Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt t...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

.PDF
119
1
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ VĂN SÁNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ VĂN SÁNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tăng Văn Khiên Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu dưới sự giúp đỡ tận tình của cácThầy giáo, Cô giáo, em đã hoàn thành luận văn “Quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Để có được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên, cho em được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giảng viên của Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Hùng Vương đã nhiệt tình giảng dạy chúng em trong suốt khóa học vừa qua. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Tăng Văn Khiên - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Sự chỉ bảo chân thành của thầy là sự cổ vũ tinh thần quan trọng để em nỗ lực hơn qua từng trang viết. Em xin gửi cảm ơn các cô chú, các anh chị tại các xã, Hùng Lô, Thanh Đình, Tân Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập và đánh giá các dữ liệu thực tế về quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề để từ đó em có thêm kinh nghiệm và có cơ sở để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng 7 năm 2019 Học viên Hà Văn Sáng ii LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” - Học viên thực hiện: Hà Văn Sáng - Địa chỉ học viên: Lớp Cao học Quản lý Kinh tế K2, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Hùng Vương. - Số điện thoại liên lạc: 0985792298 - Email: [email protected] - Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tăng Văn Khiên - Ngày nộp luận văn: 15/7/2019 - Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.” Việt Trì, tháng 7 năm 2019 Học viên Hà Văn Sáng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ..................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................. 4 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 5 6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5 7.Tổng quan nghiên cứu có liên quan ............................................................... 6 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂNLÀNG NGHỀ.......................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm dùng trong luận văn nghiên cứu về quản lýNhà nước đối vớiphát triển làng nghề................................................................................ 9 1.1.1. Quản lý Nhà nước ................................................................................... 9 1.1.2. Làng nghề ................................................................................................ 9 1.1.3. Phát triển làng nghề............................................................................... 14 1.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ........................................ 20 1.2.1. Thế nào là quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ................... 20 1.2.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề .................. 21 1.2.3Nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ...... 22 1.3.Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước. ..................................... 26 iv 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối vớiphát triển làng nghề của một số nước trên thế giới ............................................................................................ 26 1.3.2.Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề ở một vài địa phương của nước ta. ........................................................................................ 29 1.3.3. Từ đó rút ra kinh nghiệm bài học cho thành phố Việt Trì .................... 33 CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ.............................................................. 35 2.1.Điều kiện, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì..... 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Việt Trì ............................................ 35 2.1.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã, phường trong thành phố Việt Trì: ........................................................................................................... 39 2.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế ................................................................... 40 2.2. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt trì................ 41 2.3.Tình hình công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì. ................................................................................... 55 2.3.1.Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển làng nghềtrên địa bàn thành phố Việt Trì ....... 55 2.3.2.Công tác quy hoạch đầu tư phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì Việt Trì .............................................................................................. 60 2.3.3.Công tác tổ chứctua du lịch, tìm hiểu các làng nghề ở từng địa phương. ......................................................................................................................... 65 2.3.4.Quản lý và đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề và du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì ............................. 66 2.3.5Thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm tham quan. ....................................................................................................... 71 v 2.3.6.Bảo vệ tài nguyên du lịch làng nghề, đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương ............................................................... 72 2.3.7. Tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề ở trong nước và quốc tế72 2.3.8. Công tác quản lý, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phát triển ngành du lịch của các Làng nghề ............................................................ 73 2.4.Nhận xétchung .......................................................................................... 76 2.4.1.Những ưu điểm và kết quả đạt được ...................................................... 76 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 78 2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết ....................................... 79 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ................................................ 82 3.1.Quan điểm, mục tiêu và phương hướngtăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì ................................ 82 3.1.1. Phương hướng tăng cường Quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề 82 3.1.2 Mục tiêutăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề .... 83 3.2Một số giải pháp để tăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới................................. 87 3.2.1 Một số giải pháp về quy hoạch .............................................................. 88 3.2.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 88 3.2.3.Một số giải pháp về quản lý .................................................................. 89 3.2.4.Một số giải pháp về bảo vệ môi trường ................................................. 90 3.2.5. Lựa chọn một số làng có điều kiện về du lịch và nghề đặc trưng của thành phố Việt trì để phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch. . 91 3.2.6.Đầu tư xây dựng các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch ......... 91 3.3. Một số kiến nghị chủ yếu để tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ............................................................................................... 100 vi 3.3.1 Ý kiến đề nghị với chính phủ ............................................................... 100 3.3.2 Ý kiến đề nghị với các bộ, ban ngành .................................................. 100 3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền các địa phương có làng nghề ............. 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 105 PHẦN PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1 thông tin về khí hậu, độ ẩm, ngày nắng nóng của thành phố Việt Trì trong năm 2017; ..................................................................................................................38 Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các phường xã trên địa bàn thành phố Việt Trì như sau: ................................................................................................39 Bảng 2.4: Phương án kinh phí đầu tư của thành phố Việt trì theo các nhóm ngành qua các năm. ..............................................................................................................45 Bảng 2.5: Tổng giá trị và năng suất lao động của các làng nghề trên địa bàn Việt Trì giai đoạn 2012-2016 ..................................................................................................47 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về chất lượng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch làng nghề tại địa phương( ý kiến) .............................................................................65 Bảng 2.7: Kết quả ý kiến khảo sát về hoạt động tổ chức các tour du lịch và tìm hiểu làng nghề tại địa phương ...........................................................................................66 Bảng 2.8: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, du lịch tại các điểm ..................71 tham quan ở các làng nghề ........................................................................................71 Biểu đồ 2.1 Quy mô các làng có nghề ở các xã trên địa bàn thành phố Việt Trì ....41 Biểu đồ 2.2 Số lượng lao động trong làng nghề qua các năm 2012-2016 của thành phố Việt Trì. ..............................................................................................................46 Biểu đồ 2.3: Quy mô về giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu..................48 của Việt Trì năm 2016...............................................................................................48 Biểu đồ 2.4 Quy mô lao động tham gia hoạt động du lịch từ 2012 đến 2016 của thành phố Việt trì ......................................................................................................67 Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ các hoạt động du lịch làng nghề trên địa bàn .................74 thành phố Việt Trì từ năm 2012-2016 ( Tỷ đồng) ...................................................74 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CÁC TỪ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA 1 CTr-TU Chương trình của Trung ương 2 ĐA/TU Đề án của Trung ương 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 HTX Hợp tác xã 5 KH-UBND Kế hoạch của Ủy ban nhân dân 6 LĐNT Lao động nông thôn 7 NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ. 8 NĐ/TU Nghị định của Trung ương 9 PTDL Phát triển làng nghề 10 QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ 11 QĐ-UBND Quyết định của Ủy ban nhân dân 12 TT-BNN Thông tư của Bộ nông nghiệp 13 TT-BTC Thông tư của Bộ tài chính 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 UBND-CT Chương trình của Ủy ban nhân dân 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới 17 XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “ Trong những năm gần đây, các mặt hàng thuộc làng nghề ởViệt Nam ngày càng thu hút các du khách, đặc biệt là các du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa từ lâu đời và cách sáng tạo các sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Đặc biệt không thể không kể đến một trong những tỉnh có các làng nghề phát triển. Phú Thọ là tỉnh có nhiều làng nghề làm ra các sản phẩm thủ công mỹ ” nghệ độc đáo, không những đáp ứng trong sinh hoạt hằng ngày mà còn trở thành các tác phẩm nghệ thuật, mang đậm tính nhân văn và bản sắc dân tộc. Phần lớn làng nghề ở Phú Thọ đều có cảnh quan nên thơ, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa, bến nước, sân đình, chùa chiền, đền, miếu gắn liền với các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội rất thuận lợi cho việc phát triển và hội nhập của các làng nghề. Từ thực tiễn làng nghề ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọhiện nay, các hoạt động nghiên cứu nhằm tìm tòi những hướng đi đúng đắn trong công tác quản lý Nhà nước đối với phát triểncác làng nghề được tiến hành rộng rãi trên quy mô cả nước nói chung và ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọnói riêng. Xét trên phương diện lý luận, nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề là việc tìm hiểu, đánh giá về công tác quản lý Nhà nước thông qua quá trình thực hiện các yếu tố văn bản quản lý của Nhà nước và thực trạng triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề của từng địa phương. Đây chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động quản lý Nhà nước của các cấp. Xét trên phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triểncác làng nghề nhằm chỉ ra những tiềm năng kinh tế lớn từ các làng nghề (mà từ lâu đã bị lãng phí hoặc hoạt động chưa hiệu quả), xu hướng phát triển bền vững khi gắn kết giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề với hoạt động du lịch, những khó khăn trong công tác quản lý, quy hoạch, cho vay vốn… từ đó đề xuất được những giải pháp thiết thực và hiệu quả để giải quyết các vấn đề này. Mục đích cuối cùng khi nghiên cứu là phát triển kinh tế làng nghề bền vững theo các mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. 2 Xét về mặt ý nghĩa, bên cạnh các lợi ích về kinh tế như: Góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn.Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì việc đầu tư phát triển làng nghề và du lịch làng nghề cũng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát huy những bản sắc văn hoá ý nghĩa của từng vùng, miền; xây dựng cơ sở hạ tầng là thiết yếu, là phương tiện trực tiếp quảng bá các sản phẩm truyền thống độc đáo đối với từng sản phẩm. Có thể thấy, những năm vừa qua, hoạt động phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì bước đầu đã được quan tâm và tạo điều kiện phát triển, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đặc biệt trong công tác lãnh đạo quản lý. Mặc dù, ở một số địa phương, lượng khách đến giao dịch khá đông song cũng không đủ nhu cầu, do hệ thống và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phương thức làm việc chưa chuyên nghiệp, các điểm hoạt động và sản xuất, kinh doanh diễn ra một cách tự phát… dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao. Bởi vậy, những vấn đề tìm ra các phương pháp quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì để mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội bền vững là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang từng bước tiến hành hội nhập toàn diện với các nước trên thế giới. Các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề phát triển làng nghề hoặc du lịch làng nghề của từng địa phương cụ thể, chủ yếu chú trọng vào việc phát triển làng nghề các sản phẩm truyền hàng hóa thống hoặc đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề ở nhiều góc độ khác nhau và ở tầm khái quát. Trước thực tế đó tôi muốn đi sâu phân tích vấn đề quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề cụ thể hơn, chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được và những khó khăn yêu cầu cần giải quyết trong từng nội dung: Quy hoạchxây dựng và đầu tư phát triển, ban hành các chính sách, quản lý nhân sự, quản lý bảo vệ môi trường, quản lý kinh doanh dịch vụ, xúc tiến phát triển làng nghề, kiểm tra, giám sát, bảo vệ môi 3 trường và an ninh trật tự tại các làng nghề, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để đổi mới công tác quản lý và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố phố Việt Trì trong thời gian tới chính là nội dung của bản luận văn với đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ” 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì . 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa chọn lọc và phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý phát triển làng nghề có gắn với du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì sau đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý phát triển làng nghề và gắn phát triển làng nghề với du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thành phốViệt Trì trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề bao gồm việc triển khai quản lý theo các chính sách, quy định của Nhà nước và các chính sách, quy định riêng của các địa phương trên địa bàn thành phố Việt Trì. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tập trung vào hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề có gắn với du lịch làng nghề trong đó cần nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước của Thành phố Việt Trì về phát triển làng nghề về các mặt: Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề; quy hoạch và 4 đầu tư; đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực; xúc tiến phát triển các làng nghề và tổ chức các tour tham quan làng nghề; quản lý hoạt động kinh doan vàchỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm sát hoạt động quản lý nhà nước với phát triển làng nghề và đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh chính trị trật tự xã hội ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phạm vi không gian: Luận văn chú trọng nghiên cứu không gian trên địa bàn thành phố Việt Trì Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến năm 2016, đồng thời đề xuất xây dựng các giải pháp quản lý Nhà nước đối vớiphát triển làng nghề đến năm 2020. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin, tuân thủ tư tưởng phát triển vì dân, do dân của Bác Hồ và chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nông nghiệp. 4.2 Phƣơng pháp tiếp cận Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta; dựa trên các lý thuyết về kinh tế học liên quan tới quản lý lý nhà nước về phát triển làng nghề. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ” - Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp; phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (So sánh, thống kê, diễn giải, sử dụng phần mềm, biểu đồ…) và một số phương pháp khác. Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua 150 mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn kết hợp ở 52 làng nghề điển hình trong tổng sốgần 100 làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì. Số liệu thứ cấp: Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản của các làng nghề nói chung ở thành phố Việt Trì nói riêng; các báo cáo về tình hình phát 5 triển làng nghề truyền thống ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì của hiệp hội làng nghề tỉnh Phú Thọ; các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về phát triển làng nghề… Các số liệu thứ cấp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông tin tổng quan và khung lý thuyết về quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề cũng như thực trạng, kết quả, tiềm năng phát triển làng nghề ở thành phố Việt Trì trong thời gian qua. - Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm: + Phương pháp phân tích thống kê + Phương pháp phân tích so sánh 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề có gắn với du lịch làng nghề. Luận văn góp phần làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề có gắn với du lịch làng nghề ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là làm rõ những hạn chế trong công tác quản lý này tại địa phương. Luận văn cũng kiến nghị một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề có gắn với du lịch làng nghềở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Đây là tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phương để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần: Mục lục, danh mục các bảng, các hình vẽ, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề. Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì. Chương III: Các giải pháp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì. 6 7.Tổng quan nghiên cứu có liên quan Một số công trình nghiên cứu của luận văn có liên quan đến đề tài “Quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì” như sau: “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học cấp Bộ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do GS,TS Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm. H.2005. Đề tài đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về làng nghề như: khái niệm, tiêu chí, vai trò và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến nay, công trình đã đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. Báo cáo tổng quan Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ” do Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Văn Châu là chủ nhiệm, bảo vệ năm 2006. Báo cáo này đã phân tích và đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển làng nghề du lịch ở nước ta trong thời kỳ mới Tác giả Phạm Văn Hưng, Nguyễn Thanh Tú (2013) nghiên cứu về: “Giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Nghệ An và các vùng lân cận”, Báo “ các nghiên cứu khoa học, Đại học Đà Nẵng. Với việc sử dụng các lý thuyết cơ bản về du lịch và du lịch làng nghề, các tác giả tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch làng nghề ở thành phố Vinh và các vùng lân cận thông qua các phương pháp chủ yếu là thu thập và sử dụng các tài liệu khảo sát thực tế, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề đối với cá nhân, doanh nghiệp và địa phương. Luận văn này chỉ ra rằng trong tương lai gần, loại hình phát triển làng nghề sẽ trở thành loại hình sản xuất chính của thành phố Nghệ An hướng đến những mục tiêu “hiện đại, ” thân thiện với thiên nhiên và đậm chất văn hóa địa phương” Ngô Thành Trung (2014), Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế. Về lý luận: Làm rõ 7 một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Làng nghề, và quản lý nhà nước đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của một số công trình nghiên cứu kết hợp đúc rút từ thực tiễn tác giả đã đưa ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Về đánh giá thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động các làng nghề và quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2014, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của tình hình yếu kém. Về đề xuất giải pháp: Luận văn đã đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương. Trần Thị Mẫn (2016), “Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về QLNN đối với làng nghề truyền thống nói chung, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ nói riêng ở nước ta. Khảo sát, phân tích thực trạng QLNN đối với làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng làng nghề đá mỹ nghệ Non nước phát triển bền vững, tôn vinh các giá trị truyền thống, mang bản sắc vùng miền, thân thiện với môi trường và văn minh trong thương mại. Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những cách làm tốt để tăng cường QLNN đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ ở Đà Nẵng và ở các địa phương khác. Lê Thùy Dương (2016), Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đaị học Quốc gia Hà Nội. Luâ văn tổng hơp , phân tích những vấn đề lý luận và nh ng kinh nghi ệm về quản lý nhà nước đối với du lịch làng nghề dướ i góc đô điạ phương và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở Hà Nội trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các quan điểm , định hướng, 8 giải pháp chủ yếu nhằm khắc phuc nh ng tồn taị, hạn chế , nâng cao hiêụ quả công tác Quản lý Nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thủ đô Những công trình nghiên cứu trên đây tập trung về các khía cạnh phát triển làng nghề, nghề truyền thống, xây dựng khu du lịch và sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương khác nhau trên cả nước trong khoảng thời gian 2012 – 2016,thông qua những phương pháp chính là thu thập và xử lý dữ liệu và phân tích đánh giá thông tin các nghiên cứu trên đã chỉ ra được các mặt thành công cũng như hạn chế, những thuận lợi và những khó khăn trong công tác phát triển sản phẩm truyền thống, phát triển làng nghề, đồng thời đề xuất các hướng giải pháp trong thời gian tới. Kế thừa lý thuyết nghiên cứu tổng quan ở trên, luận văn xẽ đi sâu phân tích về tình hình thực hiện các chính sách của nhà nước, hiện trạng quy hoạch phát triển làng nghề, công tác đào tạo nghề, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đối với hoạt động sản xuất, thương mại của các làng nghề.Từ đó rút ra được những thành công và hạn chế đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố Việt Trì, là một trong những địa phương có quy mô các làng nghề và làng nghề truyền thống lớn nhất tỉnh Phú Thọ.Trên cơ sở đó kết hợp với những quan điểm và mục tiêu phát triển làng nghề của thành phố Việt Trì luận văn xẽ đề xuất những giải pháp công tác quản lý Nhà nước và phát triển làng nghề ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 9 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂNLÀNG NGHỀ 1.1. Một số khái niệm dùng trong luận văn nghiên cứu về quản lýNhà nƣớc đối vớiphát triển làng nghề 1.1.1. Quản lý Nhà nước Khái niệm quản lý Nhà nước theo nghĩa rộng: “Là hoạt động tổ chức và điều hành của cả bộ máy Nhà nước, bao gồm cả sự tác động tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.” (Trần Thị Minh Nguyệt, 2008) Theo cách suy nghĩ này, quản lý Nhà nước đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ". Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: “Là quá trình tổ chức và điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu và nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời các cơ quan Nhà nước nói chung cũng thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Ví dụ như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...” (Trần Thị Minh Nguyệt, 2008) Trong bản luận văn này, chúng ta hiểu khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng như sau: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy,điều hành để thực thi quyền lực Nhà “ nước, do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội, và hành vi hoạt động của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. ” 1.1.2. Làng nghề a. Khái niệm về làng nghề 10 “ Làng nghề là cầu nối giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nông thôn nước ta. ” “ Làng nghề là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào chủ trương, chính sách, quy định của từng địa phương. Mỗi khu vực, địa phương có thể có những quy định về những tiêu chí nhận dạng làng nghề khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi tình hình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tầm quan trọng của các hoạt động ngành nghề nói riêng tại địa phương. ” Làng nghề cũng được định nghĩa là “Một cộng đồng được tập trung trên một địa bàn nhỏ, ở đó, dân cư cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ, trong đó có ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng, thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó” b. Đặc điểm của làng nghề “Làng nghề gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, sự ra đời của làng nghề trước tiên được xuất phát từ một bí quyết nào đó của làng, sau này do sự phát triển của xã hội, sự đô thị hóa ở các vùng nông thôn làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp, nhu cầu việc làm trong nông thôn ngày càng nhiều.” (Ngô Trà Mai, 2008) “Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu như: do nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, do một số cá nhân trong gia đình có những kỹ năng sáng tạo ra, do học tập, nghiên cứu, do chủ trương khuyến khích phát triển nghề truyền thống để cải thiện đời sống nông thôn, do sự lan tỏa từ những làng nghề phụ cận …”(Ngô Trà Mai, 2008) “ Sự phát triển của làng nghề cùng với sự phát triển của xã hội nông thôn. Hay nói cách khác làng nghề có sự gắn bó không tách rời với nông nghiệp, nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai… ”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan