Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp

.PDF
124
1
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VŨ LAM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VŨ LAM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đức Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên nghành Quản lý kinh tế của tôi với đề tài Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Thực trạng và giải pháp. Là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc theo đúng quy định. Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 TÁC GIẢ Nguyễn Vũ Lam ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lạnh đạo đơn vị, Ban giám hiệu nhà trƣờng, quý thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn cố vấn luận văn của tôi - TS Trần Văn Đức Giảng viên hƣớng dẫn trực tiếp của tôi. Cảm ơn thầy, thầy đã luôn lắng nghe và hƣớng dẫn tôi tận tình, thầy cho phép tôi tự do bày tỏ quan điểm đồng thời đƣa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hƣớng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế, các thầy cô giáo bộ môn - Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trƣờng để tôi có đƣợc nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình học tập, công tác và viết luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các cấp lãnh đạo đơn vị, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp vì đã luôn hỗ trợ tôi, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 TÁC GIẢ Nguyễn Vũ Lam iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Khái quát các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan ...................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 5 6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH ................... 7 1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về du lịch .............................................................. 7 1.1.1. Những vấn đề chung về du lịch ............................................................................ 7 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch ............................................................................... 15 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch................................................................ 20 1.1.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc về du lịch................................................... 23 1.1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về du lịch........................................... 24 1.2. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nƣớc về du lịch ........................................................... 28 1.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái............................................................................................... 32 1.3.1.Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng ........................ 32 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái .............................................................. 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI .................................................................... 37 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................................. 37 iv 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 37 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 38 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...................... 42 2.2.1. Khái quát về du lịch Yên Bái .............................................................................. 42 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................... 56 2.2.3. Thực trạng nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................................................... 68 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ......... 84 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................................... 84 2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 85 Chƣơng 3 ....................................................................................................................... 89 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI................................................................................................................................. 89 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với du lịch trê nđịa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................................................... 89 3.1.1. Định hƣớng phát triển của tỉnh Yên Bái............................................................. 89 3.1.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................. 90 3.1.3. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..... 92 3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm tới ........................................................................................................................... 92 3.2.1 Quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và SPDL trọng điểm của tỉnh Yên Bái ................................................................................................................... 92 3.2.2. Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thƣơng hiệu du lịch .............................................................................................. 94 3.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch .......................................................................................................................... 101 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch xúc tiến và phát triển du lịch................................................................................................................................ 105 v 3.2.5. Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch .......................................................................................................................... 106 3.2.6. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch .......... 109 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 113 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010- 2020...................34 Bảng 2.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 ..............................39 Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2020.............................35 Bảng 2.4. Hệ thống các cơ sở lƣu trú ..................................................................49 Bảng 2.5. Số lƣợng các doanh nghiệp lữ hành hoạt động ..................................51 trên địa bàn tỉnh Yên Bái .....................................................................................51 Bảng 2.6. Lƣợng du khách và doanh thu từ HĐDL ...........................................53 Bảng 2.8. Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực phục vụ hoạt động du lịch.....60 Bảng 2.9. Kết quả hoạt động cấp và thu hồi giấy phép về hoạt động du lịch ...65 Bảng 1.10. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch ...........................................................................66 Bảng 2.11.Hiện trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý du lịch tỉnh Yên Bái ........................................................................................................................69 Bảng 2.12. Mức độ đánh giá của du khách về CSLT và ăn uống......................71 Bảng 2.13. Mức độ đánh giá về CSHT và dịch vụ phục vụ du lịch ..................72 Bảng 2.14. Mức độ đánh giá về địa điểm du lịch của Yên Bái..........................79 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về đối tƣợng du khách đến Yên Bái ....................81 vii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng CSLT : Cơ sở lƣu trú DLCĐ : Du lịch cộng đồng DLST : Du lịch sinh thái DNDL : Doanh nghiệp du lịch HNQT : Hội nhập quốc tế HĐDL : Hoạt động du lịch GTSX : Giá trị sản xuất QLNN : Quản lý nhà nƣớc KT-XH : Kinh tế - xã hội NNL : Nguồn nhân lực NSNN : Ngân sách nhà nƣớc SPDL : Sản phẩm du lịch SDGs : Mục tiêu phát triển bền vững TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới VH,TT&DL : Văn hóa, Thể thao và du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nhiều quốc gia trên thế giới, HĐDL đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân, nên xét về góc độ kinh tế, du lịch là ngành có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là ở Việt Nam, du lịch đƣợc xác định là 1 trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ phát triển. Trong thực tiễn nhiều năm qua, ngành du lịch đã chứng minh đƣợc vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển KT-XH của đất nƣớc nói chung và tại các địa phƣơng nói riêng. Yên Bái là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc của nƣớc ta, là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều cảnh quan tự nhiên tƣơi đẹp cộng với sự đa về văn hóa, đa dạng dân tộc đã tạo cho tỉnh Yên Bái những lợi thế nhất định để phát triển HĐDL. Trong những năm qua, công tác QLNN về du lịch ở Yên Bái có nhiều nỗ lực để hỗ trợ, thúc đẩy các HĐDL phát triển. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về du lịch, chính quyền tỉnh Yên Bái và ngành du lịch tỉnh đã đƣa ra nhiều biện pháp, kế hoạch và nỗ lực thực hiện những biện pháp, kế hoạch để hỗ trợ hoạt động du lịch của tỉnh, từng bƣớc hoàn thiện môi trƣờng và đáp ứng yêu cầu cho các HĐDL trên địa bàn tỉnh phát triển. Nhờ đó, du lịch tỉnh Yên Bái có nhiều khởi sắc, số lƣợng khách du lịch tăng trƣởng khá; đầu tƣ phát triển HĐDL, hạ tầng du lịch có sự chuyển biến đáng kể về chất lƣợng, số lƣợng; các sự kiện- lễ hộ văn hóa truyền thống, văn hóa du lịch đƣợc liên tục tổ chức với những bản sắc riêng có của đồng bào dân tộc trong tỉnh, đã tạo đƣợc sự chú ý tham gia của cộng đồng khách du lịch trong và ngoài nƣớc…Những kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về du kịch nêu trên có đƣợc là do sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Bộ VH-TT-DL, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái, cùng với sự hỗ trợ, tăng cƣờng phối- kết hợp một cách chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phƣơng trong toàn tỉnh cũng nhƣ sự nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động, DVDL và toàn thể cộng đồng ngƣời dân tại khu vực khai thác du lịch. Bên cạnh đó hoạt động QLNN về du lịch của tỉnh có nhiều chuyển 2 biến, hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch, hỗ trợ khách du lịch ngày càng đƣợc chú trọng, giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác QLNN về du lịch của tỉnh Yên Bái vẫn còn một số khó khăn, tồn tại và hạn chế: Hoạt động xúc tiến và giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh dù đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế, hoạt động chƣa chuyên nghiệp; hầu hết các SPDL tỉnh chƣa đƣợc định vị thƣơng hiệu, chƣa có đƣợc công cụ quảng bá hữu hiệu, chƣa đủ kinh phí để thực hiện các chƣơng trình quảng bá lớn trên truyền hình quốc gia, quốc tế và tại các lễ hội du lịch, đại điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nƣớc; Các doanh nghiệp chƣa có sự liên doanh liên kết chặt chẽ trong phát triển các loại hình, sản phẩm, tour du lịch đặc trƣng cũng nhƣ chung tay với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời dân địa phƣơng trong hợp tác, đầu tƣ, khai thác lợi thế của từng địa phƣơng vào phát triển du lịch; Đội ngũ cán bộ chuyên môn du lịch, nguồn nhân lực phục vụ HĐDL, nhất là đội ngũ hƣớng dẫn viên, nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh, cung cấp các dịch vụ du lịch chƣa đƣợc đào tạo bài bản và chuyên nghiệp; Chất lƣợng dịch vụ du lịch cộng đồng còn thiếu sự chuyên nghiệp; một số địa phƣơng khai thác quá mức gây ảnh hƣởng và ô nhiễn môi trƣờng, tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa của một số dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đứng trƣớc những khó khăn, hạn chế đó, yêu cầu công tác QLNN về du lịch của tỉnh Yên Bái phải có những phƣơng hƣớng và giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới để nâng cao chất lƣợng HĐDL cũng nhƣ tiếp tục khai thác lợi thế tự nhiên, văn hóa vào PTDL nhƣng vẫn bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái, sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên, văn hóa của ngƣời dân tộc thiểu số và lợi ích kinh doanh/ kinh tế của doanh nghiệp, quyền lợi của Nhà nƣớc và thu nhập chính đáng của ngƣời dân. Từ thực trạng nêu trên, vấn đề “Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Thực trạng và giải pháp” đƣợc lựa chọn làm luận văn thạc sĩ, góp phần làm rõ thêm một số nội dung mà chƣa ai nghiên cứu đến. 3 2. Khái quát các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan Du lịch luôn đƣợc xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc và nhiều địa phƣơng, đặc biệt là những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên và văn hóa để đẩy mạnh HĐDL. Hiện nay, qua nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy có khá nhiều công trình, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề du lịch và quản lý hoạt động du lịch nhƣ: + Một số đề tài nhƣ: Tác giả Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) Nghiên cứu xây dựng SPDL Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu du lịch Việt Nam, Hà Nội thực hiện năm 2008. Nội dung của nghiên cứu này đề cập đến việc nghiên cứu thị trƣờng du lịch của Việt Nam, qua đó đề một số giải pháp và hệ thống SPDL phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch của Việt Nam cũng nhƣ nhu cầu của du khách. Đề tài cấp cơ sở, Đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay - khảo sát tại thành phố Đà Nẵng. Trong công trình này, nhóm tác giả đã lãm rõ vai trò của NNL, nhất là NNL chất lƣợng đối với phát triển của ngành du lịch, qua đó cần có giải pháp để phát triển, đào tạo và bồi dƣỡng NNL cho ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu NNL du lịch của Đà Nẵng đến năm 2020. + Một số luận văn, luận án: Tác giả Nguyễn Thị Tú với luận án tiến sĩ Những giải pháp PTDL sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, bảo vệ thành công tại Trƣờng Đại học Thƣơng mại, Hà Nội năm 2006. Nội dung nghiên cứu này, tác giả đề cập sâu đến loại hình du lịch sinh thái. Với những yêu cầu và nội dung để có thể PTDL sinh thái nhằm phát huy lợi thế tự nhiên vốn có của Việt Nam. - Tác giả Nguyễn Tấn Vinh với Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, luận án tiến sĩ bảo vệ thành công năm 2008 tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả cho rằng có du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, theo tác giả, trong công tác quản lý trong thời gian tới cần đƣa ra các giải pháp quyết liệt, triệt để nhằm đảm bảo các mục tiêu PTDL của tỉnh. 4 - Tác giả Trịnh Đăng Thanh, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, thực hiện năm 2008. Nội dung của luận án này nhấn mạnh đến vai trò QLNN bằng quy định pháp luật đối với HĐDL Chú trọng đến việc thực hiện pháp luật đối với công tác này trong thực tiễn. - Tác giả Phạm Ngọc Thắng với nghiên cứu Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai, luận án tiến sĩ đƣợc bảo vệ thành công năm 2010 tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu tập trung vào việc khai thác các lợi thế du lịch của Lào Cai góp phần xóa đói, giảm nghèo. Trong luận án Hoàn thiện QLNN đối với CSHT đô thị du lịch Việt Nam, tác giả Hồ Đức Phớc thực hiện năm 2010 tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả đi sâu nghiên cứu về hạ tầng du lịch. - Tác giả Ngô Nguyễn Hiệp Phƣớc (2018) với luận án tiến sĩ QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong điều kiện hội nhập kinh tế, bảo vệ thành công tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung của nghiên cứu này tập trong phân tích thực trạng qua đó đƣa ra những hạn chế, những tồn tại trong công tác quản lý và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này nhằm đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với đặc trƣng sản phẩm vùng sông nƣớc và miệt vƣờn của thành phố này. Nhìn chung các nghiên cứu nêu trên đều có ít nhiều đề cập đến quản lý HĐDL của các địa phƣơng, nhất là hoạt động quản lý của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đề cập đến các địa phƣơng khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau và dƣới góc độ nghiên cứu khác nhau. Tới nay, chƣa có công trình nào đề cập tới nội dung QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Do vậy, có thể khẳng định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này không có sự trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trƣớc đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thông qua việc phân tích và 5 đánh giá thực trạng công tác này để đề một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong điều kiện hiện nay. 3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra gồm: 3.2.1. Phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp tỉnh; phân tích tính đặc thù và những nội dung cơ bản trong hoạt động động QLNN về du lịch theo ngành kết hợp lãnh thổ; 3.2.2. Thu thập dữ liệu, tài liệu thứ cấp sẵn có, thông qua những cơ sở dữ liệu, tài liệu này để đánh giá thực trạng, đƣa ra kết luận về công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, chỉ ra những ƣu điểm và tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời chỉ ra đƣợc một số những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong điều kiện hiện nay. 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong điều kiện hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là: hoạt động QLNN về du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 4.2.2. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu và số liệu thực trạng từ năm 2015 đến này và mốc đề xuất giải pháp đến 2025 và định hƣớng đến 2030. 4.2.3.Về phạm vi nội dung: Nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nƣớc về ulịch theo quy định của Luật Du lịch năm 2017. 5. Cơ sở lý luận và và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Về cơ sở lý luận: Căn cứ trên quan điểm, định hƣớng và chính sách của Đảng, các chiến lƣợc, quy hoạch, quy định pháp luật của Nhà nƣớc về PTDL đã đƣợc ban hành. 5.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu: 6 Để thực hiện nội dung của đề tài này, tác giả sử dụng tổng hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu mô tả nhƣ: Phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp kế thừa; Phƣơng pháp phân tích tài liệu; Phƣơng pháp tổng hợp; Phƣơng pháp so sánh. Đặc biệt để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng HĐDL và QLNN trong lĩnh vực du lịch tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi với 50 phiếu hỏi tập trung vào 2 nhóm nội dung cho 2 nhóm đối tƣợng khác nhau là: (1). Câu hỏi khảo sát về HĐDL của tỉnh Yên Bái với đối tƣợng là khác du lịch và (2). Câu hỏi khảo sát về thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái với các đối tƣợng là các doanh nghiệp, các cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch. 6. Đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận và học thuật Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN trong HĐDL của chính quyền cấp tỉnh; Đề xuất hệ thống một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch của tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế 7. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó phần nội dung đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về du lịch Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái 7 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.1.1. Những vấn đề chung về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Mặc dù HĐDL đã xuất hiện từ rất lâu và phát triển rất nhanh trong cuộc sống của loài ngƣời. Nhƣng đến nay, vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch giữa các quốc gia và dƣới những góc độ khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua nhận định của Tiến sỹ Berneker, ngƣời Thuỵ Sỹ - một chuyên gia hàng đầu thế giới về du lịch: Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa[2;tr9]. Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống[2;tr10]. Tại Trung Quốc du lịch đƣợc hiểu là: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện[2;tr13]. Ở Việt Nam, theo định nghĩa tại cuốn Từ điển Bách Khoa toàn thƣ Việt Nam (2005), đƣa ra 2 khái niệm du lịch theo 2 nghĩa riêng biệt: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật[4;tr234]. Đây là khái niệm đƣợc đƣa ra trên góc độ du lịch là một chuyến đi. 8 Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ[4;tr235].Còn đây khái niệm này đƣợc xét dƣới góc độ kinh tế. Theo Khoản 1 Điều 3, Luật số 09/2017/QH14 Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác[13]. Nhìn chung, các khái niệm về Du lịch nêu trên đều chỉ ra rằng du lịch bao gồm một số nội dung cơ bản nhƣ sau: (1). Đây là một hiện tƣợng KT-XH phổ biến trên thế giới; (Du lịch là có sự di chuyển từ nơi thƣờng trú sang nơi khác để nghỉ ngơi, giải trí hoặc nhu cầu cá nhân); (3). Đây là tập hợp của nhiều hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ khác nhau phục vụ nhu cầu du lịch của con ngƣời; (4). Mục đích của du lịch có rất nhiều nhƣng có mục đích chung là hòa bình. Tóm lại, trên cơ sở tổng hợp những phân tích ở trên, tác giả đi đến thống nhất sử dụng khái niệm du lịch nhƣ sau: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng về nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội. 1.1.1.2. Phân loại du lịch * Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của du lịch Theo tiêu chí này, du lịch đƣợc phân thành 2 loại: Thứ nhất, du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau[2; tr18]. 9 Loại hình này lại chia thành 2 loại: - Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở nước đó[2;tr18]. - Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cứ trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ tiêu tiền mà họ kiếm được tại đất nước mà họ đang cư trú [2; tr19].. Thứ hai, du lịch nội địa: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm ở cùng một lãnh thổ quốc gia [2; tr19].. * Phân loại theo nhu cầu du lịch Căn cứ vào nhu cầu nẩy sinh hoạt động du lịch, có thể phân loại thành: Du lịch chữa bệnh: đây là loại hình du lịch mà khách đi du lịch nhằm mục đích chữa bệnh, du lịch chữa bệnh[2;tr20], loại hình này lại đƣợc chia cụ thể theo các hình thức chữa bệnh khác nhau nhƣ bằng điều kiện nhƣ khí hậu, ngâm khoáng, ngâm bùn, tắm biển. Du lịch nghỉ dƣỡng: là hình thức du lịch xuất phát từ nhu cầu phục hồi tinh thần và thể lực cho con người thông qua dịch vụ nghỉ ngơi, hoạt động giải trí, thụ hưởng văn hóa[2;tr20]. Du lịch thể thao gồm: du lịch thể thao chủ động và thể thao thụ động, trong đó du lịch thể thao chủ động là khách đi du lịch trực tiếp tham gia vào hoạt động thể thao như như leo núi, câu cá, săn bắn... Du lịch thể thao thụ động là khách đi du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao như xem thi đấu Olympic, các giải đấu thể thao quốc tế….[2;tr21] Du lịch văn hoá: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết của cá nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, kiến trúc, hội hoạ, phong tục tập quán, chế độ xã hội…của những địa phương, đất nước mà mình đến du lịch[2;tr21. + Du lịch cộng vụ: là HĐDL kết hợp với đi công tác, học tập hoặc tham dự các cuộc hội thảo khoa học, triểm lãm, hội chợ, gặp gỡ …. 10 + Du lịch thƣơng gia: mục đích của loại hình này là tìm hiểu thị trƣờng, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế - thƣơng mại. + Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƣỡng của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau. + Du lịch thăm thân, hồi hƣơng: là hình thức du lịch cho các cá nhân có nhu cầu thăm thân tại nƣớc ngoài, hoặc ngoại kiều về thăm đất nƣớc, bản quán. + Du lịch quá cảnh: là HĐDL nẩy sinh do nhu cầu đi qua một quốc gia trong thời gian ngắn để tới một quốc gia khác du lịch[2;tr22]. * Phân loại theo đối tượng khách du lịch Cụ thể: + Du lịch cho đối tƣợng là các thanh thiếu niên + Du lịch theo gia đình + Du lịch dành cho đối tƣợng là ngƣời cao tuổi + Du lịch cho đối tƣợng là phụ nữ…. * Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi du lịch Theo chuyến đi thì có: + Du lịch theo đoàn: là hình thức các thành viên đi du lịch theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định rõ những nơi sẽ đi, các hoạt động, nơi lưu trú[2;tr21]. + Du lịch cá nhân: gồm 2 loại có thông qua tour du lịch của doanh nghiệp lữ hành hoặc cá nhân tự tổ chức không theo tổ chức nào. Ngoài những hình thức du lịch đã đƣợc nêu trên, thực tế còn nhiều loại hình du lịch khác nhung về bản chất đó cũng là một loại hình với tên gọi khác nhau. Nhƣ theo thời gian của chuyến đi thì có du lịch dài ngày hay ngắn ngày, hoặc theo đặc điểm của địa điểm du lịch nhƣ vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng sông nƣớc, thành phố, đồng quê, theo tiêu chí phƣơng tiện thì có du lịch bằng tầu hoả, máy bay, du thuyền, xe máy…. 11 1.1.1.3. Vai trò của du lịch a. Vai trò của việc PTDL đối với nền kinh tế quốc dân + Vai trò của việc PTDL nội địa đối với nền kinh tế quốc dân Việc PTDL sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (GNP) và gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc và giải quyết việc làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ của nhân dân lao động và nhƣ vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra, du lịch nội địa giúp việc sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quốc tế đƣợc hợp lý hơn.Vào trƣớc và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa. Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa vừa tận dụng đƣợc cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. + Vai trò của việc phát triển quốc tế chủ động đối với nền kinh tế Việc PTDL quốc tế, nhất là du lịch quốc tế chủ động sẽ tác động quan trọng vào việc tạo ra việc làm thông qua hoạt động và các dịch dụ du lịch, từ đó có thể thu ngoại tệ và làm tăng việc làm tăng GNP, thu nhập ngoại tệ cho đất nƣớc thông qua việc cung cấp hàng loạt các dịch vụ thu ngoại tệ cho khách du lịch nƣớc ngoài đến du lịch. Du lịch cũng tham gia vào hoạt động xuất khẩu, còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả và mang lại giá trị cao. Khi du lịch bán hàng cho khách du lịch mang về nƣớc là hoạt động xuất khẩu tại chỗ các hàng hóa….Khi các hàng hoá này đƣợc bán cho khách du lịch quốc tế sẽ không phải chịu sự tác động của các rào cản thƣơng mại và hàng rào thuế quan. Du lịch còn tham gia vào hoạt dộng xuất khẩu tại chỗ, hoạt động xuất khẩu này đƣợc coi là hoạt động xuất khẩu dịch vụ đi kèm cho khách du lịch. Các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ này đó chính là: thông qua việc bán vé thăm quan cảnh quan thiên nhiên, hưởng thụ khí hậu và ánh nắng mặt trời, thụ hưởng những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán…hoạt động xuất khẩu này thu được tiền những hàng hóa lại không bị mất đi qua mỗi lẫn bán mà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan