Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về công tác tôn giáo trong việc chống biểu tình gây mất an ninh...

Tài liệu Quản lý nhà nước về công tác tôn giáo trong việc chống biểu tình gây mất an ninh trật tự trong ngày 31 tháng 1 năm 2001 và thời gian tới ở huyện krông pa - gia lai

.DOC
23
158
78

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Nước ta có nhiều tôn giáo hoạt động như: phật giáo, thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hoà hảo... Mỗi một tôn giáo hoạt động theo tôn chỉ riêng với mục đích làm cho mọi người dân theo đạo thương yêu nhau hơn, chia sẻ khó khăn khi hoạn nạn. Sống tốt đời, đẹp đạo. Sự phục hồi và phát triển không bình thường của đạo tin lành trong vùng đồng bào thiểu số ở Tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Krông Pa nói riêng trong mười năm trở lại đây trở thành một vấn đề tôn giáo và chính trị xã hội hết sức phức tạp. Sự ngầm ngầm và công khai của Đạo tin lành đang chạy đua dành ảnh hưởng, tìm cách nâng cao vị trí của mình trong đời sống xã hội, trong đó có một số thế lực chính trị đang tìm cách sử dụng đạo tin lành như một công cụ trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, làm biến dạng chế độ chính trị hiện nay. Mặt khác, sự phục hồi của đạo tin lành cũng đặt cho họ một số vấn đề phải giải đáp. Đó là: tại sao đạo tin lành lại gia tăng? Phải chăng đạo tin lành còn phù hợp với đời sống tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên? Nếu có sự phù hợp đó thì nguyên nhân tại sao? Đứng trước hiện trạng này, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo để xử lý, song trên thực tế còn nhiều vướng mắc về quan điểm và giải pháp cụ thể trong quá trình giải quyết. Hệ quả là như thế này, hay khi khác cũng có nơi đã trở thành điểm nóng gây mất ổn định xã hội. Đặc biệtu qua sự kiện ngày 31 tháng 01 năm 2001 tại Huyện Krông Pa và ngày 02 tháng 02 năm 2001 với cuộc "gây rối mang màu sắc chính trị". Đảng bộ và chính quyền địa phương đã mất nhiều công sức nhằm giải quyết hiện trạng này, song đạo tin lành vẫn tiếp tục phát triển và một số giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này còn đang bỏ ngỏ. 1 Thực tiễn về giải quyết tình hình phát triển không bình thường của đạo tin lành đã đặt ra vấn đề phải có một tài liệu nghiên cứu cơ bản về đạo tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Krông Pa nói riêng. Hiện nay các thế lực thù địch, phản động đặc biệt tập trung tiến hành các hoạt động phá hoại tư tưởng, lợi dụng tôn giáo nhất là đạo tin lành phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa dân trí thấp nhằm âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; chia rẽ Đảng, Chính quyền nhà nước với nhân dân, lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm làm lũng đoạn nội bộ, tạo sự phức tạp, mất ổn định từ bên trong tiến hành các hoạt động gây rối, bạo loạn phối hợp với bọn phản động bên ngoài tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Trong khi công tác quản lý nhà nước, trong thực hiện một số chính sách về kinh tế - xã hội, của ta còn có sơ hở, thiếu sót, một số mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa được giải quyết kịp thời... là những khe hở mà kẻ địch và các phân tử xấu triệt để lợi dụng kích động, trong đó đáng chú ý chúng lợi dụng các vấn đề về tôn giáo, dân tộc kích động, xúi giục quần chúng, xuyên tạc bôi nhọ chủ trương đường lối, các chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước. Huyện Krông Pa là một huyện vụng sâu, vùng xa cách tỉnh lỵ Gia Lai 145km. Nằm ở phía đông nam của Tỉnh Gia Lai, có tuyến đường quốc lộ 25 về Tỉnh Phú Yên. Dân cư phân bố không đều, đời sống của nhân dân mọi mặt còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất là đồng bào dân tộc chiếm 68% dân số. Trên địa bàn Huyện có nhiều tôn giáo hoạt động, đặc biệt số dân theo đạo "tin lành Đêga" (Đa số là đồng bào dân tộc địa phương) thời gian qua có nhiều hoạt động phức tạp và nguy hiểm, biểu tình làm mất an ninh trật tự, gây xôn xao dư luận trong quần chúng làm cho nhân dân không yên tâm sản xuất, 2 ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng trên địa bàn Huyện. Từ những lý do nêu trên và thời gian học tập lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính mở tại Học viện hành chính Quốc gia, bản thân tôi đã tiếp thu được một số lý luận cơ bản nhất định, để gắn lý luận với thực tiễn tôi chọn đề tài "Quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo trong việc chống biểu tình gây mất an ninh trật tự trong ngày 31 tháng 1 năm 2001 và thời gian tới ở Huyện Krông Pa - Gia Lai". I. TÓM TẮT, NỘI DUNG, SỰ VIỆC, TÌNH HUỐNG. Trên địa bàn Huyện tồn tại năm loại tôn giáo đang hoạt động, nhìn chung các tôn giáo đều hoạt động trong phạm vi điều chỉnh của nghị định 26 và nghị định 69 của Chính phủ và sống "Tốt đời đẹp đạo". Riêng đạo Tin Lành không chấp hành các quy định chung của nhà nước mà vẫn lén lút hoạt động và truyền đạo trái phép. Đạo này được sự chỉ đạo và hậu thuẫn của bọn phản động quốc tế đứng đầu là đế quốc Mỹ và bọn phản động Fulrô lưu vong tại Mỹ cấu kết với một số phần tử Fulrô cũ lợi dụng vấn đề dân tộc và đọ Tin lành, chúng tổ chức tập hợp quần chúng tuyên truyền vận động thành lập nhà nước "Đêga tự trị". Chúng tuyên truyền kích động đồng bào theo đạo bán hết trâu bò, đất đai, không phát triển cây công nghiệp dài ngày để ăn chơi đợi Mỹ trở lại trợ cấp ăn chơi không 6 năm liền và đuổi hết người Kinh về đồng bằng, thu hồi toàn bộ nhà cửa, cơ sở vật chất giao cho đồng bào Jarai, thành lập nước "Đêga tự trị" lấy tin lành làm quốc đạo. Ngăn cản thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, họ cho rằng đi lính cầm súng giết người là tội ác. Không nên thực hiện kế hoạch hoá, dân số, nếu thực hiện thì khác nào giết người từ trong trứng nước, giết hết đồng bào dân tộc thiểu số. Không cho người theo đạo tin lành lấy người ngoài đạo hoặc đạo khác, chết không chôn ở khu vực nhà mồ của người không có đạo, không đánh 3 chiêng uống rượu chia buồn, không cho người ngoài đạo đến thăm viếng" mặc dù người đó là cha mẹ, anh chị hoặc họ hàng". Cho rằng người Kinh dưới đồng bằng lên Tây nguyên chiếm hết đất đai, cầm người JaRai phát rẫy làm nương để đói khổ, làm thuê... Với mục đích và động cơ như vậy nên ngày 29 tháng 1 năm 2001 hai tên: Ra Lan, Lóa ở xã Uar và KPá H' Reng xã Phà Cần Huyện Krông Pa là đối tượng cốt cán có biểu hiện thu thập hình ảnh số đối tượng Julrô - Tin Lành Đêga đang ở tù, số bị chính quyền gọi hỏi và số theo đạo "Tin lành Đêga" để gửi ra nước ngoài. Chính quyền địa phương và kết hợp PA24 đã ngăn cản được. Lợi dụng việc ta tạm giữ hai tên Ralan - Lóa và KPă - H' Reng vào lúc 9h30' ngày 31 tháng 01 năm 2001 tên Siu - Loa Xã Uar Huyện Krông Pa vận động trên 200 người ở 6 xã trọng điểm của huyện Krông Pa, Huyện Aynpa. Tỉnh Gia Lai đi trên 10 xe công nông và xe honđa kéo về trụ sở nhưng chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng công an chúng đòi thả hai đối tượng bị ta tạm giữ, đồng thời chúng tuyên bố thay mặt nhà nước "Đêga tự trị" để làm việc với Liên Hợp quốc nếu ta không thả hai đối tượng trên. Trước khi tình hình trên vào lúc 10h10' cùng ngày Ban thường vụ Huyện ủy đã triệu tập một cuộc họp bất thường đề ra nhiều phương án để giải quyết các phương án được đề ra là: 1) Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh. 2) Cử đồng chí Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huyện Krông Pa trưởng Công an Huyện, Huyện đội trưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch hội nông dân, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ, bí thư Huyện đoàn thanh niên đến tiếp xúc, đấu tranh trực diện với đoàn biểu tình đồng thời bố trí lực lượng công an, bộ đội sẵn sàng đối phó khi có bạo động xảy ra. 3) Các đồng chí bí thư Huyện ủy, phó bí thư thường trực Huyện ủy, chủ tịch UBND Huyện, Chủ tịch HĐND và cục phó Chủ tịch cùng các đồng chí 4 thường vụ Huyện ủy khác bàn giải pháp đặc biệt chú trọng giải pháp dân vận đấu tranh trực diện. 5 II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ. 1. Phân tích nguyên nhân Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Gia Lai một tỉnh có địa bàn nằm trọn ở Tây Nguyên nói chung và Huyện Krông Pa nói riêng, từ vị trí và địa bàn quan trọng đó có nhiều dân tộc sinh sống, nhiều núi rừng, sự kiện ngày 31 tháng 01 năm 2001 đã diễn ra ở Huyện Krông Pa do nhiều nguyên nhân: -Thực hiện chiến lược thù địch với Việt Nam bọn phản động quốc tế đứng đầu là đế quốc Mỹ dùng chính sách âm mưu "Diễn biến hoà bình" lợi dụng tôn giáo, dân tộc nhằm phá hoại tiêu diệt nhà nước ta. - Thời gian qua tên KSOR - KỚT và một số đối tượng phản động người dân tộc thiếu số định cư ở Mỹ nhờ quốc tế (chủ yếu là Mỹ) can thiệp thành lập nhà nước "Đêga tự trị" ở Tây nguyên liên tục chỉ đạo, kích động thân nhân và bọn cầm đầu cốt cán tin lành ở Huyện Krông Pa tổ chức lôi kéo tụ tập một số quần chúng theo đạo tin lành. Trong truyền đạo chúng đã kêu gọi tín đồ vào đạo tin lành để lật đổ chính quyền, lấy lại đất đai, nhà cửa cho các tín đồ. - Đời sống của đồng bào dân tộc địa phương theo đạo "Tin lành Đêga" rất khó khăn cực khổ, trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất để phát triển kinh tế quá lạc hậu. Người dân dựa vào đất đai để sản xuất sinh sống nhưng lại bán dần hết đất, họ còn bị bọn cốt cán "Tin lành Đêga" tuyên truyền, lựa mị, o ép và khống chế. Người dân theo đạo tin lành phần lớn không hiểu và không biết về hiến pháp, pháp luật đã ban hành của nhà nước ta. - Kinh tế của huyện nhà phát triển chưa vững chắc, hiệu quả thấp, đặc biệt các vùng có đồng bào theo đạo "Tin lành Đêga". - Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc chậm được giải quyết như: tình trạng tranh chấp mua bán đất đai để trồng cây công nghiệp như cây điều và các cây khác v.v... của đồng bào người Kinh từ các tỉnh khác chiếm một diện tích rất lớn đặc biệt và việc đền bù cũng như mua bán lấn chiếm đất chưa 6 được giải quyết triệt để, nên đồng bào địa phương, người dân hết đất sản xuất cây lương thực dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm. Công tác giáo dục và đào tạo chưa thật sự được chú trọng, nhiều trường ở các xã vùng đồng bào địa phương chỉ chú ý chạy theo số lượng thành tích giả tạo, chứ không quan tâm đến chất lượng, số lượng học sinh đầu năm thì nhiều nhưng đến giữa năm chỉ còn nửa, cuối năm chỉ còn lại 1/4, dẫn đến việc xoá mù chữ vẫn chưa được thực hiện triệt để. Cơ sở y tế, khám chữa bệnh còn thiếu thốn lạc hậu, việc khám chữa bệnh cho người địa phương chưa được quan tâm đúng mức. ở nhiều làng vẫn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Các chính sách lớn của nhà nước và chính phủ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc địa phương như: xoá đói giảm nghèo, chương trình 327, chương trình 135, 138, chương trình tôn hoá tấm lợp nhà cho các hộ chính sách, chương trình 134 hộ nghèo của chính phủ về giải quyết đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, đất tiến hành triển khai còn chậm, có nơi lại không đúng địa chỉ. Các chính sách đối với người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc chậm thực hiện, có trường hợp không được hưởng lợi ích gì làm cho người dân bức xúc. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên là rất nghiêm trọng làm cho người dân giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước. Công tác thanh tra kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm còn chậm, thiếu kiên quyết, kỷ luật kỷ cương của nhà nước chưa nghiêm. Công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào địa phương chưa được quan tâm chú trọng. 2. Hậu quả Việc trên 200 người theo đạo tin lành kéo về trụ sở UBND Huyện Krông Pa biểu tỉnh đòi yêu sách gây ra hậu quả nhưng không thành như sau: 7 - Trước tiên làm tắc nghẽn giao thông trên đoạn đường Trần Hưng Đạo cho mọi việc lưu thông bình thường không thực hiện được gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Huyện. - Gây tâm lý hoang mang dao động lo sợ bất ổn cho quần chúng nhân dân ở thị trấn các xã lân cận, không yên tâm sản xuất phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất lưu thông mua bán có lúc bị gián đoạn. - Gây tiếng vang đầu tiên của tỉnh Gia Lai về chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho bọn phản động quốc tế đứng đầu là đế quốc Mỹ và các phần tử cách mạng khác có cơ hội để can thiệp thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình" chống phá nhà nước ta. - Tốn kém tiền của ngân sách của Huyện vốn đã nghèo càng khó khăn thêm. - Tạo nguyên nhân cho sự biểu tình bạo loạn ngày 02 tháng 02 năm 2002 tại Trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai. III. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN. 1. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề. Vào lúc 9h30' ngày 31 tháng 1 năm 2001, hơn 200 người theo đạo "tin lành Đêga" tập trung trước trụ sở UBND Huyện biểu tình với yêu sách đòi thả hai tên đã nói trên. Đến 10h10' Ban thường vụ Huyện ủy tổ chức cuộc họp bất thường đã đề ra các giải pháp giải tán biểu tình chống gây bạo loạn đập phá các công sở. Sau khi xem xét nắm tình hình, Ban thường vụ Huyện ủy đã trực tiếp báo cáo xin ý kiến của tỉnh ủy, UBND tỉnh đồng thời đưa ra nhận định: đây không phải là một cuộc biểu tình đơn thuần mà là cuộc biểu tình mang sắc thái chính trị với yêu sách trái pháp luật và đại diện nhà nước "Đêga tự trị" chống đối Đảng và Nhà nước ta nên cần phải có những phương án giải quyết để nhanh chóng dập tắt cuộc biểu tình, tránh tối đa việc bạo loạn, gây đổ máu và phá hoại công sở từ đó đưa ra phương án như sau: Phương án 1: 8 a) Giao nhiệm vụ cho đồng chí trưởng công an Huyện lãnh đạo cán bộ chiến sĩ đội cảnh sát giao thông trật tự, chặn ngay tất cả các ngả đường đổ về trụ sở Huyện ủy, UBND Huyện, Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huyện, kho bạc, phòng văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, nhà văn hoá (các cơ quan này cũng ở trên tuyến đường Trần Hưng Đạo) đồng thời điều ngay 10 xe công nông ra khỏi trụ sở UBND Huyện và tịch thu tất cả các vật liệu nổ, xăng, dầu dao, rựa (nếu có) phạt vi phạm luật giao thông về tạm giữ 10 xe công nông nói trên. b. Giao nhiệm vụ cho đồng chí Huyện đội lãnh đạo Huyện đội điều ngay đại đội C1 đóng ở xã Uar cách trung tâm 7km về Huyện đội cùng cán bộ chiến sĩ tại Huyện đội, tại cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn huyện có phương án tổ chức chống bạo loạn tại cơ quan. c. Giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo mặt trận tổ quốc. Hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên đến trụ sở UBND Huyện để lắng nghe yêu sách của đoàn biểu tình, đồng thời đấu tranh trực diện cũng như giải pháp những thắc mắc của đoàn biểu tình gây ra. d. Điện cho cong an xã Uar với đội công tác PA24 thả hai tên nói trên. Phương án 2: a. Giống mục a của phương án 1, nhưng không phạt vi phạm luật giao thông, không tạm giữ 10 xe công nông. b. Giống mục b của phương án 1 c. Cử đồng chí Phó bí thư thường trực huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện đến trụ sở UBND Huyện để giải đáp thắc mắc và đấu tranh trực tiếp với đoàn đại biểu, đặc biệt là bọn cầm đầu (nếu tách được bọn cầm đầu ra khỏi đoàn biểu tình). Phương án 3: a. Giống mục a. Phương án 2 b. Giống mục b. Phương án 1 và phương án 2. 9 c. Chờ sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các lực lượng tăng cường từ Sở công an, tỉnh đội, Mặt trận tổ quốc tỉnh Gia Lai. 10 2. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết giải tán cuộc biểu tình. Phương án 1: a. Ưu điểm: - Giải toả nhanh chóng các phương tiện giao thông, phạt vi cảnh vi phạm luật giao thông để người dân hiểu được luật pháp (xe chỉ chở hàng không được chở người), đáp ứng được yêu sách của đoàn biểu tình thả hai tên Rahlon - Lóa và Kpă H'Reng. - Bảo vệ được những cơ quan mục tiêu trọng điểm chống được bạo loạn phá hoại các trụ sở có thể xảy ra cũng như hạn chế thương vong. - Giải quyết nhanh kịp thời những yêu cầu thắc mắc của đoàn biểu tình (vì các đồng chí lãnh đạo mặt trận, phụ nữ, đoàn thanh niên người dân tộc Jo Rai). b. Nhược điểm: - Nếu giải tán được đoàn biểu tình nhanh chóng thì người dân không có phương tiện để ra về, không có phương tiện để sản xuất thì sẽ gây khó khăn thêm cho họ, họ có thể tụ tập ở các trụ sở công an Huyện để đòi xe và phương tiện để sản xuất thì chắc chắn sẽ nảy sinh mất an ninh trật tự ở trụ sở công an Huyện. Nếu thả hai tên trên thì lần sau chúng sẽ tiếp tục truyền đạo và sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ. - Đây là công việc hết sức nặng nề bởi vì đây là lần đầu tiên xảy ra ở địa bàn Huyện từ ngày thống nhất tổ quốc đến nay. Trình độ lý luận, hiểu biết pháp luật và khả năng hùng biện của các đồng chí lãnh đạo mặt trận, Hội phụ nữ, chiến binh, đoàn thanh niên hội nông dân còn hạn chế. Phương án 2: a. Ưu điểm: - Giải quyết nhanh gọn về phương tiện giao thông, về dụng cụ sản xuất để người dân có xe về, tránh việc tụ tập ở trụ sở UBND Huyện, tránh nảy sinh mất trật tự an ninh. 11 - Cử cán bộ có đủ thẩm quyền, có đầy đủ năng hiểu biết về pháp luật, phong tục tập quán của đồng bào địa phương cũng như về tôn giáo, và năng khiếu hùng biện để diễn thuyết và đấu tranh trực diện với bọn cầm đầu biểu tình. b. Nhược điểm. - Nếu không phạt vi phạm luật lệ giao thông thì người dân sẽ tiếp tục vi phạm luật giao thông khi điều khiển phương tiện. - Nếu có bạo động đồng chí phó bí thư thường trực - Chủ tịch UBND Huyện dễ bị hành hung và bắt làm con tin. Phương án 3: a. Ưu điểm: - Được sự chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh và các Sở ban ngành tỉnh Gia Lai tăng cường giải quyết giải tán biểu tình. Nếu không thành công thì ít người liên quan đến trách nhiệm. b. Nhược điểm: - Thụ động, ngồi chờ không phát huy sức mạnh tập thể, không thể hiện được vai trò trách nhiệm, tài năng của tập thể và cá nhân. 3. Lựa chọn phương án. Sau khi bàn bạc, cân nhắc thận trọng từng phương án, ban thường vụ Huyện ủy thấy rằng phương án 2 là hợp lý nhất, tối ưu nhất đồng thời có lực lượng tăng cường bảo vệ đồng chí Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND Huyện, cả các đồng chí đoàn thể Huyện tiếp sức với bọn biểu tình để nắm tình hình và đấu tranh trực diện, đồng thời liên tục điện báo xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai. IV. KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN VÀ KẾT QUẢ. 1. Kế hoạch tổ chức phương án. 12 Phương án 2 Có sự điều chỉnh bổ sung được ban thường vụ Huyện ủy thông qua và được sự đồng ý cho phép của tỉnh ủy - UBND tỉnh Gia Lai phương án tổ chức thực hiện như sau: Lúc 11h20' ngày 31/1/2001 lực lượng công an giao thông Huyện đã nhanh chóng điều 10 xe công nông ra khỏi khu vực trước trụ sở UBND Huyện đến tập kết tại khu vực rừng tràm cách trung tâm Huyện 1km, kiểm tra trên 10 xe công nông không có chất gây nổ, gây cháy, chỉ có lương thực và nước uống cùng hai cây dao, 10 cây rựa của đồng bào, công an đã tạm giữ 2 cây dao và 10 cây rựa. Cùng thời gian trên tất cả các ngả đường đổ về đường Trần Hưng Đạo đã được phong toả. 11h30' cùng ngày, lực lượng bộ đội C1 được tập kết tại Huyện đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu, vào thời điểm đó các công nhân viên chức ở các cơ quan đơn vị đã sẵn sàng tổ chức bảo vệ cơ quan của mình. Các đồng chí lãnh đạo khối đoàn thể chính trị xã hội Huyện đã trực diện với đoàn biểu tình để lắng nghe nguyện vọng, yêu sách, đồng thời phân tích những việc làm sai trái của 2 tên. Rahlan - Lóa và KPă - H' Reng cũng như các đoàn biểu tình. 11h40 lực lượng cảnh sát cơ động và lực lượng phòng cháy chữa cháy của công an tỉnh Gia Lai tăng cường tập kết tại trụ sở công an Huyện. 12h30' tên Siu Yúi cầm đầu đoàn biểu tình đòi gặp đồng chí phó bí thư thường trực Huyện ủy - chương trình HĐND Huyện để đối thoại, đối chất và đưa ra yêu sách. 12h40' phương án 2 thật sự được áp dụng triệt để. Đồng chí phó bí thư thường trực Huyện - chủ tịch HĐND Huyện được trực tiếp gặp đoàn biểu tình và đấu tranh trực diện với đoàn biểu tình cũng như tên cầm đầu. Lúc này đứng trước hơn 200 người của đoàn biểu tình, việc chúng lý lẽ để giải thích tỏ ra bất lợi bởi không khí muốn bạo loạn có thể xảy ra bất kể lúc nào cũng như cái nắng gay gắt của thời tiết. Đồng chí Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Chủ tịch UBND Huyện đã bình tĩnh khôn khéo mời tên Síu Yúi cầm đầu đoàn biểu tình song nhà văn hoá Huyện (đối diện với trụ sở UBND Huyện) để đấu 13 tranh giải quyết thuyết phục. Ban đầu tên Síu Yúi chần chừ sợ bị bắt giam không muốn đi và sau đó Y gọi 7 tên cốt cán trong đạo "Tin lành Đêga" cùng sang Nhà văn hoá Huyện, trước khi sang nhà văn hoá Huyện đồng chí Phó Bí thư Chủ tịch UBND Huyện đã phân công các đồng chí lãnh đạo trong đoàn thể chính trị tiếp tục đấu tranh đoàn biểu tình. Đồng thời khi sang đến nhà văn hoá đồng chí mời từng tên phát biểu nguyện vọng, yêu cầu, yêu sách và mục đích của chúng (mặc dù các yêu sách này đều vi phạm pháp luật Việt Nam). Sau khi nghe những yêu sách, yêu cầu của chúng, đồng thời thừa nhận đã nêu. Đồng thời nhấn mạnh việc đòi hỏi thả 2 tên đã bị bắt ở trên là trái pháp luật, truyền đạo trái phép lại mang theo tài liệu phản động các hình ảnh v.v. (cờ, biểu tượng và bản đồ nước Đêga tự trị). Việc đòi thành lập nhà nước "Đêga tự trị" là đi trái lại khối đại đoàn kết, toàn dân, trái với lợi ích quốc gia, gây thù hận chia sẻ sắc tộc, gây đổ máu và tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch phá hoại đất nước. Trước những lý lẽ xác đáng, lý luận mang tính logích, tính giáo dục, tính thuyết phục, tính hùng biện thừa nhận những khiếm khuyết còn tồn tại trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh những yêu sách đòi thả hai tên trên cũng như thành lập nhà nước "Đêga tự trị" là vi phạm pháp luật đồng chí phó bí thư phải dùng hai thứ tiếng, tiếng kinh và tiếng dân tộc. Bọn cốt cán đạo tin lành đã đuối lý và trong chừng mực nào đó thấy được việc mà sai trái gây mất trật tự an ninh trên địa bàn Huyện. 2. Kết quả Sau gần 4 tiếng đồng hồ ngày 31/1/2001 với tinh thần quyết tâm giải tán bằng cuộc biểu tình (do đạo tin lành Đêga gây ra) của tập thể ban thường vụ của các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn Huyện và sự chỉ đạo trực tiếp kịp thời của tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai, tự giải tán ra về mà không gây ra bạo loạn trụ sở cơ quan, nhà dân ở thị trấn không bị đập phá, không có một người nào bị thương dù là nhẹ nhất, phương án thành công tốt đẹp mỹ mãn. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận Tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, hiện tượng xã hội. Thế kỷ XIV, Châu Âu chuyển mình sống thời kỳ Cần đại, chấm dứt thời kỳ "Đêm trường trung cổ" nền kinh tế hàng hoá phát triển, kéo theo sự biến đổi trên lĩnh vực tinh thần văn hoá, xã hội. Những trào lưu tư tưởng mới ra đời. Giai cấp tư sản mới lớn dậy đã công kích mạnh mẽ vào chế độ phong kiến và giáo hội mà đại biểu là Giáo Hoàng La Mã, kéo theo sự phân biệt của công giáo, để rồi ra đời một tôn giáo mới đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành ra đời vào thế kỷ XVI, tin lành được gọi là đạo cải cách vì nó khai sinh trên cơ sở của công giáo có cải cách về tin lý, giáo lý, tổ chức giáo hội. Đạo tin lành vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do tổ chức tin lành "Liên hiệp Phúc âm và truyền giáo" (CMA) truyền vào Việt Nam 1911, tổ chức này xây dựng cơ sở đầu tiên tại Đà Nẵng các bỏ thánh tinh lành lần lượt được xây dựng tại các địa phương. Đạo tin lành có mặt tại Gia lai ngay sau khi vào Tây Nguyên, song lại phát triển ở hai dân tộc thiểu số Jarai và Bana từng bước phát triển qua từng giai đoạn khác nhau. Đến năm 1975, tin lành ở tỉnh Gia Lai đã có 45 hội thánh, 10 mục sư, 21 truyền đạo sinh, 31 nhà thờ, 131 người trong ban chấp sự với 8465 tín đồ, ở 8 Huyện thị trên 42 xã, phường, 104 làng. Giai đoạn 1975 đến 1984, đây là giai đoạn có những biến động sâu sắc đối với đạo Tin lành, vì có sự cấu kết giữa đạo tin lành với tổ chức phản động Fulrô, bị ta trấn áp nên có phần lắng xuống. Giai đoạn 1985 đến nay đạo Tin lành phục hồi và phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng và chỉ sau 12 năm (1985 - 1999) số tín đồ tin lành của tỉnh đã tăng trên 8 lần với tốc độ càng về sau càng nhanh từ 8.200 của năm 1985 lên 51.000 của năm 1997, đến năm 1999 là 66.488 tín đồ. Đạo tin lành ở nước ta ít so với một số nước trên thế giới nhưng trên thế giới đạo tin lành là một tôn giáo lớn (550 triệu tín đồ) tồn tại chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển cao của Tây âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ, đặc biệt 15 nước Mỹ có số lượng tín đồ theo đạo tin lành đông, chiếm 65% dân số và là trung tâm điều hành tin lành thế giới. Tin lành Mỹ đã cội nguồn du nhập và nuôi dưỡng tin lành Việt Nam. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là khi ta thực hiện chính sách mở rộng quan hệ giao lưu với thế giới, nhất là bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì vấn đề tin lành sẽ liên quan khá chặt chẽ với vấn đề chính trị và ngoại giao. Đạo tin lành là một tôn giáo có đời sống đạo nhẹ nhàng, năng động đề cao dân chủ tự do cá nhân, lấy hoạt động xã hội làm phương tiện, điều kiện hoạt động truyền đạo nên rất thích hợp với tâm lý, lối sống xã hội công nghiệp. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH và như vậy một cách khách quan sẽ tạo môi trường, điều kiện cho đạo tin lành phát triển. Những khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần trong đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề đất đai giải quyết chưa được triệt để, công tác giáo dục, văn hoá dân trí chưa kịp thời khắc phục, chính sách dân tộc và phúc lợi xã hội nhiều nơi chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Bên cạnh đó nạn tham nhũng, cửa quyền và các tệ nạn xã hội chậm được khắc phục. Nhiều nơi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số chưa có chuyển biến đáng kể so với trước đây, tạo nên sự hoang mang, bế tắc trong cuộc sống. Do đặc điểm về lịch sử, tôn giáo, đạo tin lành có khả năng và kinh nghiệm phát triển ở vùng dân tộc thiểu số có đời sống dân sinh, trình độ dân trí kém, lạc hậu đang trong thời kỳ mông muội bán sơ khai về văn hoá, có tín ngưỡng nguyên thủy, thờ đa thần, chưa có một tôn giáo chính thống. Trong khi đó, phong tục tập quán rất nhiều và rất cổ hủ. Đến khi chuyển sang xã hội công nghiệp, các tín ngưỡng đơn giản kia, các phong tục tập quán quá nhiều và quá ràng buộc tỏ ra lỗi thời, mất uy tín không còn hấp dẫn nữa, đã tạo nên một khoảng trống về tâm linh về sinh hoạt văn hoá và tinh thần cần được thoả lấp, thế là đồng bào Jơrai và Bana đã trở thành đối tượng rất quan trọng mà các tổ chức, các hệ phái tin lành tìm đến truyền đạo. Và cuối cùng đa số đồng bào Jơrai và Bana đã chọn đạo tin lành. 16 Do vậy vấn đề đặt ra khi giải quyết hậu quả của đạo tin lành trong dân tộc thiểu số Jơrai và Bana là phải gắn với các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, chính sách tôn giáo phù hợp, dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Huyện trong thời gian tới là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và nặng nề vì: Huyện Krông Pa là một Huyện vùng sâu vùng xa trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt đồng bào dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn trong cuộc sống trong 14 xã một thị trấn trong đó có 8 xã nằm trong chương trình 135 của Chính phủ, trình độ dân trí thấp, chậm phát triển, phong tục tập quán lạc hậu còn đeo đuổi đời sống sinh hoạt của người dân Jarai. Trong khi đó công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đã chuyển biến một cách nhanh chóng, nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến nhu cầu cuộc sống và mối quan hệ trong lớp nhân dân. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá nhanh của các vùng, các tầng lớp dân cư, các dân tộc, tạo khoản ngăn cách nhất định trong quan hệ đời sống. Thế lực thù địch phản động chúng luôn tìm mọi chiêu bài, mọi lúc, mọi nơi để phá chế độ XHCN ở nước ta. Chúng đầu tư tiền của cho các tổ chức truyền đạo tin lành xâm nhập vào đồng bào ở Tây Nguyên để nhằm tạo thành một vùng "Thánh địa tin lành" liên kết với đồng bào thiểu số với ngọn cờ sắc tộc và thuận nhất tín ngưỡng tin lành để phá hoại cách mạng Việt Nam, phá hoại CNXH ở nước ta. Thời gian đến hoạt động tôn giáo nhất là "Tin lành Đêga" trên địa bàn Huyện cũng diễn ra vô cùng phức tạp cả về qui mô lẫn nội dung, cả về chiến lược và sách lược. Đây là một hoạt động chống phá cách mạng nước ta là một tổ chức phản động. Thời gian qua thực hiện nghị quyết 24 của Bộ chính trị (khoá VI) về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" và Nghị định 69 của Chính phủ chúng ta thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước 17 quyền tự do tín ngưỡng của tôn giáo của công dân được tôn trọng và đảm bảo sự hoạt động của tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật. Song về mặt chủ quan chúng ta cũng thấy rằng từ năm 1975 - 1985 đa số đối tượng cốt cán tin lành là người dân tộc ở huyện tham gia trực tiếp tổ chức phản động Fulrô đã được cách mạng ta xử lý; Do vậy đạo tin lành xuất hiện hoạt động trong vùng đồng bào không có tổ chức và không hợp pháp kéo dài đến nay. Nhận thức không ít cán bộ lãnh đạo các cấp trong huyện còn nhiều vấn đề chưa đúng như: Sự hiểu biết về tôn giáo nói chung, về đạo tin lành nói riêng còn hạn chế; Sự quan tâm đến đời sống tâm linh của cộng đồng người Jơrai trong tình hình mới chưa thật sự sâu sắc. Một bộ phận cán bộ bị hành chính hoá trong hoạt động, bệnh quan liêu sách nhiễu có dấu hiệu gia tăng, không sâu sắc cơ sở, không gần dân, chưa giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của dân, nên đạo tin lành Đêga có điều kiện phát triển. Phải chăng, một thực tế "Đảng xa, cha đạo gần" là mảnh đất để tin lành Đêga thâm nhập vào trong quần chúng. Trong thực tế, sự quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo mà cụ thể là hoạt động của đạo tin lành trong Huyện không có sự thống nhất, từ khi đạo tin lành do bọn Fulrô lợi dụng hoạt động chống phá cách mạng bị ta xử lý và không công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai thì các tín đồ tin lành vẫn lén lút tụ tập đọc kinh, cầu nguyện. Chính quyền giải quyết vấn đề này bằng cách dùng lực lượng vũ trang để giải tán, những khi ta giải quyết chỗ này thì chúng nhen nhúm chờ khác. Có lúc, chính quyền dùng đến biện pháp giáo dục, răn đe... Nhưng nhìn chung vấn đề dừng lại ở mức giải pháp tình thế, tạm thời để cảnh cáo chứ chưa có chủ trương chính sách cụ thể, nhất quán chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương cách giải quyết vấn đề này. 2. Kiến nghị. Một là: Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, mọi công dân có quyền theo hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào. 18 Sự phát sinh, phát triển tin lành ở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả về kinh tế, văn hoá xã hội, lòng tin và quy luật khách quan của đời sống tâm linh của con người. Do vậy phải đánh giá sâu sắc, toàn diện để có biện pháp cụ thể không nên nôn nóng giải quyết bằng biện pháp hành chính, pháp luật hoặc trấn áp tất cả các tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ các hoạt động của nhà nước. Hai là: Không ngừng phát triển kinh tế, văn hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu và đồng tình đường lối chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, của kẻ thù và bọn tiêu diệt cục bất mãn. Khơi dậy truyền thống đạo đức văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam của buôn làng, của quê hương, làm cho đồng bào hiểu như thế nào là tin tưởng, tôn giáo để họ tự lựa chọn, tin tưởng tôn giáo của mình hoặc không lựa chọn, không nên dùng các biện pháp cưỡng ép bỏ đạo. Đồng thời xử lý nghiêm theo pháp luật mọi hoạt động truyền đạo trái phép của người Việt Nam hoặc người ngoài nước. Ba là: Tập trung xây dựng thực lực chính trị: Củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và các nhân tố tích cực làm hạt nhân nòng cốt chính trị ở địa bàn dân cư. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc Jơrai cho cấp Huyện nhất là hiện nay cán bộ dân tộc trình độ đại học và trên đại học tỉnh Gia lai nói chung và các Huyện nói riêng. Bố trí sắp xếp các cơ quan chức năng chưa được 10% cán bộ dân tộc Jarai. Các ban ngành. Bốn là: Tiến hành rà soát lại bộ phận nhân dân thực sự có đức tin tôn giáo, phân loại để tổ chức lại sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo qui cách của pháp luật, đồng thời chú trọng phòng ngừa và chống việc phát triển đạo trái pháp luật đến vùng đồng bào dân tộc chưa có đạo. 19 Năm là: Vấn đề đạo tin lành ở Huyện nhà luôn gắn với vấn đề dân tộc; do vậy giải quyết vấn đề tôn giáo - tin lành phải gắn thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan