Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố pleiku, tỉn...

Tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố pleiku, tỉnh gia lai

.DOCX
32
118
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ HỮU ĐẠI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS.TS. Trần Nhuận Kiên Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi đang trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế-xã hội, điều kiện sống và mức thu nhập của người dân đang ngày một tăng nhanh, vì vậy vấn đề ATTP hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP. Bên cạnh những mặc làm được trong công tác QLNN về ATTP tại thành phố Pleiku, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về ATTP, chưa có cán bộ chuyên môn chuyên sâu (đặc biệt là ở các phường, xã có người dân tộc thiểu số sinh sống) có khả năng đảm nhiệm trong công tác quản lý vệ sinh ATTP, trong khi đó lại phải kiêm nhiệm quản lý nhiều lĩnh vực, nên công tác quản lý vệ sinh ATTP chưa đạt kết quả như mong đợi; những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi, thi hành pháp luật và các tồn tại trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phố biến kiến thức pháp luật về ATTP đến các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP hiện nay được xem là vấn đề cấp bách mà toàn bộ hệ thống chính trị cần quan tâm giải quyết. Trong những năm gần đây, việc sơ chế, bảo quản, sản xuất, chế biến thực phẩm của một số tổ chức, cá nhân còn lạm dụng các loại hóa chất độc hại vì mục đích lợi nhuận cho bản thân thu lợi bất chính, bất chấp các quy định của pháp luật về ATTP gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng gia tăng. Quy trình sản xuất, chế biến, cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh ATTP là một trong những nguyên nhân làm cho thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn. Bên 2 cạnh đó các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn sản phẩm hoặc có nhãn nhưng không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, thực phẩm kém chất lượng vẫn còn trôi nổi trên thị trường khó kiểm soát của cơ quan chức năng… Thời gian qua, chính quyền thành phố Pleiku đã chú trọng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo ATVSTP, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thực phẩm vẫn chưa đạt chất lượng theo yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự nghiêm khắc, chưa măng tính răng đe đối với chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, còn qua loa, đại khái gây bức xúc trong trong xã hội và người tiêu dùng thực phẩm. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP và giải quyết những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý về VSATTP, làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. 3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể + Hệ thống toàn bộ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. + Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vệ sinh ATTP tại Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. 3. Đối tƣợng, phạm vị nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và tình hình thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2017. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:- Về nội dung: Luận văn tập trung nghien cứu nội dung quản lý nhà nuớc về v sinh an toàn thực phẩm tren địa bàn thành phố Pleiku. - Về không gian: Nghien cứu tren địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. - Về thời gian: Tiến hành trong thời gian từ đầu năm 2013 đến năm 2017 và đề xuất một số giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: - Nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về VSATTP nói chung và các văn bản chỉ đạo, các chính sách về công tác quản lý nhà 4 nước về vệ sinh ATTP của thành phố Pleiku nói riêng xây dựng ban hành, triển khai áp dụng; các tạp chí, sách tham khảo,… và các báo cáo tổng hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Pleiku. - Trong phương pháp này luận văn còn sử dụng các nguồn dữ liệu đã được công bố, ban hành của Tổng cục thống kê, Bộ Y tế, Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đồng thời sử dụng các quan điểm, đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về chính sách quản lý nhà nước về VSATTP đã công bố áp dụng. - Sau khi đã thu thập, thống kê được các số liệu thứ cấp tiến hành lựa chọn, phân tích, đánh giá, sử dụng số liệu phù hợp, kết hợp với phương pháp phỏng vấn, hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu về thực trạng của chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP tại thành phố Pleiku giai đoạn 2013 - 2017. 4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Gồm: phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra và phương pháp quan sát. 4.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn Dựa trên cơ sở quá trình thông tin giao tiếp bằng lời nói luận văn sử dụng sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Có 2 loại phỏng vấn gồm: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân và phỏng vấn nhóm. Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ lãnh đạo, công chức, cộng tác viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn TP. 4.1.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát Đây là một trong những phương pháp thu thập số liệu bằng việc 5 xây dựng trước các bảng câu hỏi; tập trung vào 2 nhóm đối tượng chủ yếu đó là: Chủ các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; số lượng dự kiến 45 người. Công chức phụ trách ATTP của Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thành phố và công chức quản lý trong Ban chỉ đạo ATTP. Chọn mẫu là toàn bộ tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. + Người tham gia sản xuất, chế biến: 60 người. + Cỡ mẫu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 45 cơ sở. Dựa trên kết quả số liệu đã điều tra khảo sát, cần phân tích kết quả đạt được nhằm đưa ra những giải pháp, nhận định đúng đắn nhất về vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. 4.1.2.3. Phương pháp quan sát Đây là một trong những phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản nhất, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, đầy đủ các nội dung cần thu thập. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp bằng tai, mắt, để nghe, nhìn quan sát. Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện hoạt động, phương thức sản xuất, chế biến thực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách thức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn thành phố Pleiku. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tích: Dùng phương pháp này để phân tích dựa trên các phương pháp thống kê truyền thống để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đó đưa ra kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Pleiku. Phương pháp so sánh: Từ những số liệu thu thập được thông qua 6 xử lý, phân tích định lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả … so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm để tìm ra ưu điểm, nhược điểm của hoạt động QLNN về VSATTP từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn thành Pleiku. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp thống kê số liệu thông qua các báo cáo hằng năm, báo cáo chuyên đề của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Thống kê về trình đọ chuyên môn nghiệp vụ của cán bọ làm cong tác VSATTP: + Số luợng cán bọ, công chức. + Trình đọ: Chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ. + Hi u quả cong vi c. - Nhóm phản ánh về quy mo trong công tác quản lý, điều hành: - Nhóm chỉ tieu về hoạt đọng quản lý nhà nuớc về VSATTP: 5. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài cần giải quyết các câu hỏi cụ thể sau:  Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Tp. Pleiku hiện nay như thế nào?  Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Tp. Pleiku?  Giải pháp nào để quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố hiện nay?. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7. Kết cấu nghiên cứu luận văn 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1.1 Một số khái niệm a. Thực phẩm b. Vệ sinh an toàn thực phẩm c. An toàn thực phẩm d. Chuỗi thực phẩm đ. Khái niệm quản lý nhà nước e. Quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP Như vậy, “Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP”. 1.1.2. Đặc điểm của hệ thống quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Ở nước ta hiện nay, công tác QLNN về ATTP do nhiều Bộ, ngành nhiều cơ quan thực hiện. Việc đảm bảo ATTP là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm. Tại Điều 61, Luật An toàn thực phẩm Chính phủ thống nhất QLNN về ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATTP; Trách 8 nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Điều 63 và Điều 64 Luật An toàn thực phẩm; Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể: Một số đặc điểm trong QLNN về ATTP: Trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất tự công bố áp dụng; phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích các mối nguy đối với ATTP; phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành; phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và tính trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm do mình sản xuất. 1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm QLNN về ATTP nhằm định hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh dựa trên hệ thống pháp luật về ATTP. Đây là một trong những lý do cần phải có sự quản lý của cơ quan QLNN về ATTP. Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về ATTP góp phần định hướng cho người dân lựa chọn được sản phẩm an toàn, được chăm sóc và được bảo vệ sức khỏe, yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm thực phẩm 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.2.1. Việc ban hành văn bản về vệ sinh ATTP Các văn bản quản lý trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 115/2018/NĐ-CP 9 ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; các Thông tư, Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… Đảm bảo các nội dung sau: - Đảm bảo tính thống nhất quản lý. - Đảm bảo tính công khai minh bạch. - Đảm bảo tính cụ thể rõ ràng. - Đảm bảo tính phổ thông, đại chúng. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP Tổ chức bộ máy QLNN về ATTP phải bảo đảm tinh gọn, điều hành tập trung, giải quyết kịp thời, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Luật An toàn thực phẩm đã được ban hành năm 2010 với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, như: Tiếp cận quản lý ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất, bảo đảm truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu gọn đầu mối quản lý ATTP từ 05 Bộ xuống còn 03 Bộ chịu trách nhiệm chính trong quản lý về ATTP, gồm: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ về quản lý ATTP tại Điều 62,63 và 64 Luật ATTP. 1.2.3. Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm Thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyển tải thông tin, phổ biến kiến thức pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức góp phần thay đổi hành vi trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bằng những hình thức cụ thể, phù hợp. 1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật thì các 10 cơ quan QLNN cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách pháp luật của nhà nước về vệ sinh ATTP. Thực hiện đúng quy định về trình tự thủ tục, thời gian thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý theo quy định pháp luật. 1.2.5. Xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm Để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính về ATTP, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đến nay đã được thay thế bằng Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2018. Theo quy định, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP tại địa phương thuộc UBND các cấp; Đối với ngành Y tế thẩm quyền được giao cho Thanh tra Sở Y tế, thanh tra viên và người được giao thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành. 1.3. MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH ATTP 1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên 1.3.2. Yếu tố về tình hình kinh tế xã hội 1.3.3. Yếu tố về chính trị 1.3.4. Yếu tố về quyền lực 1.3.5. Yếu tố về thông tin KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PLEIKU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý b. Địa hình c. Thời tiết, khí hậu 2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội a. Dân số, mật độ dân số Thành phố Pleiku có dân số đông, có 14 phường, 09 xã, dân số 230.489 người (số liệu thống kê năm 2016), bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người kinh chiếm đa số (87,5%); còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Jrai và Ba Na (12,5%). b. Lao động, trình độ lao động Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân tại thành phố Pleiku đã được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc tại thành phố Pleiku tăng qua các năm, ước tính năm 2017, thu nhập bình quân một lao động là 3,7 triệu đồng. c. Tăng trưởng kinh tế-xã hội Trong những năm gần đây Kinh tế thành phố Pleiku tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và đạt mức tăng trưởng 10,05%; Trong đó, nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,53%, công nghiệp và xây dựng tăng 9,02%, dịch vụ tăng 11,29%; kim ngạch xuất khẩu đạt 298,4 triệu USD, tăng 59,48%. Tổng thu ngân sách nhà nước theo phân cấp đạt 448,6 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Hiện nay toàn Thành 12 phố có 2.398 doanh nghiệp và 21 Hợp tác xã đang hoạt động. d. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng các ngành thương mại, công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp, giảm tỷ trọng các dịch vụ, thuỷ sản. Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Pleiku, giai đoạn 2013-2017 Năm 2013 2014 2015 2016 (Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Pleiku năm 2016) 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU GIAI ĐOẠN 2013-2017 2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật về VSATTP Bảng 2.3. Tổng hợp các chính sách về quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố Pleiku S 0 S 4 1 15 U 66 67 2.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm Qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phần nào giúp cải thiện được công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố, nâng cao ý thức của người dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm an toàn, bên cạnh đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng có xu hướng tuân thủ pháp luật. 14 Bảng 2.4. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn thành phố Pleiku Hoạt động truyền thông Truyền hình Phát thanh Tuyên miệng Tờ rơi Sách ATTP Hội thảo (Nguồn: Phòng Y tế thành phố Pleiku) Cơ quan QLNN về ATTP thường xuyên triển khai tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức ATTP cho các nhóm đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý. Bảng 2.5. Phổ biển các quy định về ATTP cho các đối tượng sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm giai đoạn 2014-2016. ĐVT: lượt người Phạm vi Phổ biến kiến thức ATTP 2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP a. Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP b. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về VSATTP 15 Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác QLNN về VSATTP thành phố Pleiku Đơn vị Phòng Y tế thành phố Trung tâm y tế thành phố Trạm y tế phường, xã Cán bộ chuyên trách phường, xã (Nguồn: Phòng Y tế thành phố Pleiku) Trình đọ chuyên môn nghiệp vụ của cán bọ làm công tác Quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố tương đối đồng đều, hi n tại đang đáp ứng đuợc yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, mọt số cán bọ chưa được trang bị về an toàn thực phẩm và yếu về chuyên môn dẫn đến gạp nhiều khó khan trong triển khai nhi m vụ. Truớc những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi vi c nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho số cán bộ này ngày càng trở nên cấp bách. Bảng 2.7. Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về VSATTP Đơn vị Phòng Y tế thành phố Trung tâm Y tế thành phố Trạm Y tế phường, xã Cán bộ quản lý VSATTP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng