu động tự có quá ít, nợ khó đòi tăng lên, doanh thu chưa bù đắp được các khoản chi phí thường xuyên. Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. -18- - Rủi ro lãi suất tiền vay Để phục vụ kinh doanh đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay. Do đó lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra lãi suất tăng đột biến. Do đó những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh, lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài. - Rủi ro về sự biến động giá cả Sự biến động giá cả trong nước cũng như sự biến động giá cả các nước trong khu vực và thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có đầu tư lớn. Khi giá cả biến động theo chiều hướng tăng giá đầu vào các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá thành cao người tiêu dùng sẽ có sự chọn lựa trong việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính điều này ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của sản phẩm làm cho doanh nghiệp lãi ít hơn hoặc lỗ thậm chí có khả năng phá sản nếu không kịp thời thích ứng với tình hình mới. - Rủi ro về sức mua thị trường Sức mua thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp và do đó nó cũng quyết định dòng tiền vào của doanh nghiệp. Song, sức mua thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng hoá thường tăng cao, thu nhập người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng thay đổi. Phần lớn khả năng thanh toán cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ không ít mặt hàng lượng tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó rủi -19- ro về sức mua thị trường xảy ra. Nó thể hiện qua số lượng hàng hoá tiêu thụ được giảm, giá bán không đủ bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh. - Rủi ro về tỷ giá hối đoái Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn. - Rủi ro về khả năng tái đầu tư Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư chính là lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh trước kia. Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, do đó khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian kinh doanh dài, doanh nghiệp sẽ bị biến mình trên thị trường. 1.1.2. Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.2.1. Vấn đề quản trị rủi ro tài chính Quản trị rủi ro tài chính là một tiến trình kiểm soát các rủi ro do biến động bất lợi trong lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hoá hay giá chứng khoán gây ra. Tiến trình này chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu một công ty đã nhận dạng, phân tích và đo lường được các rủi ro mà nó đối mặt. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ của công ty với bộ phận quản trị tài chính. Dữ liệu đầu vào từ các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận quản trị tài chính sẽ giúp xác định cách tiếp cận và chiến lược quản trị tài chính của công ty. Các chiến lược và cách tiếp cận này dựa trên những hiểu biết của công ty về các quy trình kinh doanh của mình và các rủi ro tài chính vốn có. Bộ phận quản trị tài chính sẽ kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ để phát triển phương thức kiểm soát các loại rủi ro này một cách hiệu quả với chi phí hợp lý, nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn và giúp ổn định dòng tiền. -20- Các chiến lược quản trị rủi ro cổ điển chỉ dựa trên những giải pháp về hoạt động kinh doanh và giải pháp trên “bảng cân đối kế toán”. Ví dụ, một nhà kinh doanh có thể làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá của mình bằng cách xây dựng các nhà máy ở nước ngoài để phòng ngừa rủi ro, hay bù trừ rủi ro từ các khoản phải thu ngoại tệ bằng một khoản chi phí chính bằng đồng ngoại tệ đó. Nhưng các chiến lược này thường tốn kém và tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy, theo đánh giá của nhiều tổ chức tư vấn tài chính sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính các công ty sẽ có một chiến lược quản trị rủi ro linh hoạt hơn, nhanh và chính xác hơn. 1.1.2.2. Các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiệu quả Sản phẩm phái sinh (SPPS) là các công cụ tài chính có lợi nhuận phát sinh từ lợi nhuận của các công cụ khác, nghĩa là thành quả của chúng phụ thuộc vào diễn biến của các công cụ này. Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, các công ty và cá nhân có thể chuyển bất cứ rủi ro nào mà họ không mong muốn cho các đối tác khác là những người hoặc là có rủi ro được bù đắp hoặc là muốn thừa nhận rủi ro đó. Thị trường SPPS cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Các SPPS bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn (forward) Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán- để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. Hợp đồng kỳ hạn gần giống với một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện giao dịch, trong khi người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện. Mặc khác, cả hai bên trong hợp đồng kỳ hạn đều có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá. Có hai đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn: Thứ nhất, rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng có hai chiều. Người sở hữu hợp đồng hoặc là nhận hoặc là thực hiện chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả của tài sản cơ sở. Thứ hai, giá trị của hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng