Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (2)

.PDF
144
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ NGỌC LƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ NGỌC LƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Hƣờng Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên Yên,tỉnh Sơn La”là công trình nghiên cứu của tôi, có sự giúp đỡ và hƣớng dẫn củacô giáo TS. Phạm Thi Thu Hƣờng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. Việt Trì, tháng năm 2021 TÁC GIẢ Hà Ngọc Lƣu ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, khoa Quản lý kinh tế và các bạn học viên của lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế khóa K4 A1(2019-2021). Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế của trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sỹ Phạm Thi Thu Hƣờng ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Để có những thành công trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ trong Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Yên; Văn phòng điều phối NTM huyện Phù Yên và UBND các xã, thị trấn đã tạo điều kiện cung cấp những tài liệu liên quan để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài của mình. Do lĩnh vực nghiên cứu có rất nhiều nội dung cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hợp lý nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng năm 2021 TÁC GIẢ Hà Ngọc Lƣu iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................ 5 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 6 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................... 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................ 14 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới .......... 14 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới . 14 1.1.2. Một số vấn đề chung về xây dựng nông thôn mới ................................... 18 1.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ........................................... 21 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ......................... 21 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớcđối với xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................... 30 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng trongnƣớc và những bài học rút ra ....................................................... 34 1.3.1. Kinh nghiệm chỉ đạo quản lý xây dựng nông thôn mới huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 34 1.3.2. Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................................................................... 35 1.3.3. Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .............................................................................................................. 37 1.3.4. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mớicho huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ................................................................ 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA ......................... 40 2.1. Khái quát chung về huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ....................................... 40 iv 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 40 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 42 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 44 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 45 2.2.1. Chủ trƣơng quan điểm của tỉnh Sơn La về xây dựng nông thôn mới ........ 45 2.2.2. Thực trạng hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới .. 48 2.2.3.Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc và chính sách về xây dựng nông thôn mới ............................................................. 50 2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ......................................................................................................................... 51 2.2.5. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ........... 54 2.2.6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới 68 2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................. 70 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 70 2.2.2. Hạn chế................................................................................................... 72 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 73 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝNHÀNƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA ................................................................ 75 3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 75 3.1.1. Bối cảnh, tình hình tỉnh Sơn La .............................................................. 75 3.1.2. Bối cảnh, tình hình huyện Phù Yên ......................................................... 77 3.2.Định hƣớngquản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La .............................................................................................. 78 3.2.1. Quan điểm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ....................... 78 3.2.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM ................................... 79 3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La................................................. 81 v 3.3.1. Về cơ chế chính sách huy động nguồn lực .............................................. 81 3.3.2. Về quản lý chỉ đạo, điều hành ................................................................. 82 3.3.3. Về quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn mới ................................ 84 3.3.4. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................................... 85 3.3.5. Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân ............................. 86 3.3.6. Về công tác thông tin, tuyên truyền ........................................................ 87 3.3.7. Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới.................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 91 1. Kết luận ........................................................................................................ 91 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Đánh giá tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................... 49 Bảng 2.2. Tổng hợp văn bản chỉ đạo của huyện Phù Yên ban hành triển khai thực hiện chƣơng trình NTM giai đoạn 2010-2019 ........................... 51 Bảng 2.3. Cơ cấu cán bộ thực hiện QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................... 53 Bảng 2.4. Tổng hợp công tác tuyên truyền xây dựng NTM giai đoạn 20112019 tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ....................................................... 57 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2019 tại huyện Phù Yên, Sơn La ............. 59 Bảng 2.6. Kết quả huy động và thực hiện nguồn lực đầu tƣ thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2019 tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ...................................................................................................... 60 Bảng 2.7. Kết quả thực hiện vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2010-2019 tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ..................................................................... 62 Bảng 2.8. Kết quả xây dựng nông mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2019........................................................................................ 67 Bảng 2.9. Mức độ xã đạt tiêu chí theo Bộ tiêu chí NTM của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ...................................................................................... 67 Bảng 2.10. Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La .............................................................. 69 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La................. 41 Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý chƣơng trình MTQG xây dựng NTM ........... 25 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Nội dung viết tắt Ký hiệu viết tắt Ban chỉ đạo BCĐ Hội đồng nhân dân HĐND Mặt trận tổ quốc MTTQ Nông thôn mới NTM Mục tiêu quốc gia MTQG Uỷ ban nhân dân UBND Kinh tế - xã hội KT-XH 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là xây dựng tổ chức cuộc sống của dân cƣ nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, môi trƣờng sinh thái gắn với phát triển nông thôn và đô thị, hƣớng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã bộc lộ một số hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về thực hiện chƣơng trình nông thôn mới, nhiều nơi đã chạy theo hƣớng thành tích nhằm về đích sớm, xây dựng NTM không gắn với phát triển bền vững, các giải pháp thiếu tính đồng bộ trong quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực… đã tạo nhiều tác động tích cực trong quá trình thực hiện chƣơng trình nhƣ: chỉ chú trọng vào tiêu chí xây dựng cơ bản mà thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí về môi trƣờng, văn hóa, các tiêu chí mềm, vay trƣớc vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản dẫn đến nợ dọng cao không có khả năng chi trả, chƣa tập trung vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ thể của ngƣời nông dân, sức mạnh của tập thể cán bộ thực thi nhiệm vụ không nắm hết chủ chƣơng chính sách của nhà nƣớc, nên làm sai trái vi phạm pháp luật... Là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên 123.423 ha, huyện Phù Yên có 27 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 26 đơn vị hành chính cấp xã, có 320 bản với 121.385 nghìn dân.Phù Yên bắt đầu triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM từ năm 2011. Những năm qua,thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM, huyện Phù Yên đã tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM; duy trì và giữ vững 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả tính đến nay, bình quân chung của 2 huyện đạt 13,5 tiêu chí/xã. Quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên đƣợc nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng và đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng quê hƣơng, bản, làng ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ cấp ủy các xã chƣa thực sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo động viên nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh chƣơng trình xây dựng NTM; Nặng về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chƣa chú trọng đúng mức lĩnh vực phát triển sản xuất, văn hóa, bảo vệ môi trƣờng; Đề án thực hiện còn nhiều bất cập; Đội ngũ cán bộ ở một số cơ sở chƣa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đa số cán bộ trong ban chỉ đạo là kiêm nhiệm, chƣa có nhiều kinh nghiệm làm ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Những khó khăn trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất xuất phát từ những hạn chế trong QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện.Thực trạng này cần đƣợc điều tra, đánh giá một cách nghiêm túc để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chủ trƣơng xây dựng NTM. Từ các những vấn đềtrên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QLNN đối với xây dựng NTM, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn Lađể xác định những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, luận văn đề xuất một 3 sốgiải pháp nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối với xây dựng NTM trên địa bàn trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với xây dựng NTM. Cụ thể nhƣ: Khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối với xây dựng NTM. Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựngNTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; từ đó, làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối vớixây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2011 - 2019. 3.2.2. Phạm vi không gian Các xã trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 3.2.3. Phạm vi nội dung Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vận dụng lý thuyết khoa học quản lý nhà nƣớc về các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để nghiên cứu. Đặc biệt, bám 4 sát các văn bản, đƣờng lối, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 4.2. Phương pháp tiếp cận 4.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ ảnh hƣởng qua lại với các đối tƣợng khác một cách có hệ thống, trong đó, tác giả sử dụng hai cách tiếp cận: Một là tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: Luận văn tiếp cận theo QLNN các đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm Trung ƣơng - Tỉnh Huyện - Xã - Thôn - Hộ gia đình và theo các chủ trƣơng chính sách vĩ mô của nhà nƣớc, quy định của các cấp chính quyền, các tổ chức có liên quan đến chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn. Hai là tiếp cận theo chiều ngang: Luận văn tiếp cận các chính sách, các chƣơng trình, dự án, các nội dung liên quan đến việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM. 4.2.2. Phương pháp tiếp cận quá trình Trên cơ sở tổng quan các chính sách và chƣơng trình xây dựng NTM đang thực hiện trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, luận văn nghiên cứu các nội dung của QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên theo quá trình thực hiện, từ thiết lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới; ban hành các văn bản, chính sách xây dựng NTM; tổ chức bộ máy thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM; tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng phƣơng pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, quy nạp… 5 Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tƣ liệu liên quan đến chủ đề của luận văn, gồm các công trình nghiên cứu; các báo cáo, số liệu thống kê của các Phòng, ban, ngành của huyện Phù Yên, của tỉnh Sơn La và của các xã trên địa bàn huyện Phù Yên; của Văn phòng điều phối xây dựng NTM của huyện, từ đó phân tích và rút ra những đánh giá về thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thông kê, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để mô tả thực trạng hoạt động QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên trong thực tế và cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc, hạn chế vànguyên nhân của hạn chế. Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để so sánh dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu, so sánh sự thay đổi của chỉ tiêu ở các giai đoạn khác nhau, từ đó có những đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp. Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua trao đổi với các chuyên gia là các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng NTM và QLNN đối với xây dựng NTM của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La và ở các xã của huyện Phù Yên; trao đổi thảo luận với các cán bộ tham gia Ban quản lý xây dựng NTM của các xã, các chủ hộ tham gia Chƣơng trình xây dựng NTM. Từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Luận văn nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động QLNN đối với xây dựng NTM; tổng hợp và phân tích những kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học trong QLNN đối với xây dựng NTM.Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan đến công tác QLNN về xây dựng NTM. 5.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện 6 Phù Yên, tỉnh Sơn La, luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Những giải pháp đề xuất có thể là tài liệu tham khảo cho các huyện khác trên địa bàn tỉnh Sơn La hoặc các địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng đồng với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với xây dựng NTM. Chƣơng 2: Thực trạng QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, điển hình là Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào chủ đề nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là vấn đề QLNN về xây dựng NTM.Chủ đề này đã nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc, các nhà quản lý các địa phƣơng và các nhà nghiên cứu trong nƣớc. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề QLNN đối với xây dựng NTM đƣợc thực hiện theo ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn.Nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: 7 Công trình nghiên cứu "Phát triển nông thôn" của Phạm Xuân Nam (1997) đã phân tích một số nội dung trong phát triển KT-XH nông thôn nhƣ dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xóa đói giảm nghèo... Trong đó, nghiên cứu này tập trung vào phân tích những thành tựu, hạn chế và thách thức đặt ra cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta. Qua đó, nghiên cứu đã khẳng định và chỉ ra các yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nƣớc trong quá trình vận động thức đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Công trình "Kinh nghiệm quốc tế về Nông nghiệp, nông thôn,nông dân trong quá trình công nghiệp hóa" của Đặng Kim Sơn (2008): Trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu này đã liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam về những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nhƣ vai trò của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi trƣờng... trong công nghiệp hóa đất nƣớc. Công trình "Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn" của tác giả Trần Ngọc Ngoạn (2008): Công trình này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông thôn theo hƣớng bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của một số quốc gia trên thế giới.Cong trình nghiên cứu cứu cũng khẳng định, điều kiện tiên quyết để đạt đƣợc sự phát triển bền vững toàn diện, cần phải đƣợc thực hiện dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - xã hội - môi trƣờng, cụ thể: 1- Phát triển bền vững kinh tế nông thôn; 2Phát triển bền vững xã hội nông thôn và an toàn nông thôn; 3- Tăng cƣờng bảo vệ, quản lý môi trƣờng tự nhiên/tài nguyên thiên nhiên. 8 Công trình "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay"của Phạm Ngọc Dũng (2011): Nghiên cứu này đi sâu vào cơ sở lý luận và thực tiễn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nghiên cứu cũng tập trung phân tích thực trạng KT-XH ở nông thôn của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cho nƣớc ta. Công trình "Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại ở tỉnh Hải Dƣơng" của tác giả Vũ Thanh Nguyên (2017): Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nông nghiệp hiện đại bao gồm các yếu tố cấu thành mô hình nông nghiệp hiện đại, phƣơng pháp tổ chức thực hiện mô hình nông nghiệp hiện đại trong quá trình phát triển KT-XH của một địa phƣơng cấp tỉnh, các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp hiện đại, nghiên cứu đã áp dụng để đề xuất xây dựng mô hình nông nghiệp hiện đại cho tỉnh Hải Dƣơng. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất phƣơng thức thực hiện mô hình nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng, góp phần thực hiện khâu đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện thành công chƣơng trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng và Việt Nam nói chung. Công trình "Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử" của tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (2020): Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những vấn đề về thiết chế chính trị xã hội nông thôn. Cụ thể, đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn trong lịch sử của nƣớc ta, trong đó tập trung phân tích chủ yếu ở các phƣơng tiện hành hành chính, dân sự, các thiết chế làng, ấp, bản, buôn trên các miền của đất nƣớc. 9 Nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về nông thôn mới. Công trình "Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bằng dân tộc thiểu số Tây Bắc nƣớc ta hiện nay" của Hoàng Văn Hoan (2014): Nghiên cứu này đi sâu phân tích đặc điểm của nông thôn vùng đồng bằng dân tộc thiểu số Tây Bắc nƣớc ta để làm căn cứ đề xuất mô hình xây dựng NTM cho vùng này. Kết quả nghiên cứu cho rằng, để tăng cƣờng huy động vốn cho phát triển nông thôn vừng Tây Bắc, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản: Quy hoạch lại dân cƣ; Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình nhằm tăng thêm nguồn lực; Huy động vốn cần đi kèm với việc phân bổ vốn hợp lý; Bổ sung quy định đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần trích lại một tỷ lệ lợi nhuận nhất định đóng góp cho xây dựng NTM; Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động để các hộ dân đóng góp về sức ngƣời và của cải cho xây dựng NTM. Công trình "Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điểm trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang" của tác giả Phạm Văn Ninh (2015): Trên cơ sở lý luận về xây dựng nông mới, nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng xây dựng NTM tại các xã điểm của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2014. Từ đó, phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong xây dựng NTM tại các xã này. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng thành công mô hình NTM tại địa phƣơng trong giai đoạn tiếp theo. Công trình "Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội" của Nguyễn Mậu Thái (2015): Nghiên cứu này cho rằng, để xây dựng nông thôn mới cho các địa phƣơng nói chung và cho các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội nói riêng, ngoài sự hỗ trợ của nguồn ngân sách Nhà nƣớc và nguồn lực để xây dựng NTM tại các xã trong vùng, thì chủ 10 yếu trông chờ vào nguồn lực đất đa, dựa vào các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Công trình "Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông mới trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" của tác giả Nguyễn Tiến Toàn (2019): Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích và làm rõ lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM. Trên cơ sở lý luận đó, nghiên cứu đã khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò, tính hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng NTM ở Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo. Tại tỉnh Sơn La, nghiên cứu về xây dựng NTM có công trình "Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La" của tác giả Bùi Trọng Lƣợng (2019): Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018, đồng thời phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Kết quả phân tích sẽ là căn cứ để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo. Nhóm thứ ba là các công trình nghiên cứu về QLNN về nông nghiệp, nông thôn. "Đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp Việt Nam trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Hoàng Sỹ Kim (2001): Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN đối với nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới QLNN về nông nghiệp ở Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan