Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tại trung tâm quan trắc môi trường, tổng c...

Tài liệu Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tại trung tâm quan trắc môi trường, tổng cục môi trường

.PDF
101
134
92

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CAO TRƯỜNG GIANG QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Giám NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Cao Trường Giang i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và trong thời gian nghiên cứu viết Luận văn, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, các cô; các đơn vị có liên quan; gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Trước hết cho phép bản thân tôi được cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy tiến sĩ Đỗ Quang Giám đã giúp tôi hoàn thành Luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Ban Lãnh đạo, các anh chị, các bạn đồng nghiệp công tác tại Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường, Văn phòng Trung tâm, Các Phòng chức năng thuộc Trung tâm; các anh, chị công tác tại các Vụ chức năng của Tổng cục Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin. Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Cao Trường Giang ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v Danh mục bảng ............................................................................................................ vi Danh mục sơ đồ ..........................................................................................................vii Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix Thesis abstract ............................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4 2.1.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................................. 4 2.1.2. Đơn vị sự nghiệp ................................................................................................. 7 2.1.3. Kinh phí sự nghiệp môi trường ........................................................................ 12 2.1.4. Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường ............................................................ 15 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường .................. 24 2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 26 Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 30 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 30 3.1.1. Khái quát về Trung tâm Quan trắc môi trường ................................................... 30 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Quan trắc môi trường .................... 31 3.1.3. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ ............................................................ 33 iii 3.1.4. Kết quả hoạt động của Trung tâm ...................................................................... 34 3.2. Phương pháp nghiên cỨu...................................................................................... 40 3.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................................... 40 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 41 3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ............................................................. 43 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................................ 43 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 44 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 45 4.1. Tổng quan về công tác quản lý kinh phí snmt tại tổng cục môi trường .................. 45 4.2. ThỰc trẠng công tác quẢn lý kinh phí SNMT tẠi Trung tâm QTMT................... 54 4.2.1. Vai trò của các cơ quan có liên quan trong lập và thẩm định dự toán .................. 54 4.2.2. Quy trình thực hiện lập dự toán và các định mức ............................................... 55 4.2.3. Thực trạng sử dụng kinh phí SNMT tại Trung tâm QTMT ................................. 58 4.2.4. Phân bổ kinh phí SNMT tại Trung tâm QTMT................................................... 62 4.2.5. Thực trạng công tác thanh quyết toán ................................................................. 64 4.3. Đánh giá công tác quẢn lý kinh phí SNMT .......................................................... 70 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 82 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 82 5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 83 5.2.1. Đối với các Bộ, Ngành có liên quan ................................................................... 83 5.2.2. Đối với Tổng cục Môi trường ............................................................................ 83 5.2.3. Đối với lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Môi trường............................................. 84 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 85 Phụ lục ....................................................................................................................... 87 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTC Bộ Tài chính BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ Môi trường ĐVSN Đơn vị sự nghiệp KBNN Kho bạc Nhà nước KPSN Kinh phí sự nghiệp KT-XH Kinh tế - xã hội KHTC Kế hoạch - Tài chính NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước QLMT Quản lý Môi trường QTMT Quan trắc môi trường SNMT Sự nghiệp môi trường TCMT Tổng cục Môi trường TTQTMT Trung tâm Quan trắc Môi trường v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Phân bổ kinh phí SNMT tại TCMT giai đoạn 2012-2014........................... 48 Bảng 4.2. Chi tiết các nguồn KPSN từ NSNN tại TTQTMT từ năm 2012-2014 ........ 53 Bảng 4.3. Nội dung chi kinh phí SNMT tại Trung tâm QTMT .................................. 59 Bảng 4.4. Cơ cấu chi kinh phí SNMT tại Trung tâm QTMT theo nhóm nhiệm vụ .............................................................................................................. 61 Bảng 4.5. Phân bổ kinh phí SNMT tại Trung tâm QTMT cho các đơn vị trực thuộc ......................................................................................................... 63 Bảng 4.6. Kết quả thanh quyết toán kinh phí SNMT theo các nhóm nhiệm vụ giai đoạn 2012-2014 .................................................................................. 68 Bảng 4.7. Kết quả thanh quyết toán kinh phí SNMT theo các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2012-2014 .................................................................................. 69 Bảng 4.8. Đánh giá về quy định, khung pháp lý và công tác thực hiện ....................... 70 Bảng 4.9. Đánh giá về công tác lập, phân bổ dự toán và các định mức chi ................. 71 Bảng 4.10. Đánh giá về công tác thanh quyết toán....................................................... 72 Bảng 4.11. Đánh giá về năng lực cán bộ và trang thiết bị phục vụ công tác kê toán, tài chính ............................................................................................ 73 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ kinh tế - môi trường................................................................ 13 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc môi trường ......................... 33 Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ TN&MT ...................................... 46 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Nguồn KPSN được sử dụng tại TTQTMT ............................................... 50 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu nguồn KPSN tại TTQTMT năm 2014 .......................................... 51 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu KPSN được sử dụng tại TTQTMT từ năm 2012-2014 .................. 52 Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ kinh phí SNMT được quyết toán giai đoạn 2012-2014 ..................... 66 Biểu đồ 4.5. Đánh giá về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ................................... 74 Biểu đồ 4.6. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra .................................................. 75 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn này tập trung phân tích và đánh giá tình hình sử dụng các nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến và đổi mới hoạt động quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trong tương lai. Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo hai phương pháp: (i) các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính trong giai đoạn từ 2012 – 2015; (ii) Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu với tổng số 34 nhà quản lý và nhân viên những người trực tiếp hoặc có môi liên hệ mật thiết đến hoạt động quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi trường. Các kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích dữ liệu từ các báo cáo tài chính chỉ ra rằng hoạt động quản lý nguồn kinh phí chung và nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường nói riêng của Trung tâm được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: (i) Một số đánh giá các nhiệm vụ chưa sát với thực tế; (ii) một số báo cáo tài chính không được thực hiện theo đúng các yêu cầu đề ra; (iii) Việc quản lý kiểm kê hóa chất sử dụng chưa được thực hiện; (iv) sự phối hợp với các cơ quan liên quan tới quản lý tài chính chưa thực sự tốt. Từ khóa: Quản lý tài chính; kinh phí sự nghiệp; kinh phí sự nghiệp môi trường; Trung tâm Quan trắc môi trường. ix THESIS ABSTRACT This research aims to analyze, evaluate current situations of managing, using the environmental non-business expenditure source of Centre for Environmental Monitoring, from which proposes some solutions for completing, innovating the management of environmental non-business expenditure at Center in the future. The datas are collected via two methods: (i) secondary data are collected from financial reports in period of 2012 to 2015; (ii) primary data are collected via questionnaire survey and deep interview with 34 managers, staffs who directly managed, used or closely related to the environmental non-business expenditure source of Centre for Environmental Monitoring. The research results indicate that the management of financial in general and environmental non-business expenditure in particular at Center were implemented pretty well, based on the analysis of financial reports and data survey. However, there are some limitations such as: (i) the estimation of some tasks are not close to reality; (ii) the quality of some of the financial statements do not meet the requirements; (iii) chemical inventory materials management are not impemented; (iv) the coordination with related agencies involved in financial management was not good. Keywords: Finacial management, non-business expenditure, environmental nonbusiness expenditure, Centre for Environmental Monitoring. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (2004) về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là một chủ trương đúng đắn, đã tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động bảo vệ môi trường của đất nước. Hiện nay ở nước ta, công tác Bảo vệ môi trường nói chung và công tác quan trắc môi trường nói riêng đang từng bước phát triển mạnh. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường cũng như công tác quan trắc môi trường là việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị, nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường và công tác quan trắc môi trường. Với vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giúp Tổng cục Môi trường (TCMT) thiết kế và thực hiện 12 chương trình quan trắc tổng thể các vùng miền trên cả nước, Trung tâm Quan trắc Môi trường(TTQTMT) đang từng bước khẳng định sự phát triển và thể hiện được vai trò là Trung tâm đầu mạng trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia. Hàng năm để thực hiện được các chương trình quan trắc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước (NSNN) phân bổ cho hoạt động bảo vệ môi trường tiến hành giao kinh phí sự nghiệp môi trường (kinh phí SNMT) cho Trung tâm để thực hiện các nhiệm vụ về quan trắc môi trường. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm tại Trung tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quan trắc môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã thực sự hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm hay chưa? Kết quả quan trắc môi trường có phát huy được hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, cảnh báo kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường hay không? Xuất phát từ những vấn đề trên, là một cán bộ quản lý trong công tác kế toán tài chính công tác tại Trung tâm tôi chọn đề tài: “Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tại Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học; 1 đồng thời góp phần thiết thực vào công tác quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường cho các nhiệm vụ quan trắc môi trường tại Trung tâm. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại Trung tâm Quan trắc môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tại Trung tâm trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh phí chi SNMT; - Đánh giá thực trạng quản lý kinh phí chi SNMT tại Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý kinh phí chi SNMT tại Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm tiếp theo 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến quản lý chi kinh phí SNMT tại Trung tâm Quan trắc môi trường, được cụ thể hóa ở các đối tượng sau: - Nguồn NSNN cho SNMT tại Trung tâm Quan trắc môi trường. - Quản lý sử dụng kinh phí SNMT tại TTQTMT, Tổng cục Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường; 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi về nội dung Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng kinh phí SNMT, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý chi kinh phí SNMT đối với nguồn NSNN cấp cho Trung tâm Quan trắc môi trường do nguồn thu ngoài ngân sách rất nhỏ. 2 1.3.2.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu tại Trung tâm Quan trắc môi trường, một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại một số đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường. 1.3.2.3. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu quản lý kinh phí SNMT tại Trung tâm Quan trắc môi trường từ năm 2012 -2014 (thuộc giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015); các giải pháp đề xuất hoàn thiện quản lý chi kinh phí SNMT trong những năm tiếp theo (giai đoạn ổn định ngân sách 2016- 2020). 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Ngân sách nhà nước 2.1.1.1. Khái niệm NSNN Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ... để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên NSNN, bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Từ “ngân sách” được lấy ra từ thuật ngữ “Budget” một từ tiếng Anh thời trung cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm NSNN. Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là NSNN (Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện tài chính chủ biên PGS.TS. Dương Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan, xuất bản 2009). Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội (2002) khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ hai, cũng khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Với khái niệm trên, khi nói đến NSNN, người ta thường đề cập tới 3 đặc tính cơ bản: - Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện. - Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi. - Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 4 NSNN Việt Nam gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 2.1.1.2. Các khoản thu, chi NSNN Theo nghị định số 60/2003/NĐ-CP năm 2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước: Các khoản thu NSNN Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm: - Thuế, phí, lệ phí do tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật (tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay; thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế…). - Thu từ hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. - Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các cá nhân . - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước. - Thu từ Quỹ đất dự trữ tài chính; thu kết dư ngân sách. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản chi NSNN - Chi đầu tư phát triển: + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; + Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; + Chi bổ sung dự trữ nhà nước; + Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; + Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Chi thường xuyên: + Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, môi trường, xã hội, văn hóa thông 5 tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; + Các hoạt dộng sự nghiệp kinh tế, + Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; + Hoạt động của các cơ quan nhà nước; + Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; + Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hợp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; + Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; + Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; + Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; + Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; + Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; + Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. - Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước. - Chi cho vay của ngân sách trung ương. - Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước. - Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này. - Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. - Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 2.1.1.3. Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường Ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường (BVMT) được sử dụng vào 6 các mục đích: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường công cộng; Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường (SNMT). Chi NSNN cho BVMT được đầu tư từ các nguồn kinh phí sau đây: (i). Chi sự nghiệp môi trường: Được bố trí thành một khoản riêng trong NSNN từ năm 2006; các dự án, nhiệm vụ được bố trí theo nhiệm vụ chi quy định tại Thông tư liên tịch (TTLT) 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 và đã được thay thế bằng TTLT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. (ii). Chi sự nghiệp khoa học: Được bố trí để triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất các công nghệ xử lý môi trường (MT) của Việt Nam, công nghệ thân thiện môi trường, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công việc xây dựng cơ chế, chính sách BVMT. (iii). Chi sự nghiệp kinh tế: Được bố trí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ có nội dung, tính chất điều tra cơ bản về MT. (iv). Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Được bố trí để đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải công ích (hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện,…), hệ thống quan trắc và phân tích môi trường (thiết bị và trạm quan trắc). Tuy nhiên, đầu tư từ nguồn này còn rất hạn chế và chưa được tách thành một nguồn riêng tương tự như chi SNMT. (v). Chi từ vốn viện trợ quốc tế: Nguồn hỗ trợ quốc tế đã đóng góp một phần cho đầu tư các công trình xử lý MT tập trung ở các địa phương (bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải y tế,…); hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường (QLMT) các cấp, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học. 2.1.2. Đơn vị sự nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm hoạt động sự nghiệp Trong xã hội, con người tạo ra và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như sản xuất ra của cải để nuôi sống mình, tự nhận thức thế giới và giáo dục cho thế hệ sau những tri thức và kỹ năng mình đã tích lũy được, nghiên cứu và tìm cách chữa bệnh cho mình, rèn luyện thể lực và giải trí…Các Mác, và sau này là các học trò và người kế tục Người, đã quan niệm xã hội gồm nhiều tầng cấu trúc, 7 trong đó quá trình tạo ra của cải vật chất là cơ sở hạ tầng, bên trên nó là kiến trúc thượng tầng chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, tinh thần…Khi xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực, các lý luận gia của các nước xã hội chủ nghĩa đã coi các hoạt động sản xuất là hoạt động kinh tế, các hoạt động của bộ máy nhà nước là hành chính và các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, y tế, văn hóa, nghệ thuật là hoạt động sự nghiệp. Hơn nữa, trong mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa thời bao cấp, ngoài các cơ sở sản xuất và thương mại quốc doanh bao trùm quá trình tái sản xuất xã hội, Nhà nước còn thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, nghiên cứu…Để phân biệt chức năng và cơ chế hoạt động của các loại hình đơn vị cơ sở như thế, Nhà nước gọi các hoạt động sản xuất và thương mại là hoạt động kinh tế, các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nghệ thuật… là các hoạt động sự nghiệp. Từ đó cho đến nay thuật ngữ hoạt động sự nghiệp được sử dụng thường xuyên trong các văn bản pháp lý về quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chưa có công trình nào đưa ra định nghĩa về hoạt động sự nghiệp. Theo tác giả nhận định, hoạt động sự nghiệp là những hoạt động do Nhà nước thực hiện nhằm cung cấp những dịch vụ có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội. Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tham gia vào quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động đến lực lượng sản xuất và xã hội thông qua việc nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng lao động cho nhân dân, cải thiện chất lượng sống của con người, duy trì, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tinh thần của dân tộc, phát triển khoa học… Kết quả hoạt động sự nghiệp ảnh hưởng đến không chỉ phát triển kinh tế mà còn đến sự phát triển xã hội và đất nước. 2.1.2.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp Trong nền kinh tế-xã hội, để thực hiện các hoạt động sự nghiệp cần có các tổ chức tiến hành các hoạt động đó, các tổ chức này được gọi là đơn vị sự nghiệp (ĐVSN). Tuy nhiên, theo ngôn ngữ quen dùng ở Việt Nam, ĐVSN thường phải là các cơ quan của Nhà nước. “Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 20042005”, ban hành theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TT ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004) đã xác định: ĐVSN là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra quyết định thành lập, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao trên lĩnh vực quản lý, 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất