Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nộ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện gia lâm, thành phố hà nội

.PDF
119
1
107

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRUNG HIẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đức NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Trung Hiếu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, cô giáo Bộ môn Kinh tế, các Thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, và nhiều tập thể cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của TS. Trần Văn Đức người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ của UBND huyện Gia Lâm, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Gia Lâm Lâm và các doanh nghiệp đóng tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Trung Hiếu ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii Danh mục hộp ................................................................................................................ viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3 1.4.1. Về mặt lý luận..................................................................................................... 3 1.4.2. Về mặt thực tiễn.................................................................................................. 3 1.5. Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................. 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp................................................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp ............. 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5 2.1.2. Phân loại cụm công nghiệp ............................................................................... 11 2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp ............. 12 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp ............... 13 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp .......................................................................................................................... 17 iii 2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp ...................... 19 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên thế giới ..... 19 2.2.2. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp của một số địa phương ở nước ta .............................................................................................. 20 2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Gia Lâm .................................................................... 24 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26 3.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Gia lâm ........................... 26 3.1.2. Khái quát về các cụm công nghiệp ở Gia Lâm ................................................. 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 33 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ........................................... 35 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 36 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 38 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp huyện Gia Lâm ........ 38 4.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động cụm công nghiệp Gia Lâm ............. 38 4.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cụm công nghiệp Gia Lâm ......... 44 4.1.3. Quản lý quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Gia Lâm ........ 47 4.1.4. Quản lý hoạt động thu hút đầu tư của cụm công nghiệp Gia Lâm ................... 53 4.1.5. Quản lý các dịch vụ công cộng tại cụm công nghiệp Gia Lâm ........................ 59 4.1.6. Quản lý hoạt động xử lý rác thải tại cụm công nghiệp Gia Lâm ...................... 61 4.1.7. Quản lý an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp Gia Lâm ............................................................................................................ 64 4.1.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các cụm công nghiệp Gia Lâm ................................................................................................ 67 4.1.9. Đánh giá chung ................................................................................................. 70 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện gia lâm ........................................................................................ 72 4.2.1. Hệ thống pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính ........................................ 72 4.2.2. Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý .................................................. 76 4.2.3. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ........................................................... 78 4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý hoạt động của cụm công nghiệp 79 iv 4.2.5. Trình độ, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp .......................................... 82 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm ................................................................................................. 83 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 83 4.3.2. Các giải pháp .................................................................................................... 87 Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 87 5.1. Kết luận............................................................................................................. 98 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 100 5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................ 100 5.2.2. Kiến nghị với các bộ, ngành ........................................................................... 100 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101 Phụ lục ........................................................................................................................ 104 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CCN Cụm công nghiệp CP Chính phủ ĐVT Đơn vị tính NĐ Nghị định QĐ Quyết định TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr.đ Triệu đồng TTg Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình hoạt động tại các cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương ................... 23 Bảng 3.1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm ......................................... 27 Bảng 4.1. Các văn bản của nhà nước về quản lý các cụm công nghiệp ....................... 38 Bảng 4.2. Một số văn bản chính sách của thành phố về quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp .................................................................................................. 39 Bảng 4.3. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Bát Tràng ........... 40 Bảng 4.4. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Bát Tràng ........... 41 Bảng 4.5. Các văn bản về quản lý hoạt động của cụm công nghiệp Bát Tràng ........... 42 Bảng 4.6. Quy hoạch sử dụng đất các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm .................... 48 Bảng 4.7. Tình hình sử dụng các lô đất của các cơ sở kinh doanh tại cụm công nghiệp Bát Tràng ..................................................................................................... 49 Bảng 4.8. Diện tích sử dụng đất và các ngành nghề trong cụm công nghiệp Bát Tràng......... 49 Bảng 4.9. Kết quả thu hồi đất xây dựng cụm công nghiệp Kiêu Kỵ ............................ 50 Bảng 4.10. Tình hình giải phóng mặt bằng và cho thuê đất cụm công nghiệp Phú Thị 51 Bảng 4.11. Đánh giá của các chủ doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp về công tác giải phóng mặt bằng ..................................................................................... 52 Bảng 4.12. Đánh giá của chủ doanh nghiệp về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Gia Lâm ....................................................................................................... 52 Bảng 4.13. Kết quả hoạt động thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................................................. 54 Bảng 4.14. Đánh giá của các hộ, doanh nghiệp về quá trình thực hiện đấu giá đất tại cụm công nghiệp .......................................................................................... 56 Bảng 4.15. Các hoạt động thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Phú Thị ...................... 58 Bảng 4.16. Đánh giá của các doanh nghiệp về cac dịch vụ tại cụm công nghiệp huyện Gia Lâm ....................................................................................................... 61 Bảng 4.17. Đánh giá của các doanh nghiệp về dịch vụ xử lý chất thải tại cụm công nghiệp ở Gia Lâm ........................................................................................ 62 Bảng 4.18. Một số sai phạm trong các cụm công nghiệp ở Gia Lâm ............................ 68 Bảng 4.19. Kết quả xử lý các vi phạm trong các cụm công nghiệp ở Gia Lâm ............. 68 Bảng 4.20. Tổng hợp ý kiến các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp về năng lực cán bộ quản lý nhà nước tại các cụm công nghiệp Gia Lâm .............................. 77 Bảng 4.21. Phân tích SWOT về quản lý cụm công nghiệp huyện Gia Lâm .................. 86 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quản lý ................................................................................................... 8 Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý cụm công nghiệp Gia Lâm ...................... 45 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Việc xử lý chất thải tại cụm công nghiệp chưa thực hiện tốt ......................... 63 Hộp 4.2. Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp ở Gia Lâm .......................................................................................................... 64 Hộp 4.3. Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính ......................................... 73 Hộp 4.4. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý tại cụm công nghiệp Phú Thị ............................................................. 76 Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ quản lý cụm công nghiệp về đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý.............................................................................................. 78 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Trung Hiếu Tên luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Gia Lâm là huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, sự phát triển của các cụm công nghiệp góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện. Tuy nhiên, việc thiếu trình độ trong quản lý, hạn chế tầm nhìn, sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến cụm công nghiệp đã làm nảy sinh rất nhiều những vấn đề bất cập và tạo ra những hệ lụy xã hội không mong muốn. Điều đó đòi hỏi những nghiên cứu mang tính thực tiễn cao về những thành công và tồn tại quản lý các hoạt động của cụm công nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý phù hợp, nhằm biến chúng trở thành công cụ hữu hiệu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm trong những năm tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. Nghiên cứu đã bàn luận các khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp trên các khía cạnh từ khái niệm về cụm công nghiệp, khái niệm quản lý, khái niệm quản lý nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế,… từ đó đưa ra được vai trò của quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp, phân loại cụm công nghiệp. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp là: (i) Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động các cụm công nghiệp; (ii) Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cụm công nghiệp; (iii) Quản lý các hoạt động quy hoạch, và điều chỉnh quy hoạch của các cụm công nghiệp; (iv) Quản lý hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các cụm công nghiệp; (v) Quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng và tiện ích tại các cụm công nghiệp; (vi) Quản lý hoạt động xử lý rác thải tại các cụm công nghiệp; (vii) Thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm và đánh giá kết quả và hiệu lực trong quản lý các cụm công nghiệp. ix Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thang đo Likert; phương pháp phân tích SOWT. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, UBND huyện Gia Lâm là cơ quan quản lý cao nhất về hoạt động của các cụm công nghiệp tại Gia Lâm. UBND huyện giao cho phòng Kinh tế và trực tiếp là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Gia Lâm là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động tại các cụm công nghiệp của huyện. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều nắm được quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch của huyện và thành phố về phát triển và quản lý các cụm công nghiệp tại Gia Lâm. Tỷ lệ lấp đầy đất tại các cụm công nghiệp của huyện là khá cao. Hiện nay tất cả các lô đất tại 3 cụm công nghiệp đều đã được đấu giá thành công, hiện nay tỷ lệ xây dựng nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Thị là 100%; ở cụm Bát Tràng là hơn 90%; còn 12/129 lô đất chưa xây dựng; ở cụm công nghiệp Kiêu Kỵ đã bán hết các lô đất nhưng chưa có lô đất nào được xây dựng. Do quy hoạch và sự thiếu đồng bộ trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bên trong CCN đã gây nên những hệ luỵ, chứa đựng nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế đến nay trên địa bàn Gia Lâm có cụm công nghiệp Hapro, Phú Thị và Ninh Hiệp đã được UBND thành phố Hà Nội cho phép triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với mức đầu tư lớn 63,5 tỷ đồng và được thành phố Hà Nội hỗ trợ 32,7 tỷ đồng. Các sai phạm trong các cụm công nghiệp chủ yếu là tiến hành xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng, hoặc xây dựng ngoài phạm vi được cấp phép, và một số sai phạm về môi trường như vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường. Các sai phạm này đã kịp thời được thanh kiểm tra và xử lý, qua đó các sai phạm đã giảm dần qua từng năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm là: (i) Hệ thống pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính; (ii) Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý; (iii) Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý; (iv) Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý hoạt động của cụm công nghiệp; (v) Trình độ, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm: (i) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; (ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; (iv) Giải pháp trong áp dụng khoa học công nghệ; (v) Giải pháp đối với sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Trung Hieu Thesis title: “State management of the operation of industrial clusters in Gia Lam district, Hanoi city” Major: Economic Management Code: 60 34 04 10 Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Gia Lam is a suburban district of Hanoi capital. The development of industrial clusters contributes greatly to the socio-economic improvement of the conditions of people in the district. However, the lack of qualifications in management, vision limitation, and the lack of synchronization between a variety of parts that are related to industrial clusters have created many shortcomings and unexpected problems. This requires highly practical researches on the successes and limitation of state management of the activities of industrial clusters, thus finding solutions to perfect management and convert it into an effective tool to promote the socio-economic development of Gia Lam district. Therefore, the study on "State management of the operation of industrial clusters in Gia Lam district, Hanoi city” was conducted. The main research objective was to survey and evaluate the real situation of the operation of industrial clusters in Gia Lam district; to analyzed factors influencing the operation of industrial clusters and recommend some solutions to enhance the operation of industrial clusters in Gia Lam district, Hanoi city in the near future. The research subjects were theoretical and practical issues. The study had discussed the concepts of state management of the operation of industrial clusters in many aspects. For example, it systematized the concepts of industrial clusters, management concepts, state management concepts and concepts ò state management on economics. Additionally, the study also synthesized the role of state management in industrial clusters’ operating and the classification of industrial clusters. Research contents of state management on the operation of industrial clusters were: (i) Promulgating the system of legal documents on the operation of industrial clusters; (ii) Systematizing the state management mechanism of industrial clusters; (iii) Managing planning activities and adjust plans of industrial clusters; (iv) Managing the activities of investment attraction in industrial clusters; (v) Managing the public service and utility activities in industrial clusters; (vi) Managing waste disposal activities at industrial clusters; (vii) Inspecting, monitoring, handling violations and evaluating the results and effectiveness of the management of industrial cluster activities. xi To conduct the study, both primary and secondary data were collected. Besides, some methodology such as data processing method, descriptive statistics method, Likert scale method SWOT analysis method and so on were used for analyzed. The research showed that Gia Lam District People's Committee is the highest management agency of the operation of industrial clusters in Gia Lam district. The District People's Committee assigned to the Economic Division and directly to Gia Lam Construction Investment Project Management Board which is the direct management agency of the operating of industrial clusters in the study area. Currently, most of the enterprises understood the planning and planning adjustment of the district and city on development and management of industrial clusters in Gia Lam. The rate of land fill in industrial clusters was quite high. Besides, all of land lots in 3 industrial clusters had been successfully auctioned; the percentage of factory that was formed in Phu Thi industrial cluster is 100%, Bat Trang is over 90%; 12/129 land lots had not been built while at Kieu Ky industrial cluster had sold out all land lots but none of them had been constructed. Due to the planning and the lack of uniformity in investing construction of technical infrastructure for industrial clusters, it caused corollaries and contained many risks of environmental pollution. In fact, in Gia Lam area, there were Hapro, Phu Thi and Ninh Hiep industrial clusters which had been allowed by the Hanoi People's Committee to invest in the construction of a concentrated wastewater treatment system. Total investment was 63.5 billion VND and was supported around 32.7 billion VND by the city of Hanoi. Violations in industrial clusters are mainly building without a permit or building outside the scope of license, and some environmental violations such as indiscriminate throwing of garbage and litter. These violations were promptly examined and handled, thus the mistakes had gradually decreased over the years. Factors affecting the state management of the operation of industrial clusters in Gia Lam district were (i) Legal system, policies and administrative procedures; (ii) Qualifications of managers; (iii) Equipment for state management; (iv) Combination of agencies in managing industrial clusters; (v) Qualification, awareness and understanding of enterprises. Base on the real situation and impact factors, some solutions were suggested to enhance the state management of the operation of industrial clusters in Gia Lam district: (1) Solutions on human resources; (2) Solutions to complete the legal documents related to the development planning of industrial clusters; (3) Solutions on planning and planning management; (4) Solutions on the application of science and technology; (5) Solutions to the coordination between management units. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, một vấn đề tất yếu khách quan và cần được quan tâm là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung phải thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng bộ, nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư, tạo nên khu vực công nghiệp năng động, tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt để lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội, những kinh nghiệm truyền thống, nguồn nhân lực…của từng khu vực. Cụm công nghiệp (bao gồm cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp) là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, có hàng rào tách biệt, không có dân cư sinh sống; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để sản xuất kinh doanh thuận lợi, an toàn và bền vững; do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập. Cụm công nghiệp có quy mô tối đa không quá 50ha (trường hợp mở rộng tối đa không quá 75ha) (UBND thành phố Hà Nội, 2013). Tuy nhiên, các cụm công nghiệp địa phương, việc triển khai đầu tư hạ tầng CCN chậm, nhiều cụm chưa đầy đủ thủ tục đầu tư hoặc chưa thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng. Tỷ lệ lấp đầy CCN tại các địa phương thấp, bình quân chỉ đạt 58%. Cũng chính bởi chưa hoàn thiện hạ tầng, nhiều CCN chưa đầu tư hoàn chỉnh… nên rất khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quản lý trước và sau đầu tư, trong đó có việc tính toán phí hạ tầng, phí duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng… Quan trọng hơn, việc thành lập CCN còn chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế về mặt bằng sản xuất của doanh nghiêp và năng lực tài chính quản lý chuyên môn của chủ đầu tư hạ tầng. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đồng nhất. Tuy nhiên, việc thành lập trung tâm như thế nào lại không có hướng dẫn, trong khi kinh phí của địa phương khó khăn, rất khó bố trí được biên chế. Tại một số cụm UBND huyện làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa kinh doanh là không phù hợp… (Hải Linh, 2015). 1 Không nằm ngoài định hướng phát triển kinh tế nông thôn của quốc gia, hàng loạt các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm được hình thành và đang hoạt động. Vậy công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp ở Gia Lâm như thế nào; yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp? Cần có những giải pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp Gia Lâm để hạn chế những vấn đề bất cập và tạo ra những hệ lụy xã hội không mong muốn, nhằm đưa các cụm công nghiệp trở thành công cụ hữu hiệu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm. Hiện nay, mới chỉ có một số nghiên cứu như: Diêm Quốc Thịnh (2014) nghiên cứu vế một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; Lê Thị Bích Ngọc (2012) nghiên cứu về giải pháp phát triển các cụm công nghiệp tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Văn Trọng (2011) nghiên cứu về giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Lưu Văn Minh (2015) nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của cụm công nghiệp bắc Từ Liêm, Hà Nội. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào làm sao để phát triển các cụm công nghiệp, hoặc quản lý chung chung chứ chưa tập trung vào nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. Nhận thấy được tầm quan trọng và xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước, về hoạt động của các cụm công nghiệp; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. 2 - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. - Các chính sách, hoạt động, giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. Trong đó ngoài việc nghiên cứu hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp thì đề tài còn tập trung nghiên cứu phản hồi của các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp về các nội dung quản lý của nhà nước. * Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm. * Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 1.4.1. Về mặt lý luận Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm về quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp. Quản lý nhà nước về cụm công nghiệp cũng được hiểu là sự tác động của hệ thống quản lý hay chủ thể quản lý (nhà nước) lên hệ thống bị quản lý hay khách thể quản lý (cụm công nghiệp) nhằm hướng sự vận hành của cụm công nghiệp theo mục đích đã đề ra. Đề tài đã đưa ra được các nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp. 1.4.2. Về mặt thực tiễn Đề tài đã cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú các bài học kinh nghiệm để quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, cùng với đó là đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ 3 đó đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa, từ đó đã đánh giá thực trạng tăng cường quản lý nhà nước hoạt động của các cụm công nghiệp huyện Gia Lâm cho UBND huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau: Phần 1. Mở đầu Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về hoạt động các cụm công nghiệp Phần 3. Phương pháp nghiên cứu Phần 4. Kết quả nghiên cứu Phần 5. Kết luận và kiến nghị 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm cụm công nghiệp Cụm công nghiệp là khái niệm được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng khoa học công nghiệp trên thế giới trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ trước. Với mô hình này đã cho phép hạ thấp chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh; do UBND các tỉnh quyết định thành lập. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt qua 75 ha (Thủ tướng Chính phủ, 2009; Chính phủ, 2017). Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha. Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương (Chính phủ, 2017). 5 Cụm công nghiệp giống khu công nghiệp, khu chế xuất đều là địa điểm sản xuất kinh doanh và dịch vụ của các đơn vị kinh tế, tách biệt với khu dân cư có chung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, bảo đảm sản xuất an toàn thuận lợi và bền vững nhưng khác nhau được xem xét trên các khía cạnh về quản lý, về quy mô và về trình độ sản xuất. Về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý. Cụm công nghiệp do chính quyền địa phương quyết định thành lập và quản lý và khác hoàn toàn. Về quy mô khu công nghiệp có quy mô lớn, cụm công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, giới hạn trong địa phương một tỉnh, huyện, hoặc xã. Về trình độ sản xuất khu công nghiệp, khu chế xuất có trình độ sản xuất hiện đại, cụm công nghiệp là hình thức biểu hiện thấp của khu công nghiệp, có trình độ sản xuất ở mức trung bình (Thủ tướng Chính phủ, 2009; Chính phủ, 2017). Khu công nghiệp khác với các cụm công nghiệp vì khu công nghiệp là “khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Khu chế xuất là “khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập” (Thủ tướng Chính phủ, 2009; Chính phủ, 2017). b. Hoạt động ở cụm công nghiệp Hoạt động ở cụm công nghiệp là hoạt động của các cá nhân, tổ chức sau khi đã đấu thầu hoặc thuê được mặt bằng tại các cụm công nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư, cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê (Chính phủ, 2009, 2017). Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh 6 doanh phải lập, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện thường xuyên không quá một lần trong một năm trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong cụm công nghiệp. Tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê. Định kỳ hàng quý, năm, cơ quan thống kê trên địa bàn có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Công Thương để phối hợp quản lý (Chính phủ, 2009, 2017). c. Khái niệm về quản lý Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Theo quan điểm của Follet dưới góc độ quan hệ con người, đã cho rằng “Quản lý” là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hành động thông qua người khác (Follett, 1927). Theo quan điểm của Stephen “Quản lý” là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của những người trong một tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Stephen et al., 1995). Quan điểm của Taylor cho rằng “Quản lý” là hình thành công việc của mình thông qua người khác và biết được chính xác họ đã hoàn thành công việc của mình theo cách tốt nhất và rẻ nhất (Taylor, 2002). Từ các quan điểm trên, chúng tôi hiểu rằng, “Quản lý” là một thuật ngữ chỉ tác động một cách có ý thức của con người tới đối tượng quản lý nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hoạt động của con người để hướng đến những mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất trong mỗi điều kiện nhất định. Cấu trúc tổ chức của quản lý gồm: (1) Chủ thể quản lý; (2) Đối tượng quản lý; (3) Mục tiêu quản lý; (4) Công cụ quản lý. Tùy thuộc đối tượng quản lý mà người ta chia thành 3 loại hình, cụ thể: (1) Con người điều khiển các vật hữu 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất