Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh phú thọ

.PDF
127
1
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VŨ THÀNH SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VŨ THÀNH SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thuý Quỳnh Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Ngô Thúy Quỳnh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Vũ Thành Sơn ii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, tôi đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài “Quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ”. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo Trƣờng đại học Hùng Vƣơng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Ngô Thúy Quỳnh đã dành thời gian, công sức tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ cùng các phòng chức năng ở các huyện trong tỉnh đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Phú Thọ, ngày tháng 12 năm 2019 TÁC GIẢ Vũ Thành Sơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vi Phần I: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................. 4 5. Đóng góp mới của luận văn .....................................................................................6 6. Kết cấu luận văn .......................................................................................................7 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................7 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ........................................................................................................................13 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ...........................................................................................................13 1.1.1. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn .......................................13 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn20 1.1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ............................................................................................ 30 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ...................................................................................................33 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc .............................................33 1.2.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới .....................................................35 1.2.3. Bài học cho tỉnh Phú Thọ .................................................................................38 iv Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................................39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................................................... 41 2.1. Khái quát điều kiện phát triển của tỉnh Phú Thọ.................................................41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội .....................................................41 2.1.2. Đặc điểm phát triển nông thôn của tỉnh Phú Thọ ............................................44 2.1.3. Tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ............................................................................................ 47 2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ 50 2.2.1. Nhân lực ở nông thôn .......................................................................................50 2.2.2. Lao động quản lý nhà nƣớc về nhân lực ở nông thôn ......................................52 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 59 2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả QLNN đối với nguồn nhân lực để phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ ....................................................................................................82 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 82 2.4.2. Hạn chế.............................................................................................................86 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................................93 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH PHÚ THỌ .....................................................................................94 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ .............94 3.1.1. Mục tiêu ...........................................................................................................94 3.1.2. Phƣơng hƣớng chủ yếu về phát triển nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ .......95 3.1.3 Định hƣớng QLNN đối với nguồn nhân lực để phát triển nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ ......................................................................................................................96 3.2. Giải pháp QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ ...............................................................................................................97 v 3.2.1. Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ ..........................................................................97 3.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ............................................................................................ 99 3.2.3. Hoàn thiện bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực .........................................................................................................103 3.2.4. Tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phƣơng cho phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ................................................104 3.2.5. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ...........................................................................................................................107 3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ...........................................................109 3.2.7.Xây dựng hệ thống thông tin về nhân lực ở nông thôn ...................................111 Tiều kết Chƣơng 3 ....................................................................................................112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................113 1. Kết luận ................................................................................................................113 2. Kiến nghị ..............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................115 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ ....................................51 Bảng 2: Chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn theo trình độ đào tạo ....................51 Bảng 3: Số lƣợng công chức, viên chức các đơn vị của Sở NN và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018 ............................................................................................................52 Bảng 4: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ nông nghiệp cấp huyện .....................................54 của tỉnh Phú Thọ năm 2018 (ĐVT: ngƣời) ................................................................ 54 Bảng 6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp ........................... 57 cấp tỉnh chia theo lĩnh vực đào tạo năm 2018 ............................................................ 57 Bảng 7: Kết quả đào tạo nhân lực ở khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ ......................84 Bảng 8: Một số chỉ tiêu hiệu quả QLNN đối với nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở Phú Thọ (giá thực tế) .............................................................................85 Bảng 7: Mục tiêu phát triển nhân lực để phát triển nông thôn...................................99 ở tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................99 Bảng 8: Dự báo nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực ở nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019- 2025 .......................................................................................................105 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Nhận diện nguồn nhân lực để phát triển nông thôn ......................................16 Hình 2: Quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực ở nông thôn .......................................22 1 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn đang là vấn đề quan trọng nhƣng việc quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với loại nhân lực này còn nhiều vấn đề lý luận chƣa đƣợc tƣờng minh. Cụ thể là nhân lực để phát triển nông thôn gồm những loại nào, họ đƣợc đào tạo chuyên môn thế nào; để có đủ nhân lực cho phát triển nông thôn thì QLNN có vai trò gì; nội dung QLNN đối với nhân lực phát triển nông thôn ra sao, công cụ quản lý nhân lực để phát triển nông thôn là gì... Đã nhiều năm nay Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nƣớc ta đã quan tâm đặc biệt đối với vấn đề tam nông (nông dân, nông nghiệp và nông thôn). Nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngày càng có xu hƣớng dôi ra (thừa ra) nhƣng lao động để phát triển nông thôn có xu thế ngày càng thiếu. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp luôn thấp hơn so với khu vực phi nông nghiệp, do đó xu hƣớng lao động di chuyển từ nông thôn ra các đô thị cũng nhƣ chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng nhiều. Ngày nay, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 46,9%, nhƣng chỉ tạo ra 18,4% giá trị tổng sản phẩm trong nƣớc. Vì thế làm thế nào để có đủ nhân lực để phát triển nông thôn mới đang là vấn đề lớn. Chính vì vậy, quản lý đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp đang là vấn đề rất đƣợc quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các địa phƣơng. Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đƣợc biết đến với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng nhƣ: Bƣởi Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, Hồng Gia Thanh.... Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh từng bƣớc phát triển, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm tăng, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi bƣớc đầu chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa và hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá nhƣ Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh 2 Sơn, Tân Sơn… Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển nông thôn mới, nhìn chung chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh: phát triển nông nghiệp chƣa bền vững, sức cạnh tranh thấp, chƣa tạo ra những vùng nguyên liệu lớn phục vụ sản xuất, chế biến nông lâm sản, thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới các hình thức sản xuất nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ và phân tán, năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh còn chậm dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức cao. Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt vẫn ở mức cao, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp chƣa thu hút đƣợc nhiều lao động. Chất lƣợng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chƣa hợp lý... Nhằm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Phú Thọ đã đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Năm 2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, đƣợc xem nhƣ kế hoạch dài hạn của tỉnh về phát triển nhân lực. Điều này cho thấy sự quan tâm chiến lƣợc của Tỉnh về quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Trƣớc tình hình nhƣ đã trình bày nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành “Quản lý kinh tế”. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Cùng với việc làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN đối với nhân lực để phát triển nông thôn sẽ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu - Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông thôn, quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. - Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. Trong đó, đặc biệt đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm 2018. - Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn và quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tƣơng lai nguồn nhân lực và quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn; làm rõ mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của thành công cũng nhƣ chƣa thành công trong quản lý 4 nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn, từ đó đƣa ra các định hƣớng, các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn của tỉnh Phú Thọ. * Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn, thời gian nghiên cứu cho giai đoạn 2015-2018 và thời gian sau đó. * Về không gian: Luận văn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ và phân tích sâu hơn địa bàn 4 huyện, thị: Thành phố Việt Trì (đại diện cho tiểu vùng đô thị công nghiệp), huyện Thanh Sơn (đại diện cho tiểu vùng núi), huyện Lâm Thao (đại diện cho tiểu vùng đồng bằng) và huyện Đoan Hùng (đại diện cho tiểu vùng trung du). 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Việc nghiên cứu Luận văn này dựa trên các quan điểm cơ bản sau đây: - Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tác giả tuân thủ quan điểm tôn trọng chân lý, tôn trọng mối quan hệ liên ngành - liên vùng. Đối với bất kỳ hệ thống kinh tế - xã hội nào đổi mới để phát triển và phát triển để có sự ổn định và có ổn định thì phát triển mới diễn ra tốt đẹp. C. Mác cho rằng, chỉ có lợi nhuận mới là động cơ - động lực để phát triển. Ông có nói đại ý rằng, nếu lợi nhuận 100% thì nhà tƣ bản phớt lờ luật pháp, còn khi lợi nhuận 300% thì có treo cổ họ vẫn làm. - Tác giả bám sát tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu của phát triển là hƣớng tới thịnh vƣợng và hạnh phúc cho ngƣời dân. Bác thƣợng tôn pháp luật và vai trò của nhà nƣớc. Nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý phát triển. 5 Trong quá trình quản lý ấy nhà nƣớc coi trọng vai trò của nhân dân cũng nhƣ coi trọng huy động sức dân trong công cuộc phát triển đất nƣớc. Bác coi trọng quy luật khách quan trong điều hành phát triển. - Tác giả căn cứ vào đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đƣờng lối về phát triển nhân lực, nông thôn nói riêng để phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa nhân lực và quản lý nhân lực để phát triển, phát hiện những bất hợp lý trong việc giải quyết mối quan hệ biện chứng này để xem xét vấn đề không rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí. 4.2. Phương pháp tiếp cận - Phƣơng pháp tiếp cận theo hệ thống: Coi QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn nhƣ là một hệ thống, đồng thời QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn đƣợc xem là một bộ phận quan trọng của QLNN ở tỉnh Phú Thọ. - Phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Sau khi làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan tiến hành đánh giá thực trạng QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. - Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng: Vấn đề nhân lực để phát triển nông thôn và QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ liên quan đến nhiều ngành, nhiều huyện thị nên phải chú ý đúng mức đến những vấn đề liên ngành, liên vùng trên địa bàn tỉnh. - Phƣơng pháp tiếp cận nhân quả: Mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo nguyên lý nhân quả để xác định nguyên nhân của những thành công và thất bại cũng nhƣ đi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. 4.3. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu 6 - Phƣơng pháp phân tích thống kê. Đƣợc sử dụng để phân tích kết quả QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn trong thời gian vừa qua; đồng thời chuẩn bị số liệu để dự báo cho những năm tới. - Phƣơng pháp phân tích và đánh giá chính sách: Quá trình nghiên cứu Luật, Nghị định và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm luận văn, giúp cho các thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện đƣợc đúng theo các quy định, làm tăng sự chính xác và độ tin cậy cho luận văn. Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nƣớc làm tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. - Phƣơng pháp chuyên gia: đƣợc sử dụng để lấy thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghiên cứu đối với các nhận định, kết luận của tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo. - Phƣơng pháp dự báo: Đƣợc sử dụng để dự báo phƣơng hƣớng QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn rồi từ đó dự báo các giải pháp phải thực hiện để nâng cao hiệu quả QLNN đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. - Phƣơng pháp quy nạp và diễn giải: Phân tích đánh giá các số liệu có sẵn, các số liệu phân tích đƣợc. Tổng hợp các số liệu đó để đƣa ra các nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông thôn, quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn: 7 Về khái niệm: nông thôn, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn, quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Vai trò và nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. 5.2. Về mặt thực tiễn Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách của tỉnh Phú Thọ trong quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Đặc biệt, là tài liệu tham khảo trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và nông thôn tỉnh, Sở Lao động, thƣơng binh xã hội tỉnh trong công tác tham mƣu cho UBND tỉnh và trong trực tiếp tổ chúc thực hiện chức năng nhiệm vụ hƣớng tới nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn của tỉnh Phú Thọ. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, các khái niệm “vốn con ngƣời” (Human capital) và “nguồn lực con ngƣời” (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kì và sau đó thịnh hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập niên 60 bởi nhà kinh tế học ngƣời Mĩ - Theodor Schoultz), sau đó vào những năm 70, 80 với sự phát triển tiếp nối của nhà kinh tế ngƣời Mĩ Gary Backer - ngƣời đã 8 từng nhận giải Nobel kinh tế năm 1992 . Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn cũng đƣợc ông giải quyết với tƣ cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nội dung và cách thức giải quyết vấn đề có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và của mỗi giai đoạn lịch sử. Từ năm 1980, nhà xã hội học ngƣời Mĩ Leonard Nadler đã đƣa ra sơ đồ quản lí nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ và 3 nội dung công tác quản lí nguồn nhân lực, gồm: 1) Phát triển nguồn nhân lực (GD-ĐT, bồi dƣỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); 2) Sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hoá sức lao động); 3) Môi trƣờng nguồn nhân lực (mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức). Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadler đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng. Christian Batal (Pháp,) trong bộ sách “Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà nƣớc” cũng đã khai thác theo hƣớng này và đƣa ra một lí thuyết tổng thể về quản lý phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, Christian Batal đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học khác (giáo dục học, dự báo, dân số học, toán học...) để đƣa ra một bức tranh hoàn chỉnh của nhiệm vụ quản lí phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu kiểm kê, đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực. Các tác giả Brian E.Becker và Markv A.Huselid cũng có sự khai thác tƣơng tự, nhƣng để phục vụ cho quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Tựu trung lại, những công trình nghiên cứu trên thế giới về quản lí phát triển nguồn nhân lực đã đi đến những kết luận khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận và xuất phát điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn rất cần những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, quản lý nguồn nhân 9 lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn nói riêng trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở nƣớc ta, tác giả Nguyễn Lộc trong bài viết: “Một số vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân lực”, đã nêu lên một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, tác giả khẳng định vai trò quyết định của nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH của một quốc gia. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực đƣợc xem xét dƣới những góc độ nhƣ đặc trƣng của phát triển nguồn nhân lực, xác định chỉ số phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực . Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) với “Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào CNH, HĐH” đã phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn trong thực hiện chiến lƣợc con ngƣời, coi nhân tố con ngƣời, phát triển con ngƣời, nguồn nhân lực con ngƣời có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần; tác giả trình bày mối quan hệ giữa GD-ĐT, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lực đất nƣớc. Từ đó xác định trách nhiệm quản lý của GD-ĐT đối với việc phát triển nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH . Vũ Văn Phúc - Nguyễn Duy Hùng (2012) trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế” tác giả đã trình bày một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực. Qua phân tích đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, tác giả đã đƣa ra những vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Phạm Thành Nghị (2007) khi nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lí nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước” đã đề cập đến những vấn đề lí luận cơ bản về nguồn nhân lực và quản lí nguồn nhân lực. Trong đó 10 phân tích hiệu quả quản lí nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lí nguồn nhân lực nƣớc ta trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Nguyễn Hữu Tiệp (2010) trong cuốn “Giáo trình nguồn nhân lực” đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực nhƣ : khái niệm, tiêu chí phân loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực. Đồng thời trình bày vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, quản lí, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chế đối với nguồn nhân lực của đất nƣớc. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Thị Bạch Mai đã nêu ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó vạch định chính sách và các giải pháp phát triển NNL của nƣớc ta ở mức độ vĩ mô. Tác giả Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình, Lƣu Đức Khải, Nguyễn Thị Hiên và Trần Toàn Thắng (2005) “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả Phạm Thành Nghị với tác phẩm “Nâng cao hiệu quả quản lí nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước”, Trần Khánh Đức với tác phẩm “Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI”... Các công trình nghiên cứu trên đây bàn về phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò của quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng trong phát triển KT-XH. Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhƣng điểm chung có thể rút ra là: khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển KT-XH; thống nhất cơ bản với các nghiên cứu của thế giới về nội dung phát triển nguồn nhân lực và đề xuất sự vận dụng, với những giải pháp sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nƣớc ta. Ngoài ra, còn có một số luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về nguồn nhân lực nông thôn và quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực mà tác giả đã tiếp cận, nhƣ: 11 Trần Thanh Bình (2003): Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. 194 tr. Luận án nghiên cứu vai trò, ý nghĩa và nội dung của đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu của án từ năm 2003 nên nhiều nội dung, quan điểm và tất cả các số liệu đƣợc sử dụng đã lạc hậu. Khi nghiên cứu luận án này, tác giả kế thừa về phƣơng pháp nghiên cứu và một số khái niệm, quan điểm, nội dung vẫn còn đúng trong giai đoạn hiện nay. Dƣơng Anh Hoàng (2008): Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Triết học. Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ. 151tr. Luận án không nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực mà tập trung về phát triển nguồn nhân lực (nghiên cứu về quy mô và chất lƣợng) phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu của luận án từ năm 2008 nên khi tiếp cận tác giả cũng sàng lọc và kế thừa về phƣơng pháp nghiên cứu và một số khái niệm, quan điểm, nội dung vẫn còn đúng trong giai đoạn hiện nay. Bùi Thị Phƣơng Thảo (2015): Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ 223tr. Tác giả tiếp cận nghiên cứu luận án chủ yếu kế thừa, tham khảo về thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Bởi luận án tập trung nghiên cứu về quy mô, chất lƣợng của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Với sự nghiên cứu công phu của TS Bùi Thị Phƣơng Thảo, nội dung luận án đề cập sâu sắc tới các đặc điểm của nông thôn hiện nay, phân tích sâu sắc về số lƣợng, trình độ, phẩm chất… của đội ngũ nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình từ năm 2012 đến năm 2015. Phạm Bách Đăng (2016): Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ 12 chuyên ngành quản lý công 115tr. Và Nguyễn Thị Kim Dung (2017): Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ 105tr. Cả hai luận văn đều nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực nhƣng đối tƣợng nghiên cứu ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác: nhân lực giáo viên trung học cơ sở và nhân lực trong các khu công nghiệp. Vì vậy khi tiếp cận tác giả kế thừa có chọn lọc những nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực nói chung: khái niệm, nội dung và một số kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực. Tóm lại, các công trình nghiên cứu chủ yếu về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, khẳng định vai trò của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong phát triển KT-XH. Một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực nhƣng đối tƣợng lại không giống với tác giả. Có thể thấy việc nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng là nội dung còn rất mới, chƣa có công trình nghiên cứu nào trùng lắp. Vì vậy, đề tài luận văn sẽ là sự khai phá của tác giả về những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh Phú Thọ, đồng thời những vấn đề đƣợc đề cập, nghiên cứu, đề xuất trong luận văn cũng sẽ trở thành tài liệu tham khảo đối với các cấp, ngành, các nhà quản lý nếu đƣợc áp dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan