Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã bà rịa tỉnh bà rịa - vũng...

Tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã bà rịa tỉnh bà rịa - vũng tàu

.PDF
124
129
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI MAI VĂN HOA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỊ Xà BÀ RỊA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI – 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần ñã trích dẫn)./. Tác giả luận văn Mai Văn Hoa Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết cho phép tôi ñược cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm và các thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh ñã tận tình hướng dẫn, ñóng góp ý kiến quý báu ñể tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thị ủy, UBND, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa và các cơ quan của Thị xã Bà Rịa ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu ñề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè và những người thân ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi thực hiện luận văn này./. Bà Rịa Vũng Tàu, ngày tháng năm 2011 Tác giả luận văn Mai Văn Hoa Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi 1 MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 ðối tượng nghiên cứu 3 1.4 Nội dung nghiên cứu 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NSNN VÀ QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC 2.1 4 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước 4 2.1.1 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước 4 2.1.2 Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 16 2.1.3 Sự cần thiết của cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước 24 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN và quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước 29 2.2.1 Sự ra ñời và phát triển của Kho bạc Nhà nước 29 2.2.2 Sự ra ñời và phát triển của Kho bạc Nhà nước Việt Nam 31 2.2.3 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 41 2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ở Việt Nam 53 3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63 3.1 Giới thiệu về thị xã Bà Rịa và kho bạc nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 63 iii 3.1.1 Giới thiệu về ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 63 3.1.2 Giới thiệu tổng quan về Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa 71 3.2 Phương pháp nghiên cứu 75 3.2.1 Khung phân tích 75 3.2.3 Phương pháp phân tích 76 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 4.1 78 Thực trạng quản lý quỹ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã Bà Rịa 78 4.1.1 Công tác quản lý thu nộp NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa 81 4.1.2 Công tác quản lý kiểm soát chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa 91 4.2 Giải pháp ñổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 4.2.1 Cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt ñộng KBNN: 4.2.2 107 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và công khai hóa các thủ tục hành chính về quản lý thu chi NSNN 4.2.4 105 Công tác ñào tạo cán bộ KBNN và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện nghiệp vụ của cán bộ KBNN 4.2.3 105 109 Khai thác hiệu quả chương trình thu thuế trực tiếp TCS; chương trình Tabmis và mở rộng phạm vi, ñịa bàn thu thuế trực tiếp qua KBNN 4.2.5 109 Tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung thực hiện hiện ñại hóa làm ñộng lực cho cải cách và ñổi mới hoạt ñộng KBNN 110 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 5.1 Kết luận 111 5.2 Kiến nghị 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BR-VT CN CNH – HðH CNH CSDL ðP HðH KB KBNN KT–XH KT KBKTKB KTKB KTT MLNS NHNN NHTM NN NNT NS NSðP NSNN NSTƯ SXKD TABMIS TCS TTCN TƯ UBND XDCB Bà Rịa Vũng Tàu Công nghiệp Công nghiệp hóa hiện ñại hóa Công nghiệp hóa Cơ sở dữ liệu ðịa phương Hiện ñại hóa Kho bạc Kho bạc Nhà nước Kinh tế xã hội Kinh tế Chương trình kế toán Kho bạc KTKB Kế toán KBNN Kế toán trưởng KBNN Mục lục Ngân sách Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương mại Nhà nước Người nộp thuế Ngân sách Ngân sách ñịa phương Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Sản xuất kinh doanh Treasury And Budget Management Information System-Dự án“Cải cách Quản lý Tài chính công” Chương trình ứng dụng hiện ñại hóa thu NS Tiểu thủ công nghiệp Trung ương Ủy ban nhân dân Xây dựng cơ bản Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. v DANH MỤC BẢNG STT 3.1 Tên bảng Trang Tình hình cơ cấu ñất ñai của thị xã Bà Rịa trong giai ñoạn năm 2008 – 2010 3.2 Tình hình dân số, diện tích, mật ñộ dân số thị xã Bà Rịa giai ñoạn năm 2008 – 2010 3.3 67 68 Một số chỉ tiêu KT - XH của thị xã Bà Rịa giai ñoạn năm 2008 – 2010 69 3.4 Tình hình lao ñộng của KBNN thị xã Bà Rịa năm 2008 - 2010 74 4.1 Tổng thu NSNN qua KBNN thị xã Bà Rịa 03 năm 2008 – 2010 84 4.2 Tình hình thu NSNN tại KBNN năm giai ñoạn 2008 - 2010 theo từng hình thức thu 85 4.3 Tổng hợp khoản thu hạch toán sai trong giai ñoạn 2008-2010 86 4.4 Một số chỉ tiêu ñạt hiệu quả cao khi triển khai ñề án hiện ñại hóa công tác thu NSNN 90 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm soát chi NSNN thực hiện năm 2010 95 4.6 Tổng hợp kết quả thanh toán vốn ðTXDCB năm 2010 96 4.7 Kết quả kiểm soát chi NSNN giai ñoạn năm 2008 - 2010 101 4.8 Tổng hợp khoản chi NSNN bị từ chối thanh toán giai ñoạn 102 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. vi 1. MỞ ðẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT) ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Ngân sách Nhà nước (NSNN) ñã trở thành công cụ tài chính quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Vai trò của NSNN ñã ñược thể hiện rõ trong việc giúp nhà nước hình thành các quan hệ thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp ñể từ ñó làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ñảm bảo sự ổn ñịnh và phát triển nền kinh tế. Trong những thành tựu chung của nền kinh tế, phải kể ñến vai trò quan trọng của hệ thống tài chính nói chung và ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng. Trong ñó hoạt ñộng của KBNN ñã góp phần tích cực vào công việc quản lý quỹ NSNN, thúc ñẩy nền kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh giá cả thị trường, ñiều hòa ñược lưu thông tiền tệ. Giúp NSNN giảm dần bội chi và tiến tới nhà nước không cần phát hành tiền ñể bù ñắp thiếu hụt ngân sách. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực ñó thì việc quản lý NSNN trong thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, tham nhũng và sự yếu kém trong việc quản lý thu, chi NSNN ñã ñặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt NSNN. Trong ñiều kiện hiện nay, NSNN còn bội chi, yêu cầu thu NSNN là: ñảm bảo tập trung nguồn thu, tăng cường bồi dưỡng nguồn thu ñược xác ñịnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo ñảm ñủ nguồn lực, phục vụ tốt cho chiến lược phát triển KT-XH mà ðảng và nhà nước ñề ra. Thị xã Bà Rịa ñược thành lập theo Nghị ñịnh số 45/CP ngày 02 tháng 6 năm 1994 và ñi vào hoạt ñộng từ ngày 15 tháng 8 năm 1994. Tình hình thu NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa luôn vượt chỉ tiêu dự toán hàng năm và năm sau cao hơn năm trước, tổng thu NSNN 05 năm giai ñoạn năm 2006 – 2010 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 1 tăng 16,2% so với dự toán, mức tăng trưởng kinh tế bình quân ñạt 19% 20%/năm; GDP bình quân ñầu người năm 2010 ñạt 2.950 USD, tăng gấp 1,58 lần so với năm 2006; mức hưởng thụ văn hóa của người dân thị xã năm 2010 là 44 lần/người/năm, tỷ lệ gia ñình văn hóa là 97,19%...[34] Thời gian qua, công tác quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa có nhiều chuyển biến tích cực, thu NSNN cơ bản ñã ñáp ứng nhu cầu chi NSNN góp phần kích thích tăng trưởng và phát triển KT-XH. Tuy nhiên công tác quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa vẫn còn những tồn tại rất cơ bản cần phải khắc phục và hoàn thiện, ñó là: Lập dự toán và chấp hành dự toán Ngân sách chưa gắn với với kế hoạch phát triển KT-XH trên ñịa bàn; Mối quan hệ giữa các cấp Ngân sách; Nguồn lực Ngân sách chưa ñược khai thác một cách triệt ñể, ñơn vị sử dụng Ngân sách phải chấp hành những quy ñịnh mang nặng tính thủ tục hành chính, không khuyến khích tiết kiệm và chống lãng phí. Quản lý NSNN phải vừa ñảm bảo tính tập trung của chính sách tài chính quốc gia, vừa phát huy tính năng ñộng, sáng tạo, tính tự chủ minh bạch, công khai và trách nhiệm ñược ñặt ra là cấp bách cả về thực tiễn và lý luận vì thế chúng tôi chọn nghiên cứu ñề tài: “Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung ðánh giá tình hình quản lý các khoản thu nộp vào NSNN và công tác quản lý thanh toán các khoản chi của NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa, trên cơ sở ñó ñưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát, quản lý thu, chi NSNN ñúng pháp luật. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu, chi NSNN tại KBNN. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 2 - ðánh giá thực trạng công tác thu nộp NSNN và kiểm soát chi NSNN của KBNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu, chi NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 1.3 ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Công tác quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa. - Những vấn ñề liên quan ñến quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ðề tài tập trung nghiên cứu vào một số nội dung sau: - Qui trình quản lý thu, chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa. - Kết quả quá trình quản lý thu, chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa. - Phân tích và ñánh giá những hạn chế trong quá trình quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa. - ðề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần ñổi mới và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phạm vi không gian ðề tài ñược nghiên cứu và thực hiện tại thị xã Bà Rịa tỉnh BR-VT. 1.5.2 Phạm vi thời gian ðề tài ñược thực hiện từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 10 năm 2011. Do ñó tài liệu phục vụ cho việc ñánh giá công tác quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa tập trung chủ yếu từ năm 2008 ñến năm 2010. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NSNN VÀ QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2.1.1 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước 2.1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước Luật NSNN số 01/2002/QH11 ñã ñược Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 quy ñịnh: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán ñã ñược cơ quan NN có thẩm quyền quyết ñịnh và thực hiện trong một năm ñể ñảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” - Từ ñịnh nghĩa trên có thể thấy Luật NSNN chú ñến vấn ñề lớn khi ñề cập về khái niệm NSNN: [14] + Một là, tính cụ thể của NSNN biểu hiện ở: “Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước”, tức là nội dung của NSNN bao gồm hai yếu tố thu và chi. + Hai là, phải ñược “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết ñịnh”, ở nước ta là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất có ñủ thẩm quyền phê duyệt dự toán NSNN hàng năm do Chính phủ trình. + Ba là, thời hạn thực hiện NSNN ñược tính trong một năm. Như vậy mỗi năm sẽ có một dự toán ngân sách khác nhau. + Bốn là, thực hiện NSNN nhằm ñảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, ở ñây nói về khía cạnh vai trò ngân sách là công cụ của Nhà nước khi xây dựng và chấp hành Ngân sách. - Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước, các khoản ñóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo qui ñịnh của pháp luật. - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội ñảm bảo bộ máy hoạt ñộng của Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 4 khoản chi khác theo qui ñịnh của pháp luật.[30] 2.1.1.2 Bản chất của Ngân sách Nhà nước - Bản chất của NSNN là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc gia. Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội (chủ thể), các tổ chức cá nhân bị phân phối (khách thể). Mục ñích là thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước như (quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, y tế giáo dục, ñầu tư xây dựng…). Nguồn thu cơ bản mang tính chất bắt buộc của NSNN là thu nhập quốc dân, ñược sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNN mang tính chất không hoàn lại trực tiếp ñược hướng vào ñầu tư phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội. Nhà nước bằng quyền lực chính trị của mình và xuất phát từ nhu cầu về tài chính ñể ñảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước ñã xác ñịnh các khoản thu, chi của NSNN. ðiều này cho thấy sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước ñối với ñời sống KT–XH là những yếu tố cơ bản quyết ñịnh sự tồn tại của Nhà nước và tính chất hoạt ñộng của nó. NSNN ñược sử dụng ñể phân phối các nguồn tài chính hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung, ñồng thời Nhà nước coi Ngân sách là công cụ tài chính ñể kiểm tra các hoạt ñộng KT-XH. Quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân ñã làm xuất hiện hệ thống các quan hệ tài chính và ñược thể hiện ở phần thu cũng như chi của NSNN. Hệ thống các quan hệ tài chính tạo nên bản chất kinh tế của NSNN. [30] - Trong thực tế nhìn bề ngoài của hoạt ñộng NSNN biểu hiện ña dạng với hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt ñộng KT-XH. Các khoản thu chi này ñược tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính ñược thực hiện trong một khoảng thời gian nhất ñịnh. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu ñược tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân ñược sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNN mang tính chất cấp phát phục vụ cho dầu tư phát triển và tiêu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 5 dùng của xã hội. Như vậy về hình thức có biểu hiện: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước có trong dự toán, ñã ñược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và ñược thực hiện trong một năm ñể ñảm bảo việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. - Tuy nhiên, hoạt ñộng của NSNN là hoạt ñộng phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung là NSNN. Trong quá trình phân phối ñó làm phát sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm: + Quan hệ kinh tế NSNN với các doanh nghiệp: Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành các nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. ðồng thời Ngân sách chi hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dưới hình thực xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn… + Quan hệ kinh tế NSNN với các ñơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc Ngân sách cấp kinh phí cho các ñơn vị quản lý Nhà nước. ðồng thời, trong cơ chế KTTT các ñơn vị có hoạt ñộng sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các ñơn vị làm nghĩa vụ tài chính ñối với NSNN và một phần trang trải các chi tiêu của mình ñể giảm bớt gánh nặng cho NSNN. + Quan hệ kinh tế NSNN với các tầng lớp dân cư: Quan hệ này thể hiện quan việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bằng việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cư khác nhận từ NSNN các khoản trợ cấp theo chính sách qui ñịnh. + Quan hệ kinh tế NSNN với thị trường tài chính: Quan hệ này phát sinh khi Nhà nước tham gia vào thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của KBNN nhằm huy ñộng vốn của các chủ thể trong xã hội ñể ñáp ứng nhu cầu cân ñối vốn của NSNN. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 6 - Như vậy, ñằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì NSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối. Từ sự phân tích trên cho thấy: NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội ñể tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. [30] 2.1.1.3 Nguyên tắc quản lý Ngân sách Nhà nước - NSNN ñược quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý và gắn quyền hạn với trách nhiệm. - Các khoản thu, chi NSNN nước phải ñược hạch toán, quyết toán ñầy ñủ, kịp thời và ñúng chế ñộ. Thu, chi NSNN phải ñược hạch toán bằng ñồng Việt Nam. Kế toán và quyết toán NSNN ñược thực hiện thống nhất theo chế ñộ kế toán của Nhà nước và mục lục NSNN. Chứng từ thu, chi NSNN ñược phát hành sử dụng và quản lý theo qui ñịnh của Bộ tài chính. - NSNN bao gồm Ngân sách TƯ (NSTƯ) và Ngân sách ðP (NSðP). NSðP bao gồm ngân sách của ñơn vị hành chính các cấp có Hội ñồng nhân dân (HðND) và Ủy ban nhân dân (UBND). - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp ñược thực hiện theo nguyên tắc sau ñây: + NSTƯ và ngân sách mỗi cấp chính quyền ðP ñược phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. + NSTƯ giữ vai trò chủ ñạo, ñảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những ñịa phương chưa cân ñối thu chi ngân sách. + NSðP ñược phân cấp nguồn thu ñảm bảo chủ ñộng trong thực hiện những nhiệm vụ ñược giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội ñồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ (gọi chung là cấp tỉnh) quyết ñịnh Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 7 việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền ðP phù hợp với phân cấp quản lý xã hội, quốc phòng, an ninh và trình ñộ quản lý của mỗi cấp trên ñịa bàn kinh tế. + Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp ñó ñảm bảo. Việc ban hành và thực hiện chính sách chế ñộ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp ñảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân ñối với ngân sách từng cấp. + Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới ñể thực hiện nhiệm vụ ñó. + Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) ñối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên ñể bảo ñảm công bằng, phát triển cân ñối giữa các vùng, các ñịa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân ñối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ñược ổn ñịnh từ 3 năm ñến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu từ ngân sách cấp dưới. -+Trong thời kỳ ổn ñịnh ngân sách các ðP ñược sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSðP ñược hưởng ñể phát triển kinh tế, xã hội trên ñịa bàn. Sau mỗi thời kỳ ổn ñịnh ngân sách, phải tăng khả năng tự cân ñối, phát triển NSðP, thực hiện giảm doanh số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tỷ lệ phần trăm (%) ñiều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên. + Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu theo qui ñịnh trên, không ñược dùng ngân sách của cấp này ñể chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp ñặc biệt theo qui ñịnh của Chính phủ. - NSNN ñược cân ñối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào ñầu tư phát triển, trường hợp bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi ñầu tư phát triển và tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 8 - Bội chi ngân sách ñược bù ñắp bằng nguồn vay trong nuớc và ngoài nước. Vay bù ñắp bội chi NSNN phải ñược ñảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng chỉ ñược sử dụng cho mụch ñích phát triển và ñảm bảo bố trí ngân sách ñể ñược chủ ñộng trả nợ khi ñến hạn. - Về nguyên tắc, NSðP ñược cân ñối với tổng số chi không vướt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có nhu cầu ñầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh, ñảm bảo thuộc danh mục ñầu tư trong kế hoạch 05 năm ñã ñược HðND cấp tỉnh quyết ñịnh, nhưng vượt quá khả năng cân ñối của Ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì ñược phép huy ñộng vốn trong nuớc và phải cân ñối Ngân sách cấp tỉnh hàng năm ñể chủ ñộng trả hết nợ khi ñến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy ñộng không vượt quá 30% vốn ñầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước hàng năm của Ngân sách cấp tỉnh. [30] 2.1.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước - NSNN giữ vai trò chủ ñạo, ñảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Quốc gia như: Các dự án ñầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH có tác ñộng ñến cả nước hoặc nhiều ñịa phương, các chương trình dự án, mục tiêu Quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, ñiều phối hoạt ñộng kinh tế vĩ mô của ñất nước, bảo ñảm quốc phòng an ninh, ñối ngoại và hỗ trợ những ðP chưa cân ñối thu, chi NSNN. - NSðP ñược phân cấp nguồn thu, bảo ñảm chủ ñộng thực hiện những nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý. - NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong nền KTTT thể hiện qua các nội dung cơ bản sau: + Trên góc ñộ tài chính: NSNN ñược sử dụnng như một công cụ nhằm phân phối sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân từ ñó hình thành nguồn tài chính ñể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thông qua NSNN Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 9 có thể ñảm bảo cho các lĩnh vực quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, ñầu tư phát triển. + Trên góc ñộ kinh tế: Trong nền (KTTT) vai trò của NSNN ñược thay ñổi và hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia NSNN có các vai trò như sau: ++ Vai trò huy ñộng nguồn tài chính ñể ñảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, ñể ñảm bảo cho các hoạt ñộng của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ñòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất ñịnh. Những nguồn tài chính này ñược hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. ðây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất kỳ chế ñộ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN ñều phải thực hiện. ++ NSNN là công cụ ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế, ñiều tiết thị trường, bình ổn giá và chống lạm phát: ðặc ñiểm nổi bật của nền KTTT là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm ñạt ñược lợi nhuận tối ña, các yếu tố cơ bản trên thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác ñộng lẫn nhau và chi phối hoạt ñộng của thị trường. Sự mất cân ñối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm ñột biến và gây ra biến ñộng trên thị trường, dẫn ñến sự dịch chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, từ ðP này sang ðP khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác ñộng tiêu cực ñến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân ñối. Do ñó, ñể ñảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiên dùng Nhà nước phải sử dụng Ngân sách ñể can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính. ðồng thời, trong quá trình ñiều tiết thị trường NSNN còn tác ñộng ñến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoáng trên thị trường vốn… qua ñó Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 10 góp phần kiểm soát lạm phát. ++ NSNN là công cụ ñịnh hướng phát triển sản xuất: ðể ñịnh hướng và thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi Ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạn nguồn thu cho Ngân sách, mặt khác Nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà ñầu tư bỏ vốn ñầu tư vào những lĩnh vực cần thiết ñể hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng ñã ñịnh. ðồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, ñầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo ñiều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn ñầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết ñể hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. ++ NSNN là công cụ ñiều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: Nền KTTT với những khuyết tật của nó sẽ dẫn ñến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, Nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. NSNN là công cụ tài chính hữu hiệu ñược Nhà nước sử dụng ñể ñiều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế thu nhập ñặc biệt… một mặt tạo ra nguồn thu cho Ngân sách mặt khác lại ñiều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, ngoài ra còn có các khoản chi của NSNN như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển KT - XH: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia ñình…là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. - Các vai trò của NSNN cho thấy tính chất quan trọng của NSNN, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả ñối với toàn bộ hoạt ñộng nền kinh tế. [30] Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 11 2.1.1.5 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 2.1.1.5.1 Khái niệm hệ thống Ngân sách Nhà nước: - Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ với nhau trong việc tập trung và phân phối, sử dụng nguồn thu ñể thực hiện các nhiệm vụ chi. Cấp ngân sách ñược hiểu là một bộ phận của hệ thống, có quyền chủ ñộng khai thác các khoản thu, sử dụng các khoản thu ñáp ứng nhu cầu chi và ñảm bảo cân ñối ñược ngân sách. Hệ thống ngân sách và cơ cấu của hệ thống ngân sách chịu tác ñộng bởi nhiều yếu tố mà trước hết ñó là chế ñộ xã hội của một Nhà nước và việc phân chia lãnh thổ hành chính. - Tổ chức hệ thống NSNN là việc xác lập các cấp NS, xác ñịnh nhiệm vụ quyền hạn của các cấp chính quyền từ Trung ương (TƯ) ñến ðịa phương (ðP) trong ñiều hành NS, tổ chức phân ñịnh thu, chi và xác ñịnh quan hệ giữa các cấp ngân sách trong quá trình: lập - chấp hành - quyết toán ngân sách.[30] 2.1.1.5.2 Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước: - Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc thống nhất xuất phát từ thể chế chính trị của nước ta: thống nhất về lãnh thổ, về tổ chức hệ thống hành chính và thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền. Nguyên tắc này ñòi hỏi: + Mỗi cấp ngân sách là một bộ phận của hệ thống, như vậy các cấp ngân sách từ NSTƯ ñến NSðP thống nhất hợp thành NSNN. + Mỗi cấp ngân sách có nhiệm vụ thu chi khác nhau, nhưng toàn bộ hệ thống NSNN phải ñảm bảo thực hiện thống nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước. + Các cấp ngân sách ñều áp dụng thống nhất các luật, pháp lệnh về thu thuế và phí, lệ phí…, các chế ñộ, tiêu chuẩn, ñịnh mức chi tiêu áp dụng thống nhất chế ñộ về kế toán, báo cáo, mục lục ngân sách… nhằm phục vụ cho công tác ghi chép, tổng hợp và phân tích số liệu NSNN. - Nguyên tắc tập trung - dân chủ: Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 12 + Hệ thống chế ñộ thu chi NS áp dụng thống nhất, do ñó việc ban hành các chế ñộ thu chi ñươc tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương. Tuy nhiên các ðP có ñặc thù riêng KT-XH, do ñó chính quyền ðP cũng có thẩm quyền quy ñịnh các khoản thu chi, áp dụng trong phạm vi ðP phù hợp với phân cấp quản lý hiện hành. + Việc phê chuẩn dự toán, quyết toán thu chi ngân sách ñược tập trung vào cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và Hội ñồng nhân dân các cấp. + ðại bộ phận nguồn thu và nhiệm vụ chi ñược tập trung vào NSTW. Trong phạm vi ñịa phương, nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng tập trung vào ngân sách cấp trên. Khía cạnh tập trung ñảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trọng tâm, có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với toàn bộ nền kinh tế, có tác dụng hay ảnh hưởng ñến nhiều ñịa phương. - Tuy nhiên mỗi cấp ngân sách có nhiệm vụ riêng, do ñó cần có sự chủ ñộng trong khai thác một số khoản thu, chủ ñộng sử dụng nguồn thu cho ngân sách cấp mình chủ ñộng trong việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chi ñề ra. - NSðP tham gia vào việc khai thác nguồn thu của NSTW, thực hiện giám sát việc thực hiện các khoản chi của NSTƯ phát sinh trên ñịa bàn, thực hiện thanh toán các khoản chi theo ủy quyền của NSTW. [30] 2.1.1.5.3 Hệ thống Ngân sách Nhà nước hiện hành: - Luật NSNN ñược Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 sau ñó ñược thay thế bằng Luật NSNN ñược Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 ñã xác ñịnh NSNN Việt nam gồm NSTƯ và NSðP.[30] - NSðP gồm ngân sách của các cấp chính quyền ðP (các cấp hành chính có Hội ñồng nhân dân và ủy ban nhân dân). Như vậy hiến pháp là cơ sở chủ yếu cho việc xác ñịnh hệ thống NSNN hiện hành. - Ngân sách Trung ương: NSTƯ hình thành từ kế hoạch tài chính của các ngành kinh tế thuộc TW, từ dự toán kinh phí của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan khác nhận kinh phí từ ngân sách thuộc TƯ. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan