Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (fdi) tỉnh hà nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (fdi) tỉnh hà nam

.PDF
89
400
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HƢƠNG GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN SANG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trần Hƣơng Giang MỤC LỤC MỞ DẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ......................................................................... 6 1.1. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ...................................................... 6 1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................... 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ............................................................................................. 29 2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Việt Nam ...................................... 29 2.2. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với FDI tại Hà Nam ................................................................................................................. 44 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI57 3.1. Quan điểm và phương hướng nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI ............................................................................................. 62 3.2. Giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý FDI ............................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện FDI tại Việt Nam, 1988-2014 . 29 Hình 2: Đóng góp FDI cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (%)............... 32 Hình 3: Đóng góp của FDI cho GDP tại Việt Nam, 1995-2014 (%).................... 33 Hình 4: Bản đồ địa chính tỉnh Hà Nam................................................................. 35 Hình 5: Biểu đồ chỉ số PCI của Hà Nam .............................................................. 49 Hình 6: Biểu đồ chỉ số thành phần của Hà Nam ................................................... 50 Hình 7: So sánh chỉ số PCI của Hà Nam trong vùng đồng bằng Sông Hồng....... 51 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GNP : Gross National Products Tổng sản phẩm quốc dân KCN : Khu công nghiệp KCX: PCI : Khu chế xuất Provincial Competitiveness Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh Indext TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN: Tiểu thủ công nghiệp TNCs : Trans national Corporations R&D : Research & Development XHCN: Nghiên cứu & phát triển Ủy ban nhân dân UBND : USD : Công ty xuyên quốc gia United States Dollar Đô la Mỹ Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách theo định hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong gần 3 thập niên qua, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu trong thu hút FDI, với vai trò của nguồn vốn này ngày càng tăng trong đóng góp tăng trưởng kinh tế (GDP), vốn đầu tư, thu ngân sách địa phương và tạo việc làm. Nguồn vốn này đã góp phần to lớn vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, hạn chế của khu vực của FDI và chính sách FDI đối với nền kinh tế Việt Nam đó là: Thứ nhất, mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho việc nâng cao năng lực công nghiệp, công nghệ Việt Nam vẫn chưa đạt được như mức cam kết (nhất là về tỷ lệ nội địa hóa) và kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Thứ hai, khung pháp lý và chính sách về mở cửa FDI và hội nhập kinh tế quốc tế tuy ngày càng được cải cách, mở cửa song quá trình này được thực hiện quá nhanh, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế, với việc ưu đãi, “chiều chuộng” một số doanh nghiệp FDI quá mức trong khi các đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế chưa tương xứng, thậm chí để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam. Đối với tỉnh Hà Nam nói riêng, FDI cũng đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm qua giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách và kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam qua các năm đều tăng nhanh trên hai con số, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 của giá trị sản xuất công nghiệp là 56%, của thu ngân sách là 66,9%, của kim ngạch xuất khẩu là 95%. 1 Trong những năm qua tỉnh Hà Nam có nhiều nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu đồng thời đáp ứng nguyện vọng của các nhà đầu tư. Chủ trương của tỉnh Hà Nam là luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cấp lãnh đạo của tỉnh Hà Nam cố gắng xây dựng hình ảnh hấp dẫn cho các doanh nghiệp nói chung và FDI nói riêng tìm nơi đầu tư. Công tác quản lý nhà nước trong thời gian qua về phương pháp lý để thu hút FDI ngày càng được hoàn thiện, tạo nhiều ưu đãi cho FDI vào Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào Hà Nam vẫn còn yếu kém hơn so với các tỉnh khác. Mặc dù chính quyền Hà Nam đã có nhiều nỗ lực để đổi mới, tuy nhiên kết quả thu hút FDI vẫn còn có nhiều hạn chế, thiếu bền vững, công tác quản lý về thu hút FDI đòi hỏi phải được hoàn thiện thêm để thu hút được nhiều vốn FDI hơn, có chất lượng hơn, điều này thể hiện tính cần thiết về nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Hà Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các vấn đề lý luận về FDI nói chung và vấn đề thực tiễn FDI ở Việt Nam đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện. Các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: - Nghiên cứu của Lê Xuân Sang và Vũ Hoàng Dương (2015): “Nhìn lại nguồn vốn FDI vào Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới: kết quả, vấn đề và định hướng chính sách”, phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, những kết quả đạt được và một số bất cập, hạn chế của khu vực FDI và chính sách của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Các tác giả cũng phân tích sâu các động cơ FDI ở Việt Nam, ảnh hưởng của chính sách FDI của Việt Nam và các lợi thế so sánh của nền kinh tế. - Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm nghiên cứu đề tài (2010) “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, nghiên cứu tác 2 động của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng phương pháp định lượng qua xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp, từ giá trị hệ số của các biến độc lập, tác giả nhận định: khi tiếp nhận đầu tư, kỳ vọng lớn nhất của nước tiếp nhận đầu tư là tác động tràn ( tác động lan tỏa) mà các nhà đầu tư mang đến. Tác động này sẽ cải thiện tình hình kinh tế và giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Phương pháp nghiên cứu này thuận tiện khi đưa ra kiến nghị dựa trên những số liệu cụ thể từ mô hình nên có độ chính xác cao. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng không đi sâu tìm hiểu thực trạng đầu tư của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại để rút ra những bài học về thành công và thất bại khi thu hút đầu tư nên những đề xuất chính sách sẽ khó áp dụng trong thực tế. - Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn trong nghiên cứu thực nghiệm:” Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng cho thấy các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư FDI vào địa phương Việt Nam gồm: nhóm động cơ về tài nguyên, nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng, nhóm động cơ về chính sách, nhóm động cơ về kinh tế… giúp định hình các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các tỉnh, không chỉ từ nước ngoài, mà còn từ các nhà đầu tư trong nước, bằng việc vận dụng khái niệm marketing địa phương trong thu hút đầu tư. Tác giả đã cụ thể hóa phương pháp tiếp thị địa phương vào trong thu hút đầu tư ở Việt Nam thông qua các nhóm động cơ, đây là một nghiên cứu dùng phương pháp định tính nên cũng chỉ giới hạn trong những kiến nghị mang tính chủ quan của người khảo sát và ý kiến của các doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên tâm về chính sách thu hút FDI vào Hà Nam theo cách tiếp cận quản lý kinh tế. Nghiên cứu này nhằm lấp kín cho khoảng trống nghiên cứu này. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp, đổi mới quy định, chính sách thu hút FDI vào tỉnh Hà Nam thông qua đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Hà Nam cũng như kết quả hạn chế trong chính sách thu hút FDI vào Hà Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài này bao gồm: - Đánh giá vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả FDI. - Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quản lý nhà nước đối với FDI vào Hà Nam - Đề xuất các giải pháp để thu hút FDI vào tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu về đề tài này là nghiên cứu pháp luật, chính sách và định hướng của Nhà nước trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả thu hút và chính sách FDI vào Hà Nam giai đoạn (2011-2015) với một dung lượng ít hơn thì đề tài cũng đánh giá kết quả thu hút FDI vào Việt Nam nói chung. Về thời gian nghiên cứu từ năm 1987 - 2014( đối với Việt Nam) và năm 2011 -2015( đối với Hà Nam). Giải pháp cho giai đoạn 2016-2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phương pháp thống kê, tổng hợp, mô tả, được sử dụng để đánh giá tình hình thu hút FDI nói chung và đặc biệt là Hà Nam trên các dữ liệu thống kê theo 4 thời gian từ các nguồn tin cậy và chính thức như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệo Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam và UBND tỉnh Hà Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vai trò FDI đối với nước nhận đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng tới FDI. Ý nghĩa thực tiễn: Giúp UBND tỉnh Hà Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, đổi mới hoàn thiện chính sách, khung pháp lý thu hút FDI vào địa bàn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chƣơng II :Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam Chƣơng III: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư FDI tại Hà Nam trong thời gian tới. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.1.Khái niệm và tính tất khách quan của FDI * Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng vốn là một chủ thể; có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lí, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn bỏ ra. Có nhiều các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tuỳ gốc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phù và đa dạng. Theo tác giả, FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đúng chủ sở hữu, tự trực tiếp quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. * Những đặc điểm cơ bản của FDI: Thứ nhất, FDI hoạt động theo nguyên tắc thị trường, hơn thế nữa, là thị trường mang tính chất và quy luật của thị trường quốc tế. Do điều kiện cạnh tranh quốc tế các nhà đầu tư phải tính toán kỹ khả năng, điều kiện thị trường để thu lợi nhuận. Họ sẽ không hoặc sẽ đầu tư hạn chế vào những dự án mà hiệu quả kinh tế không rõ ràng và kém hấp dẫn. Do vậy, một trong những yêu cầu quản lý nhà nước là phải tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu đầy đủ và rõ ràng các thông tin về đường lối, chính sách của nhà nước về pháp luật, thị trường, đối tác và những quy định cụ thể khác đối với FDI. 6 Thứ hai, FDI là hoạt động của khu vực tư nhân nước ngoài, với quyền sở hữu và quyền quản lý. Động cơ của nhà đầu tư nước ngoài khác với mục tiêu của nước chủ nhà. Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến những vấn đề thiết thực như thuế, giá thuê các loại, chi phí sản xuất và cuối cùng là lợi nhuận thực tế.Trong khi đó nước nhận đầu tư lại quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Do vậy quản lý nhà nước về FDI phải tạo điều kiện cho cả 2 lợi ích này dung hoà được với nhau, bằng các chính sách hướng dẫn cụ thể và hấp dẫn đồng thời không áp đặt, ép buộc một cách chủ quan, duy ý chí. Thứ ba, FDI phần lớn do các công ty xuyên quốc gia tiến hành. Lý thuyết và kinh nghiệm cho thấy các công ty này có lợi thế về vốn uy tín, nhãn hiệu, mạng lưới thị trường… Vì vậy, việc thu hút các công ty này là cần thiết. Đồng thời cần có biện pháp thu hút tối đa lợi thế của họ như công nghệ, bí quyết quản lý, kinh doanh. Thứ tư, FDI được thực hiện thông qua các dự án đầu tư. Quy trình hoạt động dự án FDI có nhiều đặc điểm khác với quy trình của các loại dự án khác. Quy trình này bắt đầu từ việc chuẩn bị dự án, lựa chọn đối tác, đàm phán, lập hồ sơ, ký kết, xin giấy phép cho việc triển khai và đưa dự án vào hoạt động. Sự phức tạp này đòi hỏi cần có một cơ quan quản lý nhà nước đủ chuyên nghiệp để theo dõi, hỗ trợ cho dự án hoạt động thành công. 1.1.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư FDI đối với các nước đang phát triển là những nước nhận đầu tư như Việt Nam có những vai trò sau đây: Thứ nhất là về vốn đầu tư: FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập 7 thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nghẽn” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Do đó, vốn nước ngoài thường được kỳ vọng là một “cú hích” để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa, luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn. Theo mô hình “ Hai khoảng thiếu hụt (two-gap momel)”của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: (1) Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là: “ Thiếu hụt tiết kiệm”. (2) Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là: “ Thiếu hụt thương mại”. Hầu hết ở các nước đang phát triển đều có hai khoảng thiếu hụt trên rất lớn, vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI. Thứ hai là về tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước nhận đầu tư là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn 8 vốn trong nước; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. Thứ ba là chuyển giao và phát triển công nghệ: FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước nhận đầu tư. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCS), dưới các hình thức: Chuyển giao trong nội bộ giữa công ty mẹ và các chi nhánh, chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting. Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với 9 điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình. Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng. Thứ tư là phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong 10 các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà FDI đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức có bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài). FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các khoá học chính quy, không chính quy, và học thông qua làm. Tóm lại, FDI đem lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Đây là một tác động kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao đông, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật công nghệ của nước đó. Thứ năm là thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới: Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh tế. Mối quan hệ này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập khẩu bổ sung các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới. Bởi vì, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn. Thứ sáu là liên kết các ngành công nghiệp: 11 Liên kết giữa các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá trị hàng hoá (tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào), dịch vụ trao đổi trực tiếp từ các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà.Việc hình thành các liên kết này là cơ sở quan trọng để chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. Cụ thể, qua các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất và mẫu mã hàng hoá…). Sau một thời gian nhất định các doanh nghiệp trong nước có thể tự xuất nhập khẩu được. Cuối cùng là các tác động quan trọng khác: Ngoài những tác động kể trên, FDI còn tác động đáng kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như: chất lượng môi trường, cạnh tranh và độc quyển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài, nhất là trong các ngành khai thác và chế tạo, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển.Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều TNCs chú trọng và tích cực bảo vệ môi trường, nhiềi khi hơn cả các công ty nội địa. Bởi vì, quy trình sản xuất của họ thường được tiêu chuẩn hoá cao nên dễ đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước chủ nhà. Hơn nữa, các TNCs thường có tiềm lực tài chính lớn do đó có điều kiện thuận lợi trong xử lý các chất thải và tham gia góp quỹ, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường. FDI tác động mạnh đến cạnh tranh và độc quyền thông qua việc thêm vào các đối thủ cạnh tranh hoặc sử dụng sức mạnh của mình để khống chế thị phần ở nước chủ nhà.Từ thúc đẩy cạnh tranh, FDI góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ có FDI, cơ cấu nền kinh tế của nước chủ nhà chuyển dịch nhanh chóng 12 theo chiều hưóng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, khai thác trong GDP. FDI là một trong những hình thức quan trọng của các hoạt động kinh tế đối ngoại và nó có liên quan chặt chẽ đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội của các quốc gia, do đó sự phát triển của lĩnh vực này thúc đẩy sự hoà nhập khu vực và quốc tế của nước chủ nhà. Bên cạnh tác động đến các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, FDI còn tác động đến các khía cạnh quan trọng khác của đời sống văn hoá, xã hội và chính trị của nước chủ nhà. + Đối với văn hóa- xã hội Văn hoá- xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của mỗi quốc gia. Khi tiếp nhận FDI, có nghĩa là nước chủ nhà đã mở cửa giao lưu với nền văn hoá các dân tộc trên thế giới. ĐTNN tác động mạnh vào mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc của dân tộc và tiếp nhận nền văn hoá bên ngoài ở các mặt quan trọng như: đổi mới tư duy; thái độ và đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tập quán; giao tiếp ứng xử; bình đẳng giới và các vấn đề xã hội. Chất lượng của tư duy là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Đổi mới tư duy tức là đổi mới cách nghĩ, cách làm. FDI tác động rât tích cực vào quá trình này thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại, những lao động làm việc trong các công ty nước ngoài, tiếp xúc với công nghệ hiện đại và gián tiếp tạo ra trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, một lối nghĩ mới có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và chất lượng lao động của mỗi cá nhân. Do hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, những người làm việc trong các dự án ĐTNN phải có thái độ nghiêm túc với công việc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng. Nhờ đó, góp phần quan trọng hình thành nên phong cách kinh doanh có văn hoá. Đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể lối sống, tập quán của các tầng lớp dân cư theo kiểu hiện đại, tiêu dùng công 13 nghiệp. Tác phong công nghiệp đã buộc người lao động phải tiết kiệm thời gian cho gia đình và sinh hoạt cá nhân. Đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến văn hoá giao tiếp, ứng xử ở nước chủ nhà. Những người làm việc trong khu vực ĐTNN hoặc có quan hệ với các công ty nước ngoài thường có phong cách giao tiếp lịch sự và thái độ ứng xử hoà nhã, tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng. Phong cách này dần đần lan toả ra các cá nhân trong toàn xã hội. + Đối với chủ quyền an ninh quốc gia ĐTNN chủ yếu được thực hiện bởi TNCs có tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ và mạng lưới phân phối trên phạm vi toàn cầu. Do đó, khi tiếp nhận ĐTNN các nước đang phát triển rất lo ngại trước sức mạnh của các công ty này có thể can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ, đe doạ đến an ninh chính trị và làm lũng đoạn nền kinh tế của mình. Về mặt lý thuyết, ĐTNN có đe doạ đến an ninh kinh tế của nước chủ nhà thông qua thao túng một số ngành sản xuất quan trọng, những hàng hoá thiết yếu hoặc đẩy mạnh đầu cơ, buôn lậu, rút chuyển vốn đi nơi khác…Vì mục tiêu theo đuổi lợi nhuận cao, nên không loại trừ một số TNCs có thể can thiệp một cách gián tiếp vào các vấn đề chính trị của nước chủ nhà. Do đó, đảm bảo tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong các chính sách, luật pháp thu hút ĐTNN của nước chủ nhà. Hơn nữa, mặc dù có tiềm lực mạnh nhưng các TNCs là những nhà kinh doanh và tài sản lại bị phân tán ở nhiều nước, trong khi đó nước chủ nhà lại có quân đội và các sức mạnh cần thiết để đảm bảo chủ quyền quốc gia. Tuy có những đóng góp tích cực không thể phủ nhận đối với những nước đang phát triển như đã kể trên nhưng ĐTNN vẫn còn những hạn chế: chuyển giao công nghệ cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, giá cả đắt hơn thực tế; sản xuất và quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người như ( rượu, bia, nước giải khát có 14 ga, thuốc lá, thực phẩm sử dụng nhiều hoá chất…); xúc phạm nhân phẩm người lao động, khai thác cạn kiệt sức lao động của người làm thuê; làm tăng khoảng cách giầu nghèo giữa các cá nhân, giữa các vùng. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI Các nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI bao gồm: - Một là về môi trường chính trị- xã hội: Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặt khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, sự bất ổn chính trị ở Nga trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng...Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đích riêng. Rõ ràng, trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư. - Hai là về sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan