Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý lớp học với synchroeyes...

Tài liệu Quản lý lớp học với synchroeyes

.PDF
42
548
64

Mô tả:

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Quản lý lớp học với SynchroEyes Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Giáo dục và Đào Tạo Email: [email protected] I. Giới thiệu SynchroEyes, sản phẩm của SMART http://www.smarttech.com/, là một phần mềm – một công cụ trợ giảng sử dụng hệ thống mạng đã có để tạo ra một môi trường học tập tập trung trong một lớp học hoặc một phòng thực hành máy tính. SynchroEyes cho giảng viên khả năng quản lý lớp học mạnh mẽ, hướng dẫn học tập và tương tác với học viên – làm tất cả các việc đó từ một máy tính của giảng viên. SynchroEyes có giao diện dễ dùng thực sự là một công cụ trợ giảng đáng có vì với SynchroEyes, giảng viên có thể: Tổ chức lớp học thành các nhóm có khả năng thay đổi số lượng trong nhóm. Theo dõi máy tính của một học viên, của một nhóm hoặc của cả lớp học. Điều khiển từ xa máy tính của một học viên, của một nhóm hoặc của cả lớp học. Khóa máy tính của một, của nhiều hoặc của toàn bộ học viên (máy tính của học viên bị khóa tạm thời, tất cả các công việc trên máy đều không bị mất). Chặn truy cập Internet và chặn những ứng dụng xác định. Từ máy tính của giảng viên bật các ứng dụng trên các máy tính của học viên. Cho hiện màn hình của giảng viên hoặc của một học viên lên màn hình của cả lớp, của một nhóm hoặc của một học viên. Trao đổi, thảo luận (chat) với cả lớp, hoặc trao đổi riêng với một nhóm hoặc một học viên. Đưa ra các biểu quyết, tham dò với cả lớp hoặc với một nhóm. Trả lời các câu hỏi của học viên, định ra câu trả lời với từng học viên hoặc cả lớp. Tạo, lưu, sửa và tổ chức các bài kiểm tra điện tử. Phân phát các bài kiểm tra điện tử cho cả lớp hoặc cho một nhóm cụ thể. Tổ chức các bài kiểm tra và để SynchroEyes tự động chấm các bài kiểm tra đã hoàn thành. Tài liệu được viết với mục đích hướng dẫn các giảng viên có thể sử dụng SynchroEyes làm công cụ trợ giảng để điều khiển, hướng dẫn học tập, và tương tác với học viên trong một lớp học có trang bị máy tính. 1 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] II. Giao diện SynchroEyes Phần mềm SynchroEyes gồm hai module: • Thứ nhất: Module Teacher là module quản lý chính chạy trên máy giảng viên và cũng là module mà ta sẽ tìm hiểu kỹ càng ở đây. • Thứ hai: Module Student là module chạy trên máy học viên có nhiệm vụ tạo kết nối tới module Teacher. 1. Giao diện Student Khi SynchroEyes được kích hoạt, nó chỉ có một biểu tượng nhỏ nằm trên khay hệ thống như ở hình sau: Khi kích đúp vào biểu tượng nhỏ đó, giao diện của module Student mở lên như hình sau: hình 1 Chức năng các nút lệnh: : Thu nhỏ giao diện về khay hệ thống. : Thay đổi kết nối tới giảng viên hoặc định danh học viên. : Tham gia vào hoặc rút ra khỏi các nhóm được tạo bởi giảng viên. : Đặt câu hỏi với giảng viên. : Mở cửa sổ. 2 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] : Gửi file cho giảng viên. : Xem các file mà giảng viên gửi tới. : Giới thiệu về SynchroEyes. Khi kích vào một trong các nút trên, SynchroEyes sẽ mở ra các cửa sổ chức năng tương ứng. Tuy nhiên, khi cài đặt, giảng viên có thể chọn chế độ cài đặt mà có thể hạn chế bớt chức năng trên module này của học viên. Chế độ cài đặt sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau. 2. Giao diện Teacher Dưới đây là giao diện Module Teacher trên máy của một giảng viên đang theo dõi hai học viên trong lớp học có tên “class one”: hình 2 Module Teacher cho ta 5 khung nhìn khác nhau ứng với 5 biểu tượng trên thanh Views: 3 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] Khung nhìn này là nơi giảng viên có thể theo dõi học viên, phát màn hình của giảng viên hoặc của một học viên, lấy biểu quyết của học viên hoặc trả lời câu hỏi của học viên Khung nhìn này là nơi giảng viên giao tiếp, trao đổi với học viên, ghi lại các cuộc đối thoại ra một file text. Khung nhìn này là nơi giảng viên chặn hoặc bật các ứng dụng từ xa. Khung nhìn này là nơi bạn gửi và nhận các file. Khung nhìn này là nơi bạn tạo, tổ chức, kiểm soát và phân phát các bài kiểm tra cho học viên. Ứng với từng khung nhìn cụ thể, trên thanh công cụ sẽ thay đổi một số biểu tượng tương ứng với các chức năng của từng khung nhìn. Ngoài khung nhìn Thumbnails, trong 4 khung nhìn còn lại luôn có khung danh sách học viên, trong đó có liệt kê ra danh sách học viên và trạng thái tương ứng của học viên. Giảng viên có thể chỉ cần nhìn vào các biểu tượng biểu thị trạng thái của học viên thì cũng biết được tình trạng hiện tại của học viên là gì. Khi một học viên cũng lúc có nhiều trạng thái khác nhau thì SynchroEyes sẽ dựa vào mức độ quan trọng của mỗi trạng thái để chỉ hiện thị trạng thái quan trọng hơn cả. Dưới đây là các trạng thái của học viên, các biểu tượng được sắp xếp theo thứ tự mức độ ưu tiên hiện thị giảm dần: : Học viên không kết nối. : Học viên đang bị khóa. : Học viên đang làm bài kiểm tra. : Học viên chưa có câu trả lời. : Học viên đã lựa chọn phương án trả lời là đúng. : Học viên đã lựa chọn phương án trả lời là sai. : Học viên có câu hỏi. : Học viên bị chặn không được dùng ứng dụng. : Học viên bị chặn không được dùng Internet. 4 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] : Học viên đang kết nối. III. Cài đặt SynchroEyes Phần mềm SynchroEyes gồm hai gói cài SynchronEyesTeacher.exe và SynchronEyesStudent.exe. đặt riêng biệt là 1. Yêu cầu hệ thống Đối với Module Teacher: Bộ vi xử lý Pentium 350 Mhz (hoặc cao hơn). Bộ nhớ trong 128 MB RAM (hoặc cao hơn). Hệ điều hành Windows 98, Me, 2000, XP. Ổ cứng còn trống khoảng 15 MB. Màn hình với độ phân giải 800 x 600. Trình duyệt Microsoft Internet Explorer 5.0. Đối với Module Student: Bộ vi xử lý Pentium 200 Mhz (hoặc cao hơn). Bộ nhớ trong 64 MB RAM (hoặc cao hơn). Windows 98, Me, 2000, XP. Ổ cứng còn trống 5 MB. Màn hình với độ phân giải 640 x 480. Trình duyệt Microsft Internet Explorer 5.0. Đối với mạng: Mạng TCP/IP 10 Mbs. 2. Cài đặt gói SynchronEyesTeacher Bộ cài đặt SynchroEyesTeacher bao gồm hai chương trình: SynchroEyesTeacher Station là phần quản lý ta đã xem ở trên, và một chương trình nữa là SynchroEyes Quiz Wizard giúp ta tạo các bài kiểm tra. Theo mặc định khi cài SynchroEyesTeacher thì SynchroEyes Quiz Wizard cũng tự động được cài, tuy nhiên ta cũng có thể cài đặt SynchroEyes Quiz Wizard riêng. Để cài đặt bạn chạy file SynchronEyesTeacher.exe: 5 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 3 Chương trình hỏi thư mục đích sẽ cài đặt vào: hình 4 6 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] Sau khi chọn Next, chương trình sẽ hỏi định danh Teacher (Teacher ID). Teacher ID là một định danh mà sau này giảng viên sẽ cung cấp định danh đó cho học viên để học viên đang nhập vào lớp. Định danh có thể là tên của giảng viên, tên của khóa học hay là tên của lớp học, tại đây ta có thể cung cấp định danh luôn hoặc cũng có thể cung cấp sau khi cài đặt xong: hình 5 Tiếp tục chọn Next để chương trình bắt đầu việc cài đặt. 3. Cài đặt gói SynchronEyesStudent Đối với gói cài đặt module Student này, có một lựa chọn khá quan trọng mà giảng viên cần nắm được trước khi cài đặt, đó là chế độ hoạt động của module Student là Hidden (che dấu) hay Visible (có hiện thị). • Chế độ Visible: Đây là chế độ cài đặt mặc định. Khi chọn lựa chọn này lúc cài đặt thì khi chạy chương trình, học viên của bạn có thể tương tác với giao diện SynchroEyes student, cụ thể học viên có thể: o Thay đổi kết nối tới một định danh giảng viên (Teacher ID) khác. o Gửi các file tới giảng viên. o Tham gia vào các nhóm do giảng viên tạo. o Chat với giảng viên hoặc các học viên khác. o Đặt câu hỏi. Trong khi cài đặt với chế độ này, giảng viên hoàn toàn có thể lựa chọn có hạn chế bớt chức năng sử dụng nào không. 7 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] • Chế độ Hidden: Lựa chọn này cho phép giảng viên theo dõi học viên một cách bí mật. Khi ở chế độ này, học viên không thể biết được rằng đang bị theo dõi nếu như giảng viên không chạy các hành động gọi đến module Student như đưa lên bài kiểm tra hoặc biểu quyết, phát lên một màn hình của một người trong lớp, hay khóa máy của học viên. Cũng cần nắm được rằng khi ở chế độ này thì học viên không thể sử dụng được các chức năng như Chat, đặt câu hỏi, hoặc chuyển kết nối của chương trình sang một giảng viên khác. Khi ở chế độ này, chương trình tự động chạy và tạo kết nối khi học viên đăng nhập vào máy tính với các thông tin đăng ký trong sổ đăng ký hệ thống (system registry). Do đó, lúc cài đặt cần cung cấp các thông tin sau: o Student ID: tên đăng nhập của học viên, theo mặc định sẽ tên đăng nhập vào hệ điều hành, tuy nhiên có thể đổi tên này thành đúng tên của học viên. o Teacher ID: định danh giảng viên mà module student sẽ kết nối đến. Để cài đặt bạn chạy file SynchronEyesStudent.exe và theo các chỉ dẫn để hoàn thành cài đặt. 4. Thiết lập lại cấu hình Module Student sau khi cài đặt Sau khi sử dụng, giảng viên có thể cần thay đổi một số lựa chọn cấu hình như thư mục lưu các file gửi đến, hoặc cung cấp hay bỏ bớt quyền hạn sử dụng của học viên. Khả năng cấu hình lại còn cho giảng viên quyết định: o Để Module Student chạy ở chế độ Visible hay Hidden. o Để Module Student tự động kết nối vào cùng một Teacher ID khi phần mềm chạy không. o Thay đổi tên hiện thị của học viên. o Nơi sẽ để các file khi giảng viên chuyển file đến. Để cấu hình lại, hãy tiến hành như sau: • B1: Chạy File StudentConfig.exe trong thư mục C:\Program Files\SynchronEyes Student 5.1 • B2: Cửa sổ cấu hình lại: 8 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 6 • B3: Tới đây, giao diện của cửa sổ cấu hình lại rất quen thuộc vì nó chính là cửa sổ hỏi các thông tin lúc cài đặt. Giảng viên hãy chỉnh lại các thiết lập cho đúng với yêu cầu của giảng viên. 9 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] VI. Trợ giảng với SynchroEyes 1. Định danh giảng viên (Teacher ID) 1.1. Định dang giảng viên Đối với SynchroEyes, mỗi lớp học là một đối tượng duy nhất, tức là giảng viên có thể dùng SynchroEyes để dạy cho các học viên ở một cấp lớp trong một buổi và các học viên ở một cấp lớp khác trong một buổi khác. Mỗi lần chuyển lớp như vậy, SynchroEyes cắn cứ vào lớp được chọn để lấy ra các thiết lập tương ứng cho lớp đó. Để giúp cho việc tổ chức các lớp học khác nhau như trên, phần mềm SynchroEyes cho phép tạo ra trên mỗi lớp học một định danh giảng viên khác nhau, và mỗi định danh giảng viên này sẽ liên kết với một thiết lập duy nhất cho lớp như cách hiện thị, tổ chức nhóm học sinh, quản lý các bài kiểm tra… Mỗi khi giảng viên thay đổi teacher ID thì các thiết lập liên kết với nó cũng được thay đổi theo. Vì vậy giảng viên có thể sử dụng định danh khác nhau trên từng lớp mỗi khi giảng dạy. 1.2. Tạo Teacher ID mới Như đã nói ở trên, trong khi cài đặt SynchroEyes teacher thì phần mềm đã yêu cầu tạo teacher ID, tuy nhiên người dùng có thể tạo sau hoặc tạo thêm teacher ID sau khi đã sử dụng. SynchroEyes lưu giữ teacher ID trong hộp thoại danh sách teacher ID được chọn trong Change Teacher ID trên menu File. Danh sách này chứa 10 teacher ID mà giảng viên đã sử dụng gần nhất, nhưng nếu không có teacher ID giảng viên đã tạo trong danh sách đó thì giảng viên chỉ cần gõ teacher ID vào ô đó là được. Các bước để tạo Teacher ID như sau: • B1: Chạy phần mềm SynchroEyes Teacher. • B2: Từ menu File, chọn Change Teacher ID. Hộp thoại thay đổi teacher ID xuất hiện cùng với teacher ID hiện tại như ở hình dưới: hình 7 • • • B3: Xóa bỏ Teacher ID hiện tại và gõ vào teacher ID mới. Chú ý rằng việc xóa bỏ Teacher ID không có nghĩa là teacher ID cũ bị gỡ bỏ đi mà nó sẽ được tự động lưu lại trong danh sách Teacher ID và giảng viên có thể chọn lại nó khi thả hộp danh sách xuống. B4: Kích OK để hoàn thành công việc. B5: Sau bước trên, SynchroEyes tự động chuyển sang teacher ID mới. Nếu như đang có một lớp học với teacher ID cũ thì ở SynchroEyes Student sẽ có hộp thoại hỏi học viên có kết nối tới teacher ID mới không. Nếu học viên không chọn “Yes” thì giảng viên sẽ không theo dõi được học viên. 10 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] 2. Nhóm học viên Tổ chức học viên theo nhóm có thể giúp cho giảng viên có được nhiều lợi ích trong quản lý lớp cũng như trong cách tổ chức bài giảng. 2.1. Tạo nhóm Đối với mỗi teacher ID, giảng viên có thể tạo đến 12 nhóm. Cách tạo nhóm như sau: • • B1: Chọn nút Groups trên thanh công cụ. Hộp thoại Groups mở ra. B2: Chọn nút New, hộp thoại tạo nhóm như hình dưới: hình 8 • • • • B3: Gõ tên nhóm vào ô Group name. B4: Theo mặc định thì chỉ có giảng viên mới có quyền cho phép học viên tham gia vào nhóm, nhưng nếu giảng viên muốn cho phép học viên có quyền thay đổi nhóm tham gia vào thì chọn thêm vào mục kiểm Allow students to join this group on their own. B5: Chọn OK để hoàn thành công việc. Sau khi hoàn thành thì trên màn hình SynchroEyes sẽ xuất hiện thêm một tab nhóm mà giảng viên vừa tạo như sau: hình 9 Như hình trên ta thấy để làm việc với nhóm nào ta chỉ việc chuyển tab đến nhóm đó. 11 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] 2.2. Thêm và bỏ một sinh viên ra khỏi nhóm • B1: Từ hộp thoại Groups, chọn một nhóm trong danh sách nhóm. • B2: Chọn nút Edit hình 10 • • • B3: Trong cửa sổ Edit Group, chọn một hoặc một số sinh viên (chọn nhiều bằng cách kết hợp Ctrl hoặc Shift trong khi chọn) trong khung danh sách Students bên trái. B4: Chọn nút Add để đưa học viên vào danh sách Group. Sau khi bấm nút Add, các học viên vừa được chọn sẽ được đưa sang khung Group members. B5: Để bỏ học viên ra khỏi nhóm thì trong danh sách Group members bên phải, chọn một hoặc nhiều học viên rồi chọn nút Remove, khi đó học viên sẽ được đưa trở lại khung Students. 12 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 11 • B6: Khi đã hoàn thành, chọn nút OK để kết thúc. 2.3. Chọn nhóm làm việc Sau khi giảng viên đã phân chia xong các nhóm thì giảng viên đã có thêm lựa chọn nữa là làm việc với nhóm. Mỗi nhóm tạo ra, sẽ được thêm một tab cho nhóm đó trên tất cả các khung nhìn (có 5 khung nhìn), và để chọn làm việc với nhóm nào, ta chọn tab của nhóm đó như hình dưới đây: 13 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 12 3. Lấy quyền điều khiển 3.1. Theo dõi học viên 3.1.1. Theo dõi lớp học Để theo dõi màn hình của các máy trong lớp học, trên màn hình SynchroEyes, ta chọn chế độ Thumbnails View trên thanh View, khi đó, mặc định SynchroEyes sẽ mở tab All Students và tất cả máy tính có kết nối trong lớp sẽ được hiện thị trong khung Thumbnails như hình sau: 14 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 13 Trên hình này, ta thấy trên thanh trạng thái của SynchroEyes có chỉ ra số lượng các màn hình đang bị theo dõi (ở đây là 2 students). Bên dưới mỗi màn hình học viên có tên của từng học viên (tên học viên được đặt có thể là tên máy tính, tên thật của học viên, hay là tài khoản đăng nhập vào máy tính của học viên, tùy theo quy định khi cài đặt gói SynchroEyes Student). Trên khung cửa sổ này, giảng viên có thể lựa chọn chỉ theo dõi một nhóm thôi, khi đó giảng viên sẽ chọn nhóm làm việc trên tab groups. Kích thước hiện thị của màn hình học viên trong khung nhìn Thumbnails có thể điều chỉnh được. Để điều chỉnh kích thước, trên menu View, chọn Thumbnail size, khi đó ta có các lựa chọn sau cho kích thước hiện thị: • Very large • Large • Medium • Small • Very small • Best fit (đây là chế độ mặc định) Cách tổ chức thứ tự hiện thị của từng màn hình trên khung nhìn này cũng có thể được sắp xếp lại theo 2 tiêu chí sau: theo tên học viên hoặc theo ý của người dùng. Cách sắp xếp được chọn ở mục Thumbnail Arrangement trên menu View. Với cách tổ chức theo ý 15 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] người dùng, giảng viên kích chuột và kéo một màn hình của một học viên tới bất kỳ vị trí nào trên khung hiện thị rồi thả chuột. 3.1.2. Theo dõi và trợ giúp một học viên Đôi khi giảng viên muốn hỗ trợ cho một học viên ngay tại máy tính của giảng viên để chữa lỗi cho học viên hoặc minh họa tốt hơn cho bài giảng. Khi đó giảng viên sẽ theo dõi chỉ một màn hình của một học viên, sau đó có thể lựa chọn lấy quyền điều khiển máy của học viên để minh họa từng bước, hoặc chọn chia sẻ quyền điều khiển với học viên để cùng làm. Và mỗi khi giảng viên tạo ra một thay đổi trên máy học viên thì sự thay đổi đó cũng hiện thị thời gian thực ngay trên máy học viên để học viên theo dõi được. Trong khi theo dõi màn hình một học viên ở chế độ Full Screen hoặc Window, giảng viên có thể dùng công cụ Pen Tool để chú thích lên trên bất cứ ứng dụng nào đang được bật trên màn hình học viên. Vết mực chú thích từ bút điện tử xuất hiện trên màn hình giảng viên cũng xuất hiện trên màn hình học viên. Tuy nhiên, vết mực này chỉ là tạm nên không hề ảnh hưởng đến bất kỳ ứng dụng nào. Để theo dõi một màn hình học viên, ta làm như sau: • B1: Từ khung nhìn Thumbnails, kích chuột trái một lần vào hình ảnh của học viên muốn theo dõi. • B2: Kích chuột trái một lần nữa lên hình ảnh vừa chọn hoặc chọn nút trên thanh công cụ. B3: Màn hình máy học viên bật lên trên màn hình giảng viên ở một trong 2 chế độ: Windows mode hoặc Full Screen. Nếu ở chế độ Windows mode, muốn • chuyển sang hình ảnh toàn màn hình, ta chọn nút trên thanh công cụ. Khi ở chế độ Full Screen, các nút trên thanh công cụ được thay bằng một menu quản lý, chọn View in Windows Mode để trở về chế độ Windows mode: 16 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 14 • B4: Chọn công cụ Pen trong menu trên hoặc trên thanh công cụ , kích và kéo chuột để vẽ bất cứ hình gì lên màn hình. Khi đó cả trên màn hình giảng viên và màn hình học viên đều xuất hiện vết mực rất trực quan. 17 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] hình 15 • B5: Để ghi lại hành động của học viên, chọn nút trên thanh công cụ hoặc chọn Capture ở menu trên. Hành động này sẽ chụp ngay màn hình của học viên thành một file ảnh (định dạng .jpg hoặc .bmp), với tên mặc định là tên học viên + ngày + giờ chụp, được lưu mặc định vào thư mục C:\My Documents. Tên và nơi cất ảnh có thể tự đặt được. • B6: Kết thúc theo dõi học viên, chọn nút trên thanh công cụ hoặc chọn Stop Observing ở menu trên. Sau thao tác này, màn hình giảng viên được trả về khung nhìn Thumbnails. 3.2. Điều khiển máy học viên Khi chọn nút Control trên thanh công cụ, giảng viên có thể điều khiển máy học viên như là đang làm việc thực sự trên máy tính học viên ngay tại máy mình. Theo mặc định, các thiết bị nhập (bàn phím, chuột) của học viên sẽ bị khóa và chỉ có giảng viên mới điều khiển được máy học viên. Đó là trường hợp để giảng viên có toàn quyền điều khiển máy học viên. Trong nhiều trường hợp khác, giảng viên cần phải chia sẻ thiết bị 18 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected] nhập để cả học viên cũng có thể cùng thao tác với giảng viên, khi đó ta cần thay đổi lựa chọn điều khiển. Việc thay đổi được làm như sau: • • B1: Từ menu Option chọn Reference. Cửa sổ các thiết lập lựa chọn xuất hiện. B2: Chọn tab Control. Ở đây có 2 mục chọn: Teacher Only - Chỉ giảng viên mới có quyền điều khiển thiết bị nhập, Shared – Chia sẻ thiết bị nhập cho cả học viên và giảng viên cùng dùng. hình 16 Để điều khiển máy học viên, ta thực hiện: • B1: Trong khung nhìn Thumbnails, chọn ảnh của học viên. • B2: Chọn nút trên thanh công cụ. Màn hình của học viên sẽ hiện thị trên màn hình của giảng viên ở một trong 2 chế độ Windows mode hoặc Full Screen giống như ở mục trên. Để ý thấy có xuất hiện con trỏ chuột với chữ T 19 Biên soạn: Nguyễn Hoài Nam Cục CNTT-Bộ GD&ĐT Email: [email protected]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan