Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái

.PDF
112
1
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM DUY QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM DUY QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Thanh Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận văn, số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, bản luận văn này là nỗ lực học tập và nghiên cứu, kết quả làm việc của cá nhân tôi. Phú Thọ, ngày tháng 6 năm 2021 Tác giả Phạm Duy Quang ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chƣơng trình Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới TS. Đặng Văn Thanh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị của tỉnh Yên Bái: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/phòng Kinh tế các huyện, thị, xã, thành phố, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, cán bộ và thành viên của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ trong thời gian vừa qua. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Phú Thọ, ngày tháng 6 năm 2021 Tác giả Phạm Duy Quang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................7 5. Đóng góp mới của Luận văn ...................................................................................9 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................10 7. Tổng quan nghiên cứu của luận văn .....................................................................11 NỘI DUNG LUẬN VĂN .........................................................................................13 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ........................................13 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế tập thể và quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................................................13 1.1.1. Một số khái niệm, nội dung liên quan .............................................................13 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp .........................................20 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................................................26 1.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp ............28 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với các hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................................................................................30 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ..............................................................30 1.2.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nƣớc đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................................................................................................33 iv CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ...............................................35 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Yên Bái......................................................35 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................35 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................38 2.1.3. Thực trạng các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................40 2.2. Thực trạng QLNN đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...................52 2.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả QLNN đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua ......................................................................................69 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái...............................................................................75 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ..............78 3.1. Bối cảnh chung tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với các hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................................................78 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ..............................................................................................78 3.1.3. Bối cảnh phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái .................................................79 3.2. Định hƣớng phát triển đối với vấn đề phát triển các HTXNN ...........................80 3.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái ................................80 3.2.3. Định hƣớng phát triển chuỗi giá trị nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.....................................................................................................................82 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................................................................................83 3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền ...............................................................................83 3.3.2. Giải pháp về ban hành Cơ chế chính sách hỗ trợ và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................................................85 3.3.3. Xây dựng chƣơng trình, dự án mang tính đột phá hỗ trợ phát triển hợp tác xã ...................................................................................................................................86 3.3.4. Giải pháp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Yên Bái ....................................................88 v 3.3.5. Giải pháp củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể, hợp tác xã ........................................................91 3.3.6. Tăng cƣờng năng lực quản trị, đổi mới phƣơng thức sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã ..........93 3.3.7. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ................................................................94 3.3.8. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ............95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................97 1. Kết luận .................................................................................................................97 2. Kiến nghị ...............................................................................................................98 DANH MỤC THAM KHẢO ..................................................................................101 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: So sánh đặc điểm mô hình HTXNN kiểu cũ và kiểu mới ...........................15 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh năm 2019 ....................39 Bảng 2.2: Số lƣợng và tình hình hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 ...........................................................................................43 Bảng 2.3. Số lƣợng HTXNN phân theo địa bàn huyện/thị xã/thành phố .................46 Bảng 2.4. Kết quả tham gia liên kết thực hiện chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ...............................................................................................48 Bảng 2.5. So sánh một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh năm 2020 so với 2018 ....................................................................50 Bảng 2.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các HTXNN ..................................62 Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý về nội dung QLNN .....................63 đối với HTXNN giai đoạn 2018-2020 ......................................................................63 Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về nội dung QLNN .....................................64 đối với HTXNN giai đoạn 2018-2020 ......................................................................64 Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý về nội dung QLNN .....................................66 đối với HTXNN giai đoạn 2018-2020 ......................................................................66 Bảng 2.10. Tình hình triển khai chính sách, vai trò QLNN của ...............................67 chính quyền đối với sự phát triển HTXNN ...............................................................67 Bảng 2.11: Tình hình triển khai chính sách, vai trò QLNN của ...............................68 chính quyền đối với sự phát triển HTXNN ...............................................................68 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái ..................................................................35 Hình 2. Số lƣợng HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái phân theo ngành nghề năm 2020 ...........................................................................................................................45 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ HTX Hợp tác xã QLNN Quản lý nhà nƣớc KTTT Kinh tế tập thể NTM Nông thôn mới MTQG Mục tiêu quốc gia PTNT Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp NN Nhà nƣớc KT-XH Kinh tế - xã hội THT Tổ hợp tác 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, Hợp tác xã (HTX) là mô hình tổ chức sản xuất đã đƣợc hình thành cách đây trên 200 năm, sự phát triển HTX mang lại giá trị cao về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Đây là loại hình tổ chức phổ biến ở nhiều nƣớc châu Âu, châu Mỹ và gần đây là châu Á. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có HTX. Việc phát triển KTTT đã có góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nƣớc. Chỉ riêng lĩnh vực KTTT đã đóng góp vào GDP của cả nƣớc xấp xỉ 5%/năm (Liên Minh HTX Việt Nam - VCA, 2020). Ngoài ra, các HTX còn có nhiều đóng góp quan trọng thông qua tác động tới kinh tế của hơn 6 triệu thành viên, HTX thành viên. Bên cạnh đó, việc phát triển HTX góp phần to lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho thành viên, ngƣời lao động. Việc phát triển HTX còn góp phần đạt tiêu chí trong 19 tiêu chí xây dựng NTM (tiêu chí số 13 - tiêu chí về phát triển sản xuất). Hiệu quả hoạt động của HTX góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân, giúp nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ đói, nghèo của ngƣời dân nhất là khu vực nông thôn. Kể từ khi Quốc hội thông qua Luật HTX năm 2012 và Kết luận số 56KL/TW của Bộ Chính trị ngày 21/02/2013 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực KTTT, HTX đã có chuyển biến mạnh mẽ, nhiều HTX kiểu mới đƣợc hình thành, các HTX kiểu cũ hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả đƣợc giải thể. Các HTX hoạt động ngày càng có hiệu quả cao, số lƣợng và chất lƣợng HTX ngày càng tăng lên. Đặc biệt, từ năm 2016 trở lại đây, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, có nhiều chính sách mang lại hiệu quả tích cực đến phát triển KTTT, HTX. Các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm vào cuộc, tập trung 2 nỗ lực, cố gắng nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật HTX 2012. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đƣợc quán triệt cụ thể: Nghị quyết số 32/2016/QH14 của Quốc hội ngày 23/11/2016 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27/4/2018 phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTXNN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn… Những văn bản này đã góp phần tạo điều kiện các đơn vị, doanh nghiệp đầu tƣ, xây dựng theo hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, có thể tham gia vào các chƣơng trình mục tiêu, các đề án trọng điểm (Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP…) góp phần tạo điều kiện cho HTX hoạt động hiệu quả, bền vững. Trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng bình quân của lĩnh vực HTX là 3,83%/năm. Trong giai đoạn 2011-2020, số HTX đƣợc thành lập thêm là 16.190 HTX, giải thể khoảng 8.328 HTX [Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020]. Nhất là từ năm 2013 đến nay, đặc biệt sau khi có Luật HTX năm 2012, số lƣợng HTX mới tăng từ 1.159 HTX và đến năm 2020, số HTX thành lập mới ƣớc 2.175 HTX. Nếu nhƣ ở năm 2011 chỉ có 491 HTX thành lập mới thì đến 2020 cả nƣớc ƣớc có 2.175 HTX thành lập mới (tăng gấp 4,3 lần so với năm 2011). Đặc biệt, số lƣợng các HTX tăng mạnh hơn vào giai đoạn 2016-2020 do đây là giai đoạn Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, có nhiều chính sách nổi bật trong chỉ đạo phát triển KTTT, HTX. Ƣớc tính đến 31 tháng 12 năm 2020 cả nƣớc có 26.112 HTX; trong đó, HTXNN là 17.462, khoảng 8.650 HTX phi nông nghiệp (4.544 HTX tiểu thủ 3 công nghiệp, DVTM; 1.700 HTX giao thông - vận tải; 1.075 HTX xây dựng; 1.182 Quỹ tín dụng; 149 HTX lĩnh vực khác), so với năm 2011, số lƣợng HTX tăng gần 7.487 HTX (khoảng 40%) [Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020]. Tỉnh Yên Bái là một trong số các tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ. Diện tích của tỉnh là 6.887,67 km2. Có 9 đơn vị cấp huyện trên địa bàn gồm: 01 thành phố (thành phố Yên Bái); 01 thị xã (thị xã Nghĩa Lộ) và 07 huyện (H. Yên Bình, H. Trấn Yên, H. Lục Yên, H. Văn Yên, H. Trạm Tấu, H. Mù Cang Chải, H. Văn Chấn). Trong đó có 02 huyện vùng cao: huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo của cả nƣớc theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ; Thực hiện Nghị quyết số 871/NQ-UBNTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về sát nhập đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái từ 157 xã giảm xuống còn 150 xã trong đó có: 80 xã đặc biệt khó khăn, 814 thôn, bản đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo 11,56%. Theo số liệu năm 2019, dân số của tỉnh Yên Bái đạt 823.034 ngƣời, bao gồm dân số thành thị 163.260 ngƣời, chiếm 19,84%; dân số nông thôn 659.774 ngƣời chiếm 80,16%. Trong đó nam: 414.067 ngƣời, chiếm 50,31%, nữ: 408.967 ngƣời. Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2019 là 119 ngƣời/km2, cao nhất là thị xã Nghĩa Lộ: 1.045 ngƣời/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu: 46 ngƣời/km2.; số ngƣời trong độ tuổi lao động là trên 510 ngàn ngƣời (chiếm hơn 64% dân số) [Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020]. Kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn đã đóng góp to lớn trong phát triển KT-XH của tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng Yên Bái lần thứ 18, đã khẳng định: Tỉnh tiếp tục lấy sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 4 và phát triển nông thôn làm nền tảng để tạo đà phát triển kinh tế xã hội bền vững trong những năm tới. Sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, ngày 03/7/2017 UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 1218/QĐUBND về việc phê duyệt Đề án củng cố, phát triển HTX, THT giai đoạn 2017 – 2020, định hƣớng đến 2030. Trong Quyết định nêu nhiều nội dung hỗ trợ đối với HTX, THT nhƣ: thành lập mới HTX, THT; đầu tƣ kết cấu hạ tầng, xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ vốn giống.... Việc triển khai thực hiện các nội dung chính sách đã giúp phát triển lĩnh vực KTTT, HTX của tỉnh; số HTX, THT thành lập thêm trên địa bàn tăng nhanh trong thời gian qua. Tổng số HTX toàn tỉnh là 465 HTX, số HTX tăng 143 HTX (khoảng 44,4%) so với năm 2011 (năm 2011 là 322 HTX). Đóng góp của khu vực KTTT năm 2020 là khoảng trên 36 tỷ đồng, tăng 15,1 tỷ đồng (khoảng 72,2%) so với năm 2011 (năm 2011 là 20,9 tỷ đồng). [Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái năm 2020]. Sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực, có thể thấy rằng trên địa bàn tỉnh các HTX kiểu mới hoạt động ƣu việt hơn so với HTX kiểu cũ, ngày càng có nhiều HTX tổng hợp, đa ngành; các HTX hoạt động hiệu quả, ngày càng có nhiều liên kết, áp dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả, là gƣơng điển hình tiên tiến trong phát triển HTX, có thể kể đến nhƣ: HTX DVTH Kiến Thuận, Văn Chấn; HTX DVTH Kiên Thành, HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; HTX Thái Sơn – Lục Yên;... . các HTX này đều có sản phẩm phát triển, liên kết bền vững, các sản phẩm xuất khẩu sang nƣớc ngoài, một số sản phẩm đƣợc đánh giá, phân hạng đạt 3-4 sao OCOP. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt đƣợc, việc QLNN về KTTT, HTX còn nhiều bất cập, chƣa hiệu quả, một số nơi các cấp chính quyền buông lỏng 5 quản lý, chƣa thực hiện đầy đủ các nội dung QLNN về KTTT, HTX theo đúng quy định của luật pháp. Trong việc thực hiện tổng hợp báo cáo, thống kê giữa các đơn vị quản lý và địa phƣơng chƣa đƣợc tốt nên rất khó khăn trong việc tổng hợp. Cán bộ QLNN về KTTT, HTX các cấp chƣa đƣợc tham gia nhiều các khóa đào tạo chuyên sâu. Các HTX có liên kết chặt chẽ theo chuỗi, hoạt động bền vững đáp ứng nhu cầu thị trƣờng ngày càng cao còn ít. Các HTX trong quá trình hoạt động khó khăn khi tiếp cận một số chính sách nhƣ: chính sách liên quan đến đất đai, chính sách liên quan đến tín dụng.... do đó, các HTX gặp nhiều khó khăn cho đầu tƣ mở rộng hoạt động. Mô hình HTX nhỏ, ít thành viên tham gia, chƣa thực sự năng động, sản phẩm làm ra sức cạnh tranh còn kém, chƣa theo kịp với cơ chế thị trƣờng; nhiều HTX chƣa thể hiện rõ theo đúng mô hình HTX kiểu mới, lợi ích đem lại cho thành viên còn hạn chế do đó không thu hút đƣợc nhiều thành viên tham gia. Việc QLNN về HTX còn chồng chéo từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt chƣa có sự quan tâm của chính quyền cấp xã đối với loại hình này. Đối với địa bàn tỉnh Yên Bái, đến nay chƣa có tác giả nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực KTTT đặc biệt là HTXNN. Để phân tích, đánh giá rõ thực trạng của HTXNN trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, hạn chế từ đó đƣa ra những giải pháp áp dụng vào thực tiễn trong những năm tiếp theo để có thể nâng cao hiệu quả QLNN đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ sự cần thiết đó, tôi thực hiện đề tài Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về HTXNN và quản lý NN (QLNN) đối với lĩnh vực HTXNN, luận văn phân tích, đánh giá rõ thực trạng hiện nay của HTXNN trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, hạn chế sau đó nghiên cứu 6 đƣa ra những giải pháp áp dụng vào thực tiễn trong những năm tiếp theo để có thể nâng cao hiệu quả QLNN đối với HTXNN tại tỉnh Yên Bái. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về HTXNN và QLNN về HTXNN trên địa bàn cấp tỉnh; - Đánh giá chung về thực trạng QLNN của các cấp, các ngành về hoạt động của HTXNN tại tỉnh Yên Bái. - Đƣa ra các giải pháp nhằm áp dụng vào thực tiễn từ đó nâng cao hiệu quả QLNN về HTXNN tỉnh Yên Bái. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu: HTXNN và QLNN về HTXNN tỉnh Yên Bái. * Đối tƣợng điều tra: Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện (Phòng Kinh tế thành phố/thị xã), Liên minh HTX tỉnh, phòng Kế hoạch – Tài chính các huyện và một số cơ quan, đơn vị liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về thời gian + Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn 2018-2020, điều tra thông tin sơ cấp về các HTXNN trong năm 2020. + Đánh giá QLNN về HTXNN từ năm 2018 đến năm 2020. + Đƣa ra chiến lƣợc phát triển HTXNN giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030. 3.2.2 Về không gian Nghiên cứu về HTXNN tại các huyện/thị xã/thành phố tỉnh Yên Bái. 3.2.3. Về nội dung Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về HTXNN, đánh giá hiện 7 trạng, định hƣớng chiến lƣợc, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực HTXNN trên địa bàn tỉnh. 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Khi xây dựng Luận văn, tác giả đã bám sát quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về kinh tế hộ và kinh tế tập thể (THT, HTX, HTXNN),…đồng thời kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với các HTXNN từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố. Bên cạnh đó, tác giả tiếp cận với những lý luận QLNN về phát triển HTXNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngành nông nghiệp, CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đề tài còn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận về KTTT nói chung, HTX và HTXNN nói riêng và các kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phƣơng về hệ thống tổ chức HTX nông nghiệp và hoạt động QLNN về HTX nông nghiệp. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng một cách linh hoạt các phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng để thấy đƣợc mối quan hệ giữa HTXNN và các loại hình kinh tế khác, mối quan hệ của các HTXNN ở tỉnh Yên Bái với các HTXNN và các chủ thể khác ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: + Thu thập số liệu từ các nguồn: - Tác giả thu thập số liệu từ các Báo cáo, Kế hoạch,... của các sở, ngành, đoàn thể liên quan đến HTX nhƣ: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; UBND tỉnh Yên Bái, Sở nông nghiệp và PTNT, Cục thống kê tỉnh, Liên minh 8 HTX, các phòng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn các huyện (Phòng Kinh tế của thị xã, thành phố) trong tỉnh. - Ngoài ra tác giả còn tham khảo thông tin từ giáo trình giảng dạy về HTX của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các bài báo, báo cáo... chuyên đề về QLNN đối với lĩnh vực HTXNN. - Bên cạnh đó tác giả đã phát phiếu khảo sát đối với 100 thành viên của 100 HTXNN trên địa bàn qua các hội nghị, chƣơng trình tập huấn, khảo sát gián tiếp qua điện thoại... Số liệu đƣợc tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 - tháng 9/2020. Trong phiếu khảo sát có nêu cụ thể các thông tin liên quan đến HTX nhƣ: tên HTX, ngƣời đại diện, số điện thoại, năm thành lập, loại hình HTX, quy mô, doanh thu... và một số câu hỏi đánh giá về hoạt động QLNN đối với HTXNN, khó khăn vƣớng mắc của HTXNN trên địa bàn tỉnh. - Ngoài phiếu khảo sát dành cho thành viên HTX thì tác giả có phiếu khảo sát cho 30 cán bộ của một số cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan đến HTX trên địa bàn nhƣ cán bộ tại Liên minh HTX tỉnh, Chi cục PTNT tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái. + Phƣơng pháp Phân tích thống kê: Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê, đánh giá thông tin thu thập đƣợc sau đó so sánh, tổng hợp đánh giá số liệu nhằm mục đích đánh giá, có cái nhìn chung nhất về hiệu quả QLNN đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. + Phƣơng pháp tiếp cận thể chế, nghiên cứu các nội dung luật pháp nhà nƣớc liên quan đến HTXNN: Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích và đánh giá chính sách đối với HTXNN. 9 4.3. Khung nghiên cứu và quá trình nghiên cứu của luận văn 4.3.1. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của đề tài Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhƣ sau: QLNN đối với HTXNN Nhân tố ảnh hƣởng đến Hiệu quả QLNN đối với HTXNN Nhóm nhân tố bên trong Mục tiêu của QLNN đối Với HTXNN - Thi hành pháp luật đối với HTXNN; Lập kế hoạch phát triển đối với HTXNN - Đảm bảo các nguồn lực cho phát triển HTXNN Thực hiện kế hoạch - Hoàn thành các kế hoạch, chiến lƣợc phát triển HTXNN trong giai đoạn tiếp theo Nhóm nhân tố bên ngoài Tiến hành việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với QLNN về HTXNN Nguồn: Tác giả luận văn lập tháng 10 năm 2020 Nhìn vào khung nghiên cứu trên có thể thấy tác giả đã đi từ việc phân tích các nhân tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả QLNN đối với HTXNN từ đó xây dựng các nội dung QLNN đối với HTXNN nhằm hoàn thành mục tiêu của hoạt động QLNN đối với các HTXNN. 5. Đóng góp mới của Luận văn 5.1. Về lý luận Các nội dung của Luận văn đã nêu rõ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng 10 và Nhà nƣớc về lĩnh vực KTTT đặc biệt là đối với HTXNN. Luận văn góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với KTTT nói chung và HTXNN nói riêng. Làm sáng tỏ các vấn đề về kết quả và hiệu quả QLNN đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời luận văn của tác giả đã nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng của HTXNN trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, hạn chế từ đó đƣa ra những giải pháp áp dụng vào thực tiễn trong giai đoạn 2021-2025 để có thể nâng cao hiệu quả QLNN đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 5.2. Về thực tiễn - Trong luận văn đã chỉ ra những điểm còn tồn tại của QLNN trong lĩnh vực HTXNN tại Yên Bái. - Phân tích làm rõ hiện trạng, ƣu điểm, hạn chế từ đó đƣa ra giải pháp thiết thực có hiệu quả cao cho QLNN lĩnh vực HTXNN tỉnh Yên Bái. - Trong giai đoạn 2021-2025, đƣa ra giải pháp có căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch, chủ trƣơng, chính sách về QLNN và phát triển HTXNN có thể áp dụng tại địa phƣơng nhƣ: Xây dựng một số chƣơng trình, đề án mang tính đột phá; tăng cƣờng hợp tác quốc tế về phát triển KTTT, HTX; củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả QLNN về KTTT, HTX.... 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn của tác giả gồm: phần mở đầu, nội dung và kết luận. Nội dung gồm 3 chƣơng. Các chƣơng trong nội dung của luận văn bao gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với Hợp tác xã nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn; Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Yên Bái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan