Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ...

Tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

.PDF
28
77
121

Mô tả:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
KHÓA BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ ThS. LÊ DOÃN PHÁC Phó Cục trưởng, Cục Năng lượng nguyên tử Hòa Bình, 03-04/01/2014 1 Nội dung I. Mở đầu II. Một số khái niệm III. Nội dung QLNN trong lĩnh vực NLNT IV. Hệ thống QLNN trong lĩnh vực NLNT V. Tăng cường QLNN trong lĩnh vực NLNT I. Mở đầu I. Mở đầu (1)  Theo Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) 2008: NLNT là năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc;  Theo Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020: NLNT là năng lượng được tạo ra do các biến đổi trạng thái của nguyên tử và hạt nhân có hai dạng là năng lượng bức xạ và năng lượng phân hạch.  Theo IAEA, khái niệm lĩnh vực NLNT bao gồm: 1. Áp dụng kỹ thuật hạt nhân trong các ngành kinh tế - xã hội; 2. Sản xuất điện hạt nhân; 3. Chu trình nhiên liệu; 4. An toàn bức xạ và an toàn hạt nhân. 4 I. Mở đầu (2)  NLNT là một lĩnh vực nhạy cảm về bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Quá trình phát triển và sử dụng NLNT trên thế giới có thể được chia thành 3 giai đoạn với những sự điều chỉnh chính sách, như sau: • Chính sách Sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình: được khởi đầu bởi tuyên bố của Tống thống Mỹ Eisenhower tại Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 12/1953; • Chính sách Sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình và bảo đảm an toàn: sau tai nạn NMĐHN Checnobyl năm 1986 ở Liên Xô cũ; • Chính sách Sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, bảo đảm an toàn, an ninh: sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ.  Ở Việt Nam, ngành NLNT đã hình thành và phát triển từ hơn 35 năm, đã có những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 5 I. Mở đầu (3)  Mục tiêu của “Chiến lược Ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020” (phê duyệt ngày 03/01/2006) là: “từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp, công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước” trên cả 2 lĩnh vực: ứng dụng năng lượng bức xạ và điện hạt nhân (ĐHN), đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng NLNT vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh.  Ngày 25/11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận với hai dự án thành phần là Dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 và Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2. 6 II. Một số khái niệm II. Một số khái niệm (1) • Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. • Quá trình quản lý bao gồm 1) Lập kế hoạch (phải làm gì); 2) Tổ chức (ai làm và làm cách nào); 3) Điều khiển (gây ảnh hưởng hưởng lên cách làm); 4) Kiểm tra (bảo đảm kế hoạch được thực thi). • Quản lý nhà nước là sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội và công dân và là dạng quản lý xã hội đặc biệt. Đó là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực Nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước; do tất cả các cơ quan nhà nước – lập pháp, hành pháp và tư pháp – có tư cách pháp nhân công pháp tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhà nước đã giao cho trong quá trình tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân. 8 II. Một số khái niệm (2) • Quản lý hành chính nhà nước là sự thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Đó là sự tác động có tổ chức và đièu chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, do các cơ quan từ trung ương đến cơ sở tiến hành. • Quản lý nhà nước về NLNT là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước của bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực NLNT. 9 III. Nội dung Quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT 3. Nội dung QLNN trong lĩnh vực NLNT (1) 1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về NLNT từ trung ương đến địa phương. 2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về NLNT. 3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về NLNT. 4. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định, giám định, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, công trình phục vụ phát triển, ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh. 5. Tổ chức, chỉ đạo thống nhất quản lý các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT; quản lý chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân, công tác bảo đảm an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. 11 3. Nội dung QLNN trong lĩnh vực NLNT (2) 6. Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về NLNT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về NLNT. 7. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực NLNT. 8. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về NLNT. 9. Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin về NLNT. 10. Tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền về NLNT. 12 IV. Hệ thống QLNN trong lĩnh vực NLNT 4.1. Trách nhiệm QLNN trong lĩnh vực NLNT  Điều 7 của Luật NLNT năm 2008 quy định trách nhiệm QLNN trong lĩnh vực NLNT, như sau: 1. Chính phủ thống nhất QLNN trong lĩnh vực NLNT. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN trong lĩnh vực NLNT. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN trong lĩnh vực NLNT theo phân công của Chính phủ. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện QLNN trong lĩnh vực NLNT theo phân cấp của Chính phủ. 14 4.2. Các tổ chức trong hệ thống QLNN về NLNT (1)  Bộ Khoa học và Công nghệ • Cục Năng lượng nguyên tử là tổ chức trực thuộc Bộ KH&CN, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT trên phạm vi cả nước. • Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là tổ chức trực thuộc Bộ KH&CN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ QLNN về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân trên phạm vi cả nước. • Các Cục, Vụ liên quan trực thuộc Bộ. • Các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh thành phố có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách quản lý về NLBX. 15 4.2. Các tổ chức trong hệ thống QLNN về NLNT (2)  Bộ Công Thương • Tổng cục Năng lượng là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương QLNN và thực thi các nhiệm vụ QLNN về công nghiệp năng lượng (gồm điện, điện hạt nhân, dầu khí, than, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng)… • Các Cục, Vụ liên quan trực thuộc Bộ.  Một số cơ quan trực thuộc Các Bộ, ngành, địa phương.  Một số tổ chức giúp Thủ tướng Chính phủ • Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án ĐHN Ninh Thuận. • Ban Chỉ đạo Quốc gia về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT. • Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia . • Hội đồng Phát triển, ứng dụng NLNT quốc gia. 16 4.3. Văn bản quy phạm pháp luật liên quan  Liên quan đến NLNT, tính đến nay, các văn bản quy phạm đã ban hành gồm: • 7 Luật • 1 Nghị quyết của Quốc hội • 6 Nghị định Chính phủ • 25 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ • 31 Thông tư • 49 Tiêu chuẩn. 17 4.4. Một số nhận xét (1)  Mặc dù đã có từ lâu, nhưng công tác QLNN trong lĩnh vực NLNT mới trở thành một vấn đề thời sự, mang tính cấp bách từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận.  Hệ thống pháp luật về NLNT chưa hoàn chỉnh, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng và ban hành, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án NMĐHN.  Cơ cấu tổ chức của hệ thống QLNN về NLNT chưa hoàn chỉnh, một số cơ quan chuyên về QLNN mới được thành lập một vài năm trở lại đây.  Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLNN còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư còn hạn chế do khó khăn về kinh tế. 18 4.4. Một số nhận xét (2)  Nhân lực thiếu cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan QLNN là cán bộ trẻ, ngành nghề đào tạo chưa thật phù hợp với yêu cầu, chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý.  Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo và đầu tư phát triển nhằm hoàn thiện hệ thống QLNN trong lĩnh vực NLNT đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lước Ứng dụng NLNT vì hòa bình và Dự án ĐHN.  IAEA và nhiều tổ chức quốc tế, đối tác nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, hệ thống tổ chức và tăng cường năng lực cho cho các cơ quan QLNN về NLNT.  Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống QLNN trong lĩnh vực NLNT góp phần thực hiện thành công Chiến lược NLNT, đặc biệt là Dự án ĐHN Ninh Thuận, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân. 19 V. Tăng cường năng lực QLNN trong lĩnh vực NLNT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng