Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nợ nước ngoài của việt nam...

Tài liệu Quản lý nợ nước ngoài của việt nam

.PDF
117
1756
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Nguyễn Thanh Tùng QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Chi Hà Nội - 2010 Mục lục Trang Danh mục các chữ viết tắt ……………………………………… Danh mục các bảng, Biểu đồ…………………………………... ... Mở ĐầU …………………………………………………………………... ii CHƢƠNG 1 5 I 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nợ nƣớc ngoài…………………...... 5 1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………….. 1.1.2. Phân loại nợ……………………………………………………………. 1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài……………………………………....... 1.2.Quản lý nợ nƣớc ngoài………………………………………………. 5 1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………... 1.2.2. Mục tiêu…………………………………………………………………. 1.2.3. Nội dung………………………………………………………………..... 1.2.4. Vai trò của quản lý nợ nước ngoài…………………………………… 1.3. Kinh nghiệm quản lý, vay nợ nƣớc ngoài của một số nƣớc ……….. 1.3.1. Kinh nghiệm của Mehico………………………………………………. 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc…………………………………………… 1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan…………………………………………..... 1.3.4. Kinh nghiệm của Malaysia……………………………………………. 8 13 14 14 14 14 19 22 22 23 27 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam……………………. 34 2.1.1. Thời kỳ trước năm 1990………………………………………………… 34 2.1.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến nay………………………………………….. 36 2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ của Việt Nam thời gian qua……… 43 2.2.1. Khung thể chế……..……………………………………………………… 43 2.2.2. Khía cạnh kinh tế……………………………………………………….. 47 2.3. Đánh giá về tình hình quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam thời gian qua……………………………………………………………………. 59 2.3.1. Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài…….. 59 ii 2.3.2. Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài ………………..………... 66 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại…………………………..…………… 72 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM….……... 76 3.1. Xu hƣớng vay và trả nợ nƣớc ngoài của Việt Nam trong chiến lƣợc phát triển kinh tế thời gian tới……………………………………… 76 3.1.1. Huy động vốn vay nước ngoài của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO……………………………………………………………………………. 76 3.1.2. Một số nguyên tắc về vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới 3.1.3. Các mục tiêu vay nợ nước ngoài là căn cứ chủ yếu làm cơ sở cho định hướng………………………………………………………………………….. 3.1.4. Dự báo vay và trả nợ nước ngoài thời kỳ (2010-2020)…………….. 3.2. Quan điểm của Nhà nƣớc Việt Nam về quản lý nợ………………… 80 83 87 89 3.2.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình chung và quy trình cụ thể quản lý các khoản vay nợ nước ngoài…………………………………………… 89 3.2.2. Tổ chức cơ cấu lại và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng……………………………………………………………………. 89 3.2.3. Tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ………………….. 90 3.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nợ nước ngoài………………….. 90 3.2.5. Tổ chức hệ thống thông tin về nợ nước ngoài………………………… 91 3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ………………… 92 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam 92 3.3.1. Về khuôn khổ pháp lý …………………………………………………. 93 3.3.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý………………………………………….. 93 3.3.3. Công tác quản lý huy động vốn………………………………………..... 94 3.3.4. Công tác quản lý sử dụng vốn…………………………………………… 98 3.3.5. Về công tác quản lý trả nợ…………………………………………….. 101 3.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh 102 KẾT LUẬN:………………………………………………………….. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 iii 92 Danh mục các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu á (Asian Development Bank) 2 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á (Association of South East Asian Nations) 3 Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4 Bộ TC Bộ Tài chính 5 CA Tài khoản vãng lai (Current account) 6 CG Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Consultant group) 7 DN Doanh nghiệp 8 DNNN Doanh nghiệp nước ngoài 9 DMFAS Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (Debt management and financial analysis system) 10 DRS Hệ thống báo cáo bên nợ (Debtor reporting system) 11 FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign direct invesstment) 12 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 13 HDI Chỉ số phát triển con người 14 HIPC Nước nghèo mắc nợ trầm trọng (Highly indebted poor countries) 15 IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association) 16 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) i iv 17 JBIC Ngân hàng Nhật bản về Hợp tác quốc tế (Japan Bank for International Cooperation) 18 JICA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản (Japanese International Development Cooperation Agency) 19 NHNN Ngân hàng Nhà nước 20 NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) 21 NNN Nợ nước ngoài 22 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) 23 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development) 24 SNA Hệ thống Thống kê tài khoản quốc gia (System of National Account) 25 TCTD Tổ chức tín dụng 26 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 27 UNCTAD Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (The United Nations Conference on Trade and Development) 28 UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) 29 WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) 30 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation) 31 XHCN Xã hội chủ nghĩa v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Đồ S Nội dung Tên Trang Tbảng & biểu T 1 Bảng 2.1. Giải ngân ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993-2009 39 2 Bảng 2.2. Bảng các chỉ tiêu nợ của Việt Nam 49 3 Biểu đồ 2.1. Dư nợ nước ngoài của Chính phủ, được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2005-2009 49 4 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ nước ngoài phân 53 theo loại 31/12/2009 5 Biểu đồ 2.3. tiền tính đến Cơ cấu dư nợ Chính phủ được 55 Chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng tính đến 31/12/2009 6 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước 63 ngoài 7 Bảng 2.4. Dư nợ, rút vốn và trả nợ nước 64 ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh 8 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2009 65 9 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nợ nước ngoài của Việt 66 Nam hiện nay vi ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn. Trong những thập niên gần đây, cùng với quá trình phát triển và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá thì bên cạnh việc huy động tối đa nguồn nội lực, là vấn đề huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài ngày càng được quan tâm và trở thành một bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước, nhất là đối với khu vực các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhờ có vốn vay nước ngoài (không kể các nguồn lực khác) một số nước đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Song một số nước khác, do trình độ quản lý kém, nạn tham nhũng trầm trọng thì vay nợ nước ngoài không những không có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng mà đã trở thành gánh nặng nợ, gây ra những hiểm hoạ, nguy cơ khủng hoảng vô cùng to lớn đối với đất nước. Do vậy, câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là liệu chính sách về vay nợ nước ngoài của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam có bền vững không? (nhất là về mặt dài hạn) cần có những chính sách vay và trả nợ nước ngoài như thế nào thì mới có thể đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững? Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện công tác quản lý nợ vay nước ngoài như thế nào? Làm sao để huy động được tối đa nguồn lực bên ngoài để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách có hiệu quả mà không gây ra khủng hoảng hoặc gánh nặng nợ cho thế hệ mai sau? Việt Nam cần có giải pháp gì trong thời gian tới để hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài? Với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước thể hiện trong các nghị quyết của Đảng đã khẳng định phải phát huy nội lực, tận dụng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước thì vấn đề vay nợ nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra các yêu cầu cấp thiết mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam” được tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu. Trong những năm qua, xuất phát từ vị trí quan trọng của vay nợ nước 1 ngoài và trước đòi hỏi của thực tiễn đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đang trong quá trình đổi mới, tham gia hội nhập với quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, nên ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề “nợ nước ngoài”. Tiêu biểu là: 2.1. Lê Quốc Lý, Lê Huy Trọng (2003): “Nợ nước ngoài, những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ở Việt Nam”, Nxb Tài chính. Công trình này đã tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tế về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam thời kỳ 1980-2000, cùng một số kinh nghiệm của các nước về vay và trả nợ nước ngoài. 2.2. Sổ tay quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ (2005), Kỷ yếu dự án tăng cường năng lực quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững VIE/01/01. Cuốn sách đề cập các vấn đề thiết yếu nhất trong quá trình quản lý nợ Chính phủ, từ những vấn đề chung nhất (mục tiêu, phạm vi, đối tượng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ) đến các nghiệp vụ cụ thể ở các khâu huy động, sử dụng, trả nợ vốn vay cùng các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ, xử lý nợ vay. Sổ tay cũng chú ý đến nghiệp vụ ghi chép, thống kê và báo cáo nợ - một khâu tối quan trọng đảm bảo việc quản lý được kịp thời, có cơ sở vững chắc và hiệu quả. Sổ tay được một tập thể các chuyên gia đầu ngành, vững vàng về lý luận, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam biên soạn. Ngoài ra, một số công trình, bài viết liên quan đến nợ nước ngoài thời gian qua cũng được một số tác giả bàn đến như: 2.3. Nguyễn Văn Thanh (1990): “Năm 2000 xoá nợ cho các nước nghèo”, Nxb Chính trị Quốc gia. 2.4. Các văn bản hướng dẫn quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 2.5. “Tuyển tập bài viết về tài trợ phát triển” (2005), Diễn đàn kinh tế – tài chính Việt –Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . 2.6. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thông tư số 04/2007/TT/BKH – ngày 30/07/2007– Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ 2 trợ phát triển chính thức. 2.7. Báo cáo nghiên cứu chính sách của WB (1999), Đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao - Nxb Chính trị Quốc gia. 2.8. Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2007) - Tạo lập nền tảng cho sự phát triển bền vững. 2.9. Phạm Thanh Bình – Lê Thanh Sơn (2001) “Quy định về quản lý ngoại hối và vay, trả nợ nước ngoài”_Nxb Công an nhân dân. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đi sâu vào việc đánh giá một cách có hệ thống, cập nhật thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Mặt khác, các công trình đó đều thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Với vị thế mới là thành viên của WTO, chúng ta sẽ có những cơ hội mới và thách thức mới liên quan đến việc vay, quản lý, sử dụng vốn nước ngoài của Việt Nam. Đây chính là những vấn đề mà tác giả luận văn mong muốn được làm rõ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3.1. Mục đích - Làm rõ thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua. - Kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận & thực tiễn quản lý nợ nước ngoài của các nước - Phân tích tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua. - Làm rõ được độ bền vững (mức độ nợ) của nợ nước ngoài ở Việt Nam. - Phân tích những cơ hội, thách thức của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh mới và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn Luận văn tập trung vào nghiên cứu nợ nước ngoài của Việt Nam đối với khu vực nhà nước (hay còn gọi là nợ Chính phủ, nợ công ). Thời gian từ năm 1993 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng được sử dụng để làm nổi bật điều kiện thực tế của Việt Nam và đưa ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp với tình hình cụ thể. 6. Đóng góp mới - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nợ nước ngoài. - Phân tích thực trạng quản lý vay nợ nước ngoài của Việt Nam, cùng những đánh giá về công tác quản lý nợ nước ngoài cuả Việt Nam từ 1993 đến nay. - Dự báo khả năng vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2020. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian tới. 7. Kết cấu và nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về nợ và quản lý nợ nƣớc ngoài. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam. Chƣơng 3: Một số gợi ý và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nợ nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm 1. Vay nước ngoài: là các khoản vay do người cư trú ở một nước vay của người không cư trú. 2. Vay nước ngoài của Việt Nam: là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến 1 năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên 1 năm), có hoặc không phải trả lãi, do nhà nước, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là người vay) vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân là người không cư trú (sau đây gọi tắt là người cho vay nước ngoài). 3. Vay nước ngoài của Chính phủ: là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài) do cơ quan được ủy quyền của nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay vốn dưới danh nghĩa nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người cho vay nước ngoài. 4. Vay nước ngoài của doanh nghiệp: là các khoản vay do doanh nghiệp tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trực tiếp ký vay vốn với người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ hoặc vay vốn thông qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc thu mua tài chính với nước ngoài. 5. Vay ODA: là các khoản vay đạt các điều kiện về vốn ODA theo quy định tại quy chế quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ. 6. Vay vốn thương mại nước ngoài: là các khoản vay nước ngoài của Việt Nam không phải là vay ODA . 5 7. Nợ nước ngoài của quốc gia: là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. 8. Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay vốn nước ngoài. 9. Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. 10. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của các khu vực tư nhân (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp tư nhân). 11. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài: là cam kết của các cơ quan bảo lãnh với người cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của người vay (người được bảo lãnh) trong trường hợp người vay (người được bảo lãnh) không trả nợ khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho người vay (người được bảo lãnh). 12. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ: là việc Chính phủ thông qua Bộ Tài chính, cam kết bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho người vay. 13. Nợ được khu vực công bảo lãnh: là khoản nợ mà việc chi trả các nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí …) được Chính phủ hoặc tổ chức được phép cấp bảo lãnh thuộc khu vực công (các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước) đứng ra bảo lãnh theo pháp luật hiện hành. 14. Nghĩa vụ trả nợ dự phòng: là các nghĩa vụ trả nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước ( ví dụ : khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản…). 6 15. Chiến lược quốc gia dài hạn về nợ nước ngoài (gọi tắt là chiến lược nợ dài hạn): là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng các giải pháp, chính sách đối với nợ nước ngoài của quốc gia, được xây dựng trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc 10 năm của đất nước. 16. Chương trình quản lý nợ trung hạn: là văn kiện cụ thể hóa nội dung chiến lược nợ dài hạn cho giai đoạn từ 3 năm đến 5 năm và cập nhật từng năm, phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế tài chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn và hàng năm của Chính phủ. 17. Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài: là văn kiện được xây dựng hàng năm bao gồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại của quốc gia. 18. Cơ quan chủ quản: là cơ quan cấp Bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương. 19. Cơ quan cho vay lại: là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay thu hồi nợ cho vay lại và được hưởng chi phí cho vay lại theo quy định của pháp luật. 20. Thỏa thuận cho vay lại: là hợp đồng cho vay lại hoặc hiệp định phụ cho vay lại giữa cơ quan cho vay lại với người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. 21. Người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ (gọi tắt là người vay lại): là doanh nghiệp tổ chức ký thỏa thuận cho vay lại. Người vay lại có thể gồm: - Doanh nghiệp tổ chức là chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại; - Chính quyền địa phương được cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các dự án đầu tư của địa phương. 7 22. Vốn đối ứng: là phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi cùng vốn vay nước ngoài để thực hiện dự án. Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị trường hợp không được sử dụng vốn vay …) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản thuế theo luật định và tiền bảo hiểm…) 1.1.2. Phân loại nợ Nhìn chung, các nước thường phân loại nợ nước ngoài theo các tiêu thức sau: 1.1.2.1. Phân loại theo con nợ Theo tiêu thức này, nợ nước ngoài trên thế giới được chia thành hai loại: Nợ khu vực công (Public debt) và nợ tư nhân (Private debt). Nợ khu vực công là các khoản nợ của một nước được ký vay bởi Chính phủ và các Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nợ tư nhân là các khoản nợ (thường là ngắn hạn) do các doanh nghiệp tư nhân tự vay, tự trả, chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại. ở Việt Nam, theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP thì nợ nước ngoài được chia thành nợ Chính phủ và nợ doanh nghiệp. Nợ nước ngoài của Chính phủ là các khoản nợ được hình thành từ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nƣớc hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với bên cho vay nƣớc ngoài dƣới danh nghĩa Nhà nƣớc hoặc Chính phủ Việt Nam. Vay nƣớc ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ƣu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thƣơng mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiếu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài. Nợ nước ngoài của doanh nghiệp là các khoản nợ được hình thành từ các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp. Vay nước ngoài của các doanh 8 nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp ký vay với bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc vay thông qua việc phát hành các trái phiếu ra nước ngoài (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng…). Vay nước ngoài của doanh nghiệp bao gồm: - Vay có bảo lãnh của Chính phủ. - Vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức bảo đảm khác. - Vay không có bảo lãnh hoặc bảo đảm. 1.1.2.2. Phân loại theo chủ nợ Chủ nợ thường được chia thành ba loại: Các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước và tư nhân. Cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Các tổ chức tài chính quốc tế cho vay chủ yếu là Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB). Các tổ chức này chỉ cho vay đối với các nước thành viên và mỗi tổ chức lại có những điều kiện tín dụng riêng. a) Ngân hàng thế giới (WB) Là tên gọi tắt của nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group), được thành lập vào tháng 7/1944 tại hội nghị Bretton Woods, với mục đích ban đầu là tái thiết nền kinh tế các nước Châu Âu bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ II. Hiện nay, WB giúp tài trợ phát triển kinh tế và các nguồn tài chính của WB chỉ dành cho các nước đang phát triển. WB gồm 5 tổ chức thành viên: – Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD); – Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA); – Công ty tài chính quốc tế (IFC); – Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa biên (MIGA); – Trung tâm quốc tế về xử lý tranh chấp đầu tư (ICSID). 9 b) Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) IMF cũng được thành lập tại hội nghị Bretton Woods tháng 7/1944 với nhiệm vụ ban đầu là theo dõi, giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods. IMF hoạt động như một tổ chức tín dụng quốc tế liên chính phủ. Mục tiêu của nó là duy trì một hệ thống thu và chi ổn định giữa các quốc gia. Và nguồn tài chính của IMF là khả dụng đối với tất cả các nước thành viên. IMF cung cấp các khoản tín dụng nhằm giúp các nước thành viên bị thiếu ngoại tệ thanh toán hay gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nợ nần. Các thể thức cho vay của IMF gồm: – Các thể thức cho vay thông thường gồm cho vay dự phòng và cho vay mở rộng; – Các thể thức cho vay ưu đãi gồm cho vay điều chỉnh cơ cấu và cho vay điều chỉnh cơ cấu mở rộng; – Các thể thức cho vay đặc biệt gồm cho vay chuyển đổi hệ thống, cho vay bù đắp thất thu xuất khẩu và cho vay điều hoà kho dự trữ. c) Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) ADB chính thức đi vào hoạt động từ tháng12/1966. Đây là định chế tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy tiến bộ và phát triển về các mặt kinh tế - xã hội của các nước thành viên trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương (khoảng 60 nước thành viên). ADB đặc biệt chú ý đến các nước kém phát triển nhất. Các lĩnh vực được ADB ưu tiên cho vay vốn gồm: Phát triển thuỷ lợi, trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông sản, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như năng lượng, giao thông, viễn thông, phát triển đô thị, y tế giáo dục… Trong số các tổ chức tài chính quốc tế trên, IMF đóng vai trò người mở đường và chỉ đạo trong việc cung cấp tín dụng cho một nước có nhu cầu vay. WB và ADB chỉ ủng hộ việc cho vay sau khi đã được IMF chấp thuận. Một số đặc điểm của các khoản tín dụng do ba tổ chức trên cấp là: – IMF cho vay tài chính (tức là có thể cho vay để cân bằng cán cân 10 thanh toán quốc tế), còn WB và ADB đều cho vay trên cơ sở dự án; – Thời hạn tín dụng thường dài, có thể tới 30 hoặc 50 năm; – Lãi suất cho vay thường thấp, đặc biệt những nước hội viên nghèo được ưu đãi trong quá trình vay vốn; – Kim ngạch các khoản cho vay thường rất lớn. Cho vay của Chính phủ các nƣớc Một trong những nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài là vay của các nước công nghiệp phát triển, chủ yếu là các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đến năm 1996, các khoản vay chính phủ chiếm khoảng 50% tổng số nợ hơn 1000 tỷ USD của các nước đang phát triển. Các Chính phủ cho vay dựa trên một Nghị định thư hoặc Hiệp định tài chính (Financial Protocol) trong đó quy định các điều khoản cho vay như kim ngạch, thời hạn, lãi suất, cách hoàn trả… Trong tín dụng giữa một bên là các nước đang phát triển con nợ với bên kia là các nước phát triển chủ nợ thì hình thức tín dụng ODA được sử dụng phổ biến. Lãi suất cho vay trong khuôn khổ ODA là lãi nhẹ, tức vào khoảng vài phần trăm mỗi năm, tỷ lệ cụ thể phụ thuộc vào quan hệ giữa nước cho vay và nước đi vay cũng như bối cảnh quốc tế nói chung. Vốn vay ODA và các khoản vay Chính phủ thường được sử dụng để đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là đầu tư vào kết cấu hạ tầng, có khả năng hoàn vốn chậm, do đó, theo thông lệ, các khoản vay này có thời hạn thanh toán dài vài chục năm. Bên cạnh đó, các khoản vay ODA thường đi kèm với một thời gian ân hạn, là khoảng thời gian kể từ lúc rút xong vốn vay đến khi phải trả khoản nợ gốc đầu tiên. Cho vay của tư nhân : Bao gồm những khoản cho vay mà bên cho vay là các Ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hoặc các tổ chức xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá, trong đó các Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ yếu. So với cho vay của Chính phủ các nước, các khoản cho vay của tư nhân có điều kiện vay khó khăn hơn, lãi suất cao hơn, thời hạn tín dụng ngắn 11 hơn. Vì thế các nước kém phát triển khó có đủ điều kiện vay tư nhân. Song ưu điểm của nó là hầu như không gắn với các ràng buộc chính trị và xu hướng “tư nhân hoá” trên thị trường tín dụng quốc tế nên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn vay nước ngoài. Ngoài các chủ nợ trên, còn có loại nợ nước ngoài mà chủ nợ là hỗn hợp Chính phủ và tư nhân. 1.1.2.3. Phân loại theo thời hạn vay Theo cách phân loại này, nợ nước ngoài của một nước thường được chia thành: – Vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn không quá 1 năm – Vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm. ở Việt Nam, các khoản vay từ 1 năm trở xuống gọi là vay ngắn hạn, từ 1-5 năm gọi là vay trung hạn và từ 5 năm trở lên là vay dài hạn. 1.1.2.4. Phân loại theo lãi suất Theo cách này, nợ nước ngoài được phân ra hai loại. Khoản vay có thể theo lãi suất cố định, tức là định kỳ người đi vay phải trả một số lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định một lần ngay từ khi ký hợp đồng vay. Khoản vay cũng có thể tính theo lãi suất thả nổi. Lãi suất ở đây được tính căn cứ vào một loại lãi suất nhất định biến động hàng ngày trên thị trường. Loại lãi suất thường được dùng làm cơ sở tham chiếu là lãi suất của các khoản vay bằng đồng tiền liên quan trong thời hạn từ 1-6 tháng trên thị trường liên ngân hàng London (gọi tắt là LIBOR). Ngoài khoản lãi suất này, người cho vay còn cộng thêm một khoản chênh lệch từ 0,5-3% tuỳ thuộc vào độ rủi ro của người đi vay. Với lãi suất cố định, người đi vay có thể biết được chắc chắn số tiền lãi mà mình phải trả ngay từ khi ký hợp đồng tín dụng. Người đi vay được hưởng lợi khi lãi suất trên thị trường tăng lên lớn hơn lãi suất trong hợp đồng nhưng cũng không thu lợi được khi lãi suất thị trường giảm thấp hơn lãi suất trong hợp đồng. Trái lại, với lãi suất thả nổi, người đi vay không thể biết 12 trước số tiền lãi mà mình sẽ phải trả. Họ được lợi khi lãi suất thị trường giảm song lại gặp rủi ro xấu nếu lãi suất thị trường tăng. Như vậy, việc áp dụng lãi suất biến động đem đến cho người đi vay nhiều rủi ro. 1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài 1.1.3.1. Vốn vay nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội Vay nước ngoài giúp cho nước vay nợ có thể tăng tiêu dùng và tăng đầu tư làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên. Khi tổng cung chưa đổi, tổng cầu tăng thì GDP tăng. Nếu sử dụng vốn vay có hiệu quả, nghĩa là lãi thu được từ giá trị sản lượng tăng thêm tính trên một đồng vốn vay cao hơn chi phí trả nợ (gồm cả gốc và lãi), thì khi nền kinh tế phải trích một phần của cải để trả nợ đến hạn, thì phần trích ra này sẽ nhỏ hơn phần giá trị do vốn vay nước ngoài tạo ra. Điều đó chứng tỏ rằng vốn vay nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước vay nợ. Tuy nhiên, nếu sử dụng vốn vay nước ngoài không hiệu quả, nghĩa là lãi thu được từ giá trị sản lượng tăng thêm không đủ bù đắp chi phí trả nợ, mà phải trích thêm cả phần lãi do nguồn vốn trong nước tạo ra để trả nợ, làm cho lượng sản phẩm mà nước vay nợ được hưởng nhỏ hơn so với trước khi đi vay. Như vậy, vay nợ trong trường hợp này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong giai đoạn ngắn, vốn vay nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nhờ có nguồn vốn này, các nước đi vay có thể đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực…từ đó nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. 1.1.3.2. Vốn vay nước ngoài với tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế Khi vay vốn nước ngoài với khối lượng lớn thì cung ngoại tệ sẽ tăng lên. Nếu cầu ngoại tệ không tăng lên tương ứng thì ngoại tệ sẽ giảm giá và nội tệ sẽ lên giá, hàng xuất khẩu của nước vay nợ trở nên đắt tương đối so với 13 hàng hoá của nước khác còn hàng nhập khẩu lại rẻ tương đối so với hàng trong nước. Do đó, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại của một nước được đo bằng chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Khi thu từ xuất khẩu giảm và chi cho nhập khẩu tăng thì cán cân thương mại thâm hụt từ đó cán cân thanh toán xấu đi. Để bù đắp phần giảm đi này, biện pháp vay nước ngoài có thể được áp dụng làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tăng lên. 1.2. Quản lý nợ nƣớc ngoài 1.2.1. Khái niệm Theo nghĩa rộng, quản lý nợ nước ngoài hàm chứa toàn bộ chính sách quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, đảm bảo được tính ổn định trong phát triển kinh tế, nhằm sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả nhất, không để chúng gia tăng quá khả năng thanh toán của nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, quản lý nợ nước ngoài bao hàm khống chế mức gia tăng nợ trong phạm vi tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu của nước vay nợ. 1.2.2. Mục tiêu Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý nợ nước ngoài là để nợ nước ngoài thực sự trở thành “cú huých” từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và xã hội, trong đó phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu. Cụ thể là giữ mức nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu qủa, thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hay hiệp định đã ký. 1.2.3. Nội dung Công tác quản lý nợ nước ngoài bao trùm từ khâu vay nợ, giám sát và kiểm soát việc sử dụng vốn vay cho đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và khi đề cập đến công tác này, người ta thường đề cập đến các khía cạnh sau: 1.2.3.1. Về thể chế: - Môi trường pháp lý: các yếu tố cấu thành môi trường pháp lý trên hết là Hiến pháp, tiếp đến là các đạo luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ vay và trả 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng