Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà trường tiểu học việt nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức luận án ts. ...

Tài liệu Quản lý nhà trường tiểu học việt nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức luận án ts. giáo dục học

.PDF
245
169
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ----------------------------------- LÊ THỊ NGỌC THÚY QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ NGỌC THÚY QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 62 14 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đặng Thành Hưng 2. GS.TS Nguyễn Lộc Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC Trang i Lời cam đoan Lời cảm ơn ii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt iii Mục lục iv Danh mục các bảng vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1-6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN VĂN HOÁ TỔ CHỨC................................... 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu…………………………………….. 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu…………………...... 26 1.2.1. Quản lý nhà trƣờng tiểu học…………………………………..… 26 1.2.1.1. Nhà trƣờng…………………………………………………. 26 1.2.1.2. Quản lý nhà trƣờng ………………………………………... 31 1.2.1.3. Nhà trƣờng tiểu học………………………………………... 34 1.2.1.4. Một số mô hình quản lý nhà trƣờng tiểu học ở Việt Nam..... 37 1.2.2. Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trƣờng phổ thông....................... 41 1.2.2.1. Văn hóa tổ chức…………………………………………...... 41 1.2.2.2. Văn hóa nhà trƣờng phổ thông …………………………….. 48 1.3. Quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức .......... 66 1.3.1. Bản chất của tiếp cận văn hóa tổ chức trong hoạt động quản lý nhà trƣờng …………………………………………… 66 1.3.2. Nội dung quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức…………………………………………………………………….. 66 Kết luận chƣơng 1 …....................................................................... 111 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC…………............................ 114 2.1. Những yêu cầu xây dựng văn hóa NTTH ở Việt Nam theo Luật, chính sách, chiến lƣợc phát triển giáo dục và chƣơng trình giáo dục Tiểu học hiện nay.................................................................................................................... 114 2.2.Thực trạng quản lý trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại Việt Nam.....……………………………………………………………......... 117 2.2.1. Tổ chức việc khảo sát và đánh giá về thực trạng quản lý trƣờng tiểu học Việt Nam........................................................................................... 117 2.2.2. Thực trạng quản lý NTTH VN theo tiếp cận văn hóa tổ chức...... 121 2.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý trƣờng THVN theo tiếp cận văn hóa tổ chức.......................................................................... 145 2.2.3.1. Các yếu tố về chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc..................... 145 2.2.3.2. Yếu tố con ngƣời............................................................................ 147 2.2.3.3. Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội........................................ 149 2.3. Những nhận định chung về thực trạng quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại Việt Nam……………………………… 152 2.4. Giới thiệu trƣờng hợp điển hình của quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại Việt Nam…………………............................ 153 Kết luận chƣơng 2……………………………………………............. 162 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC..................................................... 164 3.1. Những định hƣớng cho việc xây dựng giải pháp quản lý trƣờng tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức ………………………….... 164 3.2. Các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học dành cho cán bộ quản lý cấp trƣờng……………………………………………………………........ 164 3.2.1. Giải pháp1: Bồi dƣỡng, rèn luyện và nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng sƣ phạm- xã hội về vấn đề văn hóa nhà trƣờng …………….... 164 3.2.2. Giải pháp 2: Lãnh đạo nhà trƣờng cần nên quán triệt vận dụng Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trƣờng tiểu học nhƣ là công cụ để quản lý nhà trƣờng……………………………………………………………………… 169 3.2.3. Giải pháp 3: Lãnh đạo nhà trƣờng cần phải biết khai thác và cung ứng các nguồn lực để phát triển nhà trƣờng tiểu học có văn hóa lành mạnh và hiệu quả…………………………………………………………………… 172 6 3.3. Kết quả thử nghiệm Bộ tiêu chí đánh giá VHNT trong quản lý trƣờng tiểu học và ý kiến chuyên gia về các giải pháp………………….. 178 3.3.1. Kết quả thử nghiệm Bộ tiêu chí đánh giá VHNT trong quản lý nhà trƣờng tiểu học …………………………………………………… 178 3.3.1.1. Mục đích thử nghiệm………………………………………. 178 3.3.1.2. Nội dung và quy trình thử nghiệm…………………………. 179 3.3.1.3. Quy trình xử lý số liệu…………………………………….... 181 3.3.1.4. Kết quả thử nghiệm……………………………………….... 182 3.3.2. Ý kiến chuyên gia về tính hợp lý và khả thi của các giải pháp…. 191 3.3.2.1. Mục đích của việc xin ý kiến chuyên gia………………...... 191 3.3.2.2. Chọn đối tƣợng xin ý kiến chuyên gia…………………… 192 3.3.2.3. Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức xin ý kiến chuyên gia 192 3.3.2.4. Kết quả xin ý kiến chuyên gia………………….……….... 193 Kết luận chƣơng 3………………………………………………….. 197 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………….............. 199 1. Kết luận…………………………………………………………............ 199 2. Một số khuyến nghị…………………………………………………...... 200 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................. 202 TÀI LIỆU THAM KHẢO 203 PHỤ LỤC 211 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh LĐNT Lãnh đạo nhà trƣờng MTSP Môi trƣờng sƣ phạm NT Nhà trƣờng NTPT Nhà trƣờng phổ thông NTTH Nhà trƣờng Tiểu học QLVHNTTH Quản lý văn hóa nhà trƣờng Tiểu học TCVHTC Tiếp cận văn hóa tổ chức VH Văn hóa VHNT Văn hóa nhà trƣờng VHNTTHVN Văn hóa nhà trƣờng Tiểu học Việt Nam VN Việt Nam 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về sứ mệnh của nhà trƣờng tiểu học Việt Nam ………………………………………………...........……................... 122 Bảng 2.2. Thực trạng về bầu không khí trong trƣờng tiểu học Việt Nam.... 125 Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về các giá trị văn hóa chính thống nhà trƣờng tiểu học Việt Nam.............................................................................. 127 Bảng 2.4. Thực trạng văn hóa quản lý thông qua công tác lập kế hoạch trong hoạt động quản lý nhà trƣờng tiểu học Việt Nam của BGH................ 133 Bảng 2.5. Thực trạng văn hóa quản lý thông qua công tác lập kế hoạch trong hoạt động học tập ở NTTHVN............................................................. 136 Bảng 2.6. Thực trạng VHQL thông qua công tác tổ chức xây dựng trong hoạt động quản lý của BGH ở nhà trƣờng tiểu học Việt Nam…………….. 138 Bảng 2.7. Thực trạng văn hóa quản lý thông qua công tác tổ chức xây dựng hoạt động giảng dạy ở NTTHVN …………………………………… 140 Bảng 2.8. Tác động của yếu tố con ngƣời đến quản lý văn hóa nhà trƣờng Tiểu học …………………………………………….................................... 147 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá sự tƣơng tác của từng tiêu chí trong mỗi nhóm ảnh hƣởng đến VHNT tiểu học ………………............................................ 183 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng bộ tiêu chí VHNT tiểu học... 185 Bảng 3.3. Kết quả cụ thể về mức độ hợp lý và khả thi của các giải pháp... 194 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và bầu không khí nhà trƣờng ……… 53 Sơ đồ 1.2. Các mức độ biểu hiện của các thành tố của văn hóa nhà trƣờng……………………………………………………………………… 55 Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm nhìn của trƣờng tiểu học VN … 124 Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về tính hợp tác của các thành viên trong NTTHVN ………………………………………………………………….. 129 Biểu đồ 2.3. Thực trạng nhận thức về tính hợp thức và nhất quán hành vi của các thành viên NTTH …………………………………………………. 129 Biểu đồ 2.4. Thực trạng nhận thức về môi trƣờng sƣ phạm trong NTTHVN ………………………………………………………….………. 130 Sơ đồ 2.5. Thực trạng nhận thức VHNTTHVN …………………………... 131 Biểu đồ 2.6. Thực trạng về văn hóa quản lý thông qua lập kế hoạch trong hoạt động giảng dạy ở NTTHVN ……………………………..................... 135 Biểu đồ 2.7. Thực trạng văn hóa quản lý trong công tác tổ chức xây dựng hoạt động học tập trong nhà trƣờng tiểu học Việt Nam ………………...… 142 Biểu đồ 2.8. Những yếu tố chỉ đạo của cấp trên ảnh hƣởng đến QLVHNTTH ……………………………………………………………… 146 Biểu đồ 2.9. Tác động của yếu tố kinh tế - xã hội đến QLVHNTTH ……... 150 Sơ đồ 2.10. Sơ đồ tƣơng quan về các mức độ tác động của các yếu tố đến QL VHNTTH……………………………………………………………… 151 Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá VHNT trƣớc và sau khi làm thực nghiệm…………………………………………………………................... 182 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả của Bộ tiêu chí VHNT đối với sự phát triển VHNTTH ……………………………………………………….. 190 Biểu đồ 3.3. Mức độ hợp lý và khả thi của các giải pháp ……………….… 10 194 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quản lý xã hội, nhà trƣờng thƣờng đƣợc xem là một dạng cụ thể của tổ chức. Đó là tổ chức có tính chất tƣơng đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị - xã hội. Trên cả hai phƣơng diện này, quản lý trƣờng học mang đậm yếu tố văn hóa. Cho dù đó là văn hóa chuyên môn (văn hóa giảng dạy, văn hóa học tập, văn hóa quản lý, ...) hay văn hóa kinh doanh, giải trí, nghệ thuật - thẩm mỹ, ... thì nhà quản lý vẫn có khuynh hƣớng sử dụng môi trƣờng văn hóa này để tạo lập và cải thiện, nâng cao hiệu quả của nhà trƣờng. Với những tiêu chí quan trọng của nhà trƣờng hiệu quả nhƣ: thành tích học tập, môi trƣờng hợp tác và tham gia, tính thẩm mỹ của cảnh quan sƣ phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý, kết quả thực hiện chƣơng trình giáo dục, hiệu suất đào tạo, v.v... thì văn hóa nhà trƣờng là nhân tố trừu tƣợng bao trùm và ảnh hƣởng sâu xa lên tất cả các vấn đề trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng hiệu quả phải là tổ chức có văn hóa cao. Hiện nay, do ảnh hƣởng của nhiều tác động văn hóa khác nhau nên môi trƣờng văn hóa trƣờng học cũng rất đa dạng và phong phú. Nó đƣợc thể hiện rõ trong các hoạt động sƣ phạm, các mối quan hệ giữa các thành viên trong một tập thể sƣ phạm, giữa giáo viên và học sinh hay giữa học sinh với nhau hoặc phụ huynh học sinh với nhà trƣờng, ... Vấn đề chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu lâu nay là văn hóa nhà trƣờng xét trong tổng thể hiệu quả của nhà trƣờng cần đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? Có thể xây dựng văn hóa nhà trƣờng bằng cách nào để hỗ trợ cho hiệu quả trƣờng học trong quá trình quản lý? Văn hóa nhà trƣờng bao gồm những thành phần nhƣ: con ngƣời có văn hóa, hoạt động và quan hệ có văn hóa, ứng xử có văn hóa, cảnh quan có văn hóa, ... hay còn gì nữa? Đa số những nghiên cứu quản lý trƣờng học thƣờng dành cho những vấn đề chính sách, quản lý nhân sự, quản lý chƣơng trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và xã hội trong nhà trƣờng, quản lý tài chính, v.v... Quản lý nhà trƣờng dƣới quan điểm của tiếp cận văn hóa tổ chức thực sự là một vấn đề mới, phức tạp và chƣa đƣợc các nhà quản lý quan tâm. 11 Trƣờng tiểu học là môi trƣờng đầu tiên để trẻ đƣợc tham gia chính thức vào hoạt động học tập và là nơi để xây dựng, hình thành cho các em nền tảng ban đầu của học vấn phổ thông; đồng thời tập dần các kỹ năng để các em chủ động trong việc nhận thức tri thức khoa học để vận dụng vào cuộc sống. Với đặc điểm nhận thức bằng tƣ duy trực quan là chính nên tất cả những gì đang diễn ra trong trƣờng sẽ đƣợc các em tiếp nhận một cách cảm tính. Hình ảnh của giáo viên luôn là những hình mẫu để học sinh bắt chƣớc. Hơn nữa, giáo viên là nữ chiếm ƣu thế trong trƣờng và phần đông còn quá trẻ nên vai trò của lãnh đạo nhà trƣờng thực sự rất quan trọng. Trong đó tỷ lệ nữ làm lãnh đạo rất cao và theo một số nghiên cứu của nƣớc ngoài thì các hiệu trƣởng nữ có hành vi cạnh tranh năng nổ nhƣng lại dễ đồng cảm, chú trọng đến kiểm soát hơn là đàm phán và cộng tác. Họ theo đuổi sự ganh đua hơn là giải quyết các vấn đề chung.[34] Thế còn ở nƣớc ta thì sao? Chƣa có nghiên cứu nên khó có thể nhận định đƣợc. Đổi mới quản lý giáo dục là khâu quyết định trong đổi mới giáo dục hiện nay. Đại hội Đảng CSVN lần thứ X vẫn tiếp tục khẳng định tiến hành đổi mới giáo dục theo hƣớng xã hội hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. [13] Nền tảng của tất cả những thành công ở đây là văn hóa nhà trƣờng, xét cụ thể, là văn hóa chung của nền giáo dục quốc dân. Điều này một lần nữa đƣợc khẳng định trong Điều 5 của Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 là: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, ... kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ... Trong bối cảnh đã phân tích nhƣ trên cùng với việc nhận thức ý nghĩa quan trọng của văn hóa trƣờng học trong quản lý nhà trƣờng nên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà trƣờng tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức” để thực hiện luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý nhà trƣờng tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức, luận án sẽ đề xuất ra các giải pháp quản lý nhằm giúp cho nhà trƣờng tiểu học phát triển một cách hiệu quả. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 12 - Các hoạt động quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng tiểu học hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức 4. Giả thuyết khoa học Văn hóa nhà trƣờng là một dạng của văn hóa tổ chức và là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả nhà trƣờng. Trong quá trình quản lý trƣờng tiểu học, nếu nhƣ lãnh đạo nhà trƣờng và đứng đầu là hiệu trƣởng thực hiện các giải pháp quản lý trƣờng học không chỉ tuân thủ vào chính sách, luật pháp và các thủ tục hành chính mà còn biết dựa vào văn hóa nhà trƣờng và xem nó nhƣ là mục tiêu để xây dựng nhà trƣờng và là công cụ để quản lý thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả nhà trƣờng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận của việc quản lý nhà trƣờng tiểu học theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức. - Xác định cơ sở thực tiễn việc quản lý nhà trƣờng tiểu học theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức. - Đề xuất các giải pháp quản lý cho hiệu trƣởng nhà trƣờng tiểu học theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức. - Thử nghiệm kiểm chứng các tiêu chí đánh giá VHNT và lấy ý kiến chuyên gia về giải pháp. - Nêu những kết luận khoa học và kiến nghị thực tiễn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức đƣợc giới hạn trong hoạt động quản lý và lãnh đạo của Hiệu trƣởng. - Văn hóa nhà trƣờng đƣợc hiểu là một dạng của văn hóa tổ chức theo nghĩa là cái tác động làm cho nhà trƣờng tiểu học phát triển hiệu quả. - Khảo sát thực trạng quản lý nhà trƣờng theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở một số trƣờng tiểu học đại diện cho cho các khu vực, tỉnh thành đồng bằng và miền núi ở Việt Nam. 13 - Thử nghiệm đƣợc giới hạn ở ba trƣờng tiểu học (đại diện cho thành phố của các vùng miền). - Thử nghiệm các tiêu chí và lấy ý kiến chuyên gia về các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức dành cho cán bộ quản lý cấp trƣờng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Nhà trƣờng là một tổ chức và văn hóa nhà trƣờng là một dạng văn hóa tổ chức. Xuất phát từ quan niệm xem văn hóa nhà trƣờng tiểu học nhƣ là một mục tiêu mà nhà trƣờng cần phải xây dựng và nhƣ là một công cụ để quản lý, luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu khả năng vận dụng tiếp cận văn hóa nhà trƣờng trong hoạt động quản lý của lãnh đạo nhà trƣờng và đứng đầu là hiệu trƣởng ở các lĩnh vực nhƣ: quản lý, giảng dạy và học tập. Từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trƣờng và đề xuất ra các giải pháp quản lý hệ thống các trƣờng tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Tổng quan và khái quát hóa các lý thuyết và quan điểm liên quan đến văn hóa (văn hóa trong và ngoài nƣớc), văn hóa nhà trƣờng, các đặc trƣng cơ bản của nhà trƣờng tiểu học, các lý thuyết quản lý trƣờng học, ... - Phân tích những tƣ tƣởng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển giáo dục, quản lý giáo dục, giáo dục tiểu học và quản lý nhà trƣờng tiểu học, về định hƣớng phát triển văn hóa bền vững trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 7.2.2. Phƣơng pháp điều tra - Điều tra xã hội học bằng hệ thống bảng hỏi dành cho giáo viên, hiệu trƣởng, cán bộ quản lý giáo dục và quản lý địa phƣơng. 7.2.3. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm - Quan sát hoạt động thực tế của một số hiệu trƣởng và trao đổi kinh nghiệm với họ. 14 - Phân tích hồ sơ quản lý của những trƣờng tiểu học thuộc phạm vi nghiên cứu. 7.2.4. Phƣơng pháp thử nghiệm - Vận dụng bộ tiêu chí đánh giá VHNT để thử nghiệm trong 01 năm và đƣa ra các nhận xét điều chỉnh phù hợp. 7.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia - Tổng kết các đánh giá độc lập của các chuyên gia về hệ thống tƣ liệu thu thập đƣợc và các cách tiếp cận cơ bản của đề tài. - Hỏi ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu của đề tài. 7.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình (Case study) Chọn 01 trƣờng tiểu học để nghiên cứu về công tác quản lý của Hiệu trƣởng theo tiếp cận văn hóa tổ chức. 7.2.7. Phƣơng pháp sử dụng toán thống kê - Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, số liệu thử nghiệm. Cụ thể: sử dụng 02 phần mềm: + WINDEM để chạy số liệu. + SPSS để phân tích và xử lý số liệu. - Sử dụng thống kê mô tả để trình bày và đánh giá kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm cần bảo vệ 1) Quản lý trƣờng tiểu học theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức là một hƣớng quản lý mới có tác dụng rất tích cực nhằm nâng cao hiệu quả nhà trƣờng. 2) Quản lý nhà trƣờng tiểu học theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức chính là việc xây dựng các giá trị để nhà trƣờng là tổ chức văn hóa cao và xem văn hóa là công cụ để quản lý nhà trƣờng. 3) Trên cơ sở xây dựng Chuẩn để đƣa ra Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trƣờng tiểu học và nó sẽ trở thành một trong các thƣớc đo không chỉ nhằm đánh giá mà còn định hƣớng, hoàn thiện và bổ sung cho việc xây dựng hệ thống quản lý nhà trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia. 15 4) Các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học đƣợc đề xuất dựa trên những những tiêu chí của một nhà trƣờng tiểu học hiện đại. Vì vậy, các giải pháp đƣa ra phải phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng và trên cơ sở nhằm góp phần xây dựng văn hóa nhà trƣờng một cách hiệu quả. 9. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa các lý thuyết về quản lý nhà trƣờng tiểu học theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức. - Xây dựng đƣợc Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trƣờng tiểu học Việt Nam bao gồm 20 tiêu chí giúp cho các nhà quản lý sử dụng làm công cụ quản lý ở cấp trƣờng. - Đƣa ra các giải pháp quản lý trƣờng tiểu học Việt Nam theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có 3 chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà trƣờng tiểu học theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức. - Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà trƣờng tiểu học theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức. - Chương 3: Các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức 16 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ngày nay, xây dựng văn hóa nhà trƣờng là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết bởi các quốc gia đều chú trọng. Cuộc cải cách giáo dục dựa trên chuẩn đang cố gắng tổ chức lại nội dung, công tác giảng dạy và đánh giá. Song nếu không có một nền văn hóa nhà trƣờng để hỗ trợ cho những thay đổi cơ bản đó thì cuộc cải cách sẽ khó có thể thành công. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà trƣờng dƣới tiếp cận văn hóa tổ chức (văn hóa nhà trƣờng) nhƣng đƣợc thể hiện ở những khía cạnh khác nhau và làm cho các quan niệm về văn hóa nhà trƣờng phổ thông đƣợc hiểu hết sức phong phú. 1.1.1. Ở nước ngoài  Quản lý nhà trường trên cơ sở xây dựng văn hóa hợp tác Đây là một quan niệm đƣợc xuất hiện từ các công trình nghiên cứu tại một số trƣờng phổ thông của quận Dacle (bang Florida), Chicago và San Diego. Các tác giả nhƣ: Rosenholtz (1989), Fullan và Hargreaves (1991), Lortie (1975), Aston và Web (1986), Fullan và Hargreaves (1991), Stein (1998), Lambert (1998), Fullan (2001), Dufour& Eaker (1998), Susan Jonson (1990), Hord (1998) và Levine (1990), ... đã đƣa ra một loạt các biện pháp nhằm phát huy sự nỗ lực của giáo viên và các nhà quản lý để phát triển một văn hoá nhà trƣờng có tính hợp tác hơn. Họ mong muốn xây dựng một văn hoá nhà trƣờng chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ việc đổi mới liên tục về phƣơng pháp giảng dạy, về chƣơng trình học thuật, một bầu không khí nhà trƣờng chuyên nghiệp, sự tin tƣởng, sứ mệnh đƣợc sẻ chia và đáp ứng đƣợc cho tất cả các học sinh của nhà trƣờng. Văn hóa nhà trường có sự hợp tác là những chuẩn mực, niềm tin, giá trị và các giả định sẽ củng cố và hỗ trợ tính chuyên nghiệp cao, làm việc theo nhóm và trao đổi về các vấn đề.[69] - Các đặc điểm của văn hóa hợp tác gồm có: 17 + Thƣờng xuyên có những cơ hội để không ngừng cải thiện. + Các cơ hội để học tập lâu dài phục vụ cho công việc. + Giáo viên sẽ có nhiều khả năng để tin tƣởng, đánh giá và hợp pháp hoá ý kiến của các nhà chuyên môn; tìm kiếm những lời khuyên và giúp đỡ những giáo viên khác. + Giảm bớt sự cảm nhận về việc không có quyền lực và tăng sự cảm nhận về tính hiệu quả công việc. + Giảm bớt sự hoài nghi liên quan đến việc giảng dạy. + Tăng cƣờng dạy theo nhóm và đƣa ra những quyết định có sự sẻ chia. + Chia sẻ nguồn lực và tài liệu; có sự hợp tác về lập kế hoạch để phát triển một ý thức chung về những thành quả đã đạt đƣợc và có một cảm giác thực sự về hiệu quả công việc. + Tăng sự tự tin và và cam kết cải thiện công việc . + Giáo viên thƣờng xuyên tìm kiếm những ý tƣởng từ những hội nghị chuyên đề, hội thảo, các lớp tập huấn và đồng nghiệp. + Tăng cƣờng trao đổi với các giáo viên khác, nhà trƣờng về các chƣơng trình và những mối liên quan đến việc tổ chức lại cơ cấu. + Nhà trƣờng là địa điểm luôn luôn đƣợc đổi mới, đƣợc trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế diễn ra hàng ngày trong trƣờng. + Một quan điểm chung đƣợc chấp nhận rộng rãi về mục đích và các giá trị. + Những tiêu chuẩn về việc học tập thƣờng xuyên và về sự tiến bộ. + Một cam kết và tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập của tất cả học sinh. + Mối quan hệ tƣơng trợ, hợp tác; và tạo điều kiện cho nhân viên + Sự lãnh đạo đúng đắn. + Sứ mệnh rõ ràng có trọng tâm, có sự kỳ vọng cao về học sinh, một không khí thuận lợi cho việc học tập. 18 + Có sự giám sát thƣờng xuyên đối với ngƣời học và trƣờng lớp, có những mối quan hệ tích cực bên trong nhà trƣờng. - Các thành phần cơ bản cấu thành nên văn hóa hợp tác:[79] Qua một công trình nghiên cứu về giáo viên và công việc của họ, Susan Jonson (1990) đã đƣa ra những yếu tố để tạo nên văn hóa hợp tác gồm có: + Những mối quan hệ có tính chuyên nghiệp của giáo viên thể hiện ở các yếu tố để phát triển những mối quan hệ chuyên nghiệp như: có thành tích giảng dạy xuất sắc, tổ chức hoạt động có sự hợp tác, hình thành các nhóm tham khảo ý kiến trƣớc khi hành động, có kế hoạch đƣợc sắp xếp chuẩn bị và những nhà quản lý là những ngƣời mà có thể đem đến sự động viên khuyến khích và cơ sở vật chất; Chẳng hạn, Little (1990) đƣa ra bốn mối quan hệ chuyên nghiệp trong các nhà trƣờng nhƣ: Việc kể chuyện và xem qua các ý kiến; viện trợ và trợ giúp; chia sẻ; và phối hợp trong công việc. + Cảm nhận về tính hiệu quả công việc của giáo viên. Trong đó, giáo viên thƣờng cùng nhau hƣớng tới sự cải tiến trong việc học của học sinh. + Những chuẩn mực, niềm tin, giá trị và các giả định cơ bản đƣợc củng cố và hỗ trợ làm cho các hoạt động trong nhà trƣờng trở nên chuyên nghiệp hơn. - Quá trình hình thành văn hoá hợp tác [62] Deal và Peterson (1990); Leiberman (1988) cho rằng: Quá trình hình thành văn hoá hợp tác không phải là dễ và có thể diễn ra nhanh chóng. Nó đòi hỏi về sự chú trọng đến những cái mà đang xảy ra trong nhà trƣờng, các giá trị chuẩn mực truyền thống và hoạt động hàng ngày. (1) Tìm hiểu văn hoá hiện có; (2) Xác định những yếu tố của các chuẩn mực, giả định cơ bản đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ cốt yếu của nhà trƣờng và nhu cầu của học sinh; (3) Củng cố và khuyến khích những yếu tố thúc đẩy sự phát triển văn hoá có sự phối hợp và thay đổi những chuẩn mực, tập tục truyền thống sẽ phá hoại tính chuyên nghiệp và sự hợp tác.  Quản lý nhà trường trên cơ sở xây dựng năng lực văn hóa trong nhà trường 19 Một số công trình nghiên cứu ở Mỹ của Cross, Bazon, Dennis và Isaac (1989) tìm hiểu về năng lực văn hóa để nhằm khuyến khích sự hiểu biết về văn hoá, sự trao đổi về ngôn ngữ, sự phối hợp giữa các gia đình, các nhà chuyên môn, học sinh và cộng đồng. Sự phối hợp phải nâng cao kết quả học tập một cách bình đẳng cho tất cả học sinh và đem lại sự gắn bó chặt chẽ, sự cung cấp các dịch vụ để thích ứng với các vấn đề về chủng tộc, văn hoá, giới, địa vị, kinh tế và xã hội. [80] Năng lực văn hoá đƣợc coi là toàn bộ các hành vi, quan điểm và hành động đồng dạng trong cùng một hệ thống, tổ chức, hay giữa các nhà chuyên môn và giúp cho hệ thống, tổ chức hay nhóm nghề nghiệp đó hoạt động một cách có hiệu quả trong một môi trƣờng đa văn hoá. (Cross và các đồng sự, 1989; Issaac và Benjamin, 1991). Về mặt hoạt động, năng lực văn hoá là sự hoà nhập và thay đổi sự hiểu biết về các cá nhân và nhóm các cá nhân dƣới các chuẩn mực, hoạt động, nghiệp vụ và quan điểm rõ ràng trong các bối cảnh văn hoá phù hợp để tăng chất lƣợng dịch vụ đem lại kết quả tốt hơn. ( Davis, 1997, khi đề cập đến hiệu quả chăm sóc sức khoẻ). - Các thành phần của năng lực văn hóa: Có năm yếu tố cần thiết tạo nên năng lực văn hoá gồm có: 1) Sự đa dạng về giá trị. 2) Khả năng tự đánh giá về văn hoá. 3) Ý thức đƣợc về sự năng động cố hữu khi các nền văn hoá tƣơng tác với nhau. 4) Thể chế hoá kiến thức về văn hoá. 5) Hình thành khả năng thích nghi của các thành viên khi tham gia các hoạt động nhằm tăng sự hiểu biết về tính đa dạng giữa các nền văn hoá và trong cùng một nền văn hoá. Ngoài ra, năm yếu tố này phải đƣợc thể hiện trong nhận thức và hành vi của từng thành viên. - Quá trình hình thành năng lực văn hóa: Năng lực văn hoá là một quá trình phát triển diễn ra theo một chuỗi liên tục. Có 6 khả năng, khi cái này kết thúc thì cái khác bắt đầu: (1) Sự phá hoại về văn hoá; 20 (2) Không có khả năng hiểu biết về văn hoá; (3) Sự không hiểu biết về văn hoá; (4) Hiểu biết ban đầu về văn hoá; (5) Hiểu biết về văn hóa và; (6) Sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá. - Việc vận hành năng lực văn hoá trong các bối cảnh nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua 5 yếu tố tạo nên năng lực văn hoá. Đa dạng giá trị có nghĩa là sự chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Con ngƣời đến từ các nền văn hoá khác nhau, vì vậy phong tục, tƣ tƣởng, cách giao tiếp, các giá trị, truyền thống và thể chế cũng khác nhau. Sự lựa chọn của cá nhân bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi văn hoá. Sự từng trải về văn hoá ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của họ từ hoạt động giải trí cho đến hoạt động chuyên môn. Thậm chí, họ định nghĩa gia đình theo cách nào cũng bị văn hoá chi phối. Sự tự đánh giá về văn hóa nhà trƣờng hay nền văn hóa của mỗi thành viên sẽ tạo nên một sự tƣơng tác xã hội rất lớn và đòi hỏi mỗi cá nhân hay từng thể chế nhà trƣờng phải có sự điều chỉnh và thích nghi cho phù hợp. Đó chính là việc thể hiện năng lực văn hóa của mỗi thành viên trong nhà trƣờng. Chẳng hạn, một giáo viên có lẽ quen với việc chạm vào học sinh, nhƣng một số học sinh lại có thể hiểu lầm điều này. Nếu việc để ý đến hoạt động cơ thể đƣợc coi trọng trong nền văn hóa của học sinh thì hành vi của giáo viên có thể đƣợc hiểu là giáo viên không tán thành hay tức giận với chúng. Những sai sót về giao tiếp có thể tránh đƣợc qua việc tự đánh giá bản thân về văn hóa và hiểu biết đƣợc những dao động của sự khác biệt. Nếu một ngƣời nhận thức đƣợc các hành vi văn hóa của chính mình thì ngƣời ta có thể học cách thay đổi cho phù hợp. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác liên văn hóa, chẳng hạn một số thành kiến gắn với sự trải nghiệm về văn hóa có thể minh chứng cho một số quan điểm hiện nay. Trong số các nhóm ngƣời thì ngƣời gốc Mỹ và ngƣời Mỹ gốc Phi đã trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc và đối xử không công bằng của những nhóm ngƣời chiếm ƣu thế trong xã hội Mỹ. Những sự trải nghiệm này cùng với sự hoài nghi lớn lên từ phía họ và đƣợc chuyển lại cho các nhóm bị đàn áp theo dòng lịch sử và lại bị lãng quên bởi các nhóm có văn hóa nổi trội. 21 Thể chế hóa về kiến thức phát triển về văn hóa và các động cơ về văn hóa phải đƣợc hợp nhất trong mọi khía cạnh của một nhà trƣờng. Nhân viên phải đƣợc tập huấn và áp dụng một cách hiệu quả các kiến thức học đƣợc. Các nhà quản lý tổ chức nên phát triển những cách cƣ xử để có thể thích ứng với sự đa dạng văn hóa. Các tài liệu chƣơng trình phải phản ánh các mặt tích cực của tất cả mọi ngƣời và có thể sử dụng đƣợc với mỗi nhóm. Kiến thức văn hóa đƣợc hội nhập một cách đầy đủ có lẽ tác động đến những thay đổi có tính toàn cầu trong việc đem lại các dịch vụ cho con ngƣời. Thích nghi với sự đa dạng tập trung chuyên biệt vào việc thay đổi các hoạt động cho phù hợp với các chuẩn văn hóa. Các thông lệ văn hóa có thể đƣợc sửa lại để phát triển các phƣơng thức ứng xử mới.  Quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức [99]. Trong vòng 25 năm qua, khái niệm về văn hóa tổ chức đã đƣợc đông đảo mọi ngƣời chấp nhận và đƣợc xem nhƣ một cách để hiểu về các hệ thống của con ngƣời. Từ góc độ “một hệ thống mở”, mỗi khía cạnh của văn hóa tổ chức có thể đƣợc coi là điều kiện môi trƣờng quan trọng tác động đến hệ thống và các tiểu hệ thống. Việc xem xét văn hóa tổ chức cũng là một công cụ phân tích rất giá trị. Có thể nói, mỗi tổ chức đều phải giải quyết hai vấn đề lớn: đoàn kết các cá nhân với nhau để đạt hiệu quả cao trong công việc và làm cho tổ chức thích ứng đƣợc với môi trƣờng bên ngoài. Để giải quyết những vấn đề này, tổ chức phải có những giải pháp chung, mang tính tập thể và cùng nhau chia sẻ niềm tin, sự học tập... và đó chính là “văn hóa”. Nhiều học giả uy tín hàng đầu về phát triển nhà trƣờng nhắc đến nhƣ Edgar Schein, Deal (1993), Deal và Peterson (1994), Hargreaves (1994), Harris (2002), Hopkins (2001) và Sarason (1996), Berman và Mc Laughlin (1978), Hopkins (2001), Rosenholtz (1989), Stoll và Fink (1996) nhận định tƣơng tự nhƣ vậy về việc cần phải coi văn hóa nhà trƣờng nhƣ một bộ phận của quá trình thay đổi tổ chức. Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin đƣợc chia sẻ và phát triển trong một tổ chức và định hƣớng hành vi của các thành viên.(Schein 1992). Khi bàn về văn hóa tổ chức, Morgan cũng đƣa ra bốn thế mạnh cơ bản của cách tiếp cận văn hóa tổ chức, đó là: 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng