Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhân lực khoa học ở học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh...

Tài liệu Quản lý nhân lực khoa học ở học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

.PDF
81
204
56

Mô tả:

Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh B¸o c¸o tæng hîp kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi khoa häc cÊp bé n¨m 2008 - 2009 §Ò tµi: QU¶N Lý NH¢N LùC KHOA HäC ë HäC VIÖN CHÝNH TRÞ-HµNH CHÝNH QUèC GIA Hå CHÝ MINH: THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P Chñ nhiÖm ®Ò tµi: PGS.TS TR¦¥NG THÞ TH¤NG C¬ quan chñ tr× : ViÖn Hå ChÝ Minh 7493 21/8/2009 Hµ Néi, 1- 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gần 60 năm xây dựng và trưởng thành từ Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương…, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và hiện nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng: đã đào tạo hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân và cán bộ lý luận chính trị; nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học có giá trị cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản bác lại những quan điểm sai trái của các thế lực phản đông, thù địch, góp phần quan trọng bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, nghiên cứu, phát triển khoa học chính trị, xây dựng Đảng, về nhà nước pháp luật và các chuyên ngành khoa học khác và đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao.Với những đóng góp đó, Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đạt được thành quả to lớn đó trước hết sự quan tâm cảu Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo sát sao hiệu quả Ban Cán sự Đảng, của Ban Giám đốc và lãnh đạo các đơnv ị trực thuộc qua các thời kỳ. Trong đó yếu tố quan trọng, quyết định là do sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện nói riêng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học đối với sự phát triển của Học viện, Ban Cán sự đảng, Ban Giám đốc, Đảng uỷ Học viện luôn quan tâm chăm lo đến công tác xây dựng, quản lý nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ này hoạt động có hiệu quả. Nhờ vậy, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng không ngừng được nâng cao. Thực tiễn trong những năm qua, đội ngũ cán bộ khoa học Học viện đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn của đất nước và nước bạn Lào, chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, đóng góp tích cực cho công tác lý luận, góp phần vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện cũng còn những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trịc ảu Họcv iện trong giai đoạn mới. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu còn một số mặt hạn chế, nhất là về khả năng cập nhật kiến thức khoa học hiện đại, hiểu biết thực tiễn đất nước và thế giới, về khả năng ngoại ngữ, tin học và sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại”. Đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đông, trình độ cao, nhưng việc phát huy khả năng của đội ngũ này còn hạn chế. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Học viện chưa có nhiều công trình khoa học tầm cỡ, gây được tiếng vang lớn trong xã hội, rất ít cán bộ khoa học đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế chưa có đóng góp nhiều trong việc hoạch định, biên soạn hiện thực đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây là điều trăn trở lớn nhất của Ban Giám đốc Học viện trong nhiều năm qua nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu khắc phục. Thực trọng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý nguồn nhân lực khoa học của Học viện chua được đổi mới. Trên thực tế, Học viện đã quan tâm đến công tác này, đã có một số biện pháp quản lý cán bộ khoa học, như ban hành Quy chế nghiên cứu viên, Quy chế giảng viên, quy định phân cấp quản lý cán bộ trong các đơn vị trong Học viện, quy định về tiêu chuẩn thi đua đối với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, vv…Tuy nhiên, các qui định trên còn nhiều điểm chưa cụ thể, việc chấp hành các quy định trên ở các đơn vị chưa nghiêm túc, chưa quan tâm thực hiện nên việc phát huy tác dụng còn hạn chế, chưa thật sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả đối với cán bộ khoa học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đôn đốc, phân công công việc chưa chặt chẽ, thường xuyên, 2 dẫn đến một số cán bộ khoa học chưa thật sự tập trung cao độ vào nhiệm vụ chính của mình. Một số cán bộ khoa học được Học viện tạo điều kiện cho đi đào tạo trong thời gian dài, nhưng khi đã trưởng thành do nhiều yếu tố chi phối nên có biểu hiện “chân trong, chân ngoài” quan tâm nhiều hơn tới các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở ngoài Học viện vv… Để phát huy mạnh mẽ vai trò và khả năng của đội ngũ cán bộ khoa học Học viện trong giai đoạn hiện nay, vấn đề quan trọng cần tập trung giải quyết là cùng với việc tích cực đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ khoa học thật sự có chất lượng cao cũng như vận dụng chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ khoa học, cần tăng cường quản lý nhân lực khoa học, nhằm khai thác và phát huy mạnh mẽ nguồn nhân lực này, nhằm thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ của Học viện ,đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bởi vậy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhân lực khoa học của Học viện là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực đã được Đảng ta đề cập tới trong nhiều nghị quyết, như: Nghị Quyết Trung ương ba khóa VIII, Nghị quyết Trung ương bảy khóa VIII, Nghị quyết Trung ương Năm Khóa IX,…Nhà nước ta đã thể chế hóa quan điểm, chính sách cán bộ của Đảng trong Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003) và trong các Nghị định về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, ..cán bộ, công chức. Các văn kiện của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước chính là những căn cứ để đề tài tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Vấn đề quản lý và quản lý nguồn nhân lực cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, về quản lý, có giáo trình “Khoa học quản lý” của Trường Đại học kinh tế quốc dân; tập bài giảng “Khoa học quản lý” dành cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị do Viện Quản lý kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn; sách “Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999),…. Về quản lý nguồn 3 nhân lực, có Giáo trình Quản lý lao động do Trường Đại học kinh tế quốc dân biên soạn (2003); Giáo trình Quản lý lao động do Trường Đại học Lao động xã hội biên soạn (2005); sách “Quản lý nguồn nhân lực” của Paul Hersey và Ken Blanc Hard (Nxb CTQG, Hà Nội, 1995); sách “Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ” (Nxb CTQG, Hà Nội, 1997), sách “Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(Nxb CTQG, Hà Nội, 2000)vv.. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức một số hội thảo quốc tế, trong đó, các mô hình quản lý nhân lực của một số nước tiên tiến đã được giới thiệu. Ở Học viện cũng đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu, khảo sát, tổng kết công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Học viện, trong đó một số đề tài đã nghiên cứu về đội ngũ cán bộ khoa học và đề cập một số mặt, khía cạnh của công tác quản lý nhân lực khoa học. Mặc dù, chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về công tác này, nhưng đó là những nguồn tư liệu có giá trị tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhân lực khoa học của các đơn vị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và các cơ quan chức năng liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực khoa học của Học viện. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo hoạt động này ở một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học khác như: Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội v.v.. để đối chiếu, so sánh, phục vụ cho việc nghiên cứu đưa ra những kết luận và các giải pháp. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4.1 Mục tiêu Trên cơ sở khảo sát, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện hiện nay, đề tài đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện, góp phần xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học Học viện trong những năm tới. 4 4.2 Nhiệm vụ - Làm rõ sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực khoa học của các đơn vị ở Học viện, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân kinh nghiệm. - Xác định những quan điểm cơ bản cần quán triệt và một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh về những vấn đề mà đề tài đặt ra, trao đổi, tọa đàm với cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo quản lý của Học viện và một số cán bộ ngoài Học viện. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thực nghiệm, như: khảo sát, điều tra xã hội học. 6. Kết cấu của tổng quan khoa học Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành hai phần: Phần thứ nhất: Quản lý nguồn nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Phần thứ hai: Quan điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Lùc l−îng nghiªn cøu §Ó thùc hiÖn ®−îc môc tiªu, nhiÖm vô nghiªn cøu nªu trªn, chñ nhiÖm ®Ò tµi ®· huy ®éng lùc l−îng chñ yÕu nh− sau: - Mét sè c¸n bé chuyªn nghiªn cøu vÒ lÜnh vùc c¸n bé vµ mét sè c¸n bé l·nh ®¹o cña c¸c Vô, ViÖn trong Häc viÖn. - C¸c ®ång chÝ l·nh ®¹o, chuyªn viªn cña Vô Tæ chøc - C¸n bé . 8. Qóa tr×nh tæ chøc thùc hiÖn: 5 - Sau khi ký hîp ®ång nghiªn cøu víi Vô Qu¶n lý khoa häc, Chñ nhiÖm ®Ò tµi ®· tiÕn hµnh x©y dùng ®Ò c−¬ng tæng qu¸t cña ®Ò tµi, mêi céng t¸c viªn tham gia nghiªn cøu vµ viÕt c¸c chuyªn luËn, tiÕn hµnh kh¶o s¸t thùc tÕ, thu thËp t− liÖu liªn quan ®Õn vÊn ®Ò nghiªn cøu ®Ó xö lý th«ng tin vµ cung cÊp cho céng t¸c viªn. - Sau khi c¸c céng t¸c viªn tiÕn hµnh x©y dùng ®Ò c−¬ng chi tiÕt c¸c chuyªn ®Ò ®−îc ph©n c«ng, tiÕn hµnh héi th¶o theo nhãm ®ãng gãp ý kiÕn hoµn thiÖn ®Ò c−¬ng chi tiÕt. - Céng t¸c viªn viÕt b¶n th¶o c¸c chuyªn ®Ò göi cho Chñ nhiÖm ®äc, gãp ý ®Ó c¸c t¸c gi¶ tù chØnh söa. C¸c b¶n th¶o sau khi ®· chØnh söa, ®−îc s¾p xÕp theo hÖ thèng l«gÝc cña ®Ò tµi. Sau ®ã, Chñ nhiÖm ®Ò tµi tiÕn hµnh viÕt b¸o c¸o tæng quan, hoµn thiÖn s¶n phÈm nghiªn cøu theo quy ®Þnh cña Häc viÖn. 9. S¶n phÈm ®¹t ®−îc: - Mét b¶n kû yÕu bao gåm c¸c chuyªn luËn ®−îc s¾p xÕp theo logÝc vÒ nh÷ng khÝa c¹nh träng yÕu cña ®Ò tµi. - Mét b¶n b¸o c¸o tæng quan, mét b¶n b¸o c¸o tãm t¾t kÕt qu¶ nghiªn cøu vµ kiÕn nghÞ cña ®Ò tµi. §Ò tµi nghiªn cøu vÒ mét vÊn ®Ò kh¸ phøc t¹p vµ nh¹y c¶m, liªn quan ®Õn lîi Ých vµ c¬ héi ph¸t triÓn cña tõng c¸ nh©n c¸n bé khoa häc nãi riªng, ®Õn sù ph¸t triÓn cña c¶ ®éi ngò c¸n bé khoa häc cña Häc viÖn nãi chung. H¬n n÷a, ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi lµ c¶ hÖ thèng Häc viÖn gåm nhiÒu bé phËn, ®¬n vÞ víi nhiÒu chuyªn ngµnh cã nh÷ng nÐt ®Æc thï kh¸c nhau. Do ®ã, ®Ò tµi kh«ng tr¸nh khái nh÷ng khiÕm khuyÕt. RÊt mong nhËn ®−îc nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp cña c¸c nhµ khoa häc vµ cña tÊt c¶ c¸c ®ång chÝ. 6 Phần thứ nhất QUẢN LÝ NHÂN LỰC KHOA HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề về quản lý nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1.1.1. Quan niệm về quản lý nhân lực khoa học ở Học viện - Nhân lực và nhân lực khoa học. Nhân lực thường gắn liền với một tổ chức. Nhân lực của một tổ chức được hiểu là tổng thể những tiềm năng lao động của các thành viên phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển của tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm “tiềm năng” ở đây là sự tổng hòa các yếu tố hoạt động về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động trong một cơ cấu hợp lý đảm bảo phát triển của tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Việc xem tiềm năng lao động của con người trong các tổ chức là “nguồn nhân lực” là một cách tiếp cận “mở”, thay thế cho quan niệm truyền thống, xem con người trong tổ chức chỉ là “lực lượng lao động” hay “nhân sự” của tổ chức với sự nhấn mạnh vào số lượng hiện có với những yêu cầu nhất định nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt của tổ chức. Tư duy mới về quản lý nguồn nhân lực (human resources management) ra đời trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển với sự gia tăng cạnh tranh đòi hỏi các tổ chức phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Sự phát triển và năng động của thị trường lao động đã thực sự tạo ra cơ hội việc làm cho lực lượng lao động chất lượng cao. Vì vậy, các tổ chức, cả trong khu vực công và tư, đều đứng trước những thử thách lớn trong việc thu hút, duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Xuất phát từ những yêu cầu đó, “quản lý nguồn nhân lực” ra đời như một sự lựa chọn thay thế quản lý nhân sự truyền thống và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với quản lý và phát triển tổ chức. 7 Quản lý nhân sự thịnh hành vào những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước với sự chú trọng các hoạt động nhằm đảm bảo số lao động cần thiết cho tổ chức. Vì vậy, mục tiêu của quản lý nhân sự thường ngắn hạn và tập trung các khía cạnh kỹ thuật của cung lao động như: bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách và giải quyết dư thừa lao động. Theo cách này, hoạt động kế hoạch hóa nhân sự thường được thực hiện từ trên xuống và chỉ dựa vào sự ưu tiên đối với nhu cầu của tổ chức mà gần như bỏ qua các nhu cầu phát triển của người lao động. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh phát triển như vũ bão của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập, quản lý nguồn nhân lực ra đời với sự chú trọng cao độ đến quyền lợi, giá trị và tâm tư nguyện vọng của người lao động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa quyền lợi của người lao động với nhu cầu phát triển của tổ chức. Đó là sự lựa chọn mới của các tổ chức ở cả khu vực công và tư của nhiều nước. Khác với quản lý nhân sự truyền thống, quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi một quá trình từ dưới lên với sự chú trọng vào những cam kết của người lao động trong việc thực hiện các chiến lược của tổ chức thông qua việc mở rộng và tăng cường sự tham gia của họ vào quá trình hình thành và thực hiện các mục tiêu phát triển của tổ chức. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực được xem là một sự thay đổi lớn trong quản lý khi lồng ghép các hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực với kế hoạch phát triển của tổ chức. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phát triển bền vững của mỗi tổ chức nói riêng và của mỗi quốc gia nói chung. Trong đó, nguồn nhân lực khoa học có vai trò to lớn trong quá trình phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực khoa học và quản lý nguồn nhân lực này đang từng bước được các cấp uỷ và các ban lãnh đạo quan tâm đầu tư với những hình thức và phương pháp phù hợp; những biện pháp vừa mang tính tổng thể lại vừa phải chi tiết, cụ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Học viện. 8 Để đánh giá được thực trạng nhân lực khoa học cũng như công tác quản lý nguồn nhân lực này, cần làm rõ một số khái niệm có liên quan. Nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về thực chất, đó là đội ngũ cán bộ khoa học, gồm những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các đơn vị, kể cả những người đang làm công tác quản lý ở các đơn vị chức năng có kiêm nhiệm công tác nghiên cứu, giảng dạy. Ở đây, cần nhấn mạnh một số điểm: Một là, ở Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cán bộ khoa học đồng thời tác nghiệp với hai tư cách: là nhà sư phạm khi người đó làm công tác giảng dạy ở các hệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; là người nghiên cứu khoa học. Thật khó mà tách bạch hai tư cách này ở trong một con người đó. Trên thực tế, thật khó chỉ ra một cán bộ giảng dạy mà lại không đồng thời là người nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học, là chức năng, là nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy thông qua nghiên cứu khoa học để phục vụ cho giảng dạy - những vấn đề lý luận và thực tiễn đưa vào bài giảng. Nhiệm vụ giảng dạy ở Học viện đòi hỏi yêu cầu cao, phù hợp với đối tượng giảng dạy, cho nên, người cán bộ giảng dạy phải kết hợp với nghiên cứu khoa học. Thực tế, trong nhiều năm qua ở Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, không ít cán bộ vừa là cán bộ chủ chốt trong giảng dạy lại vừa có năng lực nghiên cứu khoa học. Trên thực tế những cán bộ nghiên cứu khoa học có năng lực còn phải dành thời gian giảng dạy các lớp tại Trung tâm Học viện và các lớp tại chức ở các địa phương. Đồng thời, có nhiều lúc, Giám đốc Học viện yêu cầu cán bộ phải dành nhiều thời gian cho việc hoàn thành các đề tài khoa học, nhất là nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo trình, nhưng trên thực tế khá nhiều đề tài, chương trình, giáo trình ở nhiều đơn vị chưa được thực hiện đúng thời gian quy định. Bởi vì nhiệm vụ giảng dạy ở các hệ lớp của nhiều đơn vị rất nặng nề, chiếm phần lớn thời gian hoạt động của cán bộ khoa học. Hai là, không phải tất cả cán bộ nghiên cứu khoa học đều là cán bộ giảng dạy. Do đặc thù của đối tượng đào tạo, cán bộ khoa học khi được tuyển 9 dụng chưa thể đảm nhiệm công tác giảng dạy, được xếp vào ngạch nghiên cứu viên. Trong số đó, một số cán bộ có năng lực nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khác đảm nhiệm công tác giảng dạy. Sau một thời gian nghiên cứu, hội đủ điều kiện đã được phân công giảng dạy và chuyển sang ngạch giảng viên. Ba là, trong các viện (kể cả Viện Thông tin khoa học - nay là Trung tâm Thông tin khoa học), các tạp chí và các Học viện trực thuộc, có một số cán bộ làm công tác tư liệu, dịch thuật, biên tập. Sự phân biệt những cán bộ này với cán bộ nghiên cứu khoa học còn chưa thật sự rạch ròi và còn mang tính tương đối. Những cán bộ này được xếp ngạch nghiên cứu viên và họ cũng được quyền đăng ký nghiên cứu các đề tài khoa học. Bốn là, một số cán bộ khoa học đang làm công tác quản lý là cấp trưởng hay cấp phó đơn vị; trưởng, phó phòng hay các chuyên viên. Phần đông các đồng chí này có học vị thạc sĩ, tiến sĩ hoặc chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư. Các cán bộ quản lý này ở các đơn vị chức năng, vốn là cán bộ khoa học ở các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy chuyển sang do yêu cầu công tác của Học viện. Số cán bộ này là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy kiêm nhiệm. Thực tế, khi chuyển sang làm công tác quản lý thì họ vẫn giữ ngạch công chức cũ (nghiên cứu viên, giảng viên). Họ được xét tuyển làm chủ nhiệm đề tài khoa học các cấp, từ cấp nhà nước đến cấp cơ sở. Số cán bộ này bao gồm các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện Chính trị-Hành chính khu vực và phần lớn cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị chức năng. Điều đó cho thấy tính phong phú, đan xen của cán bộ khoa học và cơ cấu đa dạng của đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện. Đó cũng là một đặc điểm rất đặc thù của nhân lực khoa học ở Học viện cần được lưu ý trong công tác quản lý. - Quản lý nhân lực khoa học. Quản lý cán bộ, đó là hoạt động có mục đích, tác động có định hướng thường xuyên và chủ động của chủ thể quản lý đối với đối tượng bị quản lý nhằm bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, phát huy khả năng, thế mạnh của cả đội 10 ngũ cán bộ và từng cán bộ, làm cho bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong từng giai đoạn. Trong đó, chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, là các tổ chức đảng từ trung ương xuống đến cơ sở, cụ thể: Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng các cấp, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương. Những cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ bao gồm: người đứng đầu các tổ chức đảng và thành viên trong các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan đơn vị, địa phương trực tiếp sử dụng đội ngũ cán bộ thuộc quyền. Tổ chức và cá nhân đều là chủ thể quản lý trong mối quan hệ biện chứng, song vẫn có sự khác biệt rõ rệt, đó là: tổ chức có quyền quyết định những nội dung quản lý, đánh giá chất lượng quản lý, cá nhân đóng vai trò tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện quản lý, chịu trách nhiệm trước tổ chức về quản lý cán bộ. Quản lý được hiểu là: "Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định". Quản lý nhân lực khoa học về thực chất là quản lý một loại cán bộ của Đảng - cán bộ khoa học thuộc đội ngũ trí thức của đất nước, đây là hoạt động chủ động thường xuyên có mục đích của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, tác động có định hướng vào đội ngũ cán bộ và từng cán bộ nhằm bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy khả năng của cả đội ngũ cũng như từng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chủ thể quản lý nhân lực khoa học là Ban Giám đốc, Đảng ủy Học viện (mới thành lập), Ban Giám đốc, Đảng ủy các Học viện trực thuộc, Lãnh đạo và cấp uỷ của các đơn vị... quản lý nhân lực khoa học theo phân cấp quản lý cán bộ đã được quy định; đối tượng của quản lý nhân lực khoa học chính là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc các đơn vị nghiên cứu giảng dạy, các đơn vị chức năng có trình độ đại học trở lên tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 11 Nội dung quản lý: Theo Quyết định 49-QĐ/TW ngày 3-5-1999 và Quyết định 67-QĐ/TW ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị, quản lý cán bộ nói chung và quản lý nhân lực khoa học ở Học viên nói riêng bao gồm: 1. Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ. 2. Đánh giá cán bộ 3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng 4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ 5. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ 6. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. 7. Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ Về nguyên tắc quản lý nhân lực khoa học cũng phải tuân thủ, vận dụng đúng quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước về quản lý đội ngũ cán bộ, cụ thể: Một là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. - Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ, thông qua các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan nhà nước, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp để lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các quyết định của Đảng về cán bộ, công tác cán bộ. - Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực. Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp các ngành, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. - Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho cấp ủy và tổ chức đảng, đồng thời kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp. 12 Hai là, Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ. - Những vấn đề thuộc về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ phải do tập thể cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số. - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách. - Cá nhân đề xuất, cơ quan thẩm định, tập thể quyết định về cán bộ nhưng phải chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình. - Cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng, cấp ủy cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp ủy cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ. Từ những vấn đề chung về quản lý cán bộ, công tác quản lý nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được hiểu là hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Đảng ủy và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện thông qua các quy định, quy chế, chính sách.. của Đảng, Nhà nước và của Học viện nhằm phát huy mạnh mẽ khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, đồng thời tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền của các tổ chức đảng, của các cơ quan quản lý cán bộ. Công tác quản lý nhân lực khoa học đòi hỏi tính toàn diện, quản lý cả chuyên môn, nghiệp vụ, theo chức trách, theo ngạch công chức, quản lý hành chính về thời gian làm việc, chấp hành đầy đủ các quy định của Học viện. Phương thức quản lý (cách quản lý) cũng rất phong phú: bằng phương thức trực tiếp; bằng thông qua các đơn vị tham mưu, giúp việc (mà rõ nhất là cơ quan tổ chức - cán bộ và cơ quan quản lý khoa học); bằng hồ sơ giấy tờ; bằng đánh giá từng đợt, hằng năm, 5 năm…; bằng chế độ báo cáo; bằng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, nâng ngạch, bậc công chức, v.v. 13 1.1.2. Yêu cầu khách quan về đổi mới quản lý nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới cũng đều chịu sự chi phối, tác động ở những mức độ khác nhau của tình hình thế giới. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển của mình, các nước, thậm chí tất cả các ngành sản xuất, các tập đoàn kinh tế, các cơ quan khoa học ở mỗi nước đều phải tính đến những nhân tố tác động cả bên trong và bên ngoài, những điều kiện chủ quan và khách quan. Là một trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia về nghiên cứu lý luận chính trị, hành chính, cung cấp những luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cũng phải coi trọng và chú ý đến tác động của những yếu tố sau đây: Biến đổi của tình hình thế giới và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Đại hội X của Đảng nhận định: Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Gần đây cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở các nước tư bản, nhất là ở các nước tư bản phát triển, tác động mạnh đến nước ta. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước có tác động, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia... trong đó có Việt Nam. 14 Hiện tại, CNXH đứng trước nhiều khó khăn, thử thách lớn, phong trào XHCN thế giới chưa vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng sau sự kiện xảy ra ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trong thế kỷ trước. “Tuy nhiên, trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn”. Điều này đã được Đại hội X của Đảng khẳng định. Đi lên CNXH vẫn là một xu thế vận động tất yếu của lịch sử nhân loại. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình cải cách, đổi mới ở các nước XHCN, các đảng cánh tả ở nhiều nước có bước phát triển, đặc biệt ở khu vực Mỹ la-tinh càng khẳng định xu hướng tất yếu đó. Một trong những điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng và quản lý nguồn nhân lực khoa là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Khoa học công nghệ phát triển, con người được tách dần ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp. Trí năng - năng lực trí tuệ của con người đã trở thành nguồn năng lượng mới cho quá trình sản xuất vật chất. Trong quá trình biến đổi đó, đã hình thành những người lao động kiểu mới, có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực toàn diện. Quá trình toàn cầu hóa công nghệ thông tin (nối mạng Intơ-nét toàn cầu) là một kỳ tích vĩ đại trước đây chưa bao giờ con người có được, đang góp phần quan trọng gắn liền các nước, các dân tộc trên thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập toàn cầu - một xu thế phát triển mới của thời đại. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế, thông qua nối mạng In-tơ-nét toàn cầu, đang đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt là lĩnh vực an ninh quốc gia, bao gồm: an ninh quân sự; an ninh kinh tế; an ninh chính trị, tư tưởng; an ninh xã hội; an ninh về chủ quyền độc lập quốc gia và cả an ninh về quyền tự do cá nhân của mỗi con người. Để khoa học phát triển đúng hướng, phục vụ đắc lực loài người nói chung, mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng đòi hỏi phải có sự quản lý tốt các nguồn lực, trong đó quản lý nguồn nhân lực khoa học có vai trò quyết định. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Học viện cần đổi mới việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực khoa học nghiên cứu, nắm bắt tình hình thế giới và thành tựu của khoa học công nghệ, ứng dụng những thành tựu 15 khoa học và công nghệ của thời đại, những lý thuyết mới tiến bộ nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng diễn ra khá nhanh và mạnh, tạo bước phát triển và diện mạo mới cho nhiều vùng, miền của đất nước. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta tăng trưởng chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, đời sống nhân dân ở nhiều nơi còn nghèo gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Trình độ đội ngũ cán bộ lý luận còn những mặt bất cập so với yêu cầu mới, thiếu nhiều chuyên gia lý luận đầu đàn trên các lĩnh vực trọng yếu, đội ngũ cán bộ giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin vừa thiếu lại vừa yếu, trong giảng dạy nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn, chưa gắn học lý luận với giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện cho người học. Công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động lý luận còn nhiều bất cập, quy chế dân chủ chưa được thực hiện tốt, cơ chế, chính sách đối với hoạt động lý luận còn nhiều bất hợp lý làm hạn chế sự phát triển tiềm năng nghiên cứu, sáng tạo, cũng chưa phát huy và tập hợp đông đảo đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy lý luận và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm. Thực tế cho thấy, trong toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học thì đầu tư cho nghiên cứu lý luận chiếm tỷ lệ rất thấp. Có nhiều ý 16 kiến cho rằng, các nhà lý luận Việt Nam đa số là lý luận sách vở, ít người am hiểu sâu sắc thực tiễn, cho nên sức khám phá của lý luận rất hạn chế. Từ thực tiễn hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta nhận định: muốn đất nước thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, trước hết Đảng phải thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển về lý luận. Là trung tâm quốc gia về đào tạo và nghiên cứu lý luận của cả nước, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có vai trò và trách nhiệm quan trọng trước yêu cầu, nhiệm vụ này. Để có thể làm sáng tỏ và giải đáp một cách thuyết phục những vấn đề do thực tiễn đặt ra về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta và nhiều vấn đề khác phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học lý luận có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới. Các cơ quan khoa học, trong đó trước hết là Học viện phải đi đầu trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và quản lý, phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực khoa học này. Yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay. Là trung tâm quốc gia về đào tạo và bồi dưỡng lý luận của đất nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay có vai trò to lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ đảm đương những cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị và những cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị, hành chính của Đảng và Nhà nước. Do đó, Học viện phải đi đầu, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ do Đảng và Nhân dân giao phó. Học viện, phải bằng kết quả nghiên cứu khoa học góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, đào tạo cán bộ, làm chuyển biến nhận thức, nâng cao năng lực tư duy, trình độ tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt để đủ sức đảm đương nhiệm vụ, giải quyết đúng đắn những vấn đề trọng đại của đất nước đang đặt ra. Những năm gần đây, để thực hiện ngày càng tốt hơn những yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, Học viện đã có những tìm tòi, đổi 17 mới nhất định trên cả hai lĩnh vực là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học. Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149-QĐ/TW, ngày 02-8-2005 của Bộ Chính trị, Học viện đã đổi mới hệ thống chương trình đào tạo cho các đối tượng học viên; đã xây dựng xong 10 khung chương trình mới và đang triển khai viết giáo trình mới, trong đó có Chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho hệ đào tạo tập trung tại Trung tâm Học viện đang áp dụng thí điểm. Cùng với đổi mới nội dung chương trình, Học viện đã quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi cách học ''thầy đọc, trò ghi'', đưa người học từ thế hoàn toàn thụ động chuyển sang phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm, tăng cường đối thoại ngay trong quá trình lên lớp. Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện tiên tiến, hiện đại vào công tác giảng dạy đã thực hiện khá phổ biến. Cùng với đào tạo, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cũng đã có những đổi mới. Nhờ vậy, những năm gần đây, Học viện đã thực hiện thành công nhiều đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở. Học viện đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học của Đảng, Nhà nước. Qua nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học có bước trưởng thành đáng kể, chất lượng đào tạo được nâng lên. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng giảng dạy tuy đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu người học và sự đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Số công trình khoa học được nghiệm thu đưa ra những dự báo, những đề xuất có giá trị cao cho Đảng, Nhà nước còn ít, việc áp dụng vào thực tiễn còn hạn chế. Số đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các ngành, các địa phương yêu cầu Học viện trợ giúp chưa nhiều. Trong bài phát biểu khai giảng năm học 2008-2009 tại Học viện, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nhấn 18 mạnh 5 nội dung, yêu cầu mới trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện hiện nay: Một là, đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo của Học viện là cấp thiết, song nội dung chương trình phải bảo đảm tính hệ thống, tính cơ bản, tính hiện đại và tính thực tiễn. Hai là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học. Học viện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện, các học viện khu vực, các học viện chuyên ngành và các trường chính trị tỉnh, thành phố. Tới đây, Học viện cần tăng số lượng đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc hoạch định các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Ba là, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ quản lý. Học viện cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; có chính sách sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có, mở rộng đội ngũ cán bộ kiêm chức, mạnh dạn mời những cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các bộ, ban, ngành, địa phương tham gia giảng dạy cho các lớp của hệ thống Học viện. Đẩy mạnh quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, cả đào tạo ở trong nước và đào tạo ở nước ngoài. Bốn là, mở rộng và làm tốt hơn nữa các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Qua giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính, chúng ta có điều kiện tìm hiểu, kế thừa có phê phán, chọn lọc những giá trị có thể có của các lý luận chính trị - hành chính được nghiên cứu, sáng tạo ra ở các nước trên thế giới, nhất là trong những năm gần đây. Năm là, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và cán bộ theo Thông báo số 162 của Ban Bí thư và Nghị định 129 của Chính phủ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan